Chỉ thị số 10/2006/CT-UBND ngày 07/06/2006 Tăng cường quản lý và củng cố tổ chức, hoạt động của Hợp tác xã dịch vụ điện năng trên địa bàn tỉnh Điện Biên (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 10/2006/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Điện Biên
- Ngày ban hành: 07-06-2006
- Ngày có hiệu lực: 17-06-2006
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 26-07-2012
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 2231 ngày (6 năm 1 tháng 11 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 26-07-2012
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/2006/CT-UBND | Điện Biên, ngày 07 tháng 6 năm 2006 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VÀ CỦNG CỐ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC HTX DỊCH VỤ ĐIỆN NĂNG TRÊN ĐỈA BÀN TỈNH
Sau hơn 2 năm chuyển đổi mô hình quản lý từ các Ban điện xã sang Hợp tác xã dịch vụ điện năng, đến nay hoạt động quản lý, vận hành và cung cấp điện nông thôn của các Hợp tác xã dịch vụ điện năng trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, công tác quản lý vận hành lưới điện tương đối an toàn, ổn định, giảm tổn thất điện năng và đảm bảo giá bán điện theo quy định, đóng góp tích cực vào việc nâng cao tỷ lệ hộ dùng điện ở khu vực nông thôn nói riêng và chất lượng đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn toàn tỉnh nói chung. Tuy nhiên, qua công tác kiểm tra của các cơ quan chuyên môn, công tác quản lý, vận hành lưới điện của một số Hợp tác xã dịch vụ điện năng trên địa bàn tỉnh còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém cụ thể như: Công tác kiện toàn bộ máy tổ chức, đội ngũ cán bộ, nhân viên kỹ thuật sau chuyển đổi chưa được quan tâm đúng mức, công tác quản lý kỹ thuật còn yếu, dẫn đến ở một số xã tổn thất điện nâng cao, lưới điện xuống cấp nhanh, hành lang an toàn không đảm bảo theo quy phạm, việc ghi chép sổ sách thực hiện chưa đầy đủ, chưa đúng với chế độ hạch toán, quản lý tài chính theo quy định thiếu tính pháp lý, cá biệt một số nơi thực hiện giá bán điện cao hơn giá trần quy định...
Từ thực trạng trên, để tăng cường công tác quản lý Nhà nước, kịp thời chấn chỉnh hoạt động của các Hợp tác xã dịch vụ điện năng theo quy định của Luật điện lực và Luật Hợp tác xã; UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, các cơ quan quản lý chuyên ngành và các Hợp tác xã dịch vụ điện năng trận địa bàn tỉnh triển khai thực hiện một số giải pháp, nhiệm vụ cụ thể sau:
1. Sở Công nghiệp:
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước chuyên ngành về hoạt động điện lực theo quy định của Luật Điện lực.
- Phối hợp với Điện lực tỉnh và đơn vị liên quan đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ quản lý, vận hành lưới điện nông thôn cho các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật theo quy định của Bộ Công nghiệp; đồng thời có biện pháp chấn chỉnh kịp thời về công tác an toàn trong quá trình quản lý, sử dụng và vận hành lưới điện.
- Phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh hướng dẫn các Hợp tác xã kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý và phương hướng hoạt động theo quy định của điều lệ và Luật Hợp tác xã.
- Tổ chức hướng dẫn lập và thẩm định hồ sơ trình UBND tỉnh cấp giấy phép hoạt động điện lực cho các Hợp tác xã dịch vụ điện năng, trong đó cần làm rõ điều kiện, năng lực hành nghề của tổ chức cũng như cá nhân tham gia hoạt động quản lý, kinh doanh bán điện theo quy định của Luật Điện lực và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
- Phối hợp với Sở Tài chính báo cáo UBND tỉnh về việc quản lý, sử dụng nguồn vốn khấu hao của các Hợp tác xã và tham mưu, đề xuất phương án sử dụng vốn khấu hao vào mục đích nâng cấp, mở rộng lưới điện theo quy định làm cơ sở áp dụng quản lý chung trên địa bàn toàn tỉnh.
- Thường xuyên phối hợp với Sở Tài chính, Điện lực Điện Biên tiến hành thanh kiểm tra việc tổ chức bán điện đến hộ dân nông thôn theo thẩm quyền; đặc biệt là việc giảm tổn thất điện năng và đảm bảo thực hiện nghiêm mức giá trần điện tiêu dùng sinh hoạt nông thôn đã dược Chính phủ phê duyệt.
2. Sở Tài chính:
- Phối hợp với Sở Công nghiệp, Điện lực tỉnh chủ trì việc thẩm định và trình duyệt giá bán điện nông thôn cho các xã chưa được phê duyệt giá bán điện làm cơ sở để quản lý và hạch toán giá bán điện đến hộ dân theo hướng dẫn tại Thông tư số 01/1999/TTLT/BVGCP-BCN ngày 10/02/1999.
