cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Chỉ thị số 05/2006/CT-UBND ngày 10/05/2006 Về đẩy mạnh các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh lở mồm long móng ở gia súc do tỉnh An Giang ban hành (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 05/2006/CT-UBND
  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh An Giang
  • Ngày ban hành: 10-05-2006
  • Ngày có hiệu lực: 20-05-2006
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 15-04-2014
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 2887 ngày (7 năm 11 tháng 2 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 15-04-2014
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 15-04-2014, Chỉ thị số 05/2006/CT-UBND ngày 10/05/2006 Về đẩy mạnh các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh lở mồm long móng ở gia súc do tỉnh An Giang ban hành (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 538/QĐ-UBND ngày 15/04/2014 Công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành từ ngày 01/01/1977-31/12/2013”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05/2006/CT-UBND

Long Xuyên, ngày 10 tháng 5 năm 2006

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC ĐẨY MẠNH CÁC BIỆN PHÁP NGĂN CHẶN DỊCH BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG Ở GIA SÚC

Hiện nay, bệnh lở mồm long móng đang lây lan nhanh trên đàn trâu, bò, lợn và đàn dê ở nhiều địa phương; tính đến chiều ngày 5/5, dịch lở mồm long móng đã xảy ra ở 150 phường, xã thuộc 60 quận, huyện của 17 tỉnh thành trong cả nước.

Đối với tỉnh ta, bệnh lở mồm long móng xuất hiện lẻ tẻ trên đàn heo ở Tân Châu, Phú Tân. Nhưng nhờ phát hiện sớm, khoanh lại và đã điều trị kịp thời. Mặt khác tỉnh ta có đường biên giới tiếp giáp với Campuchia nên việc vận chuyển gia súc bị nhiễm bệnh nhập lậu là khó tránh khỏi. Do đó, nguy cơ bùng phát dịch lở mồm long móng ở tỉnh ta xảy ra là rất lớn.

Trước tình hình trên, để chủ động công tác phòng, chống dịch lở mồm long móng; đồng thời để thực hiện tốt Chỉ thị số 16/2006/CT-TTg ngày 04/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dịch lở mồm long móng ở gia súc, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:

1. Chủ tịch UBND huyện, thị, thành phố tập trung chỉ đạo kiên quyết và huy động mọi nguồn lực của địa phương để triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn và quy định của pháp luật về thú y; xác định công tác phòng, chống dịch lở mồm long móng ở gia súc là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, đột xuất của cấp ủy đảng và chính quyền các cấp. Không để dịch lở mồm long móng xảy ra trên địa bàn mình quản lý.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo cơ quan chuyên môn về thú y theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, nhất là vùng ổ dịch cũ; tổ chức tiêm phòng vaccine bắt buộc cho đàn gia súc chung quanh vùng dịch và vùng có nguy cơ cao; vệ sinh tiêu độc chuồng trại và môi trường, kiểm soát chặt chẽ về thú y đối với việc vận chuyển gia súc.

Kiện toàn, sắp xếp lại bộ máy kỹ thuật viên thú y phường xã.

Củng cố ngay Ban chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh gia cầm nguy hiểm ở các cấp và Ban Chỉ đạo này thực hiện kiêm nhiệm thêm chức năng phòng chống dịch bệnh lở mồm long móng gia súc.

3. Cục Hải Quan, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng, Chi cục Quản lý thị trường, Chi cục Thú y phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện, thị khu vực biên giới tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát biên giới, tạm thời ngăn chặn triệt để việc vận chuyển gia súc qua lại biên giới. Xử lý nghiêm theo qui định của pháp luật đối với việc nhập lậu động vật, sản phẩm động vật qua lại biên giới và các trường hợp vi phạm về vận chuyển, buôn bán gia súc, sản phẩm gia súc, giết mổ gia súc mắc bệnh, nghi mắc bệnh.

4. Sở Văn Hóa - Thông tin, Báo An Giang, Đài Phát thanh truyền hình An Giang phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông tin tuyên truyền cho người dân hiểu rõ sự nguy hại của dịch bệnh này để có trách nhiệm chủ động, tích cực tham gia các biện pháp phòng chống dịch.

5. Sở Tài Chính đảm bảo đủ kinh phí phòng chống dịch.

Đây là nhiệm vụ trọng tâm cấp bách, Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu Giám đốc các Sở, ngành, Chủ tịch UBND các cấp triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này và báo cáo kết quả cho UBND tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

 

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Kim Yên