Quyết định số 29/2006/QĐ-UBND ngày 07/07/2006 Sửa đổi Quy chế về quản lý tài chính đối với kiên cố hoá kênh mương và giao thông nông thôn kèm theo Quyết định 19/2001/QĐ-UB do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 29/2006/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Quảng Nam
- Ngày ban hành: 07-07-2006
- Ngày có hiệu lực: 01-07-2006
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 01-01-2010
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 1280 ngày (3 năm 6 tháng 5 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 01-01-2010
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 29 /2006/QĐ-UBND | Tam Kỳ, ngày 07 tháng 7 năm 2006 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QUY CHẾ VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI KIÊN CỐ HOÁ KÊNH MƯƠNG VÀ GIAO THÔNG NÔNG THÔN KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ: 19/2001/QĐ-UB NGÀY 13/4/2001 CỦA UBND TỈNH QUẢNG NAM
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật ngân sách Nhà nước số: 01/2002/QH 11 ngày 16/12/2002;
Căn cứ Nghị định số: 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật ngân sách nhà nước;
Căn cứ Quyết định số: 19/2001/QĐ-UB ngày 13/4/2001 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc ban hành Quy chế về quản lý tài chính đối với kiên cố hoá kênh mương và giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam;
Căn cứ Nghị quyết số: 54/2006/NQ-HĐND ngày 04/5/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh về tiếp tục phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi hóa đất màu và kiên cố hóa kênh mương trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2006-2010;
Theo đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số: 949/TC-NS ngày 28/4/2006 và Sở Giao thông – Vận tải tại Công văn số; 454/GTVT ngày 23/5/2006,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay sửa đổi, bổ sung Quy chế về quản lý tài chính đối với kiên cố hoá kênh mương và giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ban hành kèm theo Quyết định số: 19/2001/QĐ-UB ngày 13/4/2001 của UBND tỉnh, với một số nội dung chính sau:
1. Bổ sung điểm 5, phần I: (Qui định chung)
5- Căn cứ nhu cầu xây dựng giao thông nông thôn và kiên cố hóa kênh mương nội đồng trên địa bàn, UBND cấp xã, phường, thị trấn tổ chức lập qui hoạch tổng thể và trình UBND huyện - thị xã phê duyệt làm cơ sở lập kế hoạch đầu tư xây dựng hằng năm .
2. Bổ sung điểm 2, phần II: (Đối tượng hỗ trợ)
- Công trình thuộc chương trình kiên cố hoá GTNT: Đường xã (theo phân loại đường gọi là ĐX), hệ thống đường liên thôn, đường thôn, đường nội thị thuộc các phường An Phú, Hoà Hương, Tân Thạnh, Hoà Thuận,Trường Xuân thuộc thị xã Tam Kỳ và phường Thanh Hà, Cửa Đại thuộc thị xã Hội An theo thiết kế mẫu ban hành kèm theo Quyết định số 19/2001/QĐ-UB ngày 13/4/2001.
3. Điều chỉnh điểm 3, phần II: (Mức hỗ trợ)
Chỉ qui định mức hỗ trợ của ngân sách tỉnh, mức hỗ trợ của ngân sách các huyện - thị xã do UBND huyện - thị xã quyết định tuỳ theo khả năng ngân sách, nhưng mức hỗ trợ tối thiểu từ ngân sách các huyện - thị xã đồng bằng không dưới 20%, đối với các huyện miền núi không dưới 10% giá trị khối lượng công trình theo định mức của thiết kế mẫu .
4. Điều chỉnh mục 3.1, điểm 3, phần II: (Chương trình kiên cố hóa kênh mương loaị III)
Bỏ nội dung trong mục 3.1, điểm 3, phần II Quyết định số 19/2001/QĐ-UB ngày 13/4/2001 và điều chỉnh lại như sau:
Ngân sách tỉnh hỗ trợ để thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh cấp III (tính theo mét dài với giá trị định mức theo thiết kế mẫu được duyệt), phần còn lại ngân sách địa phương và huy động từ các nguồn trên địa bàn, cụ thể là:
- Khu vực III: Các xã thuộc 6 huyện miền núi cao (Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Nam Trà My, Bắc Trà My) và các xã Phước Gia, Phước Trà, Sông Trà (huyện Hiệp Đức), xã Tam Trà (huyện Núi Thành) ngân sách tỉnh đầu tư 100%.
- Khu vực II: Các xã thuộc 2 huyện miền núi Tiên Phước, Hiệp Đức; các thị trấn Khâm Đức (huyện Phước Sơn), Bắc Trà My (huyện Bắc Trà My), Thạnh Mỹ (huyện Nam Giang), P’ Rao (huyện Đông Giang); các xã miền núi; xã bãi ngang ven biển khó khăn, hải đảo thuộc các huyện còn lại ngân sách tỉnh hỗ trợ 70%.
- Khu vực I: Các xã thuộc các huyện, thị đồng bằng và các thị trấn Tiên Kỳ (huyện Tiên Phước), Tân An (huyện Hiệp Đức) ngân sách tỉnh hỗ trợ 50%.
* Về tính toán khối lượng, chế độ lập dự toán, thẩm định, phê duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công - dự toán và hồ sơ quyết toán công trình theo quy định tại Quyết định số: 31/2002/QĐ-UB ngày 27/5/2002 của UBND tỉnh.