- Hướng dẫn phòng Tài chính - Kế hoạch các huyện tăng cường chỉ đạo các Hợp tác xã thực hiện việc này dựng phương án giá bán điện, trích nộp khấu hao tài sản theo Quyết định số 23/2001/QĐ-UB ngày 15/5/2001 của UBND tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên) về ban hành quy chế quản lý điện nông thôn, tổ chức hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý theo dõi sổ sách, hạch toán kế toán theo các nguyên tắc quản lý tài chính hiện hành.
Phối hợp với Sở Công nghiệp căn cứ các quy định hiện hành và điều kiện cụ thể của địa phương để đề xuất và tham mưu cho UBND tỉnh phương án sử dụng vốn khấu hao vào mục đích nâng cấp, mở rộng lưới diện nhằm giảm tổn thất điện năng, nâng cao chất lượng phục vụ lưới diện nông thôn.
3- Điện lực Điện Biên:
- Phối kết hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh trong việc đào tạo nhân viên vận hành, quản lý lưới điện và quản lý kinh doanh điện nông thôn; đồng thời hướng dẫn các đơn vị thể hiện nghiêm túc nội dung quản lý và quy trình vận hành, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa đảm bảo quản lý vận hành lưới điện an toàn và hiệu quả.
- Hướng dẫn và hỗ trợ các Hợp tác xã trong việc quản lý, tuyên truyền sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và kiểm định hệ thống công tơ hợp chuẩn đối với khách hàng dùng điện nông thôn.
- Phối kết hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh trong việc kiểm tra tình hình quản lý, vận hành lưới điện nông thôn, quản lý bán điện đến hộ dân nông thôn theo quy định.
4. Liên minh các Hợp tác xã:
Tích cực tuyên truyền, vận động các Hợp tác xã dịch vụ điện năng gia nhập Liên minh Hợp tác xã tỉnh.
- Hướng dẫn, giúp đỡ các Hợp tác xã dịch vụ điện năng kiện toàn về bộ máy tổ chức và điều lệ hoạt động theo quy định Luật Hợp tác xã.
5. UBND các huyện Điện Biên, Tuần Giáo, Tủa Chùa, Mường Chà: Thực hiện quản lý Nhà nước theo thẩm quyền đối với các Hợp tác xã, kiểm tra xác nhận điều lệ hoạt động, đăng ký kinh doanh; nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động quản lý- kinh doanh điện của các Hợp tác xã trên địa bàn.
- Chỉ đạo các phòng chức năng của huyện tổ chức hướng dẫn, kiểm tra các Hợp tác xã trong việc thực hiện các quy định của nhà nước về hoạt động kinh doanh bán điện nông thôn, nhất là trong công tác quản lý tài chính, quản lý vận hành, kinh doanh bán điện theo các quy định hiện hành.
Chỉ đạo UBND các xã có Hợp tác xã dịch vụ điện năng thực hiện quản lý hành chính đối với Hợp tác xã; tạo điều kiện thuận lợi cho các Hợp tác xã trong việc kiện toàn tổ chức, cán bộ và tổ chức hoạt động quản lý lưới điện, kinh doanh điện, đặc biệt là trong công tác vận động nhân dân bảo vệ lưới điện, hành lang an toàn... đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định cho các đối tượng sử dụng.
6- Các Hợp tác xã dịch vụ điện năng:
- Khẩn trương kiện toàn bộ máy tổ chức và hoạt động của Hợp tác xã theo đúng quy định của pháp luật; đồng thời tăng cường công tác quản lý kỹ thuật, giảm thiểu tổn thất điện năng, bảo đảm an toàn trong vận hành, kinh doanh bán điện nghiêm cấm việc phát triển thêm lưới điện hạ thế 0,4 KV ngoài quy phạm.
- Xây dựng kế hoạch và cử cán bộ đi bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đảm bảo các tiêu chí đối với từng đối tượng theo quy định của Bộ Công nghiệp.
- Nghiêm túc thực hiện việc theo dõi, hạch toán sổ sách kế toán và quản lý tài sản, quản lý giá bán điện theo đúng chế độ, chính sách của nhà nước và quy định của UBND tỉnh.
- Phối hợp các cơ quan chức năng của địa phương trong việc quản lý, bảo vệ lưới điện trên địa bàn, thực hiện nghiêm túc các báo cáo định kỳ và yêu cầu kiểm tra của các cấp có thẩm quyền.
Giao Sở Công nghiệp là cơ quan chủ trì phối hợp và đôn đốc các đơn vị, UBND các huyện triển khai thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị này, định kỳ 6 tháng, 01 năm tổng hợp báo cáo UBND tỉnh về tình hình triển khai và kết quả thực hiện các nội dung trên của các đơn vị.
Nhận dược công văn này, yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch UBND các huyện và các Hợp tác xã dịch vụ điện năng trên địa bàn tỉnh chủ động phối hợp triển khai thực hiện đảm bảo các nội dung, yêu cầu Chỉ thị này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |