Quyết định số 51/2006/QĐ-UBND ngày 07/07/2006 Ban hành Chương trình hành động thực hiện Quyết định 30/2006/QĐ-TTg về thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng ban hành bởi tỉnh Sơn La (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 51/2006/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Sơn La
- Ngày ban hành: 07-07-2006
- Ngày có hiệu lực: 07-07-2006
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 12-05-2014
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 2866 ngày (7 năm 10 tháng 11 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 12-05-2014
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 51/2006/QĐ-UBND | Sơn La, ngày 07 tháng 07 năm 2006 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 30/2006/QĐ-TTG NGÀY 06 THÁNG 02 NĂM 2006CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VÊ THỰC HIỆN LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Phòng, chống Tham nhũng ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Quyết định số 30/2006/QĐ-TTg ngày 06 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng;
Xét đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh tại Tờ trình số 36/TTr ngày 12 tháng 5 năm 2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Chương trình hành động của Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện Quyết định số 30/2006/QĐ-TTg ngày 06 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng”.
Điều 2. Giao Công an tỉnh chủ trì phối hợp với Thanh tra tỉnh hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này. Định kỳ hàng quý, 6 tháng và cả năm tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện phòng, chống tham nhũng của các cơ quan, đơn vị trong tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, ban ngành, đoàn thể; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
CHƯƠNG TRÌNH
HÀNH ĐỘNG CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 30/2006/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ THỰC HIỆN LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 51/2006/QĐ-UBND ngày 07 tháng 7 năm 2006 của UBND tỉnh)
A. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Mục tiêu
- Thực hiện các biện pháp phát hiện, phòng ngừa, đấu tranh, khắc phục và đẩy lùi tình trạng tham nhũng đang diễn ra trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội hiện nay, làm trong sạch bộ máy nhà nước, tăng cường hiệu lực, nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế xã hội, giữ vững ổn định chính trị trật tự an toàn xã hội.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, các cán bộ, công chức viên chức và của mỗi công dân về công tác phòng, chống tham nhũng. Thực hiện tốt chương trình hành động thực hiện Quyết định số 30/2006/QĐ-TTg ngày 06 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ, là căn cứ để các cấp, các ngành, các đơn vị, lực lượng vũ trang xây dựng chương trình, thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, đưa công tác phòng, chống tham nhũng thành nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của từng cấp, ngành.
2. Yêu cầu
Cụ thể hoá các nhiệm vụ, biện pháp phòng chống tham nhũng, chương trình hành động của Chính phủ nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ và thống nhất trong nhận thức, hành động của các cấp, các ngành, các cơ quan tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang, của mỗi cán bộ, công chức, viên chức, của mỗi công dân.
B. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
I. TỔ CHỨC HỌC TẬP, QUÁN TRIỆT, TUYÊN TRUYỀN LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
- Trong quý III - 2006 Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Thanh tra tỉnh, Sở Văn hoá - Thông tin, Sở Tài chính, Công an tỉnh giúp UBND tỉnh hướng dẫn, đôn đốc, xây dựng kế hoạch phổ biến Luật Phòng, chống tham nhũng, Quyết định số 30/2006/QĐ-TTg ngày 06 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng; phối hợp Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh, Đài phát thanh - Truyền hính tỉnh, Báo Sơn La tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, cán bộ, công chức viên chức, doanh nghiệp về các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng.
- Trong quý III năm 2006 các sở, ban, ngành, đoàn thể, Uỷ ban nhân dân các cấp tổ chức triển khai, quán triệt các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, công chức, viên chức, các lực lượng vũ trang, các tầng lớp nhân dân, đồng thời xây dưụng chương trình phòng, chống tham nhũng trong ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị mình.
II. RÀ SOÁT, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, BAN HÀNH CÁC VĂN BẢN NHẰM THỰC HIỆN HIỆU QUẢ VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG
1. Thanh tra tỉnh chủ trì phối hợp với các ngành liên quan tham mưu
- Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chương trình hành động thực hiện Quyết định số 30/2006/QĐ-TTg ngày 06 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng, Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo.
- Văn bản chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh vê thực hiện phòng, chống tham nhũng, hướng dẫn, chỉ đạo triển khai thực hiện Luật và các Nghị định hướng dẫn thi hành.
- Quy định cụ thể về việc phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong đấu tranh phòng chống tham nhũng.
- Quy định cụ thể về hình thức công khai đối với những dự án đầu tư để nhân dân giám sát trong quá trình tổ chức thực hiện.
- Cơ chế bảo vệ, khen thưởng đối với người có công phát hiện đấu tranh phòng chống tham nhũng.
2. Các sở, ban ngành, các tổ chức, đơn vị, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã căn cứ các quy định của pháp luật, Luật Phòng, chống tham nhũng, các quy định của Đảng và Nhà nước thực hiện những nội dung sau:
- Thực hiện việc công khai, minh bạch trong các lĩnh vực hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị mình. Chủ động xây dựng quy chế về quan hệ công tác, sự phối hợp trong hoạt động đấu tranh phòng, chống, tham nhũng trong nội bộ và với các cơ quan liên quan. Tăng cường quản lý vốn, tài sản và cán bộ tại các cơ quan, đơn vị theo nội dung Quyết định số 195/2004/QĐ-TTg ngày 10/11/2004 của Chính phủ, Chỉ thị số 15/2006/CT-TTg ngày 20 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ.
- Tiến hành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực cơ quan, đơn vị mình quản lý, loại bỏ những nội dung quy định không phù hợp với chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tiến hành hệ thống hoá những quy định về thủ tục, giấy tờ cần thiết và thời hạn giải quyết đối với từng công việc, công bố công khai, minh bạch trên các phương tiện thông tin đại chúng và nơi công sở để làm căn cứ cho nhân dân thực hiện và giám sát thực hiện theo tinh thần nội dung Nghị định số 79/2002/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ về quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về quy chế giám sát cộng đồng.
- Đổi mới công tác xây dựng, ban hành và nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật theo nội dung Quyết định số 909/2003/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ.
- Các cơ quan đơn vị không được tuỳ tiện đề ra các thủ tục hành chính ngoài những quy định đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố.
3. Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Thanh tra tỉnh, các ngành liên quan tăng cường công tác kiểm tra, tự kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật theo Nnghị định số 135/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ và Quyết định số 16/2006/QĐ-UBND ngày 08 tháng 4 năm 2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
4. Giám đốc các sở, ban, ngành, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, các tổ chức đoàn thể xây dựng kế hoạch cụ thể, tiếp tục tổ chức thựuc hiện có hiệu quả chương trình cải cách hành chính theo tinh thần Chỉ thị số 09/2005/CT-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 08/2005/CT-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh. Trước hết tập trung các lĩnh vực: quản lý đất đai, xây dựng cơ bản, chính sách di dân tái định cư, đăng ký kinh doanh, xét duyệt dự án, cấp vốn ngân sách nhà nước, tín dụng ngân hàng, quản lý tài chính và đầu tư của Doanh nghiệp nhà nước, đăng ký quản lý các phương tiện, quản lý hộ khẩu, thuế, bảo hiểm. Xây dựng quy định cụ thể về việc phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
III. TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA, KIỂM TRA, ĐIỀU TRA XỬ LÝ CÁC VỤ VIỆC TIÊU CỰC, THAM NHŨNG
1. Thực hiện nghiêm nội dung Công điện số 533/UBND ngày 03 tháng 4 năm 2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc thực hiện Công điện số 496/CĐ-TTg ngày 28 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ.
- Thủ trưởng các cơ quan đơn vị, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã có sử dụng ngân sách nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn vay phải tổ chức tự kiểm tra, soát xét lại việc thực hiện các nhiệm vụ vê quản lý vốn, tài sản nhà nước và công tác quản lý cán bộ của cơ quan đơn vị mình để kịp thời phát hiện những yếu kém, tồn tại, có biện pháp xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân để xảy ra sai phạm.
- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã chịu trách nhiệm về kết quả tự kiểm tra và chịu hình thức kỷ luật nếu cơ quan chức năng phát hiện những vấn đề không đúng với nội dung đã kết luận, biện pháp đã xử lý, hình thức kỷ luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm để quyết định.
- Những cơ quan, đơn vị đã để xảy ra các hành vi tham nhũng, lãng phí bị các cơ quan chức năng và các phương tiện thông tin đại chúng phát hiện, phải tổ chức ngay việc kiểm điểm, đánh giá tác hại, phân tích làm rõ nguyên nhân cụ thể trực tiếp dẫn đến tiêu cực, xử lý thích đáng những người sai phạm.
- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã tập trung lực lượng giải quyết dứt điểm những vụ việc tố cáo hành vi tham nhũng còn tồn đọng và mới phát sinh, xử lý nghiêm khắc những cán bộ, công chức, viên chức có hành vi tham nhũng, tiêu cực dù là bất kỳ ai, đang đương chức, nghỉ hưu hay đã chuyển công tác khác.
2. Giao Thanh tra tỉnh chủ trì phối hợp với Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, các sơ, ban, ngành có liên quan thành lập đoàn liên ngành trực tiếp kiểm tra việc thực hiện Luật Khiếu nại, tố cáo ở những đơn vị có nhiều đơn thư.
3. Giao Công an tỉnh – cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Phòng chống tham nhũng chủ động làm tốt công tác phòng ngừa, nâng cao biện pháp nghiệp vụ, nhằm điều tra phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật các vụ việc tham nhũng, tiêu cực. Thông qua công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, chỉ đạo tìm ra nguyên nhân, điều kiện, những sơ hở trong quản lý kinh tế, từ đó kiến nghị sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách góp phần nâng cao hiệu quả việc thực hiện phòng, chống tham nhũng. Phát động phòng trào quần chúng trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị để phát hiện, tố giác những hành vi tham nhũng, tiêu cực.
4. Giao Thanh tra tỉnh cùng các sở, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã xây dựng trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt kê hoạch thanh tra kinh tế - xã hôi, tập trung vào bốn lĩnh vực trọng tâm là: Đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý sử dụng đất đai, quản lý thu chi ngân sách, thực hiện chính sách di dân tái định cư Thuỷ điện Sơn La gắn với thanh tra việc thực thi chức trách công vụ đối với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, giám đốc các sở, ngành. Tập trung kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra đã có chỉ đạo xử lý của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh liên quan đến tham nhũng, tiêu cực. Tổ chức thực hiện nghiêm túc các kết luận của cơ quan thanh tra, kiểm tra, công khai kết luận thanh tra, kiểm tra và kết quả xử lý.
5. Các cơ quan thông tin đậi chúng của tỉnh với chức năng nhiệm vụ quyền hạn tích cực tham gia vào chương trình hành động phòng chống tham nhũng. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải có trách nhiệm làm rõ, trả lời cơ quan báo chí khi nội dung đăng, phát tin về tham nhũng liên quan đến trách nhiệm quản lý của mình đến cơ quan, đơn vị, tổ chức do mình quản lý phụ trách.
6. Thành lập tổ công tác của tỉnh để xem xét ngay tại những nơi đã phát hiện có tham nhũng, lãng phí nghiêm trọng nhằm đánh giá đúng thiệt hại, tác hại, xác định những nguyên nhân, làm rõ những hành vi, thủ đoạn làm thất thoát vốn, tài sản nhà nước, đề xuất các biện pháp tích cực nhất để xử lý nghiêm minh, triệt để những nguyên nhân then chốt dẫn đến sai phạm.
C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Căn cứ vào Nghị quyết của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân tỉnh, các Nghị quyết và chương trình hành động của Uỷ ban nhân dân tỉnh, ngay trong tháng 7 năm 2006, Giám đốc các sở, ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã chỉ đạo kiểm tra, xây dựng chương trình hành động của đơn vị về thực hiện phòng, chống tham nhũng. Chương trình phải cụ thể thưòi hạn và phân công người chịu trách nhiệm từng khâu công việc; hàng tháng, hàng quý, 6 tháng, cả năm báo cáo kiểm điểm tình hình thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng gửi về Công an tỉnh tổng hợp, báo cáo trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt báo cáo Thủ tướng Chính phủ và báo cáo tại các kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh.
2. Các sở, ban, ngành, đoàn thể, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã báo cáo tình hình triển khai, thực hiện Chương trình này về Thanh tra tỉnh tổng hợp chung kết quả thực hiện, mức độ hoàn thành của các đơn vị trong tỉnh trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt báo cáo Thủ tướng Chính phủ và báo cáo tại kỳ họp cuối năm Hội đồng nhân dân tỉnh, (Báo cáo gửi trước ngày 02 tháng 9 năm 2006).
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra các sở, ban, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã về thực hiện chương trình./.