Quyết định số 55/2007/QĐ-TTg ngày 23/04/2007 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007-2010, tầm nhìn đến năm 2020 và một số chính sách khuyến khích phát triển
- Số hiệu văn bản: 55/2007/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Ngày ban hành: 23-04-2007
- Ngày có hiệu lực: 04-06-2007
- Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 6383 ngày (17 năm 5 tháng 28 ngày)
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
SỐ 55/2007/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 23 tháng 4 năm 2007 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT DANH MỤC CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP ƯU TIÊN, NGÀNH CÔNG NGHIỆP MŨI NHỌN GIAI ĐOẠN 2007 - 2010, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 VÀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ Công nghiệp tại tờ trình số 5286/BCN-KH ngày 20 tháng 9 năm 2006 và tờ trình số 7062/TTr-BCN ngày 22 tháng 12 năm 2006,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt Danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn giai đoạn 2007 - 2010, tầm nhìn đến năm 2020 (Phụ lục kèm theo).
Điều 2. Quy định một số chính sách khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn:
1. Đối với các ngành công nghiệp ưu tiên:
a) Về đất đai: ưu tiên bố trí đủ nhu cầu về đất trong các khu, cụm, điểm công nghiệp khi có dự án sản xuất được đầu tư mới. đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu (kể cả dự án kết hợp với di chuyển địa điểm sản xuất) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
b) Về xúc tiến thương mại:
- Ưu tiên đưa vào chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu hàng năm;
- Hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp để xây dựng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế (thông qua các hiệp hội ngành hàng);
- Giới thiệu sản phẩm miễn phí trên website của Bộ Công nghiệp và các Sở Công nghiệp;
- Trưng bày, giới thiệu sản phẩm miễn phí tại các hội chợ, triển lãm của quốc gia và của các địa phương.
c) Về nghiên cứu - triển khai: ngân sách hỗ trợ với mức kinh phí tối đa theo các quy định hiện hành để thực hiện các hoạt động nghiên cứu - triển khai liên quan đến ngành công nghiệp chủ lực, trong đó:
- Ngân sách trung ương hỗ trợ:
+ Chuyền giao công nghệ (kể cả sản xuất thử nghiệm theo công nghệ được chuyển giao),
+ Thiết lập và bổ sung, tăng cường năng lực các cơ quan khoa học công nghệ (phòng thí nghiệm, phòng kiểm chuẩn, cơ quan nghiên cứu - triển khai...);
+ Nghiên cứu ứng dụng công nghệ, thiết bị hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
- Ngân sách địa phương hỗ trợ:
Sản xuất thử nghiệm (sản phẩm mới; nguyên liệu, phụ liệu thay thế hàng nhập khẩu) nhằm hoàn thiện công nghệ, thiết bị mới tiên tiến trước khi ứng dụng vào sản xuất quy mô công nghiệp.
2. Đối với các ngành công nghiệp mũi nhọn: áp dụng chính sách của các ngành công nghiệp ưu tiên và được Nhà nước hỗ trợ một phần chi phí (không quá 50% vốn đầu tư) đối với các dự án bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Trách nhiệm của các Bộ, ngành:
a) Bộ Công nghiệp có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc triển khai và kiểm tra việc thực hiện Quyết đinh này; theo dõi, kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh cơ chế, chính sách cho phù hợp với tình hình thực tế để phát triển ngành công nghiệp ưu tiên và ngành công nghiệp mũi nhọn;
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Bộ: Công nghiệp, Tài chính, Thương mại, Lao động - Thương binh và Xã hội, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triền nông thôn, Thuỷ sản, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ, ngành liên quan ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các chính sách cụ thể thuộc lĩnh vực quản lý nhằm phục vụ phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên, ngành công nghiệp mũi nhọn trong các kế hoạch hàng năm và 5 năm. Phối hợp xử lý các vấn đề liên quan theo đề xuất của cơ quan chủ trì.
2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: xây dựng và công bố Danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn của địa phương và đưa vào kế hoạch hàng năm, 5 năm để triển khai, thực hiện.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết đinh này./.
| KT. THỦ TƯỚNG |
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP ƯU TIÊN, CÔNG NGHIỆP MŨI NHỌN GIAI ĐOẠN 2007 – 2010, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 55/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 04 năm 2007của Thủ tướng Chính phủ)
TT |
Tên ngành | 2007 – 2010 | 2011 – 2015 | 2016 - 2020 | |||
CN Ưu tiên | CN Mũi nhọn | CN Ưu tiên | CN Mũi nhọn | CN Ưu tiên | CN Mũi nhọn | ||
1 | Dệt may (sợi, vải, lụa, quần áo xuất khẩu, nguyên phụ liệu) | x |
| x |
| x |
|
2 | Da giầy (giầy dép xuất khẩu, nguyên phụ liệu) | x |
| x |
| x |
|
3 | Nhựa (nhựa gia dụng, bao bì, chai lọ, ống...; nhựa kỹ thuật) | x |
|
|
|
|
|
4 | Chế biến nông, lâm, thủy hải sản | x |
| x |
| x |
|
5 | Thép (phôi thép, thép đặc chủng) | x |
| x |
|
|
|
6 | Khai thác, chế biến bauxít nhôm | x |
| x |
|
|
|
7 | Hóa chất (hóa chất cơ bản, phân bón, hóa dầu, hóa dược, hóa mỹ phẩm) | x |
| x |
| x |
|
8 | Cơ khí chế tạo (ô tô, đóng tầu, thiết bị toàn bộ, máy nông nghiệp, cơ điện tử) |
| x |
| x |
| x |
9 | Thiết bị điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin |
| x |
| x |
| x |
10 | Sản phẩm từ công nghệ mới (năng lượng mới, năng lượng tái tạo, công nghệp phần mềm, nội dung số) |
| x |
| x |
| x |