cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 4015/QĐ-UBND ngày 26/10/2006 Về chương trình hỗ trợ phát triển các sản phẩm chủ lực tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2006-2010 (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 4015/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Tiền Giang
  • Ngày ban hành: 26-10-2006
  • Ngày có hiệu lực: 26-10-2006
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 13-08-2009
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1022 ngày (2 năm 9 tháng 22 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 13-08-2009
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 13-08-2009, Quyết định số 4015/QĐ-UBND ngày 26/10/2006 Về chương trình hỗ trợ phát triển các sản phẩm chủ lực tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2006-2010 (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 20/2009/QĐ-UBND ngày 03/08/2009 Ban hành Chương trình hỗ trợ phát triển các sản phẩm chủ lực tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2009-2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành (Văn bản hết hiệu lực)”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4015/QĐ-UBND

Mỹ Tho, ngày 26 tháng 10 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM CHỦ LỰC TỈNH TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Xét đề nghị của Thường trực Ban chỉ đạo nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm chủ lực tỉnh Tiền Giang,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hỗ trợ phát triển các sản phẩm chủ lực tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2006 - 2010.

Điều 2. Giao Thường trực Ban chỉ đạo nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm chủ lực tỉnh Tiền Giang (Sở Khoa học và Công nghệ) tổ chức triển khai, thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, các thành viên Ban chỉ đạo nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm chủ lực tỉnh Tiền Giang; thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 

 

KT.CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Phòng

 

CHƯƠNG TRÌNH

HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM CHỦ LỰC TỈNH TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4015/QĐ-UBND ngày 26 tháng 10 năm 2006 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Mục tiêu

Nhằm xác định các sản phẩm chủ lực của tỉnh, hình thành một số sản phẩm chủ lực mới (bao gồm trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản, thương mại và dịch vụ) để tập trung các biện pháp hỗ trợ nhằm: nâng cao năng lực cạnh tranh; nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; mở rộng thị trường tiêu thụ, đáp ứng cho nhu cầu, thị hiếu của thị trường trong và ngoài nước, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển về kinh tế, xã hội đã được Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Tiền Giang lần thứ VIII đề ra.

2. Yêu cầu

- Tạo được sự chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng, hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh cho từng loại sản phẩm; doanh nghiệp chủ lực. Sự đầu tư, hỗ trợ phải đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm và theo chiều sâu, đáp ứng đúng nhu cầu bức thiết và phát triển sản xuất của từng đơn vị sản xuất và từng sản phẩm.

- Đẩy mạnh hỗ trợ ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiến tiến vào sản xuất và chế biến các sản phẩm, sản xuất sản phẩm an toàn, chất lượng cao, phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế, thỏa mãn nhu cầu của nhà tiêu thụ, người tiêu dùng trong và ngoài nước. Hình thành, giữ vững và bảo vệ một số nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa của tỉnh Tiền Giang.

- Đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của tỉnh.

- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý chuyên ngành, cơ quan quản lý nguồn hỗ trợ với đơn vị được hỗ trợ, người sản xuất, gắn với nhu cầu hiện tại và lâu dài của thị trường.

II. ĐỐI TƯỢNG, ĐIỀU KIỆN THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH

1. Đối tượng tham gia

Các doanh nghiệp, Hợp tác xã; các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có sản phẩm chủ lực (gọi chung là đơn vị sản xuất).

2. Điều kiện tham gia Chương trình

- Đáp ứng theo mục tiêu, yêu cầu của Chương trình, phải có năng lực xây dựng và thực hiện các đề tài, dự án, tạo ra các sản phẩm có ưu thế cạnh tranh, mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội.

- Sản phẩm phải đáp ứng các tiêu chí về sản phẩm chủ lực và đạt tối thiểu là 65 điểm theo Bảng Tiêu chí sản phẩm chủ lực của tỉnh (Phụ lục I).

- Có quy mô, năng lực sản xuất hoặc có quy hoạch, kế hoạch về quy mô, năng lực sản xuất phù hợp (theo Phụ lục II).

- Được Ban chỉ đạo nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm chủ lực tỉnh (Ban chỉ đạo) xét chọn và được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt triển khai.

III. NỘI DUNG HỖ TRỢ, NGUỒN KINH PHÍ HỖ TRỢ

1. Nội dung hỗ trợ

Tùy theo mục tiêu, yêu cầu phát triển, các sản phẩm chủ lực sẽ được hỗ trợ theo các nội dung như sau:

- Hỗ trợ sản xuất giống để xây dựng vùng nguyên liệu.

- Hỗ trợ thực hiện các đề tài, dự án sản xuất thử nghiệm.

- Hỗ trợ nâng cao trình độ quản lý sản xuất, kinh doanh.

- Hỗ trợ xúc tiến thương mại.

- Hỗ trợ hình thành, giữ vững và bảo vệ nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm hàng hóa; hỗ trợ chống hàng gian, hàng giả.

- Hỗ trợ đổi mới công nghệ, thiết bị; nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm.

- Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực.

- Hỗ trợ về thông tin; tiếp cận nguồn tài chính.

2. Nguồn kinh phí hỗ trợ

Tuỳ theo tính chất, nội dung, yêu cầu phát triển, sản phẩm chủ lực sẽ được xét hỗ trợ thông qua từ các nguồn:

a) Nguồn sự nghiệp khoa học công nghệ tỉnh; nguồn Quỹ khuyến nông, Quỹ khuyến công, Quỹ khuyến ngư; nguồn xúc tiến đầu tư và thương mại - du lịch; nguồn hỗ trợ phát triển từ các sở, ngành tỉnh theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo.

b) Nguồn hỗ trợ từ các ngành trung ương.

c) Nguồn hỗ trợ từ các doanh nghiệp đầu tư; nguồn liên kết kinh doanh, và các nguồn phi ngân sách khác .v.v…

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trình tự đăng ký, xét duyệt

a) Các đối tượng tham gia chương trình gửi hồ sơ đăng ký đến Thường trực Ban chỉ đạo (Sở Khoa học và Công nghệ), hồ sơ đăng ký gồm:

- Đơn đăng ký tham gia chương trình hỗ trợ phát triển sản phẩm chủ lực tỉnh Tiền Giang (theo mẫu tại Phụ lục III).

- Đề cương nội dung đề nghị hỗ trợ (là chương trình, đề tài, dự án…) theo mẫu hướng dẫn của Thường trực Ban Chỉ đạo.

- Bản tự đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm chủ lực của đơn vị sản xuất hoặc tự đánh giá năng lực tổ chức thực hiện của đơn vị (theo mẫu tại Phụ lục IV).

- Bản sao báo cáo tài chính của đơn vị sản xuất trong 02 năm gần nhất.

- Một số tài liệu liên quan khác để thuyết minh các hồ sơ trên (tùy theo từng đối tượng và loại hình hỗ trợ).

b) Thông qua Ban chỉ đạo xem xét, kiểm tra, trình Ủy ban nhân dân tỉnh nếu đạt mục tiêu, yêu cầu chương trình.

c) Các đơn vị sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt có sản phẩm chủ lực tham gia chương trình phải chuẩn bị hồ sơ chi tiết dưới dạng đề tài, dự án; đề xuất kinh phí hỗ trợ, nguồn hỗ trợ (theo hướng dẫn của Thường trực Ban chỉ đạo).

d) Sau khi có quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt đề tài, dự án, Thường trực Ban chỉ đạo chương trình tổ chức triển khai với đơn vị chủ trì, tổ chức quản lý, theo dõi thực hiện hỗ trợ, giải quyết khó khăn (nếu có) và báo cáo tiến độ thực hiện với Ban chỉ đạo.

e) Hồ sơ đề nghị tham gia sản phẩm chủ lực được xem xét, công nhận 03 tháng 1 lần.

2. Chế độ báo cáo

Theo định kỳ và khi kết thúc đầu tư, hỗ trợ đơn vị thực hiện phải báo cáo gửi cơ quan, đơn vị quản lý nguồn quỹ hỗ trợ và Thường trực Ban chỉ đạo để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, đề xuất các vấn đề có liên quan.

3. Phân công thực hiện

a) Giao Ban chỉ đạo:

- Thường trực Ban chỉ đạo hướng dẫn, tổ chức triển khai và phối hợp với các sở, ngành tỉnh có liên quan, các địa phương để thực hiện Chương trình này;

- Phân công trách nhiệm các thành viên trong Ban chỉ đạo để thực hiện các công việc theo Chương trình này, phù hợp với lĩnh vực ngành nghề phụ trách.

- Tổ chức sơ kết, tổng kết thực hiện chương trình. Định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả, tiến độ thực hiện Chương trình và các khó khăn, vướng mắc (nếu có), đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo.

b) Các sở, ngành tỉnh có liên quan, các thành viên trong Ban chỉ đạo; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công: có trách nhiệm phối hợp với Thường trực Ban chỉ đạo để thực hiện hiệu quả Chương trình này; hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các đơn vị sản xuất tham gia chương trình./.

 

PHỤ LỤC I

BẢNG TIÊU CHÍ CHỌN SẢN PHẨM CHỦ LỰC
(Kèm theo Chương trình hỗ trợ phát triển các sản phẩm chủ lực tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2006 - 2010)

1. Các tiêu chí lựa chọn sản phẩm chủ lực

1.1. Năng lực sản xuất

- Sản lượng sản phẩm phải đủ lớn để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa, chế biến, xuất khẩu; quy mô sản xuất công nghiệp hoặc bán công nghiệp, có khả năng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật; đối với sản phẩm nông nghiệp, thủy sản diện tích nuôi trồng phải đủ khả năng để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu an toàn cho sản xuất và tiêu thụ tươi (trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản phải hình thành các hợp tác xã, trang trại… áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật sản xuất thực phẩm an toàn); sản phẩm mới phải có tốc độ tăng trưởng nhanh.

- Đối với các loại hình dịch vụ: doanh thu phải cao, tỉ trọng đóng góp lớn cho nguồn ngân sách địa phương.

- Quy trình sản xuất, công nghệ hiện đại, tiên tiến (ưu tiên các đơn vị áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, các qui trình sản xuất sạch). Đối với loại hình dịch vụ cơ sở hạ tầng đạt tiêu chuẩn ngành qui định, phong cách phục vụ chuyên nghiệp đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu khách hàng và là loại hình dịch vụ chất lượng cao.

