cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 62/2005/QĐ-BTC ngày 14/09/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Về Chế độ kế toán áp dụng cho Công ty quản lý Quỹ Đầu tư chứng khoán (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 62/2005/QĐ-BTC
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
  • Ngày ban hành: 14-09-2005
  • Ngày có hiệu lực: 29-09-2005
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 01-01-2012
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 2285 ngày (6 năm 3 tháng 5 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 01-01-2012
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 01-01-2012, Quyết định số 62/2005/QĐ-BTC ngày 14/09/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Về Chế độ kế toán áp dụng cho Công ty quản lý Quỹ Đầu tư chứng khoán (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Thông tư số 125/2011/TT-BTC ngày 05/09/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hướng dẫn kế toán áp dụng đối với Công ty quản lý Quỹ”. Xem thêm Lược đồ.

BỘ TÀI CHÍNH
*******

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
*******

Số: 62/2005/QĐ-BTC

Hà Nội, ngày 14 tháng 09 năm 2005

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003 và Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/05/2004 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kế toán trong hoạt động kinh doanh;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/07/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28/10/2003 của Chính phủ về Chứng khoán và thị trường chứng khoán;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán, Chủ tịch Ủy ban chứng khoán Nhà nước và Chánh văn phòng Bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này “Quy định Chế độ kế toán áp dụng cho Công ty quản lý Quỹ Đầu tư chứng khoán”.

Quy định Chế độ kế toán áp dụng cho công ty quản lý Quỹ Đầu tư chứng khoán bao gồm các quy định được vận dụng từ Chế độ kế toán Công ty Chứng khoán (Ban hành kèm theo Quyết định số 99/2000/QĐ-BTC ngày 13/06/2000 của Bộ Tài chính) và những quy định cụ thể đối với loại hình Công ty quản lý Quỹ Đầu tư chứng khoán.

Điều 2. Quy định Chế độ kế toán áp dụng cho Công ty quản lý Quỹ Đầu tư chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định này áp dụng cho tất cả các Công ty quản lý Quỹ Đầu tư chứng khoán hoạt động tại Việt Nam. Những nội dung kế toán không quy định trong Quyết định này thì thực hiện theo quy định tại Luật Kế toán, Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ và Chế độ kế toán áp dụng đối với Công ty chứng khoán.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.

Điều 4. Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán và kiểm toán, Chủ tịch Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Chánh văn phòng Bộ và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và thi hành quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp
- UBND, Sở Tài chính, Cục Thuế HN và TP.HCM
- Các Trung tâm giao dịch chứng khoán;
- Công báo;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Vụ Pháp chế - Bộ Tài chính;
- Các Công ty quản lý Quỹ Đầu tư chứng khoán;
- Lưu VT, Vụ CĐKT, UBCKNN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Văn Tá

 

QUY ĐỊNH

CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 62/2005/QĐ-BTC ngày 14/9/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

Để thống nhất quản lý công tác kế toán đối với các Công ty quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán và nhằm phù hợp với hoạt động của loại hình công ty mới này, Bộ Tài chính Quy định Chế độ kế tóan áp dụng cho Công ty Quản lý Quỹ Đầu tư chứng khoán, như sau:

A- QUY ĐỊNH CHUNG

1. Quy định này áp dụng cho tất cả các Công ty quản lý Quỹ Đầu tư chứng khoán để tổ chức và thực hiện công tác kế toán về tài sản, vốn và các hoạt động của Công ty quản lý Quỹ Đầu tư chứng khoán thuộc các thành phần kinh tế khác nhau (dưới đây viết tắt là Công ty quản lý Quỹ) trong phạm vi cả nước. Quy định này không áp dụng cho việc thực hiện kế toán tài sản, vốn và hoạt động của Quỹ Đầu tư chứng khoán.

2. Ngoài việc chấp hành Quy định này, Công ty quản lý Quỹ còn phải thực hiện các quy định có liên quan của Chế độ kế toán công ty chứng khoán; Các quy định của Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn Luật Kế toán, các Thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán của Bộ Tài chính.

3. Công ty quản lý Quỹ phải mở sổ kế toán để phản ánh tài sản và các giao dịch của bản thân Công ty quản lý Quỹ tách biệt với tài sản của các Quỹ Đầu tư chứng khoán.

B- QUY ĐỊNH CỤ THỂ

I. CHỨNG TỪ KẾ TOÁN

Công ty quản lý Quỹ áp dụng các quy định pháp lý về chứng từ kế toán theo quy định của Luật Kế toán, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kế toán và vận dụng các quy định cụ thể về chứng từ kế toán (Mẫu biểu, phương pháp lập, luân chuyển chứng từ…) theo quy định tại Chế độ kế toán Công ty chứng khoán ban hành theo Quyết định số 99/2000/QĐ-BTC ngày 13/6/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

II. TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

Công ty quản lý Quỹ áp dụng các tài khoản thuộc Hệ thống tài khoản kế toán theo quy định tại Chế độ kế toán Công ty chứng khoán và những tài khoản đặc thù riêng được quy định đối với Công ty Quản lý Quỹ:

1. Các tài khoản áp dụng theo Chế độ kế toán công ty chứng khoán:

1.1. Loại 1 - Tài sản lưu động

- TK 111 - Tiền mặt

- TK 112 - Tiền gửi ngân hàng

- TK 113 - Tiền đang chuyển

- TK 128 - Đầu tư ngắn hạn khác

- TK 136 - Phải thu nội bộ

- TK 138 - Phải thu khác

- TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi

- TK 141 - Tạm ứng

- TK 152 - Vật liệu

- TK 153 - Công cụ, dụng cụ

1.2. Loại 2 - Tài sản cố định

- TK 211 - Tài sản cố định hữu hình

- TK 212 - Tài sản cố định thuê tài chính

- TK 214 - Hao mòn TSCĐ

- TK 228 - Đầu tư dài hạn khác

- TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang

- TK 244 - Ký quỹ, ký cược

1.3. Loại 3 - Nợ phải trả

- TK 311 - Vay ngắn hạn

- TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

- TK 334 - Phải trả nhân viên

- TK 335 - Chi phí phải trả

- TK 336 - Phải trả nội bộ

- TK 338 - Phải trả, phải nộp khác

- TK 344 - Nhận ký quỹ, ký cược

1.4. Loại 4 - Nguồn vốn chủ sở hữu

- TK 412 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản

- TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối

- TK 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi

1.5. Loại 5 - Doanh thu

- TK 532 - Các khoản giảm trừ doanh thu

1.6. Loại 6 - Chi phí

- TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp

1.7. Loại 9 - Xác định kết quả kinh doanh

- TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh

1.8. Loại 0 - Tài khoản ngoài bảng

- TK 001 - Tài sản cố định thuê ngoài

- TK 002 - Vật tư giữ hộ

- TK 003 - Nợ khó đòi đã xử lý

- TK 007 - Ngoại tệ các loại

2. Các tài khoản đặc thù của Công ty Quản lý Quỹ:

2.1. TK 121 - “Chứng khoán kinh doanh”.

Tài khoản này phản ánh giá trị các chứng khoán mua, bán trong hoạt động kinh doanh thông thường của Công ty quản lý Quỹ.

Hạch toán tài khoản này cần tôn trọng một số quy định sau:

1. Chỉ hạch toán vào tài khoản này các chứng khoán nắm giữ với mục đích kinh doanh mua, bán thông thường của Công ty quản lý Quỹ.

2. Tài khoản này không phản ánh các khoản chứng khoán đầu tư với mục đích nắm giữ tới ngày đáo hạn hoặc nắm giữ với mục đích sẵn sàng để bán.

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA TÀI KHOẢN 121 - CHỨNG KHOÁN KINH DOANH

Bên Nợ:

Trị giá chứng khoán mua vào.

Bên Có:

Trị giá chứng khoán bán ra.

Số dư bên Nợ:

Trị giá chứng khoán hiện còn cuối kỳ.

Phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu:

(1). Khi mua chứng khoán kinh doanh, căn cứ vào chi phí thực tế mua (Giá mua cộng (+) chi phí môi giới, giao dịch,…), ghi:

Nợ TK 121 - Chứng khoán kinh doanh

Có TK 111, 112, 331

(2). Khi bán chứng khoán kinh doanh, căn cứ vào giá bná chứng khoán:

a/ Trường hợp có lãi, ghi:

Nợ TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)

Có TK 121 - Chứng khoán kinh doanh (Giá vốn)

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Chênh lệch số tiền thanh tóan lớn hơn giá vốn).

b/ Trường hợp lỗ, ghi:

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Chênh lệch số tiền thanh toán nhỏ hơn giá vốn)

Nợ TK 111, 112

Có TK 121 - Chứng khoán kinh doanh (Giá vốn).

2.2. TK 131 “Phải thu của khách hàng”:

TK 131 “Phải thu của khách hàng” có 4 tài khoản cấp 2 sau:

- TK 1311 - Phải thu về giao dịch chứng khoán

- TK 1312 - Phải thu từ hoạt động tư vấn

- TK 1313 - Ứng trước cho người bán

- TK 1318 - Phải thu của khách hàng khác

2.3. TK 132 - “Phải thu từ hoạt động quản lý Quỹ”

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của Công ty quản lý Quỹ với các Quỹ Đầu tư chứng khoán và người đầu tư của Quỹ về các khoản tiền thu phí quản lý, các khoản tiền thưởng… Tài khoản này cũng được dùng để phản ánh các khoản phải thu về các khoản Công ty quản lý Quỹ đã chi hộ các Quỹ Đầu tư chứng khoán.

Hạch toán tài khoản này cần tôn trọng một số quy định sau:

1. Các khoản phải thu cần được hạch toán chi tiết cho từng Quỹ Đầu tư chứng khoán, theo từng nội dung phải thu và ghi chép theo từng lần thanh toán.

2. Không phản ánh vào tài khoản này các khoản thu từ các Quỹ Đầu tư chứng khoán mà đã thu được tiền qua Ngân hàng.

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA TÀI KHOẢN 132 - PHẢI THU TỪ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ QUỸ

Bên Nợ:

Số tiền phải thu từ các Quỹ Đầu tư chứng khoán về các khoản thu phí quản lý, các khoản thưởng của khách hàng,…

Bên Có:

- Số tiền đã thu được từ các Quỹ Đầu tư chứng khoán

Số dư bên Nợ:

Số tiền còn phải thu của các Quỹ Đầu tư chứng khoán.

Tài khoản này có 2 tài khoản cấp 2 sau:

- Tài khoản 1321 - Phải thu từ các quỹ đầu tư: Phản ánh số phải thu và tình hình thanh toán số phải thu các quỹ đầu tư chứng khoán.

- Tài khoản 1322 - Phải thu từ người đầu tư: Phản ánh số phải thu và tình hình thanh toán số phải thu từ người đầu tư.

Phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu

(1) Khi phát sinh doanh thu thu phí quản lý nhưng chưa thu được tiền, kế toán căn cứ vào chứng từ liên quan, ghi:

Nợ TK 132 - Phải thu từ hoạt động quản lý Quỹ (1321)

Có TK 511 - Doanh thu hoạt động kinh doanh

(2) Khi nhận được thông báo về các khoản tiền thưởng mà các nhà đầu tư thưởgn cho Công ty quản lý Quỹ, kế toán căn cứ vào chứng từ liên quan, ghi:

Nợ TK 132 - Phải thu từ hoạt động quản lý Quỹ (1322)

Có TK 511 - Doanh thu hoạt động kinh doanh

(3) Khi phát sinh các khoản chi phí mà Công ty quản lý Quỹ đã chi hộ các quỹ đầu tư mà trách nhiệm chi trả thuộc về các Quỹ Đầu tư chứng khoán như: Chi phí giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán chứng khoán cho các quỹ đầu tư, kế toán căn cứ vào chứng từ liên quan, ghi:

Nợ TK 132 - Phải thu từ hoạt động quản lý Quỹ (1321)

Có TK 111, 112 - Tiền mặt, Tiền gửi Ngân hàng

(4) Khi nhận đưcợ tiền do các Quỹ Đầu tư chứng khoán trả về các khoản thu phí dịch vụ quản lý, khoản thuởng (nếu có)…, kế toán căn cứ vào chứng từ liên quan, ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng

Có TK 132 - Phải thu từ hoạt động quản lý Quỹ

(5) Khi thu hồi được các khoản tiền chi hộ các Quỹ Đầu tư chứng khoán, kế toán, ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng

Có TK 132 - Phải thu từ hoạt động quản lý Quỹ

2.4. TK 213 - “Tài sản cố định vô hình”:

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của TSCĐ vô hình của đơn vị.

Hạch toán tài khoản này cần tôn trọng một số quy định sau:

1. Nguyên giá của TSCĐ vô hình mua riêng biệt, bao gồm giá mua (trừ (-) các khoản được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính.

- Trường hợp TSCĐ vô hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm, trả góp, nguyên giá của TSCĐ vô hình được phản ánh theo giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí hoạt động kinh doanh theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá TSCĐ vô hình (vốn hóa) theo quy định của chuẩn ực kế toán “Chi phí đi vay”.

- TSCĐ vô hình hình thành từ việc trao đổi, thanh toán bằng chứng từ liên quan đến quyền sở hữu vốn của đơn vị, nguyên giá TSCĐ vô hình là giá trị hợp lý của các chứng từ được phát hành liên quan đến quyền sở hữu vốn của đơn vị.

- Nguyên giá TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất có thời hạn: là giá trị quyền sử dụng đất khi được giao đất hoặc số tiền phải trả khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác, hoặc giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn liên doanh.

- Nguyên giá TSCĐ vô hình được Nhà nước cấp hoặc được tặng, biếu, được xác định theo giá trị hợp lý ban đầu cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính.

2. Tòan bộ chi phí thực tế phát sinh liên quan đến giai đọan triển khai được tập hợp vào chi phí hoạt động kinh doanh trong kỳ. Từ thời điểm xét thấy kết quả triển khai thỏa mãn được định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình quy định ở Chuẩn mực TSCĐ vô hình thì các chi phí giai đọan triển khai được tập hợp vào TK 241 “Xây dựng cơ bản dở dang” (2412). Khi kết thúc giai đọan triển khai các chi phí hình thành nguyên giá TSCĐ vô hình trong giai đọan triển khai phải được kết chuyển vào bên Nợ Tài khoản 213 “TSCĐ vô hình”.

3. Trong quá trình sử dụng phải tiến hành trích khấu hao TSCĐ vô hình vào chi phí SXKD theo quy định của Chuẩn mực TSCĐ vô hình.

4. Chi phí liên quan đến TSCĐ vô hình phát sinh sau khi nhận ban đầu phải được ghi nhận là chi phí họat động kinh doanh trong kỳ, trừ khi thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện sau thì được ghi tăng nguyên giá TSCĐ vô hình:

- Chi phí phát sinh có khả năng làm cho TSCĐ vô hình tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai nhiều hơn mức hoạt động được đánh giá ban đầu;

Chi phí được đánh giá một cách chắc chắn và gắn liền với TSCĐ vô hình cụ thể.

5. Chi phí phát sinh đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho đơn vị gồm chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên và chi phí quảng cáo phát sinh trong giai đạon trước hoạt động của đơn vị mới thành lập, chi phí cho giai đọan nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm được ghi nhận là chi phí hoạt động kinh doanh trong kỳ hoặc được phân bổ dần vào chi phí hoạt động kinh doanh trong thời gian tối đa không quá 3 năm.

6. Chi phí liên quan đến tài sản vô hình đã được đơn vị ghi nhận là chi phí để xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ trước đó thì không được tái ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ vô hình.

7. Các nhãn hiệu hàng hóa, quyền phát hành, danh sách khách hàng và các khoản mục tương tự đưcợ hình thành trong nội bộ đơn vị không được ghi nhận là TSCĐ vô hình.

8. TSCĐ vô hình được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi TSCĐ trong “Sổ tài sản cố định”.

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ẢNH CỦA TÀI KHOẢN 213 - TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÔ HÌNH

Bên Nợ:

Nguyên giá TSCĐ vô hình tăng.

Bên Có:

Nguyên giá TSCĐ vô hình giảm.

Số dư bên Nợ:

Nguyên giá TSCĐ vô hình hiện có ở đơn vị.

Tài khoản 213 - TSCĐ vô hình, có 7 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 2131 - Quyền sử dụng đất: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra có liên quan trực tiếp tới đất sử dụng, bao gồm: tiền chi ra để có quyền sử dụng đất, chi phí cho đền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng (đối với trường hợp quyền sử dụng đất riêng biệt đối với giai đọan đầu tư nhà cửa, vật kiến trúc trên đất), lệ phí trước bạ (nếu có)… Tài khoản này không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên đất.

- Tài khoản 2132 - Quyền phát hành: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi phí thực tế đơn vị đã chi ra để có quyền phát hành.

- Tài khoản 2133 - Bản quyền, bằng sáng chế: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là các chi phí thực tế chi ra để có bản quyền tác giả, bằng sáng chế.

- Tài khoản 2134 - Nhãn hiệu hàng hóa: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là các chi phí thực tế liên quan trực tiếp tới việc mua nhãn hiệu hàng hóa.

 - Tài khoản 2135 - Phần mềm máy vi tính: Phản ánh giá trị TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi phí thực tế đơn vị đã chi ra để có phần mềm máy vi tính.

- Tài khoản 2136 - Giấy phép và giấy phép nhượng quyền: Phản ánh giá giạ TSCĐ vô hình là các khoản chi ra để đơn vị có được giấy phép và giấy phép nhượng quyền thực hiện công việc đó, như: giấy phép khai thác, giấy phép sản xuất loại sản phẩm mới…

- Tài khoản 2138 - TSCĐ vô hình khác: Phản ánh giá trị các loại TSCĐ vô hình khác chưa quy định phản ánh ở các tài khoản trên, như: bản quyền, quyền sử dụng hợp đồng…

Phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu:

(1) Hạch toán các nghiệp vụ mua TSCĐ vô hình:

Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình

Có TK 111, 112, 331

(2) Trường hợp mua TSCĐ vô hình theo phương thức trả chậm, trả góp:

Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình (Nguyên giá - Theo giá mua trả ngay)

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước (Phần lãi trả chậm, trả góp tính bằng số chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán trừ (-) giá mua trả ngay và thuế GTGT đầu vào (nếu có))

Có TK 331 - Phải trả cho người bán (Tổng giá thanh toán).

(3) Hàng kỳ tínhsố lãi phải trả về mua TSCĐ theo phương thức trả chậm, trả góp, ghi:

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính

Có TK 242 - Chi phí trả trước.

(4) Khi thanh toán tiền cho người bán, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có các TK 111, 112

(5) Khi mua TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất cùng với mua nhà cửa, vật kiến trúc trên đất thì phải xác định riêng biệt giá trị TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất, TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá nhà cửa, vật kiến trúc)

Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình (Nguyên giá quyền sử dụng đất)

Có các TK 111, 112, 331,…

(6) Khi đơn vị được tài trợ, biếu, tặng TSCĐ vô hình đưa vào sử dụng cho hoạt động kinh doanh, ghi:

Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình

Có TK 518 - Thu nhập khác.

2.5. TK 221 - “Đầu tư chứng khoán”:

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động các loại chứng khoán đầu tư với mục đích nắm giữ đến ngày đáo hạn và chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán.

Hạch toán tài khoản này cần tôn trọng một số quy định sau:

1. Chỉ hạch toán vào tài khoản này các chứng khoán đầu tư với mục đích nắm giữ đến ngày đáo hạn và các chứng khoán đầu tư với mục đích sẵn sàng để bán.

2. Không hạch toán vào tài khoản này các chứng khoán mua vào bán ra với mục đích thương mại.

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ẢNH CỦA TÀI KHOẢN 221 - ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

Bên Nợ:

Giá trị các loại chứng khoán đầu tư tăng.

Bên Có:

Giá trị các loại chứng khoán đầu tư giảm.

Tài khoản 221 - Đầu tư chứng khoán, có 2 tài khoản cấp 2:

+ TK 2211 - CHứng khoán sẵn sàng để bán: TK này dùng để phản ánh các khoản đầu tư chứng khoán nắm giữ với mục đích sẵn sàng để bán.

+ TK 2212 - Chứng khoán chờ đến ngày đáo hạn: TK này dùng để phản ánh các khoản đầu tư chứng khoán với mục đích nắm giữ đến ngày đáo hạn.

Phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu:

(1) Khi công ty đầu tư chứng khoán với mục đích nắm giữ tới ngày đáo hạn hoặ nắm giữ với mục đích sẵn sàng để bán, căn cứ chứng từ liên quan, ghi:

Nợ TK 221 - Đầu tư chứng khoán

Có các TK 111, 112, …

Đồng thời mở sổ chi tiết theo dõi chi tiết theo mục đích đầu tư và chi tiết từng loại chứng khoán.

(2) Khi được thanh toán trái phiếu đến hạn, ghi:

Nợ TK 111, 112, …

Có TK 221 - Đầu tư chứng khoán (Số tiền gốc)

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Số tiền lãi)

(3) Khi thanh lý các khoản chứng khoán đầu tư:

a. Trường hợp có lãi, ghi:

Nợ TK 111, 112,… (Tổng giá thanh toán)

Có TK 221 - Đầu tư chứng khoán (Giá vốn)

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Chênh lệch số tiền thanh toán lớn hơn giá vốn).

b. Trường hợp lỗ, ghi:

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Chênh lệch số tiền thanh toán nhỏ hơn giá vốn).

Nợ TK 111, 112

Có TK 221 - Đầu tư chứng khoán (Giá vốn).

2.6. TK 229 “Dự phòng giám giá đầu tư chứng khoán”:

Tài khoản này chỉ dùng để phản ánh tình hình trích lập và hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán dài hạn.

2.7. TK 242 “Chi phí trả trước”:

Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh của nhiều niên độ kế toán và việc kết chuyển các khoản chi phí này vào chi phí hoạt động kinh doanh của các niên độ kế toán sau.

Thuộc loại chi phí trả trước, gồm:

- Chi phí trả trước về thuê hoạt động TSCĐ (quyền sử dụng đất, nhà xưởng, văn phòng làm việc,…) phục vụ cho hoạt động kinh doanh nhêìu năm tài chính;

- Tiền thuê cơ sở hạ tầng đã trả trước cho nhiều năm và phục vụ cho kinh doanh nhiều kỳ;

- Chi phí trả trước phục vụ cho hoạt động kinh doanh của nhiều năm tài chính;

- Chi phí thành lập công ty, chi phí quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động;

- Chi phí đào tạo cán bộ quản lý và nhân viên;

- Chi phí di chuyển địa điểm kinh doanh, hoặc tổ chức lại công ty;

- Chi phí mua các lọai bảo hiểm (bảo hiểm cháy, nổ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ phương tiện vận tải, bao hiểm thân xe, bảo hiểm tài sản,…) và các loại lệ phí mà công ty mua và trả một lần cho nhêìu niên độ kế toán;

- Công cụ, dụng cụ xuất dùng một lần với giá trị lớn và bản thân công cụ, dụng cụ tham gia vào hoạt động kinh doanh trên một năm tài chính phải phân bổ dần vào các đối tượng chịu chi phí trong nhiều năm;

- Lãi mua tài sản trả chậm, trả góp, lãi thuế TSCĐ thuê tài chính;

- Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh một lần quá lớn phải phân bổ nhiều năm;

- Các khoản khác.

Hạch toán Tài khoản này cần tôn trọng một số quy định sau:

1. Chi hạch toán vào Tài khoản 242 những khoản chi phí phát sinh có liên quan đến kết quả hoạt động trên một năm tài chính;

2. Các loại chi phí nêu trên nếu chỉ liên quan đến năm tài chính hiện tại thì khi thực tế phát sinh được ghi nhận ngay vào chi phí trong năm tài chính đó mà không phản ánh vào Tài khoản 242 “Chi phí trả trước”;

3. Việc tính và phân bổ chi phí trả trước vào chi phí của từng kỳ hạch toán phải căn cứ vào tính chất, mức độ từng loại chi phí mà lựa chọn phương pháp và tiêu thức hợp lý;

4. Kế toán phải theo dõi chi tiết từng khoản chi phí trả trước đã phát sinh, đã phân bổ vào các đối tượng chịu chi phí của từng kỳ hạch toán và số còn lại chưa phân bổ vào chi phí.

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ẢNH CỦA TÀI KHOẢN 242 - CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC

Bên Nợ:

Chi phí trả trước phát sinh trong kỳ

Bên Có:

Các khoản chi phí trả trước phân bổ vào chi phí trong kỳ.

Số dư Nợ:

Các khoản chi phí trả trước chưa tính vào chi phí của năm tài chính.

Phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu

(1) Khi phát sinh các khoản chi phí thành lập Công ty, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trong giai đọan trước hoạt động của Công ty mới thành lập…

(a) Nếu chi phí phát sinh không lớn thì ghi nhận toàn bộ vào chi phí quản lý trong kỳ, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (Chi phí thành lập, chi phí đào tạo nhân viên,…).

Có các TK 111, 112, 152, 153, 331, 334,…

(b) Nếu chi phí phát sinh lớn phải phân bổ dần vào chi phí hoạt động của nhiều năm tài chính thì khi phát sinh chi phí được tập hợp vào Tài khoản 242 “Chi phí trả trước”, ghi:

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước

Có các TK 111, 112, 152, 331, 338,…

(c) Định kỳ tiến hành phân bổ chi phí trả trước vào chi phí quản lý, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 242 - Chi phí trả trước.

(2) Khi trả trước tiền thuê TSCĐ, thuê cơ sở hạ tầng theo phương thức thuê hoạt động và phục vụ hoạt động kinh doanh cho nhiều năm, ghi:

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước

Có các TK 111, 112,…

Định kỳ tiến hành phân bổ theo tiêu thức phân bổ hợp lý chi phí thuê TSCĐ, thuê cơ sở hạ tầng vòa chi phí trong kỳ, ghi:

Nợ các TK 635, 642

Có TK 242 - Chi phí trả trước

(3) Đối với công cụ, dụng cụ xuất dùng một lần có giá trị lớn phải phân bổ dần vào chi phí.

- Khi xuất dùng công cụ, dụng cụ, đồ dùng cho thuê phải căn cứ vào giá trị, thời gian và mức độ tham gia của chúng trong quá trình sử dụng để xác định số lần phải phân bổ và mức chi phí phân bổ mỗi lần cho từng loại công cụ, dụng cụ. Căn cứ để xác định mức chi phí phải phân bổ mỗi lần có thể là thời gian sử dụng hoặc khối lượng sản phẩm, dịch vụ mà công cụ tham gia kinh doanh trong từng kỳ hạch toán.

Kế toán phải mở sổ theo dõi chi tiết cho từng khoản chi phí để đảm bảo tổng số chi phí phân bổ phù hợp với số chi phí đã phat sinh và đúng đối tượng chịu chi phí.

2.8. TK 331 “Phải trả cho người bán”:

TK 331 “Phải trả cho người bán” có 3 tài khoản cấp 2 sau:

- TK 3311 - Phải trả về giao dịch chứng khoán

- TK 3312 - Phải trả người bán

- TK 3313 - Người mua ứng trước

2.9. TK 339 - “Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm”:

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình trích lập và sử dụng quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm tại Công ty quản lý Quỹ.

Hạch toán này cần tôn trọng một số quy định sau:

1. Khoản trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm được trích và hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ của Công ty quản lý Quỹ.

2. Thời điểm trích lập quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm là thời điểm khóa sổ kế toán để lập Báo cáo tài chính năm.

3. Nguyên tắc quản lý và sử dụng Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm:

- Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm được dùng để chi trợ cấp thôi việc, mất việc làm theo quy định tại Nghị định số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/04/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về việc làm.

- Nếu Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm hàng năm không chi hết được chuyển số dư sang năm sau.

- Trường hợp Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm không đủ để chi trợ cấp cho người lao động thôi việc, mất việc làm trong năm tài chính thì toàn bộ phần lênh lệch thiếu được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ.

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA TÀI KHOẢN 339 - QUỸ DỰ PHÒNG TRỢ CẤP MẤT VIỆC LÀM

Bên Nợ:

Tình hình chi tiêu, sử dụng Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm của Công ty quản lý Quỹ.

Bên Có:

Tình hình trích lập Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm.

Số dư bên Có:

Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm hiện còn cuối kỳ.

Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

(1) Khi trích lập Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 339 - Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm

(2) Khi chi trả trợ cấp thôi việc, mất việc làm cho người lao động, ghi:

Nợ TK 339 - Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (Số chênh lệch giữa số chi trợ cấp lớn hơn số đã trích lập quỹ dự phòng)

Có các TK 111, 112

2.10. TK 411 - “Nguồn vốn kinh doanh”:

TK này có 3 tài khoản cấp 2 sau:

- TK 4111 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu;

- TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần;

- TK 4118 - Vốn khác.

2.11. TK 413 - “Chênh lệch tỷ giá hối đoái”:

Tài khoản này dùng để phản ánh số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong hoạt động đầu tư XDCB (giai đọan trước hoạt động); chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính; khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái khi chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài và tình hình xử lý số chênh lệch tỷ giá hối đoái đó.

Hạch toán tài khoản này cần tôn trọng một số quy định sau:

1. Công ty quản lý Quỹ chỉ phản ánh các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái vào TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái, trong các trường hợp:

- Chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện và chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính của hoạt động đầu tư XDCB trong giai đoạn trước hoạt động của Công ty mới thành lập (Khi chưa hoàn thành đầu tư);

- Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh, kể cả hoạt động đầu tư XDCB;

- Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái khi chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài hoạt động độc lập (nếu có).

2. Cuối năm tài chính, kế toán đánh giá lại số dư các Tài khoản “Tiền mặt”, “Tiền gửi Ngân hàng”, “Tiền đang chuyển”, “Các khoản phải thu”, “Các khoản phải trả” có gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ lêin ngân hàng do Ngân hàng Nhà nưcớ Việt Nam công bố tại thời điểm lập Bảng CĐKT cuối năm tài chính. Khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư ngoại tệ của các khoản mục iền tệ có gốc ngoại tệ được hạch toán vào Tài khoản 413 - “Chênh lệch tỷ giá hối đoái”; sau khi bù trừ giữa chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng, hoặc giảm do đánh giá lại phải kết chuyển ngay vào chi phí tài chính hoặc doanh thu hoạt động tài chính.

3. Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện và chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính đối với các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động) được phản ánh lũy kế trên Bảng cân đối kế toán {khoản mục Chênh lệch tỷ giá (TK 413)}.

Khi kết thúc quá trình đầu tư xây dựng, khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái này được tính ngay, hoặc phân bổ tối đa là 5 năm vào doanh thu hoạt động tài chính, hoặc chi phí tài chính kể từ khi công trình hoàn thành đưa vào hoạt động.

4. Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái khi chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài phải tuân thủ Chuẩn mực số 10 - Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái.

5. Các nghiệp vụ kinh tế mua, bán ngoại tệ phát sinh được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá mua, bán thực tế phát sinh. Chênh lệch giữa tỷ giá thực tế mua vào và tỷ giá thực tế bán ra của ngoại tệ được hạch toán vào Tài khoản 515 - “Doanh thu hoạt động tài chính”, hoặc vào Tài khoản 635 - “Chi phí tài chính”.

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA TÀI KHOẢN 413 - CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

Bên Nợ:

- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lỗ tỷ giá) cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh, kể cả hoạt động đầu tư XDCB (nếu có);

- Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động);

- Chênh lệch tỷ giá hối đoái khi chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài (lỗ tỷ giá);

- Kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính (lãi tỷ giá) của hoạt động kinh doanh vào doanh thu hoạt động tài chính;

- Kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh và đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lãi tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (khi kết thúc giai đoạn đầu tư XDCB) vào doanh thu hoạt động tài chính, hoặc phân bổ dần;

- Kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái khi chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài (lãi tỷ giá) vào doanh thu hoạt động tài chính khi thanh lý khoản đầu tư thuần đó ở cơ sở nước ngoài.

Bên Có:

- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lãi tỷ giá) cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh, kể cả hoạt động đầu tư XDCB (nếu có);

- Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh, hoặc đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lãi tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động);

- Chênh lệch tỷ giá hối đoái khi chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài (lãi tỷ giá);

- Kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lỗ tỷ giá) cuối năm tài chính của họat động kinh doanh vào chi phí tài chính;

- Kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh, hoặc đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngọai tệ (lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (khi hoàn thành đầu tư giai đoạn trước hoạt động) vào chi phí hoạt động tài chính hoặc phân bổ dần;

- Kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái khi chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài (lỗ tỷ giá) vào chi phí tài chính khi thanh lý khoản đầu tư thuần đó ở cơ sở nước ngoài.

Tài khoản 413 “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” có thể có số dư bên Nợ hoặc số dư bên Có.

Số dư bên Nợ:

- Số chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh, hoặc đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động, chưa hoàn thành đầu tư) ở thời điểm lập Bảng CĐKT cuối năm tài chính;

- Số chênh lệch tỷ giá hối đoái từ chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài chưa xử lý ở thời điểm lập Bảng CĐKT cuối năm tài chính;

Tài khoản 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái, có 3 Tài khoản cấp hai:

Tài khoản 4131 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính: Phản ánh khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lãi, lỗ tỷ giá) cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh, kể cả hoạt động đầu tư XDCB (nếu có).

Tài khoản 4132 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giai đoạn đầu tư XDCB: Phản ánh khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh, và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lãi, lỗ tỷ giá) của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động, chưa hoàn thành đầu tư).

Tài khoản 4133 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái từ chuyển đổi báo cáo tài chính: Phản ánh khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái khi chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài hoạt động độc lập (nếu có chi nhánh ở nước ngoài).

Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

(1) Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ

(1.1) Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ của hoạt động kinh doanh:

a) Khi mua hàng hóa, dịch vụ thanh toán bằng ngoại tệ:

- Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái trong giao dịch mua ngoài vật tự, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ, ghi:

Nợ các TK 152, 153, 211, 213,… (Theo tỷ giá hối đoái ngày giao dịch)

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Lỗ tỷ giá hối đoái)

Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (Theo tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán).

- Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái trong giao dịch mua ngoài hàng hóa, dịch vụ, ghi:

Nợ các TK 152, 153, 211, 213,… (Theo tỷ giá hối đoái ngày giao dịch)

Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán)

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Lãi tỷ giá hối đoái).

b) Khi nhận hàng hóa, dịch vụ của nhà cung cấp, hoặc khi vay ngắn hạn,… bằng ngoại tệ, căn cứ tỷ giá hối đoái thực tế ngày giao dịch, ghi:

Nợ các TK có liên quan (Theo tỷ giá hối đoái ngày giao dịch)

Có các TK 331, 311,… (Theo tỷ giá hối đoái ngày giao dịch).

c) Khi thanh toán nợ phải trả (nợ phải trả người bán, nợ vay ngắn hạn,…):

- Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải trả, ghi:

Nợ các TK 311, 331,… (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán)

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Lỗ tỳ giá hối đoái)

Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán).

- Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải trả, ghi:

Nợ các TK 311, 331,… (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán)

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Lãi tỷ giá hối đoái)

Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán).

d) Khi phát sinh doanh thu, thu nhập khác bằng các đơn vị tièn tệ khác với đơn vị tiền tệ sử dụng để ghi sổ kế toán, ghi:

Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122), 131, 132… (Tỷ giá hối đoái BQLNH)

Có các TK 511, 518 (Tỷ giá hối đoái BQLNH).

e) Khi phát sinh các khoản nợ phải thu bằng ngoại tệ, ghi:

Nợ các TK 131, 132, 138… (Tỷ giá hối đoái ngày giao dịch)

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Nếu lỗ tỷ giá hối đoái)

Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán)

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Nếu lãi tỷ giá hối đoái).

f) Khi thu được tiền nợ phải thu bằng ngoại tệ (Phải thu khách hàng, phải thu nội bộ,…):

- Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá trong giao dịch thanh toán nợ phải thu, ghi:

Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (Tỷ giá hối đoái ngày giao dịch)

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Lỗ tỷ giá hối đoái)

Có các TK 131, 132, 138… (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán).

- Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái khi thanh toán nợ phải thu bằng ngoại tệ, ghi:

Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (Tỷ giá hối đoái ngày giao dịch)

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Lãi tỷ giá hối đoái)

Có các TK 131, 138… (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán).

(1.2) Kế toán chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động)

a) Khi mua ngoài hàng hóa, dịch vụ, TSCĐ, thiết bị, khối lượng xây dựng, lắp đặt do người bán hoặc bên nhận thầu bàn giao:

- Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá trong giao dịch bằng ngoại tệ thanh toán mua hàng hóa, dịch vụ, TSCĐ, thiết bị, khối lượng xây dựng, lắp đặt do bên nhận thầu bàn giao, ghi:

Nợ các TK 152, 211, 213, 241,… (Tỷ giá hối đoái ngày giao dịch)

Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131) (Lỗ tỷ giá hối đoái)

Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán)

- Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giao dịch bằng ngoại tệ thanh toán mua hàng hóa, dịch vụ, TSCĐ, thiết bị, khối lượng xây dựng, lắp đặt do bên nhậnj thầu bàn giao, ghi:

Nợ các TK 152, 211, 213, 241,… (Tỷ giá hối đoái ngày giao dịch)

Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán)

Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131) (Lãi tỷ giá).

b) Khi thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ (nợ phải trả người bán, nợ vay, nợ nội bộ (nếu có),…):

- Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải trả, ghi:

Nợ các TK 311, 331, 336,… (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán)

Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131) (Lỗ tỷ giá)

Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán).

- Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải trả, ghi:

Nợ các TK 311, 331, … (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán)

Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán)

Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131) (Lãi tỷ giá hối đoái).

c) Hàng năm, chênh lệch tỷ giá đã thực hiện phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng (giai đoạn trước hoạt động) được phản ánh lũy kế trên TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4132) cho đến khi hoàn thành đầu tư XDCB.

d) Kết thúc giai đoạn đầu tư xây dựng (giai đoạn trước hoạt động), kết chuyển chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện (theo số thuần sau khi bù trừ số dư bên Nợ và bên Có Tài khoản 4132) của hoạt động đầu tư (giai đọan trước hoạt động) trên TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (TK 4132) tính ngay vào chi phí tài chính, hoặc doanh thu hoạt động tài chính, hoặc kết chuyển sang TK 242 - Chi phí trả trước (nếu lỗ tỷ giá); hoặc TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (nếu lãi tỷ giá) để phân bổ trong thời gian tối đa là 5 năm, ghi:

Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4132)

Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (Lãi tỷ giá hối đoái).

Hoặc

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước (Lỗ tỷ giá hối đoái)

Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4132).

đ) Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái (Lỗ hoặc lãi) đã thực hiện trong giai đạon đầu tư được lũy kế trong giai đoạn đầu tư đến thời điểm quyết toán bàn giao đưa công trình vào hoạt động sẽ kết chuyển ngay toàn bộ, hoặc phân bổ trong thời gian tối đa là 5 năM (phản ánh trên TK 242, hoặc TK 3387) vào chi phí tài chính, hoặc doanh thu hoạt động tài chính.

- Phân bổ chênh lệch lỗ tỷ giá hối đoái đã thực hiện phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng vào chi phí tài chính của năm tài chính khi kết thúc giai đoạn đầu tư, xây dựng đưa TSCĐ vào sử dụng, ghi:

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Lỗ tỷ giá hối đoái)

Có TK 242 - Chi phí trả trước.

- Phân bổ chênh lệch lãi tỷ giá ngoại tệ đã thực hiện phát sinh trong giai đọan đầu tư xây dựng vào doanh thu hoạt động tài chính của năm tài chính khi kết thúc giai đoạn đầu tư, xây dựng đưa TSCĐ vào sử dụng, ghi:

Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Lãi tỷ giá hối đoái).

(2) Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm

(2.1) Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm

Ở thời điểm cuối năm tài chính, Công ty quản lý Quỹ phải đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tềin tệ chính thức sử dụng trong kế toán) theo tỷ giá hối đoái ở thời điểm cuôố năm tài chính theo tỷ giá hối đoái bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm cuối năm tài chính, có thể phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái (lãi hoặc lỗ). công ty quản lý Quỹ phải chi tiết khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đaán giá lại các khoản mục tiền tệ này của hoạt động dầu tư xây dựng cơ bản (giai đoạn trước hoạt động) (TK 4132) và của hoạt động kinh doanh (TK 4131):

- Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, ghi:

Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122), 131, 132, 136, 138, 311, 331,…

Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131, 4132).

- Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái, ghi:

Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131, 4132)

Có các TK 111 (1112), 112 (1122), 131, 132, 136, 138, 311, 331,…

(2.2) Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm

a) Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm của các khoản mục tiền tệ của hoạt động kinh doanh, kể cả hoạt động đầu tư xây dựng (nếu có):

- Kết chuyển tàon bộ khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính của hoạt động kinh doanh (theo số thuần sau khi bù trừ số dư bên Nợ và bên Có của TK 4132) vào chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá hối đoái), hoặc doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá hối đoái) để xác định kết quả hoạt động kinh doanh:

+ Kết chuyển lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào doanh thu hoạt động tài chính, ghi:

Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131)

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Nếu lãi tỷ giá hối đoái)

+ Kết chuyển lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào chi phí tài chính, ghi:

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Nếu lỗ tỷ giá hối đoái)

Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131).

b) Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm của các khoản mcụ tiền tệ của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản:

- Ở giai đoạn đang đầu tư xây dựng, Công ty chưa đi vào hoạt động thì chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm được phẩn ánh lũy kế trên TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái, số dư Nợ, hoặc Có phản ánh trên Bảng Cân đối kế toán.

- Khi kết thúc giai đoạn đầu tư, xây dựng chuyển sang hoạt động kinh doanh số dư Nợ, hoặc số dư Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái phản ánh chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại các khoản mục tiền tệ cuối mỗi năm tài chính (không bao gồm khoản đánh giá lại các khoản mục tiền tệ liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng ở thời điểm bàn giao tài sản để đưa vào sử dụng) sẽ được xử lý như sau:

+ Kết chuyển số dư Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4132) về TK 242 - Chi phí trả trước để phân bổ dần số lỗ tỷ giá hối đoái của giai đoạn đầu tư xây dựng trong các năm tài chính tiếp theo trong thời gian tối đa 5 năm (kể từ khi kết thúc giai đoạn đầu tư) vào doanh thu hoạt động tài chính, ghi:

Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4132)

Có TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện.

(3) Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái khi chuyển đổi báo cáo tài chính của hoạt động ở nước ngoài

(3.1) Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái khi chuyển đổi báo cáo tài chính của hoạt động nước ngoài không thể tách rời với hoạt động của doanh nghiệp báo cáo

Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái khi chuyển đổi báo cáo tài chính của hoạt động nước ngoài không thể tách rời với hoạt động của doanh nghiệp báo cáo được hạch toán tương tự như phần trên.

(3.2) Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái khi chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài hoạt động độc lập

- Khi hợp nhất báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài hoạt động độc lập để tổng hợp vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp báo cáo, nếu phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái khi chuyển đổi báo cáo tài chính, ghi:

Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Có các TK có liên quan.

Hoặc

Nợ các TK có liên quan

Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái.

- Khi xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái lũy kế đã bị hoãn lại do chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài hoạt động độc lập, khi hợp nhất báo cáo tài chính của doanh nghiệp báo cáo tại thời điểm thanh lý khoản đầu tư này, ghi:

Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4133)

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.

Hoặc

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính

Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4133).

2.12. TK 415 - “Quỹ dự trữ”.

Kết cấu và phương pháp hạch toán tài khoản này tương tự như TK 415 - “Quỹ dự phòng tài chính” trong Chế độ kế toán Công ty chứng khoán.

2.13. TK 417 - “Lợi nhuận tích lũy”

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm lợi nhuận tích lũy của công ty quản lý quỹ.

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA TÀI KHOẢN 417 - LỢI NHUẬN TÍCH LŨY

Bên Nợ:

Tình hình chi tiêu sử dụng lợi nhuận tích lũy của Công ty.

Bên Có:

Lợi nhuận tích lũy tăng do được bổ sung từ lợi nhuận chưa phân phối.

Số dư bên Có:

Lợi nhuận tích lũy hiện có.

Phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu

(1) Khi có quyết định phân chia lợi nhuận và bổ sung lợi nhuận tích lũy của công ty, kế toán ghi:

Nợ TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối

Có TK 417 - Lợi nhuận tích lũy.

(2) Khi chi dùng lợi nhuận tích lũy, hoặc dùng để bổ sung các nguồn vốn khác của công ty, ghi:

Nợ TK 417 - Lợi nhuận tích lũy.

Có TK liên quan.

2.14. TK 419 - “Cổ phiếu quỹ”.

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của số cổ phiếu Công ty quản lý Quỹ mua lại chính các cổ phiếu do Công ty quản lý Quỹ đã phát hành.

Kết cấu và phương pháp hạch toán tài khoản này tương tự như TK 122 “Chứng khoán ngân quỹ” trong Chế độ kế toán Công ty chứng khoán.

2.15. TK 511 - “Doanh thu hoạt động kinh doanh”:

Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu từ các hoạt động kinh doanh của công ty quản lý quy đầu tư chứng khoán, bao gồm: Doanh thu phí quản lý quỹ; Doanh thu phí tư vấn; Doanh thu từ phí phát hành và các khoản doanh thu khác của hoạt động kinh doanh.

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA TÀI KHOẢN 511 - DOANH THU HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Bên Nợ:

- Phản ánh các khoản khấu trừ (giảm trừ) doanh thu hoạt động kinh doanh.

- Kết chuyển doanh thu thuần của hoạt động kinh doanh vào TK 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”.

Bên Có:

Phản ánh các khoản doanh thu từ hoạt động kinh doanh của Công ty quản lý Quỹ.

Tài khoản này cuối kỳ không có số dư.

Tài khoản này có 4 tài khoản cấp 2 sau:

- TK 5111 - Doanh thu từ phí quản lý quỹ;

- TK 5112 - Doanh thu từ phí tư vấn;

- TK 5113 - Doanh thu từ phí phát hành;

- TK 5118 - Doanh thu khác của hoạt động kinh doanh.

Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

(1) Khi phát sinh các khoản doanh thu từ hoạt động kinh doanh của công ty quản lý quỹ như thu phí quản lý, thu phí tư vấn, thu phí phát hành… kế toán căn cứ vào hóa đơn thu phí và các chứng từ liên quan, ghi:

Nợ TK 111, 112, 132…

Có TK 511 - Doanh thu hoạt động kinh doanh (5111, 5112, 5113)

(2) Khi nhận được tiền hoặc thông báo về các khoản tiền thưởng mà các Quỹ Đầu tư chứng khoán thưởng cho Công ty quản lý Quỹ, kế toán căn cứ vào chứng từ liên quan, ghi:

Nợ TK 111, 112, 132,…

Có TK 511 - Doanh thu hoạt động kinh doanh (5118)

(3) Khi nhận được tiền thưởng của các Quỹ đầu tư, ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng

Có TK 132 - Phải thu từ hoạt động quản lý quỹ

(4) Cuối kỳ kế toán kết chuyển số được giảm trừ doanh thu (nếu có) vào doanh thu hoạt động kinh doanh, ghi:

Nợ TK 511 - Doanh thu hoạt động kinh doanh

Có TK 532 - Các khoản giảm trừ doanh thu

(5) Cuối kỳ kế toán kết chuyển doanh thu thuần của hoạt động kinh doanh vào TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh, ghi:

Nợ TK 511 - Doanh thu hoạt động kinh doanh

Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh

2.16. TK 515 - “Doanh thu hoạt động tài chính”.

Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu hoạt động tài chính của Công ty qunả lý Quỹ phát sinh trong kỳ.

Doanh thu hoạt động tài chính gồm: Lãi tiền gửi; Lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu; Cổ tức, lợi nhuận được chia; Thu nhập về hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán; Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác; Khoản lãi chênh lệch tỷ giá ngoại hối;…

Hạch toán tài khoản này cần tôn trọng một số quy định sau:

1. Doanh thu hoạt động tài chính được phản ánh trên Tài khoản 515 là các khoản doanh thu hoạt động tài chính được coi là thực hiện trong kỳ, không phân biệt các khoản doanh thu đó thực tế đã thu được tiền hay sẽ thu được tiền.

2. Khoản thu nhập bán chứng khoán được phản ánh vào TK 515 - “Doanh thu hoạt động tài chính” là số chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá gốc của chứng khoán xuất bán.

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA TÀI KHOẢN 515 - DOANH THU HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

Bên Nợ:

Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính sang Tài khoản 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”.

Bên Có:

Doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ.

Tài khoản 515 không có số dư cuối kỳ.

Phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu

(1) Phản ánh doanh thu cổ tức, lợi nhuận được chia phát sinh trong kỳ từ hoạt động góp vốn đầu tư vào đơn vị khác, ghi:

Nợ các TK 111, 112, …

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.

(2) Phương pháp hạch toán hoạt động đầu tư chứng khoán:

- Khi mua chứng khoán căn cứ vào chi phí thực tế mua, ghi:

Nợ các TK 121, 221, …

Có các TK 111, 112,…

- Định kỳ tính lãi và thu lãi tín phiếu, trái phiếu hoặc nhận được thông báo về cổ tức được hưởng:

+ Trường hợp không nhận tiền lãi về, mà tiếp tục bổ sung mua trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu, ghi:

Nợ TK 121 - Chứng khoán kinh doanh

Nợ TK 221 - Đầu tư chứng khoán

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.

+ Trường hợp nhận lãi bằng tiền, ghi:

Nợ các TK 111, 112,…

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.

+ Trường hợp nhận lãi đầu tư bao gồm cả khoản lãi đầu tư dồn tích trước khi Công ty mua lại khoản đầu tư đó thì Công ty chỉ được ghi nhận vào doanh thu phần tiền lãi của các kỳ mà Công ty mua khoản đầu tư này, còn khoản tiền lãi dồn tích trươớckhi Công ty mua lại khoản đầu tư đó thì ghi giảm giá trị của chính khoản dầu tư đó, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (Tổng tiền lãi thu được)

Có TK 121 - Chứng khoán kinh doanh

Có TK 221 - Đầu tư chứng khoán (Lãi đầu tư dồn tích trước khi Công ty mua lại khoản đầu tư)

Có TK 511 - Doanh thu hoạt động tài chính (Phần tiền lãi của các kỳ mà Công ty mua khoản đầu tư này).

+ Định kỳ nhận lãi cổ phiếu, trái phiếu (nếu có), ghi:

Nợ TK 111, 112; hoặc

Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (Chưa thu được tiền ngay)

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.

- Khi chuyển nhượng chứng khoán đầu tư, căn cứ vào giá bán chứng khoán:

+ Trường hợp có lãi, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131,… (Theo giá thanh toán)

Có TK 121 - Chứng khoán kinh doanh (Trị giá vốn)

Có TK 221 - Đầu tư chứng khoán (Trị giá vốn)

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Số chênh lệch giữa giá bán chứng khoán lớn hơn trị giá vốn).

+ Trường hợp lỗ, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Sổ chênh lệch giữa giá bán chứng khoán nhỏ hơn trị giá vốn)

Có TK 121 - Chứng khoán kinh doanh (Trị giá vốn);

Có TK 221 - Đầu tư chứng khoán (Trị giá vốn).

(3) Kế toán bán ngoại tệ:

- Trường hợp có lãi, ghi:

Nợ các TK 111 (1111), 112 (1121) (Tổng giá thanh toán - tỷ giá thực tế)

Có TK 111 (1112), 112 (1122) (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán)

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Số chênh lệch tỷ giá thực tế bán lớn hơn tỷ giá ghi sổ kế toán).

- Trường hợp bị lỗ, ghi:

Nợ các TK 111 (1111), 112 (1121) (Tổng giá thanh toán - tỷ giá thực tế)

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Số lỗ) (Số chênh lệch tỷ giá thực tế bán nhỏ hơn tỷ giá ghi sổ kế toán)

Có TK 111 (1112), 112 (1122) (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán)

(4) Kế toán chênh lệch tỷ giá:

- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chênh lệch tỷ giá đánh giá cuối kỳ sô dư của các tài khoản tiền, phải thu, phải trả có gốc ngoại tệ vào Doanh thu họa động tài chính (Sau khi bù trừ giữa số chênh lệch tăng tỷ giá và số chênh lệch giảm tỷ giá đánh giá cuối kỳ):

+ Tài khoản 413 có số dư bên Có, ghi:

Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.

+ Tài khoản 413 có số dư bên Nợ, ghi:

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính

Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái

(5) Cuối kỳ, kết chuyển Doanh thu hoạt động tài hcính thuần phát sinh trong kỳ sang Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, ghi:

Nợ TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính

Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.

2.17. TK 518 - “Thu nhập khác”.

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu nhập khác của Công ty quản lý Quỹ, như: Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ; Thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng; Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ; Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật…

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA TÀI KHOẢN 518 - THU NHẬP KHÁC

Bên Nợ:

Cuối kỳ kế toán kết chuyển các khoản thu nhập khác trong kỳ sang Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.

Bên Có:

Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ.

Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.

Phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu

(1) Phương pháp hạch toán nghiệp vụ nhượng bán, thanh lý TSCĐ:

- Ghi giảm TSCĐ thanh lý, nhượng bán, ghi:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Phần giá trị hao mòn)

Nợ TK 638 - Chi phí khác (Phần giá trị còn lại)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)

Có TK 213 - TSCĐ vô hình (Nguyên giá).

- Các chi phí phát sinh cho hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ (nếu có), ghi:

Nợ TK 638 - Chi phí khác

Có các TK 111, 112, 331,… (Tổng giá thanh toán).

- Phản ánh số thu nhập về thanh lý, nhượng bán TSCĐ, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131

Có TK 518 - Thu nhập khác

(2) Phản ánh các khoản thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng:

Khi thu phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng kinh tế, ghi:

Nợ các TK 111, 112, …

Có TK 518 - Thu nhập khác.

- Trường hợp đơn vị ký quỹ, ký cược vi phạm hợp đồng kinh tế đã ký kết với Công ty bị phạt theo thảo thuận trong hợp đồng kinh tế:

+ Đối với khoản tiền phạt khấu trừ vào tiền ký cược, ký quỹ của người ký cược, ký quỹ, ghi:

Nợ TK 344 - Nhận ký cược, ký quỹ

Có TK 518 - Thu nhập khác.

+ Khi thực trả khoản ký quỹ, ký cược cho người ký quỹ, ký cược, ghi:

Nợ TK 344 (Đã trừ khoản tiền phạt) (Nếu có)

Có các TK 111, 112.

(3) Phản ánh tiền bảo hiểm được các tổ chức bảo hiểm bồi thường, ghi:

Nợ các TK 111, 112,…

Có TK 518 - Thu nhập khác.

- Các khoản chi phí liên quan đến xử lý các thiệt hại đối với những trường hợp đã mua bảo hiểm, ghi:

Nợ TK 638 - Chi phí khác

Có các TK 111, 112, 152,…

(4) Hạch toán các khoản phải thu khó đòi đã xử lý xóa sổ, nay lại thu được tiền:

- Khi có quyết định cho phép xóa sổ khoản nợ phải thu khó đòi không có khả năng đòi được, ghi:

Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh thu (Phần chênh lệch giữa số nợ phải thu khó đòi xóa sổ lớn hơn số lập dự phòng)

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng.

Đồng thời ghi vào bên Nợ Tài khoản 004 “Nợ khó đòi đã xử lý”.

- Đối với các khoản phải thu khó đòi đã xử lý cho xóa sổ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ thu hồi được, ghi:

Nợ các TK 111, 112,…

Có TK 518 - Thu nhập khác.

Đồng thời ghi vào bên Có Tài khoản 004 “Nợ khó đòi đã xử lý”.

(5) Các khoản nợ phải trả mà chủ nợ không đòi được tính vào thu nhập khác, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán; hoặc

Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác

Có TK 518 - Thu nhập khác

(6) Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hay quên ghi sổ kế toán, năm nay mới phát hiện ra, ghi:

Nợ các TK 111, 131,…

Có TK 518 - Thu nhập khác.

(7) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ vào Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, ghi:

Nợ TK 518 - Thu nhập khác

Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.

2.18. TK 631 - “Chi phí hoạt động kinh doanh”:

Tài khoản này dùng để phản ánh các chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty quản lý Quỹ.

Hạch toán Tài khoản này cần tôn trọng một số quy định sau:

1. Chỉ hạch toán vào tài khoản này các chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của bản thân Công ty quản lý Quỹ mà Công ty có trách nhiệm phải chi trả, gồm: Các chi phí cho hoạt động quản lý Quỹ Đầu tư chứng khoán, chi phí cho hoạt động phát hành chứng chỉ quỹ, các chi phí khác cho hoạt động kinh doanh mà Công ty quản lý Quỹ phải có trách nhiệm chi trả.

Tài khoản này cũng phản ánh các khoản chi phí phát sinh mà công ty quản lý Quỹ phải bồi thường về các giao dịch do công ty quản lý quỹ thực hiện không phù hợp với quy định của pháp luật hay vượt thẩm quyền của Công ty quản lý Quỹ, bao gồm cả các chi phí phục hồi tài sản của Quỹ.

2. Không hạch toán vào tài khoản này chi phí phát sinh liên quan đến các Quỹ Đầu tư chứng khoán, chi phí khác và chi phí quản lý công ty.

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA  TÀI KHOẢN 631 - CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Bên Nợ:

Phản ánh các chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của Công ty Quản lý Quỹ hoặc những khoản chi phí khác của hoạt động kinh doanh mà Công ty quản lý Quỹ có trách nhiệm phải chi trả.

Bên Có:

Kết chuyển chi phí kinh doanh vào TK 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”

Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.

Tài khoản này được mở chi tiết theo yêu cầu quản lý

Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

(1) Khi phát sinh các khoản chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty quản lý Quỹ như chi phí cho hoạt động quản lý quỹ, các chi phí giao dịch mà Công ty quản lý Quỹ có trách nhiệm chi trả, ghi:

Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động kinh doanh

Có các TK 111, 112, 152, 153, 331, 335…

(2) Đối với các giao dịch do Công ty quản lý Quỹ thực hiện không phù hợp với quy định của pháp luật hay vượt thẩm quyền của mình theo quy định mà Công ty quản lý Quỹ có trách nhiệm chi trả, hoặc các chi phí phục hồi tài sản của Quỹ Đầu tư chứng khoán, căn cứ vào chứng từ liên quan kế toán ghi:

Nợ TK 631 - Chi phí hoạt động kinh doanh

Có các TK 111, 112

(3) Cuối kỳ kết chuyển chi phí hoạt động kinh doanh vào TK 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”, ghi:

Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinhdoanh

Có TK 631 - Chi phí hoạt động kinh doanh

2.19. Tài khoản 635 - “Chi phí tài chính”

Tài khoản này phản ánh những khoản chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ lêin quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí đi vay vốn, khoản lập và hoàn nhập dự phòng giảm giá dầu tư chứng kháon và các khoản lỗ về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ…

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA TÀI KHOẢN - CHI PHÍ TÀI CHÍNH

Bên Nợ:

- Các khoản chi phí của hoạt động tài chính;

- Các khoản lỗ do thanh lý các khoản đầu tư;

- Các khoản lỗ về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ;

- Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán;

Bên Có:

- Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán;

- Cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính và các khoản lỗ phát sinh trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh.

Tài khoản 635 không có số dư cuối kỳ.

Phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu

(1) Phản ánh chi phí về hoạt động đầu tư tài chính phát sinh, ghi:

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính

Có các TK 111, 112

(2) Lãi tiền vay đã trả và phải trả, ghi:

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính

Có các TK 111, 112, 335,…

(3) Khi phát sinh chi phí liên quan đến hoạt động bán chứng khoán, ghi:

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính

Có các TK 111, 112,…

(4) Các chi phí phát sinh cho hoạt động mua bán ngoại tệ, ghi:

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính

Có các TK 111, 112,…

(5) Cuối năm tài chính, Công ty căn cứ vào tình hình giảm giá đầu tư của các loại chứng khoán hiện có tính đến 31/12 tính toán khoản phải lập dự phòng giảm giá cho các khoản đầu tư chứng khoán này, so sánh với số đã lập dự phòng giảm giá năm trước (nếu có) xác định số chênh lệch phải lập tăng thêm, hoặc giảm đi (nếu có):

- Trường hợp số dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trước, thì số chênh lệch lớn hơn, ghi:

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính

Có TK 229 - Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán.

- Trường hợp số dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư phải lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trước, thì số chênh lệch phải được hoàn nhập, ghi:

Nợ TK 229 - Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán

Có Tk 635 - Chi phí tài chính

(6) Khoản chiết khấu thanh toán cho người mua hàng hóa, dịch vụ được hưởng, ghi:

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính

Có các TK 131, 11…, 112,…

(7) Kế toán chênh lệch tỷ giá:

Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chênh lệch tỷ giá đánh giá cuối kỳ số dư của các tài khoản tiền, phải thu, phải trả có gốc ngọai tệ vào Doanh thu, chi phí hoạt động tài chính (Sau khi bù trừ giữ số chênh lệch tăng tỷ giá và số chênh lệch giảm tỷ giá đánh giá cuối kỳ):

+ Tài khoản 413 có số dư bên Có, ghi:

Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính.

+ Tài khoản 413 có số dư bên Nợ, ghi:

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính

Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái

(8) Khoản lỗ phát sinh khi bán ngọai tệ, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (Tiền Việt Nam) (Theo tỷ giá bán)

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (khoản lỗ - Nếu có)

Có các TK 111, 112 (Có gốc ngoại tệ) (Theo tỷ giá trên sổ kế toán)

(9) Khoản lỗ phát sinh khi bán chứng khoán, ghi:

Nợ TK 111, 112, 131

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính

Có các TK 121, 221

(10) Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính phát sinh trong kỳ sang Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, ghi:

Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 635 - Chi phí tài