Chỉ thị số 20/2005/CT-UBND ngày 06/06/2005 Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Hậu Giang (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 20/2005/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Hậu Giang
- Ngày ban hành: 06-06-2005
- Ngày có hiệu lực: 16-06-2005
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 10-11-2013
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 3069 ngày (8 năm 4 tháng 29 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 10-11-2013
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/2005/CT-UBND | Vị Thanh, ngày 06 tháng 6 năm 2005 |
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG
Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (TTPBGDPL) là một công tác hết sức quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Nhà nước pháp quyền XHCN, góp phần thiết thực, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội ở địa phương. Trong thời gian qua, công tác TTPBGDPL trên địa bàn đã mang lại nhiều kết quả tích cực; số lượt, số cuộc triển khai ngày càng tăng; hình thức tuyên truyền ngày càng đa dạng, phong phú, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Qua đó, tạo ra sự chuyển biến tích cực về ý thức pháp luật của cán bộ và nhân dân trong tỉnh, góp phần hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác TTPBGDPL vẫn còn một số hạn chế nhất định, cụ thể: việc triển khai thực hiện chưa đi vào nề nếp, thiếu thường xuyên, liên tục; sự quan tâm, phối hợp giữa các ngành chức năng chưa thật sự sâu sát, chặt chẽ; chưa gắn TTPBGDPL với công tác khác của địa phương. Mặt khác, trình độ pháp luật của một số Báo cáo viên, Tuyên truyền viên pháp luật còn hạn chế. Từ đó đã ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác TTPBGDPL.
Để khắc phục những hạn chế nói trên, góp phần đẩy mạnh công tác TTPBGDPL trong thời gian tới, UBND tỉnh Hậu Giang yêu cầu các Giám đốc Sở, Thủ trưởng các cơ quan Ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND thị xã Vị Thanh và các huyện thực hiện tốt các nội dung sau:
1. Các Sở, Ban ngành, Đoàn thể tỉnh, UBND thị xã Vị Thanh và các huyện tăng cường chỉ đạo công tác TTPBGDPL ở cơ quan, đơn vị, phải có kế hoạch cụ thể hàng quý, 6 tháng, năm về công tác TTPBGDPL và thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các Kế hoạch đã đề ra. Đồng thời, tăng cường công tác phối hợp, tạo sức mạnh tổng hợp cho công tác TTPBGDPL; biểu dương, khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực TTPBGDPL.
2. Sở Tư pháp có Kế hoạch TTPBGDPL hàng năm trên địa bàn tỉnh; đồng thời chịu trách nhiệm rà soát nắm tình hình Báo cáo viên pháp luật tỉnh và cấp huyện, Tuyên truyền viên pháp luật cấp xã; hoàn tất việc cấp thẻ Báo cáo viên, Tuyên truyền viên pháp luật trong năm 2005; tăng cường công tác tập huấn kiến thức pháp luật và kỹ năng tuyên truyền cho đội ngũ Báo cáo viên, Tuyên truyền viên pháp luật; cung cấp những tài liệu cần thiết cho việc TTPBGDPL.
Đối với Báo cáo viên, Tuyên truyền viên pháp luật phải tham dự đầy đủ các buổi triển khai văn bản pháp luật mới ban hành, các đợt tập huấn về kỹ năng TTPBGDPL. Đặc biệt, cơ quan, đơn vị có cán bộ là Báo cáo viên, Tuyên truyền viên pháp luật, Thủ trưởng cơ quan phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Báo cáo viên, Tuyên truyền viên pháp luật hoàn thành nhiệm vụ được giao và chủ động trong việc TTPBGDPL.
3. Để công tác TTPBGDPL đạt kết quả tốt,
Thủ trưởng các Sở, Ban ngành, Đoàn thể tỉnh, Chủ tịch UBND thị xã Vị Thanh, các huyện và các Trường phổ thông trung học phối hợp với Sở Tư pháp chú trọng đầu tư xây dựng, củng cố và khai thác có hiệu quả Tủ sách pháp luật (TSPL). Phấn đấu cuối năm 2005 xây dựng đạt 100% TSPL ở xã, phường, thị trấn; cuối năm 2006 đạt 100% TSPL ở Sở, Ban, ngành tỉnh.
Chủ tịch UBND thị xã Vị Thanh và các huyện chỉ đạo các Ban, ngành, đoàn thể cùng cấp, Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn tiếp tục thành lập, củng cố, duy trì sinh hoạt đều và có hiệu quả các câu lạc bộ Pháp luật, câu lạc bộ “tuổi trẻ phòng, chống tội phạm”; đảm bảo hệ thống loa truyền thanh, để phục vụ tốt cho công tác “thông tin tuyên truyền” với thời lượng phát sóng phù hợp hàng ngày đến mọi người dân.
4. Sở Giáo dục - Đào tạo có trách nhiệm phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan chức năng nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật trong các trường học; có kế hoạch cụ thể về tập huấn nghiệp vụ cho giáo viên dạy môn giáo dục công dân; đẩy mạnh các hoạt động giáo dục ngoại khóa ở các trường học trên địa bàn.
5. Sở Văn hóa Thông tin - Thể thao; Báo Hậu Giang; Đài Phát thanh - Truyền hình Hậu Giang và Đài Truyền thanh cấp huyện cần phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể nhằm tăng cường công tác TTPBGDPL. Thông qua các bài viết, bản tin, chuyên đề, phóng sự trên Báo, Đài và các loại hình văn hóa văn nghệ để lồng ghép phổ biến những văn bản pháp luật hiện hành, cũng như các chủ trương, chính sách của Đảng đến mọi tầng lớp nhân dân; góp phần tạo sự chuyển biến trong nhận thức của người dân về tinh thần “Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật”.
6. Hội đồng Phối hợp công tác PBGDPL tỉnh, thị xã Vị Thanh và các huyện phải thường xuyên được củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động; phát huy tốt vai trò, hoạt động của mình một cách có hiệu quả. Đặc biệt là các thành viên của các ngành trọng yếu có liên quan triển khai thực hiện tốt kế hoạch đề ra. Phải tiến hành sơ, tổng kết hàng năm, đề ra kế hoạch hoạt động 6 tháng, năm và phương hướng hoạt động cho năm sau.
7. Sở Tài chính chịu trách nhiệm trong việc cân đối ngân sách, dành khoản kinh phí thích hợp để các đơn vị, địa phương trong tỉnh thực hiện tốt công tác TTPBGDPL.
Các Thủ trưởng cơ quan, Ban, Ngành, Đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch UBND thị xã Vị Thanh và các huyện trong quá trình triển khai, thực hiện phải báo cáo kết quả hàng quý, 6 tháng, năm về Sở Tư pháp, để tổng hợp báo cáo về UBND tỉnh.
Giám đốc Sở Tư pháp chịu trách nhiệm trong việc theo dõi, nắm tình hình công tác TTPBGDPL trên địa bàn tỉnh để giúp UBND tỉnh có kế hoạch uốn nắn, chỉ đạo kịp thời./.
Nơi nhận: | TM. UBND TỈNH HẬU GIANG |