Quyết định số 04/2006/QĐ-UBND ngày 24/01/2006 Ban hành Quy chế quản lý hoạt động trò chơi giải trí trên địa bàn tỉnh Cà Mau (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 04/2006/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Cà Mau
- Ngày ban hành: 24-01-2006
- Ngày có hiệu lực: 03-02-2006
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 14-01-2014
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 2902 ngày (7 năm 11 tháng 17 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 14-01-2014
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2006/QĐ-UBND | Cà Mau, ngày 24 tháng 01 năm 2006. |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRÒ CHƠI GIẢI TRÍ.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 31/2001/NĐ-CP ngày 26/6/2001 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Văn hóa - Thông tin;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin tại Tờ trình số 172/TTr-SVHTT ngày 05/12/2005 và Báo cáo thẩm định số 116/BC-STP ngày 23/11/2005 của Giám đốc Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế quản lý hoạt động trò chơi giải trí”.
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Cà Mau, Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUY CHẾ
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRÒ CHƠI GIẢI TRÍ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 04/2006/QĐ-UBND Ngày 24/01/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng:
Quy chế này quy định việc quản lý cc loại hình trị chơi giải trí, hình thức tổ chức hoạt động của các loại hình trị chơi giải trí, hồ sơ xin cấp giấy phép hoạt động, thẩm quyền cấp giấy phép, thời hạn của giấy phép, trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nh nước trong việc quản lý hoạt động trị chơi giải trí trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Điều 2. Đối tượng p dụng của Quy chế bao gồm:
1. Cơ quan, đơn vị Nhà nước, đoàn thể xã hội, Ban tổ chức các cuộc lễ hội tổ chức trò chơi giải trí không nhằm mục đích kinh doanh, không thường xuyên.
2. Cơ quan, đơn vị tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí có thu tiền bao gồm: Công viên, Khu vui chơi giải trí, Trung tâm văn hóa, thể dục- thể thao...
3. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có tư cách pháp nhân hoạt động kinh doanh dịch vụ trò chơi giải trí.
Điều 3. Mục đích tổ chức trò chơi giải trí: nhằm rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể chất con người; thi thố kỹ năng, tài năng - nâng cao trí tuệ; giải trí, thư giãn nâng cao thị hiếu thẩm mỹ con người.
Điều 4. Giải thích từ ngữ:
1. Trò chơi giải trí: là loại hình sinh hoạt văn hóa có các hình thức, nội dung vui chơi giải trí an toàn, lành mạnh; có tính gắn kết cộng đồng.
2. Trúng thưởng: là hình thức tặng thưởng bằng vật phẩm cho người chiến thắng cuộc chơi, nhằm khích lệ tinh thần, tạo sinh khí giải trí vui tươi và lành mạnh.
3. Quà thưởng: là hình thức tặng phẩm dành cho người chiến thắng trong cuộc chơi, không được quy đổi, trao nhận bằng tiền. Không được sử dụng vật phẩm hàng hóa thành đối tượng trực tiếp của bất kỳ trò chơi nào.
Điều 5. Các loại hình trò chơi giải trí bao gồm:
1. Trò chơi dân gian truyền thống: Được quần chúng nhân dân sáng tạo, duy trì và phát triển qua quá trình lịch sử; từng có mặt trong các phong tục hội hè, đình đám đậm đà sắc thái văn hóa dân gian dân tộc như: kéo co, nhảy bao bố, đi cầu trượt, thả diều, đập nồi, thảy vòng vịt…
2. Trò chơi kỹ năng: được nhiều thành phần xã hội sáng tạo ra nhằm phục vụ nhu cầu giao lưu giải trí, sinh hoạt cộng đồng; mang tính thi thố, thử thách kỹ năng, tài năng con người như: nấu cơm, phóng phi tiêu, tìm địa chỉ, ném bóng vào lỗ, thi đố…
3. Trò chơi kỹ thuật công nghiệp: được thiết kế, lắp, dựng bằng phương thức áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghiệp nhằm tạo ra cảm giác thích thú như: đu quay, bê-ta-lô đạp nước, thuyền (xe) điện đụng…
Điều 6. Quy chế này không áp dụng đối với các loại trò chơi sau đây:
1. Trò chơi điện tử; games vi tính;
2. Các loại hình thể dục - thể thao có tác dụng rèn luyện thể chất đã trở thành các bộ môn chính thức của ngành thể dục - thể thao trong nước;
3. Các loại hình văn nghệ dân gian cổ truyền và hiện đại đã trở thành các bộ môn nghệ thuật biểu diễn, diễn xướng chính thức trong nước.
Điều 7. Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Tổ chức trò chơi giải trí có nội dung:
a) Chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
b) Kích động bạo lực, chia rẽ khối đoàn kết các dân tộc, truyền bá tư tưởng văn hóa phản động, lối sống đồi trụy; các hành vi tội ác; tệ nạn xã hội, cờ bạc, mê tín dị đoan; trái với thuần phong mỹ tục Việt Nam.
c) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc; vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự và nhân phẩm của công dân.