5. Điều chỉnh mục 3.2, điểm 3, phần II: (Chương trình kiên cố hóa giao thông nông thôn)
Bỏ nội dung mục 3.2, điểm 3, phần II Quyết định số 19/2001/QĐ-UB ngày 13/4/2001 và điều chỉnh lại như sau:
- Đối với huyện đồng bằng : Ngân sách tỉnh hỗ trợ 30% giá trị công trình đã thực hiện theo số liệu quyết toán thực tế từng tuyến đường nhưng không quá giá trị định mức theo thiết kế dự toán mẫu .
- Đối với huyện miền núi : Tuỳ theo điều kiện địa hình, khả năng nguồn vốn và sự đóng góp của nhân dân, có thể thực hiện bê tông hóa GTNT theo thiết kế mẫu qui định tại Quyết định số 19/2001/QĐ-UB ngày 13/4/2001 của UBND tỉnh hoặc thực hiện kiên cố hóa đường giao thông nông thôn theo loại hình khác, nhưng phải được phê duyệt của UBND huyện, ngân sách tỉnh hỗ trợ 70% giá trị công trình đã thực hiện theo số liệu quyết toán thực tế từng tuyến đường nhưng không vượt quá giá trị dự toán theo định mức thiết kế mẫu.
- Định mức Bê tông hoá đường GTNT theo chuẩn đường và thiết kế dự toán mẫu được quy định cụ thể như sau:
Định mức tính: đồng/01Km
STT | Loại đường | Nền đường đất tự nhiên, cấp phối đồi | Nền cát có gia cố lợp đệm xi măng |
1 | Mặt đường rộng 1,5 mét, dày 12 cm, mác bê tông 200 | 126.238.000 | 169.091.000 |
2 | Mặt đường rộng 2.0 mét, dày 12 - 15 cm, mác bê tông 200 | 175.278.000 | 216.480.000 |
3 | Mặt đường rộng 2,5 mét, dày 15 cm, mác bê tông 250 | 216.921.000 | 266.199.000 |
4 | Mặt đường rộng 3,0 mét, dày 16 cm, mác bê tông 250 | 258.587.000 | 316.218.000 |
Trường hợp địa phương thực hiện bê tông hóa GTNT loại đường trên 3m, ngân sách tỉnh cũng chỉ thực hiện hỗ trợ theo giá trị định mức thiết kế dự toán mẫu của loại đường 3 m .
Đối với cầu, cống qua đường (có thiết kế, dự tóan) của các tuyến đường thuộc đối tượng hỗ trợ nêu trên thì ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% và ngân sách huyện - thị xã 50% giá trị công trình trên cơ sở thiết kế dự tóan được UBND huyện – thị xã phê duyệt .
6. Điều chỉnh điểm 4, phần II: (Điều kiện hỗ trợ)
Bỏ nội dung mục 3, điểm 4 và điều chỉnh lại như sau : Danh mục các công trình đề nghị hỗ trợ theo qui định này phải nằm trong qui hoạch, báo cáo tổng quan đầu tư kiên cố hoá kênh mương và giao thông nông thôn trên địa bàn xã, thị trấn được UBND huyện - thị xã phê duyệt; đã có danh mục bố trí vốn hỗ trợ từ ngân sách huyện – thị xã theo Nghị quyết của HĐND huyện - thị xã trong kế hoạch hằng năm và được UBND huyện – thị xã thông báo hỗ trợ từ ngân sách tỉnh trong tổng mức bố trí cho địa phương thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương và giao thông nông thôn.
7. Bổ sung điểm 1, phần III: (Quy trình bố trí)
UBND các huyện - thị xã phải bố trí dự toán ngay từ đầu năm để chủ động triển khai thực hiện bê tông hóa kênh mương và giao thông nông thôn từ nhiều nguồn: Tiết kiệm, vượt thu ngân sách hàng năm, khai thác quỹ đất, huy động đóng góp,… . Ngân sách tỉnh chỉ phân bổ vốn hỗ trợ theo khả năng cân đối trong kế hoạch hằng năm, không giải quyết bổ sung đối với khối lượng thực hiện (phần ngân sách tỉnh hỗ trợ) vượt kế hoạch được phân bổ, phần khối lượng thực hiện vượt kế hoạch vốn của tỉnh, các huyện - thị xã tự cân đối nguồn để hỗ trợ.
Phần hỗ trợ của ngân sách tỉnh chỉ được cấp bố sung có mục tiêu cho ngân sách huyện – thị xã và giải ngân khi có quyết định bố trí vốn hỗ trợ từ ngân sách các huyện - thị xã theo tỉ lệ qui định (điểm 3, phần II- mức hỗ trợ) .
8. Bổ sung thêm tiết 6, điểm 1, phần IV: (Tổ chức thực hiện)
UBND huyện - thị xã chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức kiểm tra quy trình bê tông hoá, nghiệm thu nền đường trước khi đổ bê tông mặt đường và nghiệm thu sau khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng theo các biểu mẫu qui định và gắn trách nhiệm trong việc duy tu bảo dưỡng đường.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực áp dụng kể từ ngày 01/7/2006; các nội dung khác quy định tại Quyết định số: 19/2001/QĐ-UB ngày 13/4/2001 và Quyết định số 31/2002/QĐ-UB ngày 27/5/2002 không thuộc phạm vi điều chỉnh của quyết định này vẫn còn hiệu lực thi hành.
Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Giao thông - Vận tải và Sở Kế hoạch & Đầu tư có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn triển khai thực hiện và theo dõi tham mưu bố trí nguồn kinh phí để các địa phương chủ động triển khai thực hiện ngay từ đầu năm kế hoạch.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Giao thông - Vận tải, Sở Kế hoạch & Đầu tư, Giám đốc Kho bạc nhà nước tỉnh, thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |