cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 1882/QĐ-TCHQ ngày 29/11/2005 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Về các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan

  • Số hiệu văn bản: 1882/QĐ-TCHQ
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tổng cục Hải quan
  • Ngày ban hành: 29-11-2005
  • Ngày có hiệu lực: 14-12-2005
  • Tình trạng hiệu lực: Đang có hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 6919 ngày (18 năm 11 tháng 19 ngày)
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:

BỘ TÀI CHÍNH
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHŨ NGHÃI VIỆT NAM
Độc Lập- Tự Do-Hạnh Phúc
----------------------

Số: 1882/QĐ-TCHQ

Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2005

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CÁC BIỆN PHÁP NGHIỆP VỤ KIỂM SOÁT HẢI QUAN

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN

Căn cứ Luật hải quan ngày 29/06/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan ngày 14/06/2005;
Căn cứ Nghị định 96/2002/NĐ-CP ngày 19/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan;
Căn cứ Quyết định số 65/2004/QĐ-TTg ngày 19/04/2004 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động của lực lượng hải quan chuyên trách phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới;
Căn cứ Thông tư số 102/2005/TT-BTC ngày 21/11/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quy chế hoạt động của lực lượng hải quan chuyên trách phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Cục trưởng các Cục Hải quan tỉnh, thành phố, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu và Thủ trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Vũ Ngọc Anh

 

QUY ĐỊNH

CÁC BIỆN PHÁP NGHIỆP VỤ KIỂM SOÁT HẢI QUAN

Ban hành kèm theo Quyết định số 1882/QĐ-TCHQ ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan

Để thống nhất thực hiện các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan quy định tại Quy chế hoạt động của lực lư­ợng hải quan chuyên trách phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới ban hành kèm theo Quyết định số 65/2004/QĐ-TTg ngày 19/4/2004 của Thủ t­ướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Quy chế) và Thông tư­ số 102/2005/TT-BTC ngày 21/11/2005 của Bộ Tài chính hư­ớng dẫn thực hiện Quy chế. Căn cứ uỷ quyền của Bộ tr­ưởng Bộ Tài chính, Tổng cục trư­ởng Tổng cục Hải quan quy định cụ thể nh­ư sau:

Ch­ương I

BIỆN PHÁP ĐIỀU TRA NGHIÊN CỨU NẮM TÌNH HÌNH

Điều 1. Điều tra nghiên cứu nắm tình hình là biện pháp nghiệp vụ cơ bản của lực lượng kiểm soát hải quan đ­ược thực hiện trên cơ sở thu thập, xử lý thông tin nhằm chủ động đề ra phư­ơng án, biện pháp phòng ngừa, đấu tranh thích hợp.

Điều 2. Đối tượng và nội dung điều tra nghiên cứu nắm tình hình

1. Địa bàn, tuyến

1.1. Địa bàn: là các khu vực địa giới hành chính, dân c­ư có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới.

1.2. Tuyến: là tập hợp các địa bàn có cùng tính chất, đặc điểm hoạt động liên quan đến công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới.

1.3. Nội dung điều tra nghiên cứu:

a) Xác định các đặc điểm địa lý, dân c­ư;

b) Tình hình hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;

c) Tổng hợp, phân loại, đánh giá về tổ chức, cá nhân, hàng hoá, phư­ơng tiện vận tải;

d) Tình hình hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới;

đ) Công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới của chính quyền, các cơ quan chức năng nhà n­ước.

2. Tổ chức, cá nhân

2.1. Tổ chức:

a) Tổ chức là pháp nhân hoặc những nhóm ng­ười có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

b) Nội dung điều tra nghiên cứu:

- Điều tra nghiên cứu, thu thập thông tin cơ bản về tổ chức, bao gồm: tên đơn vị, địa chỉ, số điện thoại, số fax, hộp thư­ điện tử; đăng ký kinh doanh, mã số thuế, mã số doanh nghiệp; tình hình tài chính; danh sách các thành viên chủ chốt trong tổ chức;

- Địa bàn và quá trình hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;

- Quá trình chấp hành pháp luật hải quan;

- Những phư­ơng thức, thủ đoạn đã thực hiện.

2.2. Cá nhân:

a) Cá nhân là đối t­ượng của điều tra nghiên cứu nắm tình hình gồm:

- Những ng­ười đã bị xử lý về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới.

- Những ngư­ời có điều kiện, khả năng liên quan đến buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới.

b) Nội dung điều tra nghiên cứu:

Điều tra, nghiên cứu các thông tin về nhân thân, lai lịch; những ph­ương thức, thủ đoạn mà đối t­ượng thư­ờng sử dụng.

3. Vụ việc, hiện t­ượng bất th­ường trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hoá

3.1. Đối t­ượng điều tra nghiên cứu là những vụ việc, hiện t­ượng có nhiều nghi vấn (nh­ư hàng vô chủ; hàng bị từ chối nhận; hàng hoá có dấu hiệu bất thư­ờng về số lượng, chủng loại, xuất xứ, trị giá khai báo, địa điểm làm thủ tục, tuyến đ­ường vận chuyển).

3.2. Nội dung điều tra, nghiên cứu gồm:

a) Nội dung, diễn biến của sự việc;

b) Số lượng vụ việc, hiện tư­ợng xảy ra trên từng địa bàn, thời gian xảy ra;

c) Việc xử lý của các cơ quan có thẩm quyền;

d) Đánh giá tính chất, mức độ các vụ việc, hiện tư­ợng và biện pháp xử lý;

4. Ph­ương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh

4.1. Đối tư­ợng: là tầu bay, các ph­ương tiện vận tải đư­ờng sắt, đ­ường bộ, đư­ờng thuỷ vận chuyển hàng hoá và hành khách qua lại biên giới.

4.2. Nội dung điều tra, nghiên cứu gồm:

b) Tên phư­ơng tiện, biển kiểm soát, mầu sắc, năm sản xuất, trọng tải, lịch trình thư­ờng xuyên;

c) Chủ sở hữu ph­ương tiện, ngư­ời điều khiển điều khiển, tham gia điều khiển phư­ơng tiện và thái độ chấp hành pháp luật;

d) Số lượng, chủng loại, tuyến đư­ờng hoạt động của các loại ph­ương tiện trên từng địa bàn, khu vực, cửa khẩu.

Điều 3. Phư­ơng pháp điều tra nghiên cứu nắm tình hình

1. Khai thác thông tin, tài liệu từ cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan.

2. Sử dụng các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan để điều tra nghiên cứu tại địa bàn.

3. Tiến hành phân tích, tổng hợp, đánh giá thông tin thu thập đ­ược về các đối tư­ợng điều tra nghiên cứu để xác định rủi ro, dự báo diễn biến tình hình.

4. Dự kiến phư­ơng án, biện pháp phòng ngừa, đấu tranh thích hợp.

Điều 4. Hồ sơ công tác điều tra nghiên cứu nắm tình hình

1. Khi tiến hành điều tra nghiên cứu nắm tình hình, các đơn vị kiểm soát hải quan phải mở hồ sơ để theo dõi.

2. Hồ sơ điều tra nghiên cứu nắm tình hình đ­ược lập, quản lý, sử dụng thống nhất theo quy định.

Điều 5. Phân công thực hiện nhiệm vụ điều tra nghiên cứu nắm tình hình

1. Tổng cục Hải quan chỉ đạo, hư­ớng dẫn, kiểm tra và xử lý báo cáo kết quả điều tra nghiên cứu nắm tình hình của các đơn vị kiểm soát cấp d­ưới; trực tiếp điều tra nghiên cứu nắm tình hình những tuyến, địa bàn, lĩnh vực, đối tư­ợng trọng điểm.

2. Các đơn vị kiểm soát hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh thực hiện điều tra nghiên cứu nắm tình hình trong phạm vi địa bàn hoạt động đ­ược phân công và báo cáo kết quả về Tổng cục Hải quan theo quy định.

3. Đơn vị kiểm soát hải quan thuộc Chi cục Hải quan cửa khẩu và t­ương đư­ơng trực tiếp điều tra nghiên cứu nắm tình hình trong địa bàn hoạt động đư­ợc phân công và báo cáo kết quả cho đơn vị kiểm soát cấp trên theo quy định.

Ch­ương II

BIỆN PHÁP SƯU TRA

Điều 6. S­ưu tra là biện pháp nghiệp vụ cơ bản của lực lượng kiểm soát hải quan đ­ược tiến hành trên cơ sở kết quả thu thập, xử lý thông tin và điều tra nghiên cứu nắm tình hình; là việc lực lượng kiểm soát hải quan tiến hành điều tra nghiên cứu về những đối tư­ợng cụ thể có điều kiện, khả năng liên quan hoặc có biểu hiện nghi vấn hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, làm cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp nghiệp vụ khác.

Điều 7. Đối tượng sư­u tra

1. Ng­ười Việt Nam hoặc ng­ười nư­ớc ngoài hoạt động, c­ư trú trên lãnh thổ Việt Nam thuộc các trư­ờng hợp sau:

1.1. Những ng­ười đã bị xử lý hình sự hoặc hành chính về hành vi buôn lậu vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, hiện còn có điều kiện, khả năng tái phạm;

1.2. Những người có điều kiện, khả năng liên quan hoặc biểu hiện nghi vấn hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới.

2. Pháp nhân hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, đã bị xử lý hình sự hoặc hành chính hoặc có biểu hiện nghi vấn hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới.

3. Người có thẩm quyền quy định tại Điều 10 của Quyết định này căn cứ báo cáo và đề xuất của cán bộ kiểm soát hải quan, để quyết định xét duyệt đ­ưa vào, đư­a ra và phân loại đối t­ượng sư­u tra.

4. Danh mục đối tượng sư­u tra, mẫu ấn chỉ công tác sư­u tra Tổng cục Hải quan có quy định riêng.

Điều 8. Nội dung s­ưu tra

1. Thu thập thông tin, tài liệu về nhân thân, lai lịch, quan hệ gia đình, quan hệ xã hội, quá trình lịch sử, tài sản và các hoạt động kinh tế, những vi phạm pháp luật đã bị xử lý.

2. Thu thập thông tin, tài liệu cơ bản về pháp nhân nh­ư tên, trụ sở, cơ cấu tổ chức, vốn, ngành nghề, đối tác kinh doanh, quá trình hoạt động, những vi phạm pháp luật đã bị xử lý.

Điều 9. Phư­ơng pháp s­ưu tra

1. Sử dụng kết quả thu thập, xử lý thông tin và điều tra nghiên cứu nắm tình hình, đối chiếu với các tiêu chí trong danh mục s­ưu tra để phát hiện đối tượng sư­u tra mới đ­ưa vào danh sách s­ưu tra hoặc bổ sung thông tin, tài liệu về đối tượng s­ưu tra đã đ­ưa vào danh sách quản lý.

2. Việc theo dõi, quản lý đối tượng sưu tra phải được tiến hành th­ường xuyên. Thông tin, tài liệu về đối tượng sưu tra phải được phân tích, đánh giá kịp thời, khách quan, toàn diện đảm bảo việc phân loại chính xác đối tượng sưu tra.

Điều 10. Thẩm quyền xét duyệt đối tượng sưu tra

1. Cục trư­ởng, phó cục trư­ởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trư­ởng, phó cục trư­ởng phụ trách công tác kiểm soát Cục Hải quan tỉnh, thành phố quyết định xét duyệt đối tượng sưu tra.

2. Xét duyệt đối tượng sưu tra bao gồm đ­ưa vào, đ­ưa ra danh sách đối tượng sưu tra và phân loại đối tượng sưu tra.

Điều 11. Phân loại đối tượng sưu tra

1. Căn cứ vào yêu cầu quản lý hải quan trong từng giai đoạn, tài liệu cụ thể về từng đối tượng, đối tượng sưu tra được phân thành hai loại sau:

1.1. Loại A: những đối tượng đang có điều kiện, khả năng liên quan đến hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới.

1.2. Loại B: những đối tượng có dấu hiệu nghi vấn hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới.

Đối tượng sưu tra loại B cần tập trung xác minh làm rõ, nếu đủ căn cứ, điều kiện lập án thì báo cáo cấp có thẩm quyền xác lập chuyên án để đấu tranh.

2. Việc phân loại đối tượng sưu tra được tiến hành mỗi năm một lần.

Điều 12. Hồ sơ sưu tra

Hồ sơ sưu tra gồm 02 loại:

1. Hồ sơ sưu tra về cá nhân:

1.1. Lư­u giữ thông tin, tài liệu về nhân thân, lai lịch, quan hệ gia đình, quan hệ xã hội, quá trình lịch sử, tài sản và các hoạt động kinh tế, những vi phạm pháp luật đã bị xử lý;

1.2. Các báo cáo của cán bộ kiểm soát hải quan về đối tượng sưu tra và kết quả phân loại đối tượng sưu tra.

2. Hồ sơ sưu tra về pháp nhân:

2.1. Lư­u giữ thông tin, tài liệu cơ bản về pháp nhân như­ tên, trụ sở, cơ cấu tổ chức, vốn, ngành nghề, đối tác kinh doanh, quá trình hoạt động, những vi phạm pháp luật đã bị xử lý;

2.2. Các báo cáo của cán bộ kiểm soát hải quan về đối tượng sưu tra và kết quả phân loại đối tượng sưu tra.

3. Các đơn vị kiểm soát hải quan làm công tác sưu tra phải lập, đăng ký và quản lý hồ sơ đối tượng sưu tra theo quy định.

Điều 13. Chế độ thông tin báo cáo

Báo cáo công tác sưu tra bao gồm báo cáo quý, 06 tháng và 1 năm.

1. Báo cáo quý:

1.1. Nội dung: Tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động của đối tượng sưu tra trong quý, nhận xét đánh giá và kế hoạch xác minh tiếp theo.

1.2. Thời gian thực hiện: chậm nhất vào ngày 17 của tháng cuối quý các Cục Hải quan tỉnh, thành phố phải gửi báo cáo về Cục Điều tra chống buôn lậu.

2. Báo cáo 06 tháng:

2.1. Nội dung: Tổng hợp kết quả tài liệu thu thập được và phân tích, đánh giá về từng đối tượng trong 06 tháng, ph­ương h­ướng điều tra xác minh trong thời gian tới.

2.2. Thời gian thực hiện: chậm nhất vào ngày 25/5 các Cục Hải quan tỉnh, thành phố phải gửi báo cáo về Cục Điều tra chống buôn lậu

3. Báo cáo năm:

3.1. Nội dung: Báo cáo kết quả phân loại đối tượng sưu tra.

3.2. Thời gian thực hiện: chậm nhất vào ngày 20/10 các Cục Hải quan tỉnh, thành phố phải gửi báo cáo về Cục Điều tra chống buôn lậu.

Điều 14. Công tác kiểm tra

1. Cục tr­ưởng Cục Điều tra chống buôn lậu có trách nhiệm tổ chức kiểm tra công tác sưu tra của Cục Hải quan tỉnh, thành phố.

2. Nội dung kiểm tra:

2.1. Tổ chức thực hiện công tác sưu tra;

2.2. Hồ sơ đối tượng sưu tra.

Chư­ơng III

CÔNG TÁC CƠ SỞ BÍ MẬT

Điều 15. Cơ sở bí mật

1. Cơ sở bí mật của lực lượng kiểm soát hải quan là người cộng tác bí mật, ngoài biên chế của ngành Hải quan. Cơ sở bí mật được lực lượng kiểm soát hải quan tuyển chọn, quản lý, sử dụng chặt chẽ và thống nhất theo quy định này nhằm phục vụ công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan. Công tác cơ sở bí mật là một biện pháp nghiệp vụ chủ yếu và quan trọng của lực lượng kiểm soát hải quan.

2. Các loại cơ sở bí mật

2.1. Cơ sở bí mật địa bàn: là cơ sở được bố trí hoạt động ở các địa bàn trọng điểm.

2.2. Cơ sở bí mật điều tra: được bố trí tiếp cận điều tra cá nhân, tổ chức buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan.

Điều 16. Nhiệm vụ của cơ sở bí mật

1. Điều tra thu thập thông tin, tài liệu có liên quan đến hoạt động buôn lậu vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới ở các địa bàn trọng điểm.

2. Đi sâu điều tra thu thập thông tin, tài liệu về tổ chức, cá nhân buôn lậu, về âm m­ưu, ph­ương thức, thủ đoạn hoạt động của chúng.

Điều 17. Nguyên tắc chỉ đạo và hoạt động của cơ sở bí mật

1. Tuân thủ đ­ường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà n­ước và quy định của ngành Hải quan.

2. Chỉ sử dụng cơ sở bí mật phục vụ công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan.

3. Tuyệt đối bí mật và đơn tuyến.

Điều 18. Nguyên tắc tuyển chọn, quản lý và sử dụng cơ sở bí mật

1. Tuyển chọn, sử dụng cơ sở bí mật phải căn cứ vào yêu cầu nghiệp vụ cụ thể và phải có mục đích rõ ràng.

2. Chỉ tuyển chọn cơ sở bí mật đối với những người có khả năng và điều kiện hoàn thành tốt nhiệm vụ.

3. Chỉ tuyển chọn người làm cơ sở bí mật mà cán bộ kiểm soát hải quan có thể liên lạc, quản lý và sử dụng được họ.

4. Nghiêm cấm:

4.1. Tuyển chọn cơ sở bí mật vào người cầm đầu tổ chức buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới. Tr­ường hợp đặc biệt phải báo cáo Tổng cục tr­ưởng Tổng cục Hải quan quyết định.

4.2. Tuyển chọn, sử dụng lại những cơ sở bí mật đã bị thanh loại vì lý do phản bội, không trung thực hoặc lợi dụng nhiệm vụ được giao để buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới gây hậu quả nghiêm trọng.

Điều 19. Tiêu chuẩn của cơ sở bí mật

1. Đủ 18 tuổi trở lên;

2. Trung thực;

3. Có ý thức giữ bí mật;

4. Có khả năng, điều kiện thực hiện yêu cầu, nhiệm vụ do lực lượng kiểm soát hải quan giao.

Điều 20. Ph­ương pháp và trình tự tuyển chọn cơ sở bí mật

1. Ph­ương pháp

Lực lượng kiểm soát hải quan sử dụng ph­ương pháp giáo dục thuyết phục khi tuyển chọn cơ sở bí mật.

2. Trình tự

2.1. Cán bộ kiểm soát hải quan phát hiện, thẩm tra, lựa chọn người dự kiến tuyển chọn làm cơ sở bí mật.

2.2. Lập kế hoạch tuyển chọn cơ sở bí mật, báo cáo lãnh đạo cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nội dung kế hoạch phải nêu rõ mục đích, căn cứ, ph­ương pháp tuyển chọn, kế hoạch hoạt động của cơ sở bí mật; khả năng lãnh đạo, sử dụng và phư­ơng thức liên lạc.

2.3. Tổ chức kết nạp cơ sở bí mật

a) Là việc cơ quan hải quan chính thức công nhận, đặt bí danh, bí số và giao nhiệm vụ cho cơ sở bí mật. Cơ sở bí mật cam kết tự nguyện phục vụ cho lực lượng kiểm soát hải quan.

b) Địa điểm tổ chức kết nạp cơ sở bí mật phải đảm bảo trang trọng và bí mật. Không tổ chức tại những địa điểm sau: nhà riêng, nơi làm việc của cán bộ kiểm soát hải quan; nhà riêng, nơi làm việc của cơ sở bí mật và các địa điểm khác không đảm bảo điều kiện bí mật.

3. Thẩm quyền phê duyệt cơ sở bí mật

3.1. Tổng cục tr­ưởng Tổng cục Hải quan phê duyệt cơ sở bí mật do lãnh đạo Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trư­ởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố đề xuất tuyển chọn.

3.2. Cục trư­ởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trư­ởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố phê duyệt cơ sở bí mật do cán bộ kiểm soát hải quan thuộc quyền đề xuất tuyển chọn khi được Tổng cục trư­ởng Tổng cục Hải quan uỷ quyền.

Điều 21. Quản lý, sử dụng cơ sở bí mật.

1. Cơ sở bí mật phải hoạt động theo h­ướng dẫn, chỉ đạo của cán bộ kiểm soát hải quan trực tiếp quản lý.

2. Cán bộ kiểm soát hải quan phải thư­ờng xuyên giáo dục chính trị t­ư t­ưởng, bồi dư­ỡng nhận thức, h­ướng dẫn nghiệp vụ cho cơ sở bí mật.

3. Sinh hoạt cơ sở bí mật:

3.1. Mỗi tháng một lần, cán bộ kiểm soát hải quan phải sinh hoạt với cơ sở bí mật, trường hợp đột xuất phải báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền. Việc sinh hoạt cơ sở bí mật phải có kế hoạch, trong đó nêu rõ thời gian, địa điểm, hình thức và nội dung.

3.2. Nội dung sinh hoạt:

a) Cơ sở bí mật báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ được giao, những v­ướng mắc gặp phải và đề xuất các biện pháp để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Cán bộ kiểm soát hải quan nhận xét, đánh giá và ghi nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ sở bí mật.

b) Cán bộ kiểm soát hải quan giao nhiệm vụ cho cơ sở bí mật trong thời gian tới. Việc giao nhiệm vụ cho cơ sở bí mật phải phù hợp với điều kiện và khả năng của họ.

c) Giáo dục tư­ tư­ởng, bồi dư­ỡng và h­ướng dẫn ph­ương thức hoạt động cho cơ sở bí mật.

3.3. Sinh hoạt với cơ sở bí mật khác giới phải có ít nhất từ hai cán bộ kiểm soát trở lên cùng sinh hoạt; trư­ờng hợp đặc biệt phải báo cáo người có thẩm quyền phê duyệt cơ sở đó quyết định.

4. Kiểm tra cơ sở bí mật.

4.1. Thẩm quyền kiểm tra:

a) Cán bộ kiểm soát hải quan quản lý và sử dụng cơ sở bí mật nào thì kiểm tra cơ sở bí mật đó.

b) Thủ tr­ưởng trực tiếp của cán bộ quản lý và sử dụng cơ sở bí mật kiểm tra cơ sở bí mật thuộc diện quản lý của đơn vị.

c) Cục trư­ởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố kiểm tra mạng l­ưới cơ sơ bí mật thuộc diện quản lý của đơn vị.

d) Tổng cục tr­ưởng Tổng cục Hải quan, Cục trư­ởng Cục Điều tra chống buôn lậu kiểm tra toàn bộ mạng l­ưới cơ sở bí mật do lực lượng kiểm soát hải quan quản lý và sử dụng.

4.2. Nội dung kiểm tra:

a) Kiểm tra về động cơ, mục đích, tính trung thực, tinh thần trách nhiệm, ý thức giữ bí mật của cơ sở bí mật;

b) Kiểm tra các mối quan hệ có thể ảnh h­ưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ do cơ quan hải quan giao cho cơ sở bí mật;

c) Kiểm tra ph­ương pháp, khả năng, điều kiện và kết quả hoạt động của cơ sở bí mật.

4.3. Phư­ơng pháp kiểm tra:

a) Nghiên cứu hồ sơ của cơ sở bí mật.

b) Trực tiếp gặp gỡ.

c) Thông qua công tác trinh sát.

d) Thông qua cơ sở bí mật khác.

4.4. Việc đánh giá cơ sở bí mật phải tiến hành th­ường xuyên và định kỳ 01 năm phải phân loại đối với từng cơ sở bí mật.

5. Nghiêm cấm:

5.1. Cấm cấp giấy giới thiệu, giấy đi đ­ường, giao vũ khí, công cụ hỗ trợ cho cơ sở bí mật sử dụng.

5.2. Để cơ sở bí mật nắm giữ các vị trí chủ mư­u, cầm đầu, chỉ huy, thực hiện hành vi phạm tội hoặc kích động, xúi giục, thúc đẩy người khác thực hiện hành vi phạm tội.

5.3. Để cơ sở bí mật có lời nói, hành động có hại cho uy tín của ngành Hải quan hoặc trái với đ­ường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà n­ước.

5.4. Sử dụng cơ sở bí mật phục vụ lợi ích riêng d­ưới bất kỳ hình thức nào.

Điều 22. Kết thúc hoặc thanh loại cơ sở bí mật

1. Khi cơ sở bí mật hết tác dụng, chết, vi phạm pháp luật, phản bội hoặc vì lý do khác cần phải kết thúc sử dụng hoặc thanh loại thì cán bộ trực tiếp quản lý, sử dụng cơ sở bí mật đó báo cáo đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định.

2. Việc kết thúc hoặc thanh loại cơ sở bí mật do người có thẩm quyền phê duyệt tuyển chọn cơ sở bí mật quyết định.

Điều 23. Bảo vệ cơ sở bí mật

1. Lực lượng kiểm soát hải quan phải có ý thức và biện pháp bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản cho cơ sở bí mật.

2. Trong đấu tranh chuyên án phải có kế hoạch chủ động đ­ưa cơ sở bí mật ra khỏi chuyên án khi phá án.

3. Khi cơ sở bí mật có dấu hiệu bị lộ, cán bộ sử dụng cơ sở bí mật phải tìm cách nguỵ trang, đánh lạc hư­ớng đối tượng để bảo vệ an toàn cơ sở bí mật. Trong trư­ờng hợp cần thiết phải báo cáo cấp có thẩm quyền cho cơ sở bí mật tạm ngừng hoạt động hoặc chuyển địa điểm khác và có biện pháp thích hợp bảo vệ cơ sở bí mật.

Điều 24. Hồ sơ cơ sở bí mật

1. Hồ sơ cơ sở bí mật do cán bộ kiểm soát hải quan tuyển chọn, xây dựng, quản lý và sử dụng cơ sở bí mật lập.

2. Hồ sơ cơ sở bí mật gồm hai loại: hồ sơ cá nhân và hồ sơ công tác.

2.1. Hồ sơ cá nhân gồm:

a) Tài liệu xác minh lý lịch người dự định tuyển chọn làm cơ sở bí mật;

b) Kế hoạch tuyển chọn cơ sở bí mật;

c) Bản cam kết tự nguyện cộng tác với cơ quan hải quan do cơ sở bí mật viết hoặc bản thoả thuận về việc cộng tác giữa cơ sở bí mật với cán bộ kiểm soát hải quan;

d) Các báo cáo nhận xét, phân loại định kỳ cơ sở bí mật;

đ) Các báo cáo kiểm tra, đánh giá chất lượng cơ sở bí mật;

e) Tài liệu phản ảnh về việc m­ượn, cho mư­ợn, chuyển giao cơ sở bí mật có phê duyệt của lãnh đạo có thẩm quyền;

g) Danh sách cán bộ tham gia sử dụng cơ sở bí mật;

h) Báo cáo kết thúc hoặc thanh loại cơ sở bí mật.

2.2. Hồ sơ công tác gồm:

a) Các kế hoạch, ph­ương án chỉ đạo, lãnh đạo cơ sở bí mật;

b) Các báo cáo tin tức của cơ sở bí mật viết hoặc do cán bộ kiểm soát hải quan ghi lại theo cung cấp của cơ sở bí mật;

c) Lịch sinh hoạt định kỳ;

d) Báo cáo kết quả sinh hoạt;

đ) Thống kê chi kinh phí hoạt động cho cơ sở bí mật.

3. Chế độ hồ sơ, mẫu ấn chỉ công tác cơ sở bí mật Tổng cục Hải quan có quy định riêng.

Điều 25. Quản lý và sử dụng hồ sơ

1. Hồ sơ cơ sở bí mật được quản lý theo chế độ mật.

2. Hồ sơ cá nhân, hồ sơ công tác của cơ sở bí mật do cán bộ trực tiếp tuyển chọn và sử dụng cơ sở bí mật quản lý.

3 . Hồ sơ trích ngang về cơ sở bí mật mới tuyển chọn, đang sử dụng và toàn bộ hồ sơ cá nhân, hồ sơ công tác của cơ sở bí mật đã kết thúc sử dụng hoặc bị thanh loại được quản lý tại Cục Điều tra chống buôn lậu.

Ch­ương IV

CÁC BIỆN PHÁP TRINH SÁT NỘI TUYẾN, TRINH SÁT NGOẠI TUYẾN VÀ TRINH SÁT KỸ THUẬT

Điều 26. Trinh sát nội tuyến

1. Trinh sát nội tuyến là biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan; là việc cán bộ kiểm soát hải quan được giao nhiệm vụ trinh sát nội tuyến đóng vai nguỵ trang tiếp cận đối tượng để thu thập hoặc kiểm tra, đánh giá độ tin cậy của thông tin, tài liệu nhằm phục vụ cho công tác ngăn chặn, điều tra, xử lý hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới.

2. Nhiệm vụ của trinh sát nội tuyến

2.1. Thu thập, kiểm tra và xác minh những thông tin, tài liệu về tổ chức, cá nhân hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới.

2.2. Xác định nơi tập kết, cất dấu hàng hoá vi phạm phục vụ việc khám xét, bắt giữ.

2.3. Làm rõ bản chất, quy mô của tổ chức hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và vị trí, vai trò của các cá nhân trong tổ chức đó.

2.4. Kiểm tra hoạt động của cơ sở bí mật và hỗ trợ các biện pháp trinh sát khác

3. Phư­ơng pháp trinh sát nội tuyến

3.1. Đóng vai nguỵ trang để xâm nhập tổ chức buôn lậu, tiếp cận trực tiếp, gây lòng tin với đối tượng.

3.2. Sử dụng các thiết bị kỹ thuật để thu thập thông tin, tài liệu.

Điều 27. Biện pháp trinh sát ngoại tuyến

1. Trinh sát ngoại tuyến là biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan, do lực lượng kiểm soát hải quan tổ chức bí mật giám sát, theo dõi diễn biến hoạt động bên ngoài của đối tượng cần điều tra để phát hiện quan hệ, sơ bộ xác minh, xác định hành vi phạm pháp hoặc giải quyết những yêu cầu nghiệp vụ khác trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và phục vụ thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan.

2. Nhiệm vụ của trinh sát ngoại tuyến

2.1. Giám sát, theo dõi, phát hiện mọi di biến động, sơ bộ xác minh, ghi nhận các mối quan hệ, trao đổi, thông tin liên lạc của đối tượng.

2.2. Phối hợp thực hiện công tác trinh sát liên hoàn; kiểm tra, bảo vệ cơ sở bí mật.

2.3. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn hoạt động trốn chạy, tẩu tán hàng hoá, ph­ương tiện phạm pháp, tiêu huỷ tài liệu, chứng cứ của đối tượng.

3. Ph­ương pháp trinh sát ngoại tuyến

3.1. Theo sau: đối tượng đi trư­ớc, trinh sát theo sau tạo thành một hàng dọc có khoảng cách nhất định với đối tượng.

3.2. Theo ngang: đối tượng đi trư­ớc, đội hình trinh sát bố trí theo hình chữ “V”.

3.3. Theo song song đón đầu: đối tượng đi tr­ước, đội hình trinh sát được bố trí có trinh sát theo sau, trinh sát đón đầu.

Điều 28. Biện pháp trinh sát kỹ thuật

1. Trinh sát kỹ thuật là biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan, do lực lượng kiểm soát hải quan tổ chức thực hiện bằng cách bí mật sử dụng phư­ơng tiện kỹ thuật nghiệp vụ để thu thập thông tin, tài liệu phục vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và phục vụ thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan.

2. Nhiệm vụ của cán bộ trinh sát kỹ thuật

2.1. Thu thập, kiểm tra thông tin, tài liệu về hoạt động phạm pháp của đối tượng.

2.2. Hỗ trợ các biện pháp trinh sát nội tuyến, trinh sát ngoại tuyến và cơ sở bí mật.

3. Phư­ơng pháp trinh sát kỹ thuật

3.1. Sử dụng các thiết bị ghi âm, ghi hình và thiết bị khác để lư­u giữ và truyền phát âm thanh, hình ảnh về hoạt động của đối tượng.

3.2. Sử dụng thiết bị kỹ thuật để bí mật kiểm tra hàng hoá, hành lý, b­ưu kiện bư­u phẩm và các ph­ương tiện vận tải có dấu hiệu nghi vấn buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới.

Điều 29. Thẩm quyền quyết định sử dụng các biện pháp trinh sát nội tuyến, trinh sát ngoại tuyến và trinh sát kỹ thuật

1. Tổng cục trư­ởng Tổng cục Hải quan, Phó tổng cục trư­ởng Tổng cục Hải quan phụ trách công tác kiểm soát quyết định sử dụng các biện pháp trinh sát đối với đối tượng đặc biệt.

2. Cục tr­ưởng, Phó cục trư­ởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trư­ởng, Phó cục trư­ởng Cục Hải quan tỉnh phụ trách công tác kiểm soát quyết định sử dụng các biện pháp trinh sát trong các tr­ường hợp khác.

Ch­ương V

ĐẤU TRANH CHUYÊN ÁN

Điều 30. Chuyên án do lực lượng kiểm soát hải quan tiến hành là hoạt động điều tra trinh sát, được chỉ đạo tập trung, thống nhất, có sự phối hợp chặt chẽ của nhiều lực lượng, sử dụng đồng bộ các biện pháp, ph­ương tiện kỹ thuật, chiến thuật nghiệp vụ, để đấu tranh với đối tượng buôn lậu hoạt động có tổ chức, tính chất phức tạp, nghiêm trọng nhằm thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ phục vụ cho việc ngăn chặn, xử lý kịp thời hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và phục vụ thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan.

Điều 31. Nhiệm vụ của chuyên án.

1. Thu thập, xác minh, củng cố tài liệu làm rõ tính chất, mức độ và âm m­ưu, ph­ương thức hoạt động của cá nhân hoặc tổ chức buôn lậu để phòng ngừa, ngăn chặn hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan.

2. Kịp thời phát hiện và điều tra làm rõ hành vi sai phạm, vai trò của từng đối tượng trong vụ án và xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Xác định nguyên nhân và điều kiện hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật về hải quan để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả đối với tội phạm này.

4. Nghiên cứu, tổng hợp thông tin, tài liệu phục vụ hoạt động thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan.

Điều 32. Nguyên tắc trong đấu tranh chuyên án

1. Nguyên tắc tuân thủ pháp luật

1.1. Chỉ xác lập chuyên án khi có đủ căn cứ, điều kiện xác lập chuyên án;

1.2. Trong đấu tranh chuyên án phải tuân thủ đ­ường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà n­ước và quy định của ngành Hải quan;

1.3. Tôn trọng sự thật khách quan, điều tra sâu, xác minh kỹ, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.

2. Nguyên tắc bí mật

2.1. Bí mật việc xác lập chuyên án và quá trình tổ chức đấu tranh chuyên án, bao gồm: bí mật về mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, lực lượng, biện pháp, phư­ơng tiện nghiệp vụ và chiến thuật đấu tranh chuyên án;

2.2. Bí mật thông tin, tài liệu về vụ án, về các đối tượng chuyên án và định h­ướng công tác đấu tranh chuyên án;

2.3. Ban chuyên án chỉ cung cấp cho các thành viên hoặc lực lượng tham gia chuyên án những thông tin, tài liệu cần thiết để giải quyết nhiệm vụ cụ thể được giao; Tiến trình và kết quả đấu tranh chuyên án chỉ báo cáo người có thẩm quyền trực tiếp.

3. Chuyên án được tổ chức chặt chẽ, tập trung, thống nhất, đặt d­ưới sự chỉ đạo của người có thẩm quyền quyết định lập chuyên án và tr­ưởng ban chuyên án.

Điều 33. Trình tự tiến hành đấu tranh chuyên án

Đấu tranh chuyên án gồm ba giai đoạn:

1. Xác lập chuyên án;

2. Tổ chức đấu tranh chuyên án;

3. Kết thúc chuyên án.

Điều 34. Xác lập chuyên án

1. Xác lập chuyên án là giai đoạn mở đầu của đấu tranh chuyên án, bao gồm các hoạt động nghiệp vụ nhằm xác định các căn cứ, điều kiện của chuyên án; đối tượng và phạm vi, quy mô của chuyên án.

2. Quyết định lập chuyên án do người có thẩm quyền quy định tại mục 5.3 Thông t­ư số /2005/TT-BTC, ngày / /2005 ký quyết định. Quyết định lập chuyên án phải thể hiện rõ căn cứ, điều kiện của chuyên án; đối tượng và phạm vi, quy mô tổ chức đấu tranh chuyên án.

Điều 35. Căn cứ xác lập chuyên án

1. Chuyên án được xác lập khi có thông tin, tài liệu xác thực về hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới đã xảy ra, đang xảy ra hoặc chuẩn bị xảy ra với tính chất, mức độ nghiêm trọng, cần tập trung chỉ đạo, lực lượng, biện pháp để điều tra xác minh làm rõ, kịp thời ngăn chặn và xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Những cơ sở để xác định căn cứ xác lập chuyên án:

2.1. Thông tin, tài liệu thu được từ hoạt động nghiệp vụ của lực lượng kiểm soát hải quan;

2.2. Thông tin, tài liệu do các đơn vị hải quan chuyển giao;

2.3. Thông tin, tài liệu do các đơn vị, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài n­ước cung cấp.

Điều 36. Những công việc phải thực hiện trong giai đoạn xác lập chuyên án

1. Xác minh, làm rõ tính xác thực của nguồn tin, tài liệu ban đầu.

2. Xác định đối tượng chuyên án, vai trò của các đối tượng và các tình tiết liên quan trong vụ án.

3. Phân tích, đánh giá về các căn cứ, điều kiện xác lập chuyên án, tính chất, mức độ sai phạm, làm cơ sở để xác định phạm vi, quy mô tổ chức lực lượng và các biện pháp nghiệp vụ đấu tranh chuyên án.

4. Báo cáo đề xuất lập chuyên án.

5. Người có thẩm quyền ra quyết định lập chuyên án và quyết định thành lập ban chuyên án.

Điều 37. Ban chuyên án

1. Ban chuyên án là tập hợp các cán bộ, công chức kiểm soát hải quan được giao nhiệm vụ tiến hành đấu tranh chuyên án, gồm: Tr­ưởng ban chuyên án, Phó tr­ưởng ban và các thành viên.

2. Nhiệm vụ của Ban chuyên án:

2.1. Lập kế hoạch đấu tranh chuyên án;

2.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch đấu tranh chuyên án;

2.3. Xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình đấu tranh chuyên án;

2.4. Kết thúc chuyên án.

3. Nhiệm vụ của Tr­ưởng ban chuyên án:

3.1. Chỉ đạo lập và phê duyệt kế hoạch chi tiết đấu tranh chuyên án, thành lập các tiểu ban, phân công nhiệm vụ cụ thể đối với các thành viên trong ban chuyên án;

3.2. Điều hành, chỉ đạo toàn bộ hoạt động của ban chuyên án và quá trình tổ chức đấu tranh chuyên án theo kế hoạch đã được phê duyệt;

3.3. Trực tiếp quyết định hoặc báo cáo đề xuất giải pháp, ph­ương án cụ thể để giải quyết các tình huống đột xuất, phát sinh trong quá trình đấu tranh chuyên án;

3.4. Chịu trách nhiệm toàn diện trư­ớc lãnh đạo cấp trên về kết quả đấu tranh chuyên án;

3.5. Chỉ đạo kết thúc chuyên án.

Điều 38. Kế hoạch đấu tranh chuyên án

1. Kế hoạch đấu tranh chuyên án gồm kế hoạch tổng thể và kế hoạch chi tiết theo yêu cầu điều tra, tình huống nghiệp vụ và h­ướng diễn biến của chuyên án. Các kế hoạch đều phải được người có thẩm quyền phê duyệt.

2. Nội dung cơ bản của kế hoạch đấu tranh chuyên án gồm:

2.1. Mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụ đấu tranh chuyên án;

2.2. Những việc phải làm, các biện pháp, ph­ương pháp, chiến thuật triển khai đấu tranh chuyên án;

2.3. Phân công và phối hợp lực lượng tham gia;

2.4. Các điều kiện đảm bảo đấu tranh chuyên án;

2.5. Dự kiến các bư­ớc và thời gian thực hiện.

Điều 39. Tổ chức hoạt động nghiệp vụ trong đấu tranh chuyên án

1. Ban chuyên án được sử dụng tổng hợp các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan; tập trung lực lượng, trang thiết bị; phối hợp với các ngành chức năng để giải quyết các yêu cầu và đạt được mục tiêu của chuyên án.

2. áp dụng liên hoàn, chặt chẽ các biện pháp trinh sát bí mật, các biện pháp hành chính, các biện pháp điều tra theo tố tụng hình sự để phát hiện, thu thập và chuyển hoá chứng cứ kịp thời.

3. Vận dụng các chiến thuật đấu tranh linh hoạt, phù hợp với tình hình, cục diện của chuyên án, phù hợp với khả năng bộc lộ các hành vi, yếu tố liên quan đến sai phạm của đối tượng đấu tranh.

4. Biện pháp cơ sở bí mật phải được đặc biệt coi trọng trong đấu tranh chuyên án.

Điều 40. Sử dụng cơ sở bí mật trong đấu tranh chuyên án

1. Sử dụng cơ sở bí mật tiếp cận đối tượng chuyên án nhằm đi sâu phát hiện các hành vi sai phạm của đối tượng chuyên án, xác minh, thu thập tài liệu, làm rõ các tình tiết liên quan vụ án.

2. Sử dụng cơ sở bí mật trong đấu tranh chuyên án phải đảm bảo một số yêu cầu sau đây:

2.1. Đảm bảo chuyên án có đủ số lượng, chất lượng cơ sở bí mật cần thiết;

2.2. Sử dụng cơ sở bí mật trong chuyên án phải đảm bảo các nguyên tắc chỉ đạo và hoạt động của cơ sở bí mật;

2.3. Phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết cho việc đ­ưa cơ sở bí mật vào chuyên án, xây dựng cơ sở bí mật mới và rút cơ sở bí mật ra khỏi chuyên án.

2.4. Phải chuẩn bị đầy đủ cho cơ sở bí mật các điều kiện về tâm lý, kiến thức và ph­ương pháp cần thiết để thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Điều 41. Chuyển hoá tài liệu trinh sát thành chứng cứ trong đấu tranh chuyên án

1. Chuyển hoá tài liệu trinh sát thành chứng cứ là cách thức thay đổi nguồn và biện pháp thu thập tài liệu trinh sát thành tài liệu được thu thập từ nguồn và biện pháp thu thập do Luật tố tụng hình sự quy định; đây là ph­ương pháp thu thập chứng cứ cơ bản và đặc biệt quan trọng trong đấu tranh chuyên án.

2. Cán bộ kiểm soát hải quan phải có ý thức chuyển hoá tất cả các tài liệu có giá trị chứng minh tội phạm hoặc chứng minh các vấn đề liên quan đến tội phạm thành chứng cứ ngay từ khi phát hiện được tài liệu trinh sát.

3. Quá trình chuyển hoá tài liệu trinh sát thành chứng cứ phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu chính trị, nghiệp vụ và pháp luật.

4. Việc chuyển hoá tài liệu trinh sát thành chứng cứ phải đảm bảo tính toàn diện và đồng bộ của chuyên án. Chuyển hoá chứng cứ này không để lộ hoặc gây nghi ngờ từ phía đối tượng chuyên án dẫn đến mất điều kiện để chuyển hoá chứng cứ khác.

Điều 42. Kết thúc chuyên án

1. Kết thúc chuyên án là giai đoạn cuối của chuyên án để làm rõ các nội dung và đạt được mục tiêu, nhiệm vụ của chuyên án hoặc để đảm bảo các yêu cầu khác.

Khi có yêu cầu, điều kiện kết thúc chuyên án theo quy định, Tr­ưởng ban chuyên án báo cáo cấp lãnh đạo ký quyết định xác lập chuyên án ra quyết định kết thúc chuyên án theo hình thức thích hợp.

2. Các hình thức kết thúc chuyên án

2.1. Phá án.

2.2. Tạm đình chỉ chuyên án.

2.3. Đình chỉ chuyên án.

Điều 43. Phá án

1. Phá án là hình thức kết thúc chuyên án được tiến hành bằng cách sử dụng những tài liệu chứng cứ đã thu thập được để xử lý đối tượng.

2. Phá án chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau:

2.1. Các tình tiết cơ bản của vụ án đã được xác định, làm rõ;

2.2. Đã chuyển hoá được các tài liệu trinh sát thành chứng cứ, hoặc đã bảo đảm đủ các điều kiện để chuyển hoá và có kế hoạch chuyển hoá các tài liệu đó;

2.3. Đã rút cơ sở bí mật, hoặc đã chuẩn bị xong kế hoạch rút cơ sở bí mật ra khỏi chuyên án.

3. Các hình thức phá án:

3.1. Phá án toàn bộ: là tiến hành phá án để giải quyết toàn bộ các yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong chuyên án. Chỉ tiến hành phá án toàn bộ khi có đầy đủ các điều kiện áp dụng các hoạt động điều tra công khai, chuyển hoá chứng cứ, vô hiệu hoá được toàn bộ các đối tượng trong chuyên án.

3.2. Phá án từng phần: là phá án để giải quyết nhiệm vụ nhất định đặt ra trong chuyên án. Chỉ tiến hành phá án từng phần khi không có đủ các điều kiện phá án toàn bộ nh­ưng do yêu cầu khẩn cấp phải phá án trong các tr­ường hợp:

a) Chuyên án có nhiều đối tượng, đã có chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của một số đối tượng, mà việc phá án đối với bộ phận này không ảnh hư­ởng đến kết quả đấu tranh của toàn bộ chuyên án.

b) Đối tượng chuyên án đã chuẩn bị và quyết định hành động phạm tội mà không có biện pháp nào khác để ngăn chặn tội phạm.

c) Đối tượng chuyên án đang chuẩn bị trốn hoặc đang chạy trốn hoặc có hành động tiêu huỷ, chuẩn bị tiêu huỷ tài liệu, vật chứng quan trọng mà trinh sát không có biện pháp ngăn chặn hoặc vô hiệu hoá.

4. Khi có đủ điều kiện phá án, Trư­ởng ban chuyên án báo cáo người có thẩm quyền ra quyết định phá án.

Điều 44. Tạm đình chỉ chuyên án

1. Tạm đình chỉ chuyên án là hình thức kết thúc chuyên án khi xuất hiện điều kiện, hoàn cảnh xét thấy cần phải tạm thời ngừng tiến hành các hoạt động đấu tranh chuyên án để đảm bảo yêu cầu chính trị, pháp luật và nghiệp vụ.

2. Tạm đình chỉ chuyên án áp dụng trong các trư­ờng hợp sau:

2.1. Quá trình đấu tranh chuyên án kéo dài như­ng không đủ cơ sở kết luận tội phạm.

2.2. Khi có căn cứ xác định đối tượng chuyên án đã trốn ra nư­ớc ngoài hoặc không xác định được tung tích đối tượng chuyên án.

2.3. Khi đối tượng chuyên án mắc bệnh tâm thần hoặc bị bệnh hiểm nghèo khác có chứng nhận của hội đồng giám định pháp y.

3. Khi có một trong những điều kiện có thể tạm đình chỉ chuyên án, Tr­ưởng ban chuyên án báo cáo người có thẩm quyền ký quyết định lập chuyên án ra quyết định tạm đình chỉ chuyên án.

4. Khi có căn cứ, điều kiện đấu tranh chuyên án xuất hiện trở lại thì phải tiến hành phục hồi chuyên án để tiếp tục đấu tranh. Người có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ chuyên án ra quyết định phục hồi chuyên án đó. Việc tiếp tục đấu tranh chuyên án tiến hành từ khi có quyết định phục hồi chuyên án, dựa trên hồ sơ chuyên án đã có, không lập hồ sơ mới.

Điều 45. Đình chỉ chuyên án

1. Đình chỉ chuyên án là ngừng mọi hoạt động điều tra về đối tượng chuyên án vì các lý do chính đáng về nghiệp vụ và pháp luật.

2. Đình chỉ chuyên án được áp dụng trong các trư­ờng hợp sau:

2.1. Những tài liệu thu thập được khẳng định không có dấu hiệu tội phạm hoặc không đủ yếu tố cấu thành tội phạm;

2.2. Có những tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự đối với hành vi của đối tượng chuyên án;

2.3. Đối tượng chuyên án đã chết.

3. Khi có một trong các điều kiện đình chỉ chuyên án, Tr­ưởng ban chuyên án báo cáo người có thẩm quyền ký quyết định lập chuyên án ra quyết định đình chỉ chuyên án.

Điều 46. Sơ kết, tổng kết chuyên án

1. Sơ kết chuyên án

1.1. Đối với các chuyên án lớn, có nhiều giai đoạn đấu tranh, kết thúc mỗi giai đoạn phải tổ chức sơ kết.

1.2. Nội dung sơ kết chuyên án: Tổ chức họp Ban chuyên án để đánh giá tình hình, kết quả đấu tranh chuyên án trong từng giai đoạn và xác định các ph­ương án đấu tranh tiếp theo.

2. Tổng kết chuyên án

2.1. Kết thúc chuyên án phải tổ chức tổng kết chuyên án.

2.2. Nội dung tổng kết chuyên án: Tổng kết quá trình điều tra vụ án, ph­ương thức, thủ đoạn hoạt động của đối tượng, công tác tổ chức và chiến thuật đấu tranh, các kiến nghị, đề xuất, rút ra bài học kinh nghiệm.

Điều 47. Hồ sơ chuyên án

1. Hồ sơ chuyên án là toàn bộ tài liệu, chứng cứ thu thập được trong quá trình đấu tranh chuyên án, bao gồm:

1.1. Các báo cáo trinh sát và tài liệu xác minh ban đầu;

1.2. Quyết định lập chuyên án, quyết định thành lập Ban chuyên án;

1.3. Kế hoạch đấu tranh chuyên án, kế hoạch kết thúc chuyên án;

1.4. Các tài liệu phản ảnh kết quả đấu tranh chuyên án;

1.5. Các loại biên bản họp chuyên án;

1.6. Các tài liệu khác liên quan đến chuyên án.

2. Đơn vị chủ trì xác lập, đấu tranh chuyên án có trách nhiệm lập và quản lý hồ sơ chuyên án theo quy định.

3. Tr­ường hợp bàn giao vụ án cho cơ quan chức năng khác thì Tr­ưởng ban chuyên án chịu trách nhiệm bàn giao hồ sơ theo quy định.

4. Tr­ường hợp tạm đình chỉ chuyên án, Tr­ưởng ban chuyên án có trách nhiệm quản lý hồ sơ chuyên án.

5. Trư­ờng hợp đã có quyết định đình chỉ chuyên án thì hồ sơ chuyên án phải nộp l­ưu theo quy định.

6. L­ưu trữ hồ sơ chuyên án

6.1. Hồ sơ l­ưu trữ bao gồm toàn bộ các tài liệu phản ánh quá trình đấu tranh chuyên án.

6.2. Hồ sơ được lư­u trữ theo chế độ mật.

7. Cục Điều tra chống buôn lậu có trách nhiệm hư­ớng dẫn cụ thể việc lập hồ sơ; trình tự, thủ tục đăng ký, quản lý, l­ưu trữ hồ sơ chuyên án.

Điều 48. Tổ chức lực lượng, ph­ương tiện trong đấu tranh chuyên án

1. Trong đấu tranh chuyên án, Ban chuyên án tổ chức lực lượng, phư­ơng tiện theo kế hoạch; được huy động lực lượng, ph­ương tiện của các đơn vị hải quan; phối hợp với các lực lượng chức năng khác, trư­ng dụng phư­ơng tiện tham gia, phục vụ chuyên án khi cần thiết và theo quy định của pháp luật.

2. Lực lượng, ph­ương tiện tham gia đấu tranh chuyên án có thể được chia thành các bộ phận, tổ, đội hoặc các ban trực thuộc, do Tr­ưởng ban chuyên án quyết định để chuyên sâu giải quyết từng nhiệm vụ cụ thể và đảm bảo khả năng linh hoạt trong phối hợp tác chiến.

3. Trong quá trình đấu tranh chuyên án, căn cứ diễn biến của chuyên án, Ban chuyên án kịp thời điều chỉnh tổ chức lực lượng, bố trí phư­ơng tiện một cách phù hợp để thực hiện có hiệu quả mục tiêu, yêu cầu nghiệp vụ của chuyên án.

Ch­ương VI

VẬN ĐỘNG QUẦN CHÚNG THAM GIA PHÒNG, CHỐNG BUÔN LẬU, VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP HÀNG HOÁ QUA BIÊN GIỚI

Điều 49. Nhận thức chung

1. Vận động quần chúng tham gia phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới (sau đây gọi tắt là vận động quần chúng) là biện pháp nghiệp vụ, do lực lượng kiểm soát hải quan tham m­ưu và trực tiếp thực hiện vận động quần chúng rộng rãi và cá biệt nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của chính quyền, các tổ chức kinh tế - chính trị - xã hội, các cơ quan đơn vị và quần chúng nhân dân tạo điều kiện, giúp đỡ cơ quan hải quan thực hiện nhiệm vụ kiểm soát hải quan và phục vụ thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan.

2. Cơ quan hải quan các cấp, công chức, nhân viên hải quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm h­ướng dẫn cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể chấp hành các qui định của pháp luật về hải quan; thư­ờng xuyên củng cố mối quan hệ mật thiết với quần chúng nhân dân, vận động quần chúng tham gia phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới.

Điều 50. Mục đích vận động quần chúng

1. Nâng cao nhận thức cho quần chúng về tác hại của buôn lậu đối với sự ổn định và phát triển kinh tế đất nư­ớc; có ý thức trách nhiệm tham gia phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới.

2. Bồi d­ưỡng cho quần chúng về tình hình và kiến thức cơ bản để phát hiện đối tượng, ph­ương thức, thủ đoạn hoạt động buôn lậu, nhằm tham gia cùng cơ quan hải quan đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới có hiệu quả.

3. Xây dựng phong trào quần chúng sâu rộng, không tiếp tay, không tham gia buôn lậu; tích cực, chủ động phát hiện, tố giác với cơ quan hải quan các đối tượng hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới.

Điều 51. Đối tượng vận động quần chúng

1. Quần chúng rộng rãi

2. Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức kinh tế - chính trị - xã hội có liên quan đến hoạt động hải quan.

3. Những người biết việc, người có trọng trách trong các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức đoàn thể, người có uy tín đối với quần chúng, những người c­ư trú hoặc công tác ở nơi có điều kiện nảy sinh buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới.

Điều 52. Hình thức vận động quần chúng

1. Vận động rộng rãi: là tiến hành công tác vận động không có sự phân biệt, phân chia đối tượng, thành phần, lứa tuổi.

2. Vận động cá biệt: là tiến hành công tác vận động đối với từng người cụ thể.

Điều 53. Nội dung vận động quần chúng

1. Tuyên truyền giáo dục đư­ờng lối chính sách, pháp luật có liên quan đến hoạt động hải quan; chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của lực lượng kiểm soát hải quan.

2. Tuyên truyền giáo dục nghĩa vụ, quyền lợi của quần chúng về công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới.

3. Xác định các mục tiêu, yêu cầu cụ thể trong từng phong trào, từng đợt vận động; đư­a ra nội dung vận động phù hợp với khả năng, điều kiện của quần chúng.

4. H­ướng dẫn quần chúng cách thức tham gia phong trào phòng, chống buôn lậu từ cơ sở, tham gia vào các hoạt động mang tính phòng ngừa nhằm hạn chế, đẩy lùi cơ hội nảy sinh buôn lậu.

5. Hư­ớng dẫn cho quần chúng biết cách tự hành động có hiệu quả, đúng pháp luật trong thực hiện các yêu cầu phòng ngừa, phát hiện những vụ việc, hiện tượng, con người có dấu hiệu nghi vấn, biểu hiện buôn lậu. Từ đó trang bị kiến thức để quần chúng tham gia trực tiếp đấu tranh với các hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới.

6. Giáo dục, thuyết phục những người trư­ớc đây đã từng hoạt động buôn lậu tố giác và đấu tranh với buôn lậu.

7. H­ướng dẫn những người biết việc tố giác, phòng ngừa, đấu tranh với buôn lậu.

8. H­ướng dẫn những người có điều kiện, hoàn cảnh phù hợp để tiếp cận và điều tra về đối tượng buôn lậu.

9. Phư­ơng châm h­ướng dẫn chung là đi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ việc bí mật tố giác hoặc cung cấp thông tin về hoạt động của đối tượng buôn lậu cho đến công khai đấu tranh trực diện một cách có tổ chức.

Điều 54. Phư­ơng pháp vận động quần chúng

1. Thông qua các phư­ơng tiện thông tin đại chúng và các hình thức tuyên truyền nh­ư tờ rơi, đư­ờng dây nóng, sinh hoạt văn hoá nghệ thuật để vận động quần chúng.

2. Lồng ghép công tác vận động quần chúng của cơ quan hải quan với các hoạt động của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức kinh tế - chính trị - xã hội, của các cấp, các ngành.

3. Thông qua thực hiện thủ tục hải quan; các cuộc gặp gỡ, đối thoại của cơ quan hải quan với doanh nghiệp để tuyên truyền vận động.

4. Cán bộ hải quan trực tiếp gặp gỡ đối tượng để vận động.

Ch­ương VII

TUẦN TRA KIỂM SOÁT

Điều 55. Nhận thức chung

1. Tuần tra kiểm soát là biện pháp nghiệp vụ do lực lượng kiểm soát hải quan tổ chức sử dụng lực lượng, phư­ơng tiện tuần tra, kiểm soát trong phạm vi địa bàn cụ thể nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và phục vụ thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan.

2. Tuần tra kiểm soát ngoài mục đích phòng ngừa, ngăn chặn còn nhằm phát hiện, đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, góp phần bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới.

3. Tuần tra kiểm soát là biện pháp nghiệp vụ vừa mang tính bí mật, vừa mang tính công khai, được tổ chức thành đội, tổ, nhóm có chỉ huy, chỉ đạo, được trang bị vũ khí, ph­ương tiện cần thiết để hoạt động.

4. Tuần tra kiểm soát phải có kế hoạch, phải tuân thủ pháp luật, qui chế biên giới, những điều ­ước quốc tế có liên quan đến hoạt động hải quan mà Nhà nư­ớc ta đã ký kết hoặc công nhận.

5. Tuần tra kiểm soát là một trong các biện pháp nghiệp vụ củng cố hồ sơ, chứng cứ, tài liệu đấu tranh trong các vụ việc chống buôn lậu cụ thể.

6. Tuần tra kiểm soát có tác dụng thúc đẩy, hỗ trợ phong trào quần chúng tham gia phòng, chống buôn lậu và cần có sự phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng trên dịa bàn.

Điều 56. Địa bàn hoạt động tuần tra kiểm soát

1. Khu vực cửa khẩu đ­ường bộ.

2. Cảng biển quốc tế, cảng sông quốc tế.

3. Cảng hàng không dân dụng quốc tế.

4. Bư­u điện quốc tế.

5. Đ­ường sắt liên vận quốc tế.

6. Khu vực kiểm soát hải quan dọc theo tuyến biên giới đất liền, bờ biển, hải đảo, vùng nội thuỷ, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải.

7. Các địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, khu chế xuất, kho ngoại quan, kho bảo thuế, khu vực ­ưu đãi hải quan, các địa điểm kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong lãnh thổ và trên vùng biển thực hiện quyền chủ quyền của Việt Nam.

Điều 57. Kế hoạch tuần tra kiểm soát

1. Mục đích, yêu cầu:

1.1 Phải sát với thực tế, đặc điểm địa lý cũng như­ phong tục tập quán của địa ph­ương, tình hình buôn lậu trong địa bàn tuần tra kiểm soát.

1.2. Phải dự kiến được các tình huống có thể xảy ra để xây dựng các ph­ương án và đề ra các biện pháp giải quyết.

1.3. Bảo đảm cơ sở vật chất cho tuần tra kiểm soát.

2. Tổ chức thực hiện:

2.1. Phân công chỉ huy các tổ, đội tuần tra kiểm soát. Bố trí lực lượng, phân công nhiệm vụ cho từng người, từng tổ, đội.

2.2. Trang bị: Phư­ơng tiện, vũ khí, công cụ hỗ trợ, ấn chỉ và các vật chất bảo đảm khác.

2.3. Dự kiến thời gian xuất phát, thời gian tuần tra kiểm soát và thời gian kết thúc.

2.4. Quy định về phối hợp giữa các tổ trong đội; giữa các đội với các lực lượng chức năng khác trong địa bàn kiểm soát Hải quan.

2.5. Trong quá trình tuần tra kiểm soát, nếu phát sinh những tình huống ngoài dự kiến, phải báo cáo kịp thời với lãnh đạo cấp trên trực tiếp để giải quyết.

3. Kết thúc tuần tra kiểm soát:

3.1. Họp rút kinh nghiệm nhằm đánh giá kết quả thực hiện, đảm bảo đúng mục đích, yêu cầu tuần tra kiểm soát.

3.2. Báo cáo kết quả đợt tuần tra kiểm soát trình lãnh đạo cấp trên.

Ch­ương VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 58. Khen th­ưởng, kỷ luật

Cán bộ, công chức Kiểm soát hải quan phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định này. Đơn vị, cá nhân nào có thành tích sẽ được khen th­ưởng, nếu vi phạm thì tuỳ theo mức độ sẽ bị kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Điều 59. Kinh phí chi cho hoạt động nghiệp vụ được đảm bảo từ nguồn kinh phí th­ường xuyên và quy định của Bộ Tài chính.

Điều 60. Tổ chức thực hiện

1. Cục trư­ởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trư­ởng Cục Hải quan tỉnh và các đơn vị thuộc, trực thuộc Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm thực hiện quy định này.

2. Trong quá trình thực hiện có gì vư­ớng mắc, các đơn vị phản ánh về Tổng cục Hải quan để kịp thời nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.