Quyết định số 47/2006/QĐ-BNN ngày 06/06/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành Quy chế về quản lý gấu nuôi (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 47/2006/QĐ-BNN
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Ngày ban hành: 06-06-2006
- Ngày có hiệu lực: 05-07-2006
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 03-11-2008
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 852 ngày (2 năm 4 tháng 2 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 03-11-2008
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 47/2006/QĐ-BNN | Hà Nội, ngày 06 tháng 06 năm 2006 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ QUẢN LÝ GẤU NUÔI
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
Căn cứ văn bản số 2822/VPCP-NN ngày 07/6/2004 của Văn phòng Chính phủ về Phương án xử lý gấu nuôi nhốt tại Việt Nam;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Kiểm lâm,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế về quản lý gấu nuôi.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Bãi bỏ quy định trước đây của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quản lý gấu nuôi nhốt trái với quy định tại Quyết định này.
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Kiểm lâm, các đơn vị liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
QUY CHẾ
VỀ QUẢN LÝ GẤU NUÔI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 47 /2006/QĐ-BNN ngày 06/ 06/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Điều 1: Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Quy chế này quy định về việc quản lý các cá thể gấu đang được nuôi cách ly với môi trường tự nhiên (sau đây gọi là gấu nuôi) đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến việc nuôi gấu trên lãnh thổ Việt Nam (sau đây gọi là chủ nuôi gấu).
Điều 2. Nguyên tắc quản lý
1. Chỉ những cá thể gấu đã lập hồ sơ quản lý, gắn chíp điện tử theo quy định tại Quyết định số 02/2005/QĐ-BNN ngày 5/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy định về quản lý gấu nuôi nhốt mới được phép tiếp tục nuôi.
2. Chủ nuôi gấu có trách nhiệm nuôi các cá thể gấu đến hết đời của chúng theo các điều kiện quy định tại Quy chế này và quy định hiện hành của Nhà nước.
3. Nhà nước không công nhận quyền sở hữu của chủ nuôi gấu đối với những cá thể gấu nuôi.
4. Mọi cá thể gấu nuôi trái với quy định tại Quy chế này đều bị tịch thu. Chủ nuôi cá thể gấu đó phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định hiện hành của pháp luật.
Điều 3. Những hành vi bị cấm
1. Mua, bán, quảng cáo, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập - tái xuất khẩu gấu và sản phẩm từ gấu trái với quy định của pháp luật.
2. Giết mổ, khai thác, vận chuyển, kinh doanh mật và các bộ phận cơ thể của gấu.
Điều 4. Chuyển địa điểm nuôi gấu đã lập hồ sơ, gắn chíp điện tử
Chủ nuôi gấu được di chuyển địa điểm nuôi gấu khi đáp ứng các điều kiện sau:
1. Cá thể gấu nuôi đã được lập hồ sơ quản lý, gắn chíp điện tử theo quy định tại Quyết định số 02/2005/QĐ-BNN ngày 5/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy định về quản lý gấu nuôi nhốt.
2. Chủ nuôi gấu có đề nghị di chuyển gấu nuôi được Cơ quan Kiểm lâm tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh) nơi cá thể gấu đang được nuôi xác nhận. ở địa phương không có Cơ quan Kiểm lâm thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác nhận. Mẫu đề nghị di chuyển gấu nuôi kèm theo Quy chế này.
3. Có Biên bản gắn chíp gấu nuôi nhốt theo Quy định về quản lý gấu nuôi nhốt ban hành kèm theo Quyết định số 02/2005/QĐ-BNN ngày 5/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quá trình di chuyển cá thể gấu.
4. Trường hợp vận chuyển các cá thể gấu ra ngoài địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải có giấy phép vận chuyển đặc biệt do Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh nơi cá thể gấu được nuôi trước khi di chuyển cấp theo quy định tại Điều 5, Quy định về kiểm tra, kiểm soát lâm sản ban hành kèm theo Quyết định số 59/2005/QĐ-BNN ngày 10/10/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
5. Chủ nuôi gấu thông báo cho Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh nơi tiếp nhận cá thể gấu trước khi vận chuyển đến để xem xét, kiểm tra các điều kiện nuôi gấu.
6. Chủ nuôi gấu chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn cho người, gấu, không gãy ô nhiễm môi trường trong qúa trình vận chuyển cá thể gấu.
Điều 5. Xử lý đối với các cá thể gấu được sinh ra từ cá thể gấu đã lập hồ sơ quản lý, gắn chíp điện tử
1. Chủ nuôi gấu có trách nhiệm nuôi dưỡng các cá thể gấu được sinh ra từ các cá thể gấu đã lập hồ sơ quản lý, gắn chíp điện tử trong thời gian tối đa là một năm kể từ ngày cá thể gấu đó được sinh ra.
2. Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh giám sát, thu hồi cá thể gấu được sinh ra từ các cá thể gấu đã lập hồ sơ quản lý, gắn chíp điện tử để chuyển giao cho Trung tâm cứu hộ gấu.
