Quyết định số 84/2006/QĐ-UBND ngày 24/10/2006 Về quy chế thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ phòng, chống ma túy tỉnh Lào Cai (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 84/2006/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Lào Cai
- Ngày ban hành: 24-10-2006
- Ngày có hiệu lực: 05-11-2006
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 27-04-2010
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 1269 ngày (3 năm 5 tháng 24 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 27-04-2010
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 84/2006/QĐ-UBND | Lào Cai, ngày 24 tháng 10 năm 2006 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ THÀNH LẬP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ PHÒNG, CHỐNG MA TÚY
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật tổ chức HĐND & UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 31/2000/QĐ-TTg ngày 02/3/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Quỹ phòng, chống ma túy;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 05/2001/TTLT-BTC-BCA ngày 16/01/2001 và Thông tư liên tịch số 96/2005/TTLT-BTC-BCA ngày 02/11/2005 của liên Bộ Tài chính - Bộ Công an hướng dẫn thực hiện Quyết định số 31/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
Xét đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số 105/TTr-STC ngày 17/9/2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ phòng, chống ma túy tỉnh Lào Cai.
Điều 2. Giao cho Giám đốc Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các cơ quan ngành Tư pháp, Công an tỉnh hướng dẫn thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Tài chính, Tư pháp, Công an tỉnh; Thành viên Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm - tệ nạn xã hội tỉnh căn cứ Quyết định thi hành.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 11 năm 2006.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUY CHẾ
THÀNH LẬP QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ PHÒNG, CHỐNG MA TÚY
(Kèm theo Quyết định số: 84/2006/QĐ-UBND ngày 24/10/2006 của UBND tỉnh Lào Cai)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Quỹ phòng, chống ma túy của tỉnh được thành lập để hỗ trợ cho công tác phòng, chống ma túy; khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống ma túy.
Điều 2. Quỹ phòng, chống ma túy được hình thành từ các nguồn:
- Các khoản thu từ các vụ án về ma túy, gồm: Tiền Việt Nam, ngoại tệ, tiền thu được do tài sản, tang vật (trừ ma túy), phương tiện thu được từ các vụ án phạm tội về ma túy, đã trừ chi phí cho việc bán tài sản và các khoản chi phí khác (nếu có) sau khi bản án, quyết định xử lý có hiệu lực pháp luật.
- Các khoản tài trợ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.
Điều 3. Quỹ phòng, chống ma túy do Sở Tài chính giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh theo dõi, quản lý và cấp phát.
Sở Tài chính mở Tài khoản "Quỹ phòng, chống ma túy" tại Kho bạc nhà nước tỉnh để theo dõi thu, chi Quỹ phòng, chống ma túy.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Trình tự trích lập Quỹ phòng chống ma túy:
1. Nguồn thu từ các vụ án phạm tội về ma túy:
1.1- Đối với các vụ án xét xử tại Tòa án nhân dân tỉnh, Toa án nhân dân huyện: Sau khi bản án, quyết định xử lý có hiệu lực pháp luật, cơ quan Thi hành án cấp huyện, cấp tỉnh có trách nhiệm nộp toàn bộ số tiền thu được gồm: Tiền Việt Nam, ngoại tệ, tiền thu được do bán tài sản, phương tiện, tang vật tịch thu (trừ ma túy), sau khi đã trừ đi các khoản chi phí cho việc bán tài sản, phương tiện, tang vật bị tịch thu vào tài khoản tạm giữ của Sở Tài chính mở tại Kho bạc nhà nước tỉnh.
- Sở Tài chính có trách nhiệm trích chuyển kinh phí từ Tài khoản tạm giữ theo tỷ lệ như sau:
+ Trích 30% để hỗ trợ, khen thưởng các đơn vị, cá nhân trực tiếp phát hiện, điều tra vụ án.
+ Trích 60% chuyển vào Tài khoản Quỹ phòng, chống ma túy của tỉnh.
+ Trích 10% chuyển vào Tài khoản Quỹ phòng, chống ma túy của Trung ương.
1.2- Đối với các vụ án xét xử tại Tòa án nhân dân tỉnh nhưng bản án, quyết định xử lý chưa có hiệu lực pháp luật, phải chuyển lên Tòa án nhân dân tối cao xét xử: Sau khi bản án, quyết định xử lý có hiệu lực pháp luật, Thường trực Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm - tệ nạn xã hội tỉnh (Công an tỉnh) tổng hợp và đề nghị Văn phòng Thường trực phòng, chống ma túy trực thuộc Bộ Công an để được trích trả phần kinh phí địa phương được hưởng theo quy định.
2- Đối với các khoản tài trợ của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước:
- Các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước tài trợ cho công tác phòng chống ma túy bằng tiền và hiện vật, nếu có địa chỉ cụ thể thì chuyển theo địa chỉ mà cá nhân, tổ chức tài trợ chỉ định. Nếu không có địa chỉ thì chuyển về Thường trực Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm - tệ nạn xã hội tỉnh (Công an tỉnh).
- Thường trực Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm - tệ nạn xã hội chịu trách nhiệm lập biên bản giao nhận, tiếp nhận những khoản tài trợ và xử lý như sau.
+ Nếu bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ thì nộp vào Tài khoản Quỹ phòng, chống ma túy của tỉnh.
+ Nếu bằng hiện vật, phù hợp với hoạt động của các đơn vị làm công tác đấu tranh phòng, chống; ma túy thì trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh ra Quyết định cấp cho các đơn vị sử dụng.
+ Nếu hiện vật tài trợ không phù hợp với công tác phòng, chống ma túy thì bàn giao cho Sở Tài chính, Sở Tài chính báo cáo UBND tỉnh để tổ chức bán theo quy định hiện hành, số tiền thu được chuyển vào Tài khoản Quỹ phòng, chống ma túy của tỉnh.
Điều 5. Quản lý, sử dụng Quỹ phòng, chống ma túy:
1. Quỹ phòng chống ma túy được sử dụng như sau:
- Hỗ trợ các đơn vị để mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ trực tiếp đấu tranh phòng, chống ma túy;
- Hỗ trợ một phần đền bù, trợ cấp thiệt hại cho các cá nhân, gia đình, tổ chức theo quy định tại Nghị định số 103/2002/NĐ-CP ngày 17/12/2002 của Chính phủ quy định về chế độ đền bù và trợ cấp đối với cá nhân, gia đình, tổ chức, cơ quan tham gia phòng chống ma túy bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản;
- Hỗ trợ một phần chi khen thưởng cho các đơn vị, cá nhân theo quy định tại Nghị định số 04/2003/NĐ-CP ngày 16/01/2003 của Chính phủ quy định về khen thưởng đối với cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có thành tích trong phong trào phòng, chống ma túy.
- Hỗ trợ khen thưởng cho các cá nhân, đơn vị điều tra, khám phá, thụ lý các vụ án lớn, nghiêm trọng, tốn nhiều thời gian, công sức nhưng không thu được tang vật, tài sản, tiền bạc. Mức thưởng cụ thể đối với từng vụ án do Chủ tịch UBND tỉnh quy định nhưng không quá l.000.000đ/1 cá nhân/vụ; 15.000.000đ/1tập thể/vụ
- Hỗ trợ công tác xóa bỏ và thay thế cây có chất ma túy;
- Hỗ trợ công tác tổ chức cai nghiện ma túy;
- Hỗ trợ công tác tuyên truyền và các hoạt động khác về phòng, chống ma túy.
2. Khoản trích 30% nguồn thu từ các vụ án phạm tội về ma túy để hỗ trợ, khen thưởng các đơn vị, cá nhân trực tiếp phát hiện, điều tra vụ án được sử dụng như sau:
- Khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích trực tiếp phát hiện, điều tra vụ án. Mức thưởng cụ thể đối với từng vụ án do Chủ tịch UBND tỉnh quy định nhưng không quá l.000.000 đ/1cá nhân/vụ; 15.000.000 đ/1 tập thể/vụ và tổng mức thưởng không quá 60% của khoản trích 30% nêu trên.
- Số tiền còn lại được dùng để mua sắm trang thiết bị, phương tiện thiết yếu phục vụ trực tiếp cho công tác đấu tranh phòng, chống ma túy của đơn vị điều tra khám phá, thụ lý chính của vụ án.
Điều 6. Trình tự cấp phát, thanh quyết toán kinh phí:
1. Cơ quan thi hành án cấp tỉnh hàng tháng tổng hợp số tiền thu được từ các vụ án về ma túy, số đã nộp vào Tài khoản tạm giữ của Sở Tài chính (chi tiết đến từng vụ án), báo cáo Sở Tài chính, đồng thời gửi Công an tỉnh (Thường trực của Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm - tệ nạn xã hội tỉnh).
2. Công an tỉnh (Thường trực của Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm - tệ nạn xã hội tỉnh): Căn cứ số tiền thu được từ các vụ án về ma túy đã nộp vào Tài khoản tạm giữ của Sở Tài chính tại Kho bạc nhà nước do cơ quan thi hành án báo cáo, tổng hợp nhu cầu chi của các đơn vị trực tiếp tham gia công tác đấu tranh phòng chống ma túy, định kỳ (3 tháng hoặc 6 tháng) lập dự toán chi gửi Sở Tài chính để cấp phát từ Tài khoản tạm giữ hoặc Quỹ phòng, chống ma túy.
Số tiền 30% chi hỗ trợ, thưởng cho các cá nhân, đơn vị trực tiếp phát hiện, điều tra vụ án về ma túy và các khoản chi từ Quỹ phòng, chống ma túy được cấp phát qua Công an tỉnh (Thường trực Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm – tề nạn xã hội tỉnh). Công an tỉnh có trách nhiệm chuyển tiền thanh toán cho các đơn vị, cá nhân và thực hiện báo cáo quyết toán kinh phí theo quy định.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 6. Trách nhiệm của Sở Tư pháp;
Đôn đốc cơ quan thi hành án thực hiện nộp toàn bộ sổ tiền thu được từ các vụ án về ma túy vào Tài khoản tạm giữ của Sở Tài chính mở tại Kho bạc nhà nước tỉnh.
Điều 7. Trách nhiệm của Công an tỉnh:
Là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm - tệ nạn xã hội chịu trách nhiệm:
- Chủ trì phối hợp với các cơ trực tiếp điều tra khám phá, thụ lý từng vụ án trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định mức thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích trực tiếp phát hiện, điều tra vụ án;
- Tổng hợp nhu cầu chi của các đơn vị trực tiếp tham gia công tác đấu tranh phòng chống ma túy lập dự toán kinh phí gửi Sở Tài chính;
- Thanh, quyết toán kinh phí theo quy định.
Điều 8. Trách nhiệm của Sở Tài chính:
- Trích chuyển kinh phí từ Tài khoản tạm giữ theo tỷ lệ quy định;
- Thực hiện cấp phát kinh phí cho Thường trực Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm – tệ nạn xã hội;
- Kiểm tra, thẩm định, giám sát việc sử dụng kinh phí được cấp phát từ Tài khoản tạm giữ và từ Quỹ phòng- chống ma tuý.