- Ưu tiên sản phẩm sử dụng nguồn nguyên liệu địa phương, trong nước.

- Ưu tiên sản phẩm mang tính đặc thù, đặc sản của tỉnh Tiền Giang.

1.2. Thị trường tiêu thụ

- Đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, tăng trưởng nhanh, ổn định.

- Nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm còn cao.

- Thương hiệu có uy tín trong và ngoài nước.

- Sản phẩm có tham gia thị trường xuất khẩu (hoặc xuất khẩu tại địa phương) từ 15% sản lượng trở lên (hoặc doanh thu).

- Sản phẩm có giá thành bằng hoặc thấp hơn sản phẩm cùng loại trên thị trường.

1.3. Chất lượng sản phẩm

- Sản phẩm áp dụng và đạt tiêu chuẩn chất lượng của quốc tế, khu vực.

- Sản phẩm áp dụng và đạt tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam.

- Sản phẩm tự công bố tiêu chuẩn cơ sở, hài hòa tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc tế, khu vực.

- Riêng đối với loại hình dịch vụ, chất lượng đáp ứng nhu cầu đáp ứng mãn khách hàng; cơ sở áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng quốc tế (ISO 9000:2000, 5S); gia tăng khách hàng lặp lại.

1.4. Chiến lược phát triển sản phẩm

- Chiến lược thị trường: sản phẩm phải có chiến lược mở rộng thị trường, có tiềm năng phát triển các thị trường mới trong tương lai, có khả năng cạnh tranh cao.

- Chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh (chiến lược chất lượng, kể cả các yếu tố tăng năng suất, giảm chi phí, giá thành…): sản phẩm phải có chiến lược nâng cao chất lượng, có khả năng áp dụng các công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến tăng cao sức cạnh tranh với sản phẩm cùng loại. Đối với loại hình dịch vụ có chiến lược nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải tiến phong cách phục vụ…nhằm nâng cao chất lượng phục vụ.

- Chiến lược phát triển qui mô sản xuất, kinh doanh: sản phẩm dựa trên tiềm lực, tiềm năng và ưu thế tỉnh Tiền Giang, gia tăng sản lượng, doanh thu, hiệu quả kinh tế và có khả năng phát triển quy mô lớn trên địa bàn tỉnh.

2. Việc đánh giá, lựa chọn sản phẩm chủ lực dựa trên nguyên tắc cho điểm theo các tiêu chí trên, điểm cao nhất của mỗi sản phẩm là 100 điểm theo bảng sau đây:

TT

Tiêu chí

Điểm tối đa

1

Năng lực sản xuất

35

1.1

Sản lượng sản phẩm lớn có khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, chế biến, xuất khẩu(đối với SP nông-công nghiệp,thủy sản).

Doanh thu đối với các loại hình dịch vụ có tỉ trọng lớn trong nhóm sản phẩm.

20

1.2

Quy trình sản xuất, công nghệ hiện đại, tiên tiến.

Đối với loại hình dịch vụ cơ sở hạ tầng đạt tiêu chuẩn ngành qui định, phong cách phục vụ chuyên nghiệp thỏa mãn nhu cầu khách hàng và là loại hình dịch vụ chất lượng cao.

10

1.3

Sử dụng nguồn nguyên liệu địa phương, trong nước.

Hoặc sản phẩm mang tính đặc thù, đặc sản của tỉnh Tiền Giang.

5

2

Thị trường tiêu thụ

30

2.1

Đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, tăng trưởng nhanh

10

2.2

Sản phẩm có giá thành bằng hoặc thấp hơn sản phẩm cùng loại trên thị trường

10

2.3

Thương hiệu có uy tín trong và ngoài nước

5

2.4

Sản phẩm có tham gia thị trường xuất khẩu từ 15% sản lượng

5

3

Chất lượng sản phẩm (đạt 1 trong 3 mức sau)

15 - 20

3.1

Nếu sản phẩm áp dụng và đạt tiêu chuẩn chất lượng của quốc tế, khu vực

Riêng đối với loại hình dịch vụ, chất lượng đáp ứng nhu cầu thỏa mãn khách hàng; cơ sở áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng quốc tế (ISO 9000:2000; 5S); gia tăng khách hàng lặp lại.

20

Hoặc

3.2

Nếu sản phẩm áp dụng và đạt tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam

Đối với loại hình dịch vụ, chất lượng đáp ứng nhu cầu thỏa mãn khách hàng; cơ sở áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng quốc tế (ISO 9000:2000, 5S).

17

Hoặc

3.3

Nếu sản phẩm tự công bố tiêu chuẩn cơ sở hài hòa tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn quốc tế, khu vực

Loại hình dịch vụ chất lượng đáp ứng nhu cầu thỏa mãn khách hàng.

15

4

Chiến lược phát triển sản phẩm

15

4.1

Sản phẩm có chiến lược mở rộng thị trường, có tiềm năng phát triển các thị trường mới trong tương lai

5

4.2

Sản phẩm có chiến lược nâng cao chất lượng; có khả năng áp dụng các công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến, gia tăng sức cạnh tranh với sản phẩm cùng loại

Đối với loại hình dịch vụ, có chiến lược nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải tiến phong cách phục vụ…nhằm nâng cao chất lượng phục vụ.

5

4.3

Sản phẩm dựa trên tiềm lực, điều kiện và ưu thế tỉnh Tiền Giang gia tăng sản lượng, doanh thu, hiệu quả kinh tế và có khả năng phát triển quy mô lớn trên địa bàn tỉnh

5

 

Tổng cộng:

100

- Chấm điểm dựa trên nghiên cứu thông tin cơ bản về sản phẩm.

- Đối với từng tiêu chí số điểm không nhỏ hơn như sau:

+ Năng lực sản xuất không nhỏ hơn 20 điểm.

+ Thị trường tiêu thụ không nhỏ hơn 20 điểm.

+ Chất lượng sản phẩm không nhỏ hơn 15 điểm.

+ Chiến lược phát triển sản phẩm không nhỏ hơn 10 điểm.

Các sản phẩm đạt 65 điểm trở lên sẽ được xem xét chọn là sản phẩm chủ lực của tỉnh.

 

PHỤ LỤC II

QUY MÔ, NĂNG LỰC SẢN XUẤT TRONG CÁC LĨNH VỰC
(Kèm theo Chương trình hỗ trợ phát triển các sản phẩm chủ lực tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2006 - 2010)

1. Nhóm sản phẩm nông nghiệp, thủy sản

1.1. Các sản phẩm ưu thế tiêu thụ tươi

- Xoài cát Hòa Lộc: diện tích trồng tập trung thành vùng nguyên liệu đạt trên 1500 ha và có sản lượng trên 20.000 tấn /năm.

- Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim: diện tích trồng tập trung trên 1500 ha và có sản lượng trên 28.000 tấn/năm.

- Sầu riêng khổ qua xanh (Ngũ Hiệp, Long Trung, Tam Bình, Cẩm Sơn…): diện tích trồng tập trung trên 1500 ha và có sản lượng trên 15.000 tấn/năm.

- Bưởi long Cổ Cò: diện tích trồng tập trung trên 1000 ha và có sản lượng trên 10 000 tấn/năm.

- Thanh long Chợ Gạo: diện tích trồng tập trung trên 1000 ha và có sản lượng trên 15.000 tấn/năm.

1.2. Các sản phẩm phục vụ nuôi trồng (sản xuất), chế biến:

- Khóm (dứa) Tân Lập: diện tích trồng tập trung trên 3000 ha và có sản lượng trên 60.000 tấn/năm.

- Sơ ri Gò Công: diện tích trồng tập trung trên 1000 ha và có sản lượng trên 40.000 tấn/năm.

- Lúa thơm đặc sản: diện tích trồng tập trung trên 5000 ha và có sản lượng trên 50.000 tấn/năm.

- Nếp bè Chợ Gạo: diện tích trồng tập trung trên 3000 ha và có sản lượng trên 30.000 tấn/năm.

- Heo thịt hướng nạc: qui mô nuôi công nghiệp, tổng đàn phải từ 2000 con/ trại trở lên.

- Cá da trơn: nuôi tập trung đạt yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm và thú y thủy sản, sản lượng trên 6000 tấn/năm.

- Nghêu: nuôi tập trung, diện tích nuôi trồng 2000 ha, sản lượng 15.000 tấn/năm đạt tiêu chuẩn sản xuất sạch và an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Tôm giống: quy mô sản xuất trên 100 triệu con /năm; đạt chuẩn giống tốt, sạch bệnh đáp ứng nhu cầu nuôi trong và ngoài tỉnh.

- Giống thủy sản nước ngọt (tôm càng xanh, cá tra, cá tai tượng…): quy mô sản xuất trên 200 triệu con /năm; đạt chuẩn giống tốt, sạch bệnh đáp ứng nhu cầu nuôi trong và ngoài tỉnh.

2. Nhóm sản phẩm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

- Gạo đặc sản, chất lượng cao của các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất và xuất khẩu có sản lượng trên 50.000 tấn/năm.

- Rau quả chế biến đóng hộp của các doanh nghiệp có sản lượng trên 3.000 tấn/năm cho một loại sản phẩm.

- Cá phi lê đông lạnh của các doanh nghiệp có sản lượng trên 10.000 tấn/năm.

- Nghêu đông lạnh các loại của các doanh nghiệp sản lượng trên 3500 tấn/năm.

- Thủy sản đông lạnh các loại (trừ cá phi lê) của các doanh nghiệp có sản lượng trên 2.000 tấn/năm.

- Thủy sản chế biến đóng hộp của các doanh nghiệp có sản lượng trên 1.000 tấn/năm.

- Thức ăn chăn nuôi (cho gia súc, gia cầm và thủy sản) của các doanh nghiệp có sản lượng trên 50.000 tấn/năm.

- Sản phẩm túi xách PP có in, có quy mô sản lượng 20.000.000 sp/năm.

- Dây và cáp điện trung thế, hạ thế; sản lượng 3.000 tấn/năm.

- Sản phẩm Bia, sản lượng 15 triệu lít/năm.

- Sản phẩm may công nghiệp của các doanh nghiệp có quy mô từ 2.000.000 sản phẩm/năm trở lên.

- Sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành may có doanh thu trên 10 tỷ đồng/năm trở lên.

- Sản xuất linh kiện điện tử, sản xuất gia công phần mềm có doanh thu trên 10 tỷ/đồng trở lên.

