Chỉ thị số 11/2006/CT-UBND ngày 07/04/2006 Về triển khai thực hiện Nghị định số 158/2005/NĐ-CP về Đăng ký và quản lý hộ tịch do tỉnh Bình Dương ban hành (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 11/2006/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Bình Dương
- Ngày ban hành: 07-04-2006
- Ngày có hiệu lực: 17-04-2006
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 15-05-2017
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 4046 ngày (11 năm 1 tháng 1 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 15-05-2017
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/2006/CT-UBND | Thủ Dầu Một, ngày 07 tháng 4 năm 2006 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 158/2005/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ VỀ ĐĂNG KÝ VÀ QUẢN LÝ HỘ TỊCH
Ngày 27/12/2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2006 để thay thế cho Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch.
Đây là một Nghị định rất quan trọng có liên quan mật thiết đến việc xác định nhân thân, việc thực hiện các quyền về nhân thân, trên cơ sở đó bảo hộ quyền về tài sản của cá nhân và gia đình, là cơ sở để xác định theo dõi thực trạng và biến động về hộ tịch, từ đó đề ra các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, an ninh quốc phòng, dân số và kế hoạch hóa gia đình của các nước nói chung và từng địa phương nói riêng.
Để việc triển khai thực hiện Nghị định số 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch (sau đây gọi tắt là Nghị định 158/2005/NĐ-CP) trên địa bàn tỉnh đạt kết quả; Uỷ ban nhân dân tỉnh Chỉ thị:
1. Sở Tư pháp chủ trì phối hợp các sở, ban, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã, các đơn vị có liên quan, các thành viên Hội đồng phối hợp công tác phố biến giáo dục pháp luật, các đoàn thể quần chúng tổ chức tuyên truyền sâu rộng về những nội dụng cơ bản của Nghị định 158/2005/NĐ-CP; Báo Bình Dương, Đài phát thanh - truyền hình trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch, nêu gương những người tốt việc tốt trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định 158/2005/NĐ-CP để cán bộ, công chức và nhân dân thông hiểu và tự giác thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của công dân như : đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn; nhận cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; giám hộ, thay đổi, cải chính, bổ sung, điều chỉnh hộ tịch; xác định lại giới tính, xác định lại dân tộc. . .
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, phải kiểm tra, phân công, bố trí cán bộ, công chức có đủ tiêu chuẩn về trình độ, nghiệp vụ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, đủ số lượng để thực hiện việc đăng ký, quản lý hộ tịch theo thẩm quyền, giải quyết kịp thời nhu cầu đăng ký hộ tịch cho nhân dân.
Đồng thời, phải xem xét, bộ trí nơi làm việc, trang bị cơ sở vật chất phù hợp để phục vụ việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đăng ký hộ tịch; thực hiện ghi chép, nộp sổ lưu hộ tịch đầy đủ, kho lưu trữ phải đảm bảo tiêu chuẩn để bảo quản, lưu trữ lâu dài các sổ sách, hồ sơ đăng ký hộ tịch phục vụ cho nhu cầu xin cấp bản sao, đăng lại, thay đổi, cải chính, bổ sung, điều chỉnh hộ tịch khi nhân dân có yêu cầu.
3. Sở Tài chính tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí cho việc mua sắm, trang bị cơ sơ vật chất, in ấn các biểu mẫu, sổ hộ tịch theo yêu cầu để phục vụ cho hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch của địa phương; hướng dẫn Sở Tư pháp, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã thanh quyết toán kinh phí đăng ký, quản lý hộ tịch theo quy định.
4. Trong quá trình triển khai việc đăng ký, quản lý hộ tịch, Giám đốc Sở Tư pháp, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã phải niêm yết công khai, chính xác các quy định về thủ tục, hồ sơ, quy trình tiếp nhận và thời gian giải quyết các việc đăng ký hộ tịch; lệ phí đăng ký hộ tịch; các trường hợp miễn, giảm lệ phí hộ tịch theo quy định của Pháp lệnh về phí, lệ phí và hướng dẫn của Bộ Tài chính. Nghiêm cấm các đơn vị tự đặt ra các loại thủ tục, hồ sơ, các loại lệ phí, khi đăng ký hộ tịch.
5. Sở Tư pháp có nhiệm vụ tổ chức đăng ký hộ tịch theo thẩm quyền, đồng thời giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện việc bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ cho đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch ở địa phương; hướng dẫn Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã quản lý, sử dụng các loại sổ sách, biểu mẫu hộ tịch theo quy định của Nghị định 158/2005/NĐ-CP và hướng dẫn của Bộ Tư pháp; tiến hành thanh tra, kiểm tra để chấn chỉnh, xử lý các thiếu sót, sai phạm phát sinh trong việc đăng ký, quản lý hộ tịch; giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân về việc đăng ký hộ tịch.
Phòng Tư pháp có nhiệm vụ giúp Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã thực hiện việc đăng ký hộ tịch, tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ cho đội ngũ công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã; kiểm tra để chấn chỉnh, xử lý các thiếu sót, sai phạm phát sinh trong việc đăng ký, quản lý hộ tịch của Uỷ ban nhân dân cấp xã; giải quyết kịp thời các đơn thư khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về việc đăng ký, quản lý hộ tịch theo thẩm quyền.
Yêu cầu Giám đốc các sở, ban, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã; xã, phường, thị trấn, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai, thực hiện tốt Chỉ thị này và chấp hành nghiêm chế độ thỉnh thị. Báo cáo về tình hình đăng ký, quản lý hộ tịch của đơn vị, địa phương mình theo định kỳ 6 tháng cho Uỷ ban nhân dân tỉnh (qua sở Tư pháp)./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |