Quyết định số 49/2005/QĐ-BYT ngày 30/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế Về việc ban hành “Quy định nội dung, hình thức thi tuyển viên chức y tế” (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 49/2005/QĐ-BYT
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
- Ngày ban hành: 30-12-2005
- Ngày có hiệu lực: 15-02-2006
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 01-09-2019
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 4946 ngày (13 năm 6 tháng 21 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 01-09-2019
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
BỘ Y TẾ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 49/2005/QĐ-BYT | Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2005 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH “QUY ĐỊNH NỘI DUNG, HÌNH THỨC THI TUYỂN VIÊN CHỨC Y TẾ”
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 49/2003/NĐ-CP ngày 15/5/2003 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chứcBộ Y tế;
Căn cứ Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước;
Căn cứ Thông tưsố 10/2004 ngày 19/02/2004 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước;
Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hànhkèm theo Quyết định này “Quy định nội dung, hình thức thi tuyểnviên chức y tế”.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Các quy định trước đây trái với quy định trong Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan c hịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| BỘ TRƯỞNG |
QUY ĐỊNH
VỀ NỘI DUNG, HÌNH THỨC THI TUYỂN VIÊN CHỨC Y TẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 49/2005/QĐ-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2005)
Chương 1:
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng
1. Quy định này được áp dụng cho các kỳ thi để tuyển dụng viên chứclàm việc cho các đơn vị sự nghiệp y tế.
2. Viên chức không thuộc chức danh chuyên môn y tế dự thilàm việc tạiđơn vị sự nghiệp y tế thực hiện theo các quy định về nội dung thi tuyển của ngạch tuyển dụng do các cơ quan quản lý ngạch chuyên ngành ban hành.
Điều 2. Mục đích, yêu cầu
Tổ chức thi tuyểnviên chức y tế nhằm lựa chọn những người có đủ điều kiện về tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của ngạch cần tuyển dụng theo quy định của pháp luật, có kỹ năng chuyên môn đáp ứng được yêu cầu của vị trí công việc, có hiểu biết về pháp luật chuyên ngành vàđạo đức nghề nghiệp.
Tuỳ theo điều kiện và khả năng của Hội đồng thi tuyển ở từng cơ quan, đơn vị được giao thẩm quyền tổ chức kỳ thi, Chủ tịch Hội đồng thi quyết định hình thức và nội dung cho phù hợp với thực tiễn của cơ quan, đơn vị có nhu cầu tuyển dụng đảm bảo tính khách quan, công bằng.
Chương 2:
HÌNH THỨC, NỘI DUNG THI TUYỂN
Điều 3. Hình thức thi
1. Hình thức thi tuyển viên chức y tế gồm 2 phần bắt buộc là:
- Phần thi viết ;
- Phần thi vấn đáp hoặc trắc nghiệm;
Căn cứ vào quy mô, tính chất của kỳ thi và khả năng tổ chức, Hội đồng thi quyết định thực hiện hình thức thi cho phù hợp;
2. Căn cứ vào yêu cầu về tiêu chuẩn, nghiệp vụ của từng ngạch cụ thể và các vị trí công việc đòi hỏi Hội đồng thi tuyển quy định việc thi hoặc kiểm tra trình độ ngoại ngữ, tin học của các đối tượng dự thi cho phù hợp.
Điều 4. Nội dung thi viết
Thi viết là phần thi chung áp dụng cho mọi đối tượng thi tuyển vào tất cả các vị trí. Nội dung thi viết tập trung ở các kiến thức, hiểu biết thuộc những vấn đề cơ bản sau:
1. Hiểu biết về Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân;
2. Hiểu biết về đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách chiến lược của nhà nước, của ngành để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong giai đoạn hiện tại;
3. Hiểu biết về Y đức;
4. Hiểu biết về Pháp lệnh cán bộ công chức;
5. Hiểu biết về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ quan (đơn vị) nơi thí sinh đăng ký dựtuyểnvào làm việc.
Điều 5.Nội dung thi vấn đáp hoặc trắc nghiệm
1. Đối với đơn vị sự nghiệp có chức năng khám, chữa bệnh:
a)Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chức danh viên chức dự thi;
b)Tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch dự thi;
c)Nguyện vọng, động cơ dự tuyển, phương án giải quyết những tình huống khó khăn trên thực tế;
d)Kiến thức chuyên môn cơ bản được học ở nhà trường Đại học, Cao đẳng hoặc Trung học chuyên nghiệp (lựa chọn phần phù hợp với vị trí viên chức mà thí sinh dự thi);
đ) Giải quyết tình huống thực tế ở vị trí công tác mà thí sinh dự thi, mối quan hệ với đồng nghiệp, với đối tượng phục vụ.
e)Hiểu biết về Điều lệ Bảo hiểm Y tế;
g) Hiểu biết về Quy chế bệnh viện ;
2. Đối với các đơn vị sự nghiệp có chức năng phòng bệnh:Áp dụng các điểm từ a) đến e) thuộc khoản 1 điều này.
Chương 3:
THỜI GIAN THI, ĐỀ THI, CÁCH TÍNH ĐIỂM
Điều 6. Thời gian làm bài thi, cách thức thực hiện và tính điểm
1.Thời gian làm bài thi.
a) Thi viết: Thời gian 120 phút;
b) Thi vấn đáp: Mỗi thí sinh được bốc thăm câu hỏi chuẩn bị trong thời gian là 15 phút; thời gian trả lời trước giám khảo tối đa là 15 phút.
c) Thi trắc nghiệm: Thời gian thi 25 phút, mỗi câu hỏi có thời gian suy nghĩ để trả lời là 30 giây.
2.Đề thi:
a) Đề thi viết do Hội đồng thi thành lập bộ đề gồm tối thiểu 20 đề, mỗi đề thi có ít nhất hai câu hỏi nội dung khác nhau.
Trước giờ thi Hội đồng tổ chức bốc thăm 1 đề chính thức để thi, một đề dự bị.
Thang điểm đề thi viết do Hội đồng thi tuyển quyết định.
b) Đề thi vấn đáp:
Tối thiểu có 10 đề khác nhau ở mỗi ngạch; mỗi đề gồm 2 câu hỏi, một câu đánh giá hiểu biết về chuyên môn và một câu đánh giá hiểu biết các văn bản pháp luật quy định về chức trách, nhiệm vụ và quy chế chuyên môn; Thí sinh bốc thăm ngẫu nhiên một đề để trả lời.
Ngoài nội dung 2 câu hỏi được chuẩn bị, Giám khảo được hỏi thêm câu hỏi tình huống để đánh giá kỹ năng, thái độ, động cơ dự tuyển của thí sinh.
Cơ cấu điểm thi vấn đáp: 40 điểm cho câu hỏi về chuyên môn; 30 điểm cho câu hỏi về các quy định của pháp luật chuyên ngành và quy chế chuyên môn; 30 điểm cho phần giám khảo hỏi thêm.
c) Đề thi trắc nghiệm:
Đề thi trắc nghiệm được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên từ Bộ câu hỏi trắc nghiệm với tối thiểu mỗi ngạch thi có 150 câu hỏi trắc nghiệm.
Mỗi đề thi trắc nghiệm gồm 50 câu hỏi với 3 thể loại câu hỏi:
- Câu hỏi lựa chọn Đúng-Sai: 25 câu;
- Câu hỏi lựa chọn 1 phương án trả lời đúng trong 3 phương án: 15 câu;
- Câu hỏi ngỏ dành cho thí sinh trả lời điền vào hoặc trả lời theo trình tự đúng 10 câu;
3. Điểm thi: Mỗi phần thi lý thuyết, vấn đáp hoặc trắc nghiệm đều tính theo thang điểm 100.
Điều 7. Cách thức tính điểm để xét trúng tuyển.
1.Thí sinh trúng tuyển phải có điểm tối thiểu ở mỗi phần thi là 50 điểm.
2.Theo kế hoạch tuyển dụng đã được phê duyệt và công khai, Hội đồng tuyển dụng xét trúng tuyển theo nguyên tắc lựa chọn thí sinh có điểm từ cao xuống thấp đến hết chỉ tiêu số lượng ở từng vị trí, đơn vị bộ phận.
Tổng điểm để xét bao gồm: Điểm thi viết + Điểm vấn đáp (hoặc trắc nghiệm) + Điểm ưu tiên theo quy định.
3. Điểm kiểm tra ngoại ngữ, tin học phải đạt tối thiểu 50 điểm theo trình độ yêu cầu của ngạch viên chức và không tính chung vào tổng điểm để xét trúng tuyển.
Chương 4:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Trách nhiệm, thẩm quyền thực hiện thi tuyển vàkiểm tra giám sát
1. Cơ quan, đơn vị được giao thẩm quyền tổ chức thi tuyển viên chức y tế chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện theo quy định này.
2. Cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức, viên chức cấp trên trực tiếp của cơ quan, đơn vị được giao quyền tổ chức thi tuyển thực hiện việc kiểm tra, giám sát, thanh tra kỳ thiđảm bảosự khách quan, nghiêm túc, công bằng.
3. Các trường hợp vi phạm quy định về nội dung, hình thức thi tuyển công chức, viên chức y tế tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hành chính, bị huỷ bỏ kết quả thi hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự./.