- Thuốc tân dược, đông nam dược có sản lượng 200.000.000 viên/năm.

- Sản phẩm tiểu thủ công mỹ nghệ có giá trị xuất khẩu trên 500.000 USD/năm.

3. Nhóm các loại hình dịch vụ

- Dịch vụ du lịch có số lượng khách quốc tế đạt 120.000 lượt khách/năm hoặc doanh thu trên 01 triệu USD.

- Dịch vụ khách sạn đạt tiêu chuẩn ba sao trở lên.

- Dịch vụ chuyển giao công nghệ có giá trị công nghệ chuyển giao trên 03 tỷ đồng cho một dịch vụ.

- Dịch vụ xuất khẩu lao động đạt trên 500 lao động/năm của 01 cơ sở.

 

PHỤ LỤC III

(Kèm theo Chương trình hỗ trợ phát triển các sản phẩm chủ lực tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2006 - 2010)

(Tên đơn vị)……………...
……………………………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

………, ngày ……tháng…… năm……

 

ĐƠN ĐĂNG KÝ

THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM CHỦ LỰC TỈNH TIỀN GIANG

Kính gửi:

 - Ban chỉ đạo Chương trình nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm chủ lực tỉnh Tiền Giang;

 - Sở………………………………….

- Tên doanh nghiệp (Đơn vị sản xuất):……………………………………………

- Trụ sở:………………………………………………………………………….......

- Điện thoại:…………………………Fax:…………………………………………..

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động/ Giấy phép kinh doanh số ………do……. ……..cấp ngày ….tháng…..năm……..

Lĩnh vực hoạt động:……………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….…

…………………………………………………………………………………….…

Đề nghị Ban chỉ đạo nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm chủ lực tỉnh Tiền Giang xem xét, trình Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang cho phép doanh nghiệp (Đơn vị sản xuất) được tham gia chương trình hỗ trợ phát triển các sản phẩm chủ lực tỉnh Tiền Giang .

Đơn vị chúng tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật và các cấp có thẩm quyền về những thông tin trong bảng tự đánh giá năng lực cạnh tranh các sản phẩm kèm theo và cam kết thực hiện đúng, có hiệu nguồn vốn hỗ trợ từ chương trình; cam kết…………………………………………………….../.

 

 

Chủ đơn vị sản xuất
(Ký tên, đóng dấu, xác nhận)

 

PHỤC LỤC IV

BẢNG TỰ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM CHỦ LỰC CỦA ĐƠN VỊ SẢN XUẤT
(Kèm theo Chương trình hỗ trợ phát triển các sản phẩm chủ lực tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2006 - 2010)

A. Thông tin về doanh nghiệp (đơn vị sản xuất)

- Tên gọi Việt Nam:…………………………………………………………………..

- Tên gọi quốc tế (nếu có):………………………………………………………….

- Địa chỉ: ……………………………………………………………………………...

- Người đại diện:………………………………………………………………….. ..

- Chức vụ:………………………………………………………………………… …

- Điện thoại:………………………………………………………………………. …

- Fax:……………………………………………………………………………… …

- Website:…………………………………………………………………………….

- Email: ………………………………………………………………………….......

- Giấy phép hoạt động: ………………………………….......................................

- Ngành nghề hoạt động: ………………………………………………………….

- Năm thành lập: ……………………………………………………………………

- Tổng số lao động của doanh nghiệp (tổ chức): …………người, trong đó:

. Quản lý: …………………..người; chiếm ……………….%

. Trực tiếp sản xuất: …………………..người; chiếm ……………%

- Trình độ nguồn nhân lực của doanh nghiệp:

. Đại học và sau đại học:………………..người; chiếm ……………%

. Chuyên ngành:………………..

. Trung cấp, cao đẳng:…………………. người; chiếm ……………%

. Chuyên ngành:………………………………..

. Công nhân lành nghề:………………….người; chiếm ……………%

. Lao động phổ thông:…………………….người; chiếm …………..%

- Vốn doanh nghiệp , tổ chức (tham khảo):

Tổng vốn đến 31/12/2005: ……………………….đồng

Vốn chủ sở hữu: ………………………………….đồng

Vốn vay: …………………………………………đồng

Vốn khác: ……………………………………….đồng

B. Thông tin về sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp

1. Diện tích sản xuất nuôi trồng:…………………..ha

2. Tên sản phẩm chủ lực (SPCL) đăng ký tham gia chương trình

……………………………………………………………………………………

Mô tả hình thức và công dụng SPCL:……………………………………….

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

Mô tả về quy trình kỹ thuật công nghệ sản xuất, quy trình sản xuất SPCL: ……

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

BẢNG DOANH THU, CHI PHÍ TRUNG GIAN VÀ GIÁ TRỊ TĂNG THÊM CỦA SẢN PHẨM CHỦ LỰC

ĐVT: Tr. đồng

Nội dung chỉ tiêu

2004

2005

1. Doanh thu

 

 

2. Chi phí trung gian

 

 

 Tổng số

 

 

 a. Chi phí vật chất

 

 

 Chia ra: - Nguyên liệu

 

 

 - Nhiên liệu, động lực

 

 

 - Chi phí vật chất khác

 

 

 b. Chi phí dịch vụ

 

 

3. Giá trị tăng thêm

 

 

 Trong đó: - Thu nhập của người lao động

 

 

 - Thuế GTGT

 

 

 - Khấu hao tài sản cố định

 

 

 - Lợi nhuận

 

 

 

BẢNG TỔNG THU, TỶ SUẤT LỢI NHUẬN, TỶ SUẤT GIÁ TRỊ GIA TĂNG CỦA SẢN PHẨM CHỦ LỰC

 

2004

2005

Nội địa

Xuất khẩu

Nội địa

Xuất khẩu

Doanh thu (triệu đồng)

 

 

 

 

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/tổng số vốn (%)

 

 

 

 

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (%)

 

 

 

 

Giá trị gia tăng/vốn chủ sở hữu (%)

 

 

 

 

3. Doanh nghiệp đã được cấp chứng nhận các tiêu chuẩn quốc tế nào:…………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

Tên chứng chỉ: ………………………………………………………………….

4. Doanh nghiệp đã đạt được những danh hiệu, giải thưởng nào về SPCL hiện nay (tên giải, thời điểm, cấp tổ chức): ……………………………………..

……………………………………………………………………………………

5. Thiết kế sản phẩm chủ lực có từ:

- Tự nghiên cứu thiết kế: □

- Mua thiết kế: □

- Sao chép hàng có sẵn: □

(Nếu tự nghiên cứu thiết kế thì chi phí thiết kế là bao nhiêu: ………………….?

Chiếm …………..% trên tổng chi phí bình quân sản phẩm).

6. Nguồn gốc nguyên, vật liệu chủ yếu để sản xuất SPCL:

Tên nguyên, vật liệu chủ yếu

Trong nước

Nước nhập khẩu

1.

 

 

2.

 

 

3.

 

 

4.

 

 

 7. Mức độ ổn định nguồn cung cấp nguyên vật liệu:

- Rất ổn định □

- Tương đối ổn định □

- Bất ổn định thường phải tìm nguồn thay thế khác □

8. Nguyên vật liệu nhập có thể thay thế bằng nguyên vật liệu trong nước không?

- Không □

- Được nhưng không đạt yêu cầu chất lượng □

- Được nhưng sẽ làm tăng giá thành sản phẩm □

9. Trình độ công nghệ sản xuất, quy trình sản xuất SPCL của doanh nghiệp so với quốc gia tiên tiến hiện nay của thế giới là: ________________(yêu cầu nêu tên cụ thể) như thế nào?

- Hiện đại □

- Trung bình □

- Lạc hậu □

10. Nguồn gốc công nghệ:

Tên máy móc, thiết bị chủ yếu để sản xuất SPCL

Công dụng

Năm sản xuất

Năm sử dụng

Quốc gia sản xuất

1.

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

3.

 

 

 

 

4.

 

 

 

 

11. Tỷ trọng sử dụng công nghệ trong quá trình sản xuất

- Công nghệ hiện đại ………………………………………………………..%

- Lao động thủ công …………………………………………………………%

12. Quy trình công nghệ có đạt tiêu chuẩn về môi trường (TCVN) không ?

- Không □

- Có □

13. Doanh nghiệp có chế độ kiểm tra giám sát chất lượng SPCL trong giai đoạn nào?

- Giai đoạn cuối cùng của sản phẩm □

- Bắt đầu từ giai đoạn sản xuất sản phẩm □

- Bắt đầu từ khâu chọn nguyên, vật liệu □

14. Doanh nghiệp sử dụng biện pháp nào để thực hiện chế độ kiểm tra, giám sát chất lượng SPCL:

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

15. Doanh nghiệp sử dụng công nghệ bảo quản sau thu hoạch:………………..

…………………………………………………………………………………….

16. Sản phẩm chủ lực hiện nay được tiêu thụ trên thị trường:

Trong nước □                            Ngoài nước □

- Độc quyền □

- Cạnh tranh □

- Cạnh tranh hoàn toàn □

17. So với các sản phẩm cùng loại trên thị trường (hãy nêu tên sản phẩm được so sánh) là:………………………………… chất lượng SPCL của doanh nghiệp như thế nào ? (chọn 1 trong các câu trả lời sau đây).

Sản phẩm cùng loại Sản phẩm cùng loại được sản xuất ở được sản xuất ở trong nước ngoài nước

- Chất lượng thấp hơn □

- Chất lượng tương đương □

- Chất lượng cao hơn □

18. So với các sản phẩm cùng loại trên thị trường (hãy nêu tên sản phẩm được so sánh là: ……………………………………, giá cả SPCL của doanh nghiệp là như thế nào? (chọn 1 trong các câu trả lời sau đây)

- Giá cao hơn □             (khoảng…………….%)

- Giá tương đương □

- Giá thấp hơn □            (khoảng ……………%)

19. Doanh nghiệp có đầu tư vào việc nghiên cứu thị trường và nhu cầu xã hội đối với SPCL trong khoảng thời gian 3 năm tới không ?

- Có, đã thực hiện việc nghiên cứu □       Mức chi phí …………triệu đồng

- Có, đang thực hiện □   Mức chi phí………….triệu đồng

- Có, nhưng chỉ mới lên kế hoạch □        Mức chi phí …………triệu đồng

20. Tốc độ tăng trưởng nhu cầu trong nước đối với SPCL của doanh nghiệp năm 2004 và 2005 như thế nào?

Đối với năm 2004:

- Tăng □            Bao nhiêu …………..% năm

- Ổn định □

- Giảm □           Bao nhiêu …………..% năm

Đối với năm 2005:

- Tăng □            Bao nhiêu …………..% năm

- Ổn định □

- Giảm □           Bao nhiêu …………..% năm

21. Nếu có xuất khẩu thì doanh nghiệp chủ yếu thực hiện:

- Xuất khẩu trực tiếp □

- Xuất khẩu thông qua ủy thác □

22. Tốc độ tăng trưởng của nhu cầu ngoài nước đối với SPCL của doanh nghiệp, tổ chức năm 2004 và năm 2005 như thế nào? (đối với doanh nghiệp có xuất khẩu)

Đối với năm 2004

- Tăng □            Bao nhiêu …………….% năm

- Ổn định □

- Giảm □           Bao nhiêu …………….% năm

Đối với năm 2005

- Tăng □            Bao nhiêu ……………..% năm

- Ổn định □

- Giảm □           Bao nhiêu ……………..% năm

23. Hiện nay nếu doanh nghiệp không thực hiện xuất khẩu SPCL thì nguyên nhân chủ yếu là do:

- Vì không tìm được thị trường tiêu thụ

- Vì khả năng sản xuất, quản lý, tài chính giới hạn

- Vì chất lượng sản phẩm không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu

- Vì không có thông tin và khả năng tiếp thị

- Vì lý do khác: ………………………………………………………………..

24. Doanh nghiệp có bộ phận cải tiến chất lượng SPCL không ?

- Không □

- Có □

Nếu có thì chi phí đầu tư cho bộ phận này hàng năm là bao nhiêu:……….VND

25. Doanh nghiệp chú trọng việc tiếp nhận phản hồi thông tin về chất lượng SPCL bằng cách nào:

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

26. Doanh nghiệp có dự kiến biện pháp phát triển hệ thống phân phối sản phẩm của mình trong tương lai thế nào?

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

27. Chiến lược phát triển SPCL của doanh nghiệp trong tương lai như thế nào?

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

28. Doanh nghiệp đã đăng ký sở hữu công nghiệp, sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa đối với sản phẩm chủ lực chưa?

- Chưa □

- Có □

Nếu có thì phạm vi đăng ký có giá trị ở:

□ Việt Nam        □ Châu Á          □ Mỹ     □ Châu Âu         □ Nơi khác

29. Doanh nghiệp có bộ phận chuyên trách tiếp thị và quảng bá thương hiệu đối với SPCL không?

- Không □

- Có □

Nếu có chi phí hàng năm là bao nhiêu: …………………………. đồng

30. Năng lực sản xuất SPCL của doanh nghiệp:

Năm

2004

2005

Năng lực sản xuất

Công suất phát huy (%)

Sản lượng thực tế

Doanh thu

Diện tích nuôi trồng

 

 

31. Doanh nghiệp tự đánh giá về khả năng cạnh tranh của SPCL trên thị trường trong nước (Xin cho thang điểm từ 1 đến 10)

1. Về giá trị sử dụng, chất lượng sản phẩm:

Mức độ cạnh tranh: thấp cao

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

2. Về thị trường tiêu thụ:

Mức độ cạnh tranh: thấp cao

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

3. Về chi phí sản xuất

Mức độ cạnh tranh: thấp cao

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

32 Doanh nghiệp đánh giá về khả năng cạnh tranh của SPCL trên thị trường nước ngoài:

1. Về giá trị sử dụng, chất lượng sản phẩm:

Mức độ cạnh tranh: thấp cao

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

2. Về thị trường tiêu thụ

Mức độ cạnh tranh: thấp cao

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

3. Về chi phí sản xuất:

Mức độ cạnh tranh: thấp cao

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

33. Cái gì làm cho SPCL của doanh nghiệp, tổ chức khác với các loại khác trên thị trường:

Chất lượng sản phẩm □

Giá □

Dịch vụ phân phối - hậu mãi □

Tính đặc thù hay tính độc đáo khác biệt của sản phẩm chủ lực:

34. Doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư trong 3 năm tới để tăng cường năng lực sản xuất không?

- Không □

- Có □

35. Năng suất lao động bình quân của doanh nghiệp trong sản xuất SPCL là bao nhiêu (có thể lựa chọn 1 trong các cách tính sau):

 Tổng số sản phẩm sản xuất

- NSLĐ = =………………………….

 Tổng số người lao động

Tổng giá trị sản phẩm chủ lực

- NSLĐ = = ………..………

 Tổng tiền lương người lao động

Tổng giá trị gia tăng

- NSLĐ = = ………. ……………....

 Tổng số người lao động

Cách khác: ……………………………………………………………………

36. Hiện nay doanh nghiệp quan tâm nhất là:

- Đầu tư cải tiến,đổi mới công nghệ, trang thiết bị □

- Đầu tư đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề □

- Đầu tư cải tiến hệ thống quản lý □

- Sắp xếp, đổi mới tổ chức doanh nghiệp □

- Thay đổi thiết kế sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm □

- Tìm kiếm thị trường xuất khẩu □

- Các vấn đề khác: …………………………………………………………….

37. Tăng trưởng vốn và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp:

ĐVT: Tr. đồng

 

2004

2005

- Tổng vốn

- Vốn cố định

- Vốn lưu động

- Hiệu quả sử dụng vốn (%)

 Lợi nhuận trước thuế tính trên tổng vốn

 Lợi nhuận sau thuế tính trên vốn chủ sở hữu

 Giá trị gia tăng tính trên vốn chủ sở hữu

 

 

38. Tổng doanh thu (giá hiện hành), tỷ suất lợi nhuận, tỷ suất giá trị gia tăng của doanh nghiệp:

ĐVT: Tr. đồng

 

2004

2005

TT nội địa

Xuất khẩu

TT nội địa

Xuất khẩu

Doanh thu (triệu DVN)

 

 

 

 

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/tổng số vốn

 

 

 

 

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu

 

 

 

 

Giá trị gia tăng/vốn chủ sở hữu

 

 

 

 

39. Doanh nghiệp đổi mới thiết kế sản phẩm chủ lực như thế nào?

- Khoảng 6 tháng 1 lần □

- Khoảng 12 tháng 1 lần □

- Theo chu kỳ sản phẩm dự kiến □

- Theo thị trường □

40. Việc phân phối sản phẩm của doanh nghiệp hiện nay thế nào?

- Doanh nghiệp có hệ thống phân phối riêng □

- Bán qua hệ thống bán sĩ có sẵn □

- Bán trực tiếp cho khách hàng □

- Bán qua các công ty thương mại trong nước □

- Bán qua các công ty thương mại nước ngoài □

Các hình thức khác: ……………………………………………………………

…………………………………………………………………………………..

C. Những khó khăn, trở ngại đối với sự tăng trưởng của doanh nghiệp

- Xuất phát từ phía doanh nghiệp: ………………………………………………

…………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………..

- Xuất phát từ phía chính quyền: …………………………………………………

…………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………..

- Xuất phát từ phía xã hội: ……………………………………………………..

…………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………..

- Các lý do khác: ……………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………..

D. Doanh nghiệp đề nghị hỗ trợ (xin đánh dấu vào chỗ ô lựa chọn)

Để phát triển nhanh các sản phẩm công nghiệp chủ lực của doanh nghiệp, doanh nghiệp đề nghị hỗ trợ từ phía Chương trình hỗ trợ phát triển các sản phẩm chủ lực của tỉnh trong giai đoạn 2006 – 2010:

1. Hỗ trợ xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu

- Tên, vùng nguyên liệu:

- Diện tích xây dựng:      ha; Sản lượng:              ; Năng suất:

- Các yêu cầu đảm bảo chất lượng vùng nguyên liệu (nêu cụ thể nội dung)

- Nhu cầu vốn:

Trong đó:

- Ngân sách:                  - Vay:

- Doanh nghiệp:             - Dân:

2. Hỗ trợ về tư vấn thiết kế sản phẩm và lựa chọn công nghệ

- Tư vấn về thiết kế sản phẩm □

- Tư vấn về thiết kế và đổi mới công nghệ □

- Tư vấn về mua hoặc cải tiến thiết bị, công nghệ □

3. Hỗ trợ về đổi mới công nghệ , thiết bị □

Nhu cầu vốn …………………….triệu đồng

Trong đó: vay ưu đãi ……………, hoặc hỗ trợ lãi suất sau đầu tư/số vốn vay.

Thời gian vay ưu đãi hoặc hỗ trợ lãi suất sau đầu tư: ………….dự kiến từ: ……

Các hình thức hỗ trợ khác:………………………………………………………..

4. Hỗ trợ nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp:

- Hướng dẫn tham gia hỗ trợ xây dựng các hệ thống quản lý hiện đại, tham gia giải thưởng chất lượng Việt Nam □

- Hướng dẫn, hỗ trợ đăng ký sở hữu công nghiệp □

- Tư vấn về các nội dung về quản lý doanh nghiệp khác (hệ thống thông tin điện tử, hệ thống trả lương, cơ cấu tổ chức) □

5. Hỗ trợ xúc tiến thương mại:

- Giới thiệu doanh nghiệp tham gia chương trình hỗ trợ xuất khẩu □

- Tư vấn về tiếp thị □

- Các hình thức hỗ trợ khác:……………………………………………………….

6. Hỗ trợ đào tạo nhân lực:

- Tổ chức các khóa bồi dưỡng theo chuyên đề □

- Hỗ trợ đào tạo chuyên gia công nghệ và quản lý □

- Tổ chức các chuyến tham quan học hỏi, trao đổi kinh nghiệm □

7. Hỗ trợ về thông tin và tiếp cận nguồn tài chính:

- Cung cấp thông tin về các nguồn vốn cho vay ưu đãi trong nước và nước ngoài; hướng dẫn doanh nghiệp tiếp cận các nguồn tài chính, tín dụng □

- Hỗ trợ doanh nghiệp kêu gọi đầu tư, hợp tác đầu tư □

8. Hỗ trợ về mặt bằng sản xuất, diện tích sản xuất nuôi trồng □

- Diện tích đề nghị hỗ trợ …………….m2. Địa điểm………………………….. tháng……….. năm………….

9. Đề nghị hỗ trợ khác (nêu cụ thể)

 

 

…………., ngày…….tháng…….năm ……..
 Chủ đơn vị sản xuất
 (Ký tên, đóng dấu, xác nhận)