2. Tạo ra trò chơi mang tính chất cờ bạc, có giải thưởng bằng tiền.
3. Gian lận về kết quả trúng thưởng – giải thưởng.
4. Bố trí các trò chơi giải trí cách dưới 200m đối với các địa điểm như: Trường học, cơ quan hành chính Nhà nước, bệnh viện, chốn tôn nghiêm. Trừ trường hợp chính các nơi này xin phép tổ chức hoạt động trò chơi mang tính nhất thời.
Chương II
HOẠT ĐỘNG TRÒ CHƠI GIẢI TRÍ
Điều 8. Đối với hoạt động trò chơi giải trí không thu tiền:
1. Hình thức tổ chức
a) Tổ chức hoạt động trò chơi giải trí là một yếu tố gắn kết với chương trình lễ hội, do Ban tổ chức lễ hội điều khiển trực tiếp;
b) Sinh hoạt cộng đồng nhân dịp lễ kỷ niệm ngày nghỉ tập thể, đợt dã ngoại của các cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội, trường học…
2. Nội dung tổ chức
a) Phải thành lập Ban tổ chức, có người chịu trách nhiệm chính thức, xác định rõ ràng ý nghĩa, mục đích và yêu cầu của hoạt động trò chơi giải trí mang tính phục vụ đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân;
b) Chương trình hoạt động được biên tập, công bố thể lệ đối với từng trò chơi cụ thể, có bộ phận điều khiển quản trò, trọng tài, trao giải thưởng công bằng đúng thể lệ.
Điều 9. Đối với hoạt động trò chơi giải trí có thu tiền:
1. Đơn vị, tổ chức, cá nhân phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Chỉ được hoạt động sau khi có giấy phép của Sở Văn hóa Thông tin đối với lĩnh vực kinh doanh có điều kiện; hoạt động đúng chương trình, nội dung đã được duyệt và cho phép.
3. Giá vé tham gia từng trò chơi theo quy định của cơ quan, nhà nước có thẩm quyền. Giá vé và bản thể lệ phải được niêm yết công khai tại khu vực tiến hành trò chơi.
4. Nội dung là hình thức cổ động, quảng cáo, bày trí trò chơi phải minh bạch, thẩm mỹ, văn hóa và không mang tính kích thích tâm lý hám lợi, sát phạt ăn thua của người chơi.
5. Danh mục các trò chơi giải trí phải đăng ký với Sở Văn hóa Thông tin theo quy định.
Điều 10. Bảo đảm an toàn trong hoạt động trò chơi giải trí: Các tổ chức, cá nhân khi tổ chức trò chơi giải trí phải có biện pháp bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, tinh thần và vật chất cho người tham gia trò chơi (kể cả người xem ). Phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi để ra xảy ra sự cố mất an toàn, an ninh.
Điều 11. Mức thưởng của các loại Trò chơi giải trí:
1- Đối với các hoạt động dịch vụ trò chơi có bán vé dự thưởng thì giá trị vật chất của phần thưởng không được vượt quá hai lần giá vé của trò chơi.
2- Đối với các hoạt động trò chơi không bán vé thì giá trị của phần thưởng do Ban tổ chức quy định.
Chương III
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRÒ CHƠI GIẢI TRÍ
Điều 12. Thẩm quyền cấp phép hoạt động.
UBND tỉnh giao cho Sở Văn hóa Thông tin thực hiện thẩm quyền cấp phép hoạt động trò chơi giải trí trong phạm vi toàn tỉnh, theo cơ chế cải cách hành chính “một cửa”.
Điều 13. Công tác giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm hành chính.
Thực hiện theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính; các Nghị định số 87/CP năm 1995, 88/CP năm 1995, Nghị định 31/2001/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật khác đối với lĩnh vực hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa nơi công cộng.
Điều 14. Thủ tục và thời hạn cấp phép.
1. Đối với các đơn vị hoạt động tại chỗ có thu tiền:
a) Hồ sơ gồm:
- Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Đơn xin phép hoạt động.
- Danh mục trò chơi.
b) Thời hạn của giấy phép hoạt động: Giấy phép trò chơi kỹ thuật công nghiệp có thời hạn là 12 tháng và có thể được xem xét gia hạn một lần, thời gian gia hạn không quá 06 tháng; giấy phép trò chơi dân gian truyền thống có thời hạn là 05 ngày và có thể được xem xét gia hạn một lần, thời gian gia hạn không quá 02 ngày; giấy phép trò chơi kỹ năng có thời hạn là 03 ngày và không xét gia hạn.
2. Đối với các đơn vị hoạt động lưu động có thu tiền:
a) Hồ sơ gồm:
- Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Đơn xin phép hoạt động có ý kiến của nơi đăng cai tổ chức.
- Danh mục trò chơi.
- Thời hạn hoạt động: Không quá 5 ngày đối với một điểm hoạt động.
b) Hiệu lực của Giấy phép: Được xác định trên Giấy phép.
3. Đối với hoạt động trò chơi giải trí không thu tiền, do các tổ chức cơ quan, đoàn thể xã hội tổ chức phục vụ sinh hoạt cộng đồng thì không phải xin phép. Nhưng phải gởi thông báo chương trình hoạt động tổng thể cho Sở Văn hóa Thông tin trước khi hoạt động ít nhất 05 ngày. Trước 03 ngày diễn ra hoạt động mà Sở Văn hóa Thông tin không có ý kiến thì xem như chấp thuận.
Điều 15. Yêu cầu thẩm định chuyên ngành
Sở Văn hóa Thông tin trước khi cấp giấy phép, tuỳ từng loại hình trò chơi giải trí, có thể đề nghị các ngành chức năng thẩm định nội dung, chất lượng kỹ thuật; các đơn vị trong tỉnh khi được yêu cầu phải thực hiện thẩm định và kết luận bằng văn bản. Đối với trò chơi kỹ thuật công nghiệp nhất thiết phải có hồ sơ thiết kế, lắp dựng của đơn vị thi công hợp pháp, giấy kiểm định chất lượng kỹ thuật của cơ quan chức năng, hoặc hồ sơ của nhà sản xuất có tư cách pháp nhân.
Điều 16. Tiêu chuẩn chất lượng trò chơi giải trí.
Sở Văn hóa Thông tin phối hợp cùng các ngành chức năng quy định về tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu cho hệ thống các loại hình trò chơi giải trí tiêu biểu và công bố rộng rãi.
Điều 17. Trách nhiệm quản lý của cấp chính quyền cơ sở.
1. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các xã, phường, thị trấn trong tỉnh phải kịp thời phát hiện, ngăn chặn các sai phạm đối với hoạt động trò chơi giải trí tại cơ sở. Người đứng đầu các cấp chính quyền phải thực hiện đúng thẩm quyền kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, Nghị định 31/2001/NĐ-CP của Chính phủ và các quy định khác có liên quan.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm về quản lý hành chính nhà nước hoạt động trò chơi giải trí trên địa bàn; phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra vi phạm về hoạt động trò chơi giải trí trên địa bàn phụ trách.
Điều 18. Trách nhiệm của đơn vị chủ trì hoạt động trò chơi giải trí.
1. Đơn vị chủ trì hoạt động trò chơi giải trí bao gồm: Trực tiếp tổ chức hoạt động; phối hợp, liên kết, đăng cai, hợp đồng cho thuê mặt bằng…
2. Đơn vị chủ trì hoạt động trò chơi giải trí có trách nhiệm thực hiện, giám sát – kiểm tra thực hiện các quy định trong quá trình diễn ra các hoạt động trò chơi giải trí phải liên đới chịu trách nhiệm đối với việc không phát hiện các sai phạm, hoặc phát hiện nhưng không có biện pháp ngăn chặn xử lý các sai phạm xảy ra.
Điều 19. Thực hiện trình tự thủ tục đặc biệt.
Sở Văn hóa thông tin trình Ủy Ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định cho tiến hành hoạt động đối với những trò chơi giải trí chưa được quy định trong Quy chế này, như: Các cuộc thi loài vật (chọi chim, đá dế, đá gà, đâm trâu…); tổ chức các chương trình trò chơi quảng cáo tiếp thị thương mại, dịch vụ; các hình thức xổ số trúng thưởng; các loại hình thi đố, hoặc các loại hình khác phát sinh trong diễn biến đời sống văn hóa xã hội, yêu cầu giao lưu hội nhập …
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 20. Khen thưởng: Tổ chức hoặc cá nhân có thành tích trong việc tổ chức, thực hiện các hoạt động trò chơi giải trí, quản lý cc loại hình trị chơi giải trí và thực hiện tốt Quy chế này sẽ được xem xét khen thưởng theo quy định chung.
Điều 21. Xử lý vi phạm: Tổ chức hoặc cá nhân vi phạm các quy định tại Quy chế này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 22. Sở Văn hóa Thông tin có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này trong phạm vi toàn tỉnh. Thanh tra Sở Văn hóa Thông tin có trách nhiệm thanh tra, phát hiện và xử lý vi phạm theo thẩm quyền.
Điều 23. Giám đốc các Sở Văn hóa Thông tin, Sở Tư pháp, Thủ trưởng các ngành liên quan có trách nhiệm thường xuyên rà soát, đối chiếu các quy định của Quy chế này; phát hiện những nội dung trái với các quy định pháp luật, lạc hậu, để kịp thời đề xuất, tham mưu Ủy Ban nhân dân tỉnh sửa chữa, bổ sung.