Điều 6. Xử lý đối với các cá thể gấu do chủ nuôi gấu tự nguyện giao nộp lại cho Nhà nước, các cá thể gấu tịch thu theo quy định của Nhà nước và các cá thể gấu quy định tại Điều 5 Quy chế này
1. Các cá thể gấu do chủ nuôi gấu tự nguyện giao nộp lại cho Nhà nước, cá thể gấu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý tịch thu có thể được chuyển giao cho một trong những tổ chức sau:
a) Các Trung tâm cứu hộ gấu, Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã.
b) Các vườn thú, các cơ sở nghiên cứu, đào tạo trong nước để phục vụ mục đích nghiên cứu và giáo dục môi trường.
c) Các tổ chức bảo tồn động vật hoang dã quốc tế.
Cục Kiểm lâm hướng dẫn, giám sát việc chuyển giao các cá thể gấu theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và Công ước về buôn bán quốc tế các loài động v?t, thực vật hoang dã nguy cấp (Công ước CITES).
2. Các Trung tâm cứu hộ gấu có trách nhiệm thả lại rừng đối với các cá thể gấu có khả năng thích nghi với môi trường tự nhiên và các điều kiện an toàn khác; tổ chức cứu hộ, nuôi giữ các cá thể gấu không thể thả lại rừng.
3. Các cá thể gấu bị bệnh có nguy cơ gây thành dịch, gây ô nhiễm môi trường hoặc những cá thể gấu không thể chuyển giao theo quy định tại khoản 1 Điều này, Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh chủ trì tổ chức tiêu huỷ theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Trách nhiệm của chủ nuôi gấu
1. Bảo đảm nuôi các cá thể gấu đã lập hồ sơ quản lý, gắn chíp điện tử; nuôi các cá thể gấu được sinh ra từ gấu mẹ đã lập hồ sơ quản lý, gắn chíp điện tử theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Quy chế này đến khi chuyển giao.
2. Đảm bảo chuồng nuôi gấu phải đủ rộng để cá thể gấu có thể đi lại được dễ dàng; các điều kiện an toàn cho người, gấu và vật nuôi khác và vệ sinh môi trường. Chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để cá thể gấu nuôi gây thương tích, làm chết nguời, gây ô nhiễm môi trường.
3. Báo cáo định kỳ 6 tháng một lần và báo cáo đột xuất về tình trạng các cá thể gấu (sinh sản, bị bệnh, chết, các sự cố khác) do mình nuôi cho Hạt Kiểm lâm sở tại.
Điều 8. Trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước
1. Cục Kiểm lâm chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Quy chế này, tổng hợp tình hình báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình hình quản lý gấu nuôi trên phạm vi toàn quốc.
2. Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý số lượng gấu nuụi trên địa bàn, tổ chức tuyền truyền, hướng dẫn về việc thực hiện Quy chế này tới các chủ hộ nuôi gấu, cử cán bộ tiến hành kiểm tra định kỳ 6 tháng một lần, kiểm tra đột xuất khi cần thiết.
b) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tiếp nhận báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất của chủ hộ nuôi gấu quy định tại khoản 3, Điều 7 Quy chế này; xác nhận gấu mới sinh, gấu bị chết, gấu chuyển đi, g?u chuyển đến. Cấp giấy phép vận chuyển đặc biệt khi vận chuyển gấu ra ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
c) Giám sát, phát hiện các hành vi làm trái với Quy chế này và các quy định của pháp luật; xử lý hoặc tham mưu cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm.
d) Phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức tiêu huỷ các cá thể gấu quy định tại khoản 3, Điều 6 Quy chế này.
đ) Thường xuyên cập nhật về hiện trạng gấu nuôi trên thực tế và trên sổ sách. Hàng năm tổng hợp báo cáo Cục Kiểm lâm về tình hình thực hiện quản lý gấu nuôi trên địa bàn.
3. Tại địa phương không có Cơ quan Kiểm lâm thì Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 9. Xử lý vi phạm
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về quản lý gấu nuôi quy định tại Quy chế này và các quy định của pháp luật, căn cứ tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý hành chính, cá nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định hiện hành của pháp luật.
2. Việc xử lý cá thể gấu bị tịch thu thực hiện theo quy định tại Điều 6 Quy chế này.
Điều 10. Kinh phí thực hiện việc quản lý gấu nuôi
1. Ngân sách nhà nước:
a) Ngân sách địa phương đảm bảo kinh phí cho các Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với địa phương không có Chi cục Kiểm lâm) trong công tác quản lý gấu nuôi tại địa phương.
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đảm bảo kinh phí cho Cục Kiểm lâm để phục vụ cho công tác chỉ đạo, hu?ng d?n việc thực hiện Quy chế này.
2. Tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài quan tâm đến bảo tồn gấu.
| KT. BỘ TRƯỞNG |