cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Chỉ thị số 14/2004/NQ.HĐND7 ngày 09/12/2004 Về dự toán thu, chi ngân sách nhà nước tỉnh An Giang năm 2005 (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 14/2004/NQ.HĐND7
  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh An Giang
  • Ngày ban hành: 09-12-2004
  • Ngày có hiệu lực: 09-12-2004
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 15-04-2014
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 3414 ngày (9 năm 4 tháng 9 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 15-04-2014
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 15-04-2014, Chỉ thị số 14/2004/NQ.HĐND7 ngày 09/12/2004 Về dự toán thu, chi ngân sách nhà nước tỉnh An Giang năm 2005 (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 538/QĐ-UBND ngày 15/04/2014 Công bố kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành từ ngày 01/01/1977-31/12/2013”. Xem thêm Lược đồ.

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14/2004/NQ.HĐND7

Long Xuyên, ngày 09 tháng 12 năm 2004

 

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
KHÓA VII, KỲ HỌP THỨ 3

(Từ ngày 07-12 đến 09-12-2004)

NGHỊ QUYẾT

VỀ DỰ TOÁN THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH AN GIANG NĂM 2005

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân đã được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003 ;

- Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước năm 2002; Nghị định số 73/2003/NĐ-CP ngày 23/6/2003 của Chính phủ "Ban hành Quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương, phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương";

Sau khi xem xét Báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội và đánh giá thực hiện thu chi ngân sách nhà nước năm 2004, Dự toán thu chi ngân sách nhà nước năm 2005, Báo cáo thẩm định của Ban Kinh tế - Ngân sách và ý kiến của các vị đại biểu HĐND tỉnh.

QUYẾT NGHỊ

I- Dự toán thu, chi ngân sách nhà nước tỉnh An Giang năm 2005:

1. Thu ngân sách nhà nước :

a) Tổng thu NSNN từ kinh tế trên địa bàn : 1.600.000 triệu đồng

- Các khoản thu cân đối ngân sách : 1.424.500 triệu đồng

+ Thu nội địa : 1.332.500 triệu đồng

+ Thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu : 92.000 triệu đồng

- Các khoản thu để lại chi quản lý qua NSNN : 175.500 triệu đồng

b) Tổng thu ngân sách địa phương : 1.894.404 triệu đồng

- Các khoản thu cân đối ngân sách : 1.718.904 triệu đồng

+ Các khoản thu từ kinh tế NSĐP được hưởng : 1.332.500 triệu đồng

+ Thu bổ sung từ ngân sách trung ương : 386.704 triệu đồng

- Các khoản thu để lại chi quản lý qua NSNN : 175.500 triệu đồng

2. Tổng chi ngân sách địa phương :

a) Tổng chi ngân sách địa phương : 1.894.404 triệu đồng

- Các khoản chi cân đối ngân sách : 1.718.904 triệu đồng

+ Chi đầu tư XDCB : 594.345 triệu đồng

Trong đó : Trả nợ vay XDCB của NS tỉnh : 100.000 triệu đồng

+ Chi thường xuyên : 995.459 triệu đồng

+ Chi cải cách tiền lương năm 2005 từ nguồn tăng thu dự toán NS năm 2005 so với dự toán năm 2004 : 95.000 triệu đồng

+ Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính : 2.100 triệu đồng

+ Dự phòng ngân sách : 32.000 triệu đồng

- Chi từ các nguồn thu được để lại : 175.500 triệu đồng

b) Thống nhất nguyên tắc phân bổ dự toán chi ngân sách địa phương; mức phân bổ ngân sách cấp tỉnh về chi thường xuyên cho các đơn vị hành chính sự nghiệp, các đơn vị khác thuộc ngân sách cấp tỉnh; mức bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh cho ngân sách cấp huyện, thị xã, thành phố theo Báo cáo 2532/BC-TC ngày 25/11/2004 của Sở Tài chính.

II- Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc tỉnh; nhiệm vụ thu, chi mức bổ sung từ ngân sách tỉnh cho ngân sách huyện, thị xã, thành phố và báo cáo ở kỳ họp gần nhất.

III- Để thực hiện dự toán ngân sách nhà nước tỉnh năm 2005, Hội đồng nhân dân tỉnh nhấn mạnh các giải pháp chủ yếu sau :

1. Về thu ngân sách :

a) Tổ chức thu theo luật định, khai thác tốt các nguồn thu về đất năm 2005 được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua. Tiếp tục cải cách hành chánh trong khâu kê khai, nộp thuế, quản lý thuế. Tăng cường kiểm tra chống thất thu về hộ và doanh số. Tăng cường kiểm tra sau kê khai, quyết toán của các đối tượng nộp thuế. Thu hồi nợ đọng.

b) Sắp xếp, thu hồi quỹ nhà đất dôi dư thuộc sở hữu nhà nước để phát mãi bổ sung nguồn vốn đầu tư và trả nợ vay của ngân sách tỉnh. Thực hiện rộng rãi phương thức dùng quỹ đất tạo nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị; tổ chức đấu giá đất những khu dân cư có vị trí thuận lợi.

2. Về chi ngân sách :

a) Bố trí vốn đầu tư tuân thủ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2005 của tỉnh. Chú ý điều hành tập trung về vốn chương trình mục tiêu của Trung ương bổ sung. Chú trọng khâu thẩm định và quyết định các dự án đầu tư, nâng chất lượng công tác quản lý, giám sát thi công, tăng cường công tác thanh tra trong và sau đầu tư.

b) Bố trí ngân sách để thực hiện ưu đãi về tín dụng, tạo quỹ đất để giao và cho thuê đất đối với các nhà đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất hoặc thực hiện các dự án về xã hội hóa giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, ...

c) Về chi thường xuyên :

- Các ngành, các cấp, đơn vị dự toán thực hiện nghiêm chủ trương tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu ngân sách. Tiếp tục thực hiện cơ chế giao quyền tự chủ cho đơn vị sử dụng ngân sách về tổ chức, biên chế, thu chi tài chính.

- Mở rộng diện khoán chi hành chính.

- Thực hiện nghiêm túc việc công khai dự toán và quyết toán hằng năm của từng cấp ngân sách, từng cơ quan, đơn vị nhằm tăng cường quyền giám sát của nhân dân, cán bộ công chức trong đơn vị và cơ quan quản lý cấp trên.

d) Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra của cơ quan Tài chính, Kho bạc Nhà nước, Thanh tra Nhà nước trong việc quản lý sử dụng ngân sách, quản lý sử dụng tài sản công.

Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang khóa VII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 09 tháng 12 năm 2004.

 

 

 

CHỦ TỊCH




Võ Thanh Khiết