Chỉ thị số 30/2006/CT-UBND ngày 08/09/2006 Nâng cao trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân đối với công tác phòng cháy và chữa cháy do tỉnh Bình Dương ban hành (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 30/2006/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Bình Dương
- Ngày ban hành: 08-09-2006
- Ngày có hiệu lực: 18-09-2006
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 15-05-2017
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 3892 ngày (10 năm 8 tháng 2 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 15-05-2017
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 30/2006/CT-UBND | Thủ Dầu Một, ngày 08 tháng 9 năm 2006 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước và đề cao trách nhiệm của toàn dân đối với công tác phòng cháy và chữa cháy, nhằm tích cực bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng và tài sản công dân. Đồng thời tổ chức các hoạt động thiết thực lập thành tích chào mừng kỷ niệm 05 năm ngày thi hành Luật Phòng cháy, chữa cháy (04/10/2001-04/10/2006); Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
1. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã Thủ Dầu Một ban hành các văn bản quy định về phòng cháy, chữa cháy tại địa phương. Chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy. Tuyên truyền pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy cho cán bộ, công nhân viên, công nhân lao động và nhân dân. Quy hoạch địa điểm, xây dựng doanh trại cho lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy. Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tổ chức quản lý, xây dựng đội dân phòng và phong trào quần chúng phòng cháy và chữa cháy ở khu phố, ấp.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong phạm vi quản lý của mình ban hành nội quy, quy định công tác phòng cháy, chữa cháy, biện pháp phòng cháy và chữa cháy. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức phòng cháy chữa cháy. Duy trì hoạt động và huấn luyện nghiệp vụ cho Đội Phòng cháy chữa cháy. Tự tổ chức kiểm tra các biện pháp an toàn phòng cháy, chữa cháy; khắc phục kịp thời các kiến nghị thiếu sót về phòng cháy chữa cháy đã được cơ quan chức năng kiến nghị. Trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy, xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy. Tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
3. Các hộ gia đình có trách nhiệm: Thực hiện đầy đủ các quy định, nội quy phòng cháy, chữa cháy, mua sắm các phương tiện phòng cháy, chữa cháy, đảm bảo điều kiện an toàn về phòng cháy, chữa cháy đối với hộ gia đình. Tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
4. Các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp khi lập quy hoạch, dự án xây dựng mới hoặc cải tạo đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất xây dựng công trình phải có các giải pháp thiết kế phòng cháy, chữa cháy và phải được Cơ quan Phòng cháy, chữa cháy thẩm duyệt theo quy định của pháp luật.
5. Các chủ đầu tư các Khu công nghiệp phải bố trí địa điểm xây dựng Đội Phòng cháy, chữa cháy ở khu vực thuận lợi về giao thông, thông tin liên lạc, trang bị xe chữa cháy, bố trí lực lượng thường trực xử lý kịp thời, có hiệu quả khi có cháy xảy ra. Chủ các doanh nghiệp nên dành một phần kinh phí để trang bị phương tiện phòng cháy chữa cháy cần thiết cho đơn vị mình. Tổ chức phối hợp với lực lượng phòng cháy, chữa cháy chuyên nghiệp, thực tập các phương án chữa cháy, phương án thoát hiểm, cấp cứu người bị nạn, bổ sung kịp thời các tình huống, không để xảy ra cháy lớn, cháy lan.
Công an tỉnh có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, nhắc nhở, hướng dẫn và xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm, không chấp hành các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy và Chỉ thị này, hàng tháng có báo cáo kết quả về Uỷ ban nhân dân tỉnh theo quy định./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |