cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 56/2006/QĐ-UBND ngày 28/06/2006 Về quy định chế độ chi cho công tác bắt giữ, quản lý và xử lý tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 56/2006/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Lào Cai
  • Ngày ban hành: 28-06-2006
  • Ngày có hiệu lực: 08-07-2006
  • Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 1: 18-01-2008
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 27-04-2010
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1389 ngày (3 năm 9 tháng 24 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 27-04-2010
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 27-04-2010, Quyết định số 56/2006/QĐ-UBND ngày 28/06/2006 Về quy định chế độ chi cho công tác bắt giữ, quản lý và xử lý tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 1048/QĐ-UBND ngày 27/04/2010 Bãi bỏ văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành từ năm 1991 đến ngày 30 tháng 6 năm 2009”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 56/2006/QĐ-UBND

Lào Cai, ngày 28 tháng 06 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỘT SỐ CHẾ ĐỘ CHI CHO CÔNG TÁC BẮT GIỮ, QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ TÀI SẢN TỊCH THU SUNG QUỸ NHÀ NƯỚC DO VI PHẠM HÀNH CHÍNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002;
Căn cứ Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002;
Căn cứ Thông tư số 72/2004/TT-BTC ngày 15/7/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và xử lý tang vật, phương tiện tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính; Thông tư số 04/2006/TT-BTC ngày 18/01/2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 72/2004/TT-BTC ngày 15/7/2004;
Xét đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số 52/TTr-STC ngày 09/5/2006 về việc Quy định một số mức chi cho công tác bắt giữ, quản lý và xử lý tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Quy định một số chế độ chi phục vụ công tác bắt giữ, quản lý và xử lý tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính như sau:

1/ Chế độ chi phục vụ công tác bắt giữ, quản lý và xử lý tài sản tịch thu sung quỹ Nhà nước do vi phạm hành chính:

1.1. Bồi dưỡng cho các đối tượng không hưởng lương từ ngân sách tham gia phối hợp kiểm tra bắt giữ: 20.000đ/ người/ ngày.

1.2. Chi thuê giám định đối với ô tô, xe máy để định giá khởi điểm:

- Giám định tại thành phố Lào Cai: 200.000đ/lần.

- Giám định tại các huyện trong tỉnh: 300.000đ/lần.

- Đối với các loại tài sản có tính đặc thù: tài sản là cổ vật, di tích văn hóa, lịch sử, quặng vàng, trầm hương… chi phí giám định theo thực tế hợp đồng, hóa đơn.

1.3. Chi định giá khởi điểm, giao nhận hàng hóa: 20.000đ/lần/người (tối đa không quá 7 người/lần định giá, lần giao nhận)

1.4. Chi phí mua tin (nếu có):

Căn cứ vào thời gian, địa điểm, chất lượng, hiệu quả nguồn tin báo, thủ trưởng đơn vị trực tiếp điều tra, xử lý vi phạm hành chính quyết định chi trả (mức chi cho tin báo trước trả cao, tin báo sau trả thấp hoặc không chi trả) nhưng tối đa không quá 2.000.000đ/1 người báo tin/1 vụ việc.

Tổng mức chi mua tin của mỗi vụ việc tối đa là mười phần trăm (10%) trên số thu từ bán tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu của vụ việc đó.

1.5. Một số khoản chi khác:

a. Những người trực tiếp tham gia xử lý vụ việc bị thương, bị tai nạn phải điều trị tại các cơ sở y tế, ngoài chế độ được hưởng theo quy định hiện hành, được hỗ trợ tối đa là 500.000đ/người/vụ.

b. Gia đình của người trực tiếp tham gia xử lý vụ việc hy sinh khi thi hành công vụ được hỗ trợ tối đa là: 2.000.000đ/người.

c. Chi hỗ trợ cho công tác tuyên truyền.

d. Chi hỗ trợ mua sắm bổ sung trang thiết bị làm việc, đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác xử lý vi phạm hành chính.

Tổng mức chi cho các nội dung này tối đa không quá 10% số tiền thu từ bán tang vật, phương tiện tịch thu của vụ việc. Chỉ thực hiện mua sắm tài sản khi nguồn kinh phí được trích sau khi chi hỗ trợ cho con người, chi tuyên truyền đến cuối năm không sử dụng hết.

Trường hợp số tiền trích theo quy định không đủ chi trả cho các nội dung a, b thì cơ quan chủ trì xử lý vụ việc lập dự toán, đề nghị cơ quan tài chính trình UBND cùng cấp quyết định hỗ trợ từ nguồn tiền thu bán tang vật, phương tiện tịch thu phải nộp ngân sách hoặc quyết định hỗ trợ từ ngân sách.

Các chế độ chi khác phục vụ công tác kiểm tra bắt giữ, quản lý và xử lý tài sản tịch thu sung quỹ Nhà nước thực hiện theo Thông tư số 72/2004/TT-BTC ngày 15/7/2004 và Thông tư số 04/2006/TT-BTC ngày 18/01/2006.

2. Nguồn kinh phí:

Nguồn kinh phí để chi cho công tác bắt giữ, quản lý và xử lý tài sản tịch thu sung quỹ Nhà nước nêu trên được sử dụng từ tiền bán tang vật, phương tiện tịch thu do vi phạm hành chính do các cơ quan, đơn vị nộp vào tài khoản tạm giữ của cơ quan tài chính các cấp mở tại Kho bạc nhà nước theo phân cấp xử lý tài sản tịch thu sung quỹ Nhà nước.

Điều 2. Giao Sở Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Giám đốc Công an tỉnh, Chỉ huy trưởng Biên phòng tỉnh, Cục Hải quan, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý Thị trường và các đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thực hiện.

Quyết định có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.

 

 

Nơi nhận:
- TT: TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH, các Ban HĐND tỉnh;
- Như điều 3 QĐ;
- Lưu VT, TH, NLN, TM.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Nguyễn Hữu Vạn