cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 09/2006/QĐ-BBCVT ngày 10/04/2006 Về điều kiện kỹ thuật và khai thác đối với thiết bị phát sóng vô tuyến điện được sử dụng có điều kiện đặt trên phương tiện nghề cá ban hành bởi Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 09/2006/QĐ-BBCVT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Bộ Bưu chính, Viễn thông
  • Ngày ban hành: 10-04-2006
  • Ngày có hiệu lực: 07-05-2006
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 10-05-2012
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 2195 ngày (6 năm 5 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 10-05-2012
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 10-05-2012, Quyết định số 09/2006/QĐ-BBCVT ngày 10/04/2006 Về điều kiện kỹ thuật và khai thác đối với thiết bị phát sóng vô tuyến điện được sử dụng có điều kiện đặt trên phương tiện nghề cá ban hành bởi Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Thông tư số 03/2012/TT-BTTTT ngày 20/03/2012 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định danh mục thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, điều kiện kỹ thuật và khai thác kèm theo (Văn bản hết hiệu lực)”. Xem thêm Lược đồ.

BỘ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 09/2006/QĐ-BBCVT

Hà Nội, ngày 10 tháng 04 năm 2006 

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH "QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT VÀ KHAI THÁC ĐỐI VỚI THIẾT BỊ PHÁT SÓNG VÔ TUYẾN ĐIỆN ĐƯỢC SỬ DỤNG CÓ ĐIỀU KIỆN ĐẶT TRÊN PHƯƠNG TIỆN NGHỀ CÁ" 

BỘ TRƯỞNG BỘ BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG

Căn cứ Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông ngày 25 tháng 5 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 24/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông về tần số vô tuyến điện;
Căn cứ Nghị định số 90/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Bưu chính, Viễn thông;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định về điều kiện kỹ thuật và khai thác đối với thiết bị phát sóng vô tuyến điện được sử dụng có điều kiện đặt trên phương tiện nghề cá".

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Bưu chính, Viễn thông, tổ chức và cá nhân sử dụng thiết bị phát sóng vô tuyến điện đặt trên phương tiện nghề cá chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

BỘ TRƯỞNG
 


Đỗ Trung Tá

QUY ĐỊNH

VỀ ĐIỀU KIỆN KỸ THUẬT VÀ KHAI THÁC ĐỐI VỚI THIẾT BỊ PHÁT SÓNG VÔ TUYẾN ĐIỆN ĐƯỢC SỬ DỤNG CÓ ĐIỀU KIỆN ĐẶT TRÊN PHƯƠNG TIỆN NGHỀ CÁ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 09/2006/QĐ-BBCVT ngày 10 tháng 4 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông)

Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng

Văn bản này quy định về điều kiêệ kỹ thuật và khai thác đối với thiết bị phát sóng vô tuyến điện được sử dụng có điều kiện đặt trên phương tiện nghề cá hoạt động ở băng tần từ 26,96 Mêgahéc đến 27,41 Mêgahéc (sau đây gọi là băng tần C).

Tổ chức, cá nhân khi sử dụng thiết bị phát sóng vô tuyến điện trên đây để liên lạc giữa các phương tiện nghề cá hoạt động ở các vùng biển của Việt Nam phải thực hiện đúng các điều kiện kỹ thuật, khai thác theo Quy định này và không cần có giấy phép tần số vô tuyến điện.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. "Phương tiện nghề cá" là tầu, thuềyn, đánh cá và các phương tiện lưu động hoặc không lưu động trên biển dùng để khai thác, chế biến, nuôi trồng và thu gom thủy sản, dịch vụ hậu cần, điều tra thăm dò và kiểm tra, kiểm soát bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

2. "Chủ phương tiện" là tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý, sử dụng phương tiện nghề cá.

3. "Công suất phát" là công suất cao tần tại đầu ra của thiết bị phát sóng vô tuyến điện.

4. "Độ rộng băng tần cần thiết" là độ rộng băng tần tối thiểu để đảm bảo chất lượng thông tin.

5. "Kênh an toàn, cứu nạn" là kênh dành riêng phục vụ thông tin an toàn, cứu nạn.

6. "Kênh gọi" là kênh dành riêng để thiết lập cuộc gọi.

7. "Kênh liên lạc" là kênh dùng cho thông tin liên lạc, trao đổi tin tức.

Điều 3. Mức công suất phát hạn chế và độ rộng băng tần cần thiết

1. Trong trường hợp sử dụng phương thức phát thoại đơn biên: Công suất phát không được vượt quá 25 W và độ rộng băng tần cần thiết không được vượt quá 3 kHz.

2. Trong trường hợp sử dụng phương thức phát thoại song biên: Công suất phát không được vượt quá 10 W và độ rộng băng tần cần thiết không được vượt quá 6 kHz.

3. Trong trường hợp sử dụng phương thức phát thoại đều tần hoặc điều pha: Công suất phát không được vượt quá 10 W và độ rộng băng tần cần thiết không được vượt quá 16 kHz.

Điều 4. Phân kênh tần số

Băng tần C được phân chia thành 40 kênh (đánh số thứ tự từ 1 đến 40), mỗi kênh tần số tương ứng với các tần số trung tâm và mục đích sử dụng theo Bảng phân kênh tần số sau đây:

BẢNG PHÂN KÊNH TẦN SỐ

 

Kênh

Tần số trung tâm [MHz]

Mục đích sử dụng

 

Kênh

Tần số trung tâm [MHz]

Mục đích sử dụng

1

26,965

Kênh liên lạc

 

21

27,215

Kênh liên lạc

2

26,975

 

22

27,225

3

26,985

 

23

27,255

4

27,005

 

24

27,235

5

27,015

 

25

27,245

6

27,025

 

26

27,265

7

27,035

 

27

27,275

8

27,055

 

28

27,285

9

27,065

Kênh an toàn cứu nạn

 

29

27,295

10

27,075

Kênh liên lạc

 

30

27,305

11

27,085

Kênh gọi

 

31

27,315

12

27,105

Kênh liên lạc

 

32

27,325

13

27,115

 

33

27,335

14

27,125

 

34

27,345

15

27,135

 

35

27,355

16

27,155

 

36

27,365

17

27,165

 

37

27,375

18

27,175

 

38

27,385

19

27,185

Kênh gọi

 

39

27,395

20

27,205

Kênh liên lạc

 

40

27,405

 

Điều 5. Điều kiện sử dụng kênh an toàn, cứu nạn

1. Trong trường hợp khẩn cấp, gây nguy hiểm đến tính mạng và phương tiện trên biển, ngoài việc sử dụng kênh 9 (dành riêng phục vụ thông tin an toàn cứu nạn), tổ chức, cá nhân khi gửi thông tin hoặc tín hiệu cấp cứu còn có thể phát sóng để thu hút sự chú ý trên bất cứ kênh nào trong Bảng phân kênh tần số.

2. Khi nhận được thông tin, tín hiệu cấp cứu, các đài vô tuyến điện phải lập tức ngừng phát sóng trên tần số có khả năng gây nhiễu cho thông tin cấp cứu và phải liên tục lắng nghe trên tần số phát gọi cấp cứu; trả lời và thực hiện ngay mọi hỗ trợ cần thiết, đồng thời thông báo cho cơ quan tìm kiếm cứu nạn.

Điều 6. Điều kiện sử dụng kênh gọi

1. Kênh gọi (kênh 11 và kênh 9) chỉ dùng để thiết lập cuộc gọi giữa các phương tiện nghề cá.

2. Kênh gọi chi được sử dụng trong khoảng thời gian tối đa 1 phút. Đài gọi xưng tên và gọi tên của đài bị gọi (lặp đi lặp lại 3 lân trên kênh gọi. Ngay sau khi nhận được tín hiệu trả lời của đài bị gọi, đài gọi chủ động chỉ định kênh liên lạc để hai đài cùng chuyển sang làm việc ở kênh liên lạc; không được liên lạc ở kênh gọi.

Điều 7. Điều kiện sử dụng kênh liên lạc

1. Kênh liên lạc được lựa chọn trong số 37 kênh theo Bảng phân kênh tần số (trừ các kênh an toàn, cứu nạn và kênh gọi). Trong quá trình làm việc nếu bị nhiễu do đài khác gây ra, có thể chuyển đổi sang kênh liên lạc khác để tránh nhiễu.

2. Kênh liên lạc chỉ được sử dụng trong khoảng thời gian tối đa 5 phút, trường hợp phải kéo dài thời gian thì sau khi liên lạc được 5 phút phải tạm ngừng một phút rồi mới tiếp tục liên lạc.

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm

Người sử dụng thiết bị phát sóng vô tuyến điện không được có các hành vi sau đây:

1. Sử dụng công suất vượt quá mức công suất phát hạn chế theo Điều 3 của Quy định này.

2. Gây nhiễu có hại cho kênh an toàn, cứu nạn.

3. Dùng kênh an toàn, cứu nạn cho mục đích thiết lập cuộc gọi và liên lạc.

4. Dùng kênh gọi cho mục đích liên lạc (trừ thông tin cấp cứu).

5. Chiếm dụng kênh liên lạc liên tục vượt quá thời gian 5 phút hoặc phát bất kỳ một sóng mang nào xem giữa các cuộc gọi.

6. Phát tín hiệu gọi, tín hiệu nhận dạng liên tục, lặp đi lặp lại trên kênh gọi vượt quá thời gian 1 phút.

7. Phát tín hiện nhận dạng đồng thời trên hai hoặc nhiều tần số khi chỉ liên lạc với một đài khác.

Điều 9. Các trường hợp phải làm thủ tục để được cấp giấy phép tần số vô tuyến điện

1. Đối với các thiết bị phát sóng vô tuyến điện đặt trên phương tiện nghề cá nhưng không làm việc ở băng tần C, chủ phương tiện phải làm thủ tục để được cấp giấy phép tần số vô tuyến điện theo quy định tại Khoản 3 Điều 18 của Nghị định số 24/2004/NĐ-CP.

2. Đối với các thiết bị phát sóng vô tuyến điện đặt trên bờ làm việc ở băng tần C để liên lạc giữa chủ phương tiện ở trên đất liền với các phương tiện nghề cá trên biển, chủ phương tiện phải làm thủ tục để được cấp giấy phép tần số vô tuyến điện theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 của Nghị định số 24/2004/NĐ-CP.

Điều 10. Trách nhiệm hướng dẫn, thi hành

Cục Tần số vô tuyến điện chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn cho ngư dân và chủ phương tiện nghề cá thực hiện, đồng thời tổ chức kiểm tra, kiểm soát tần số vô tuyến điện, xử lý các hành vi vi phạm Quy định này.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mặc, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Bưu chính, Viễn thông để được hướng dẫn hoặc xem xét sửa đổi, bổ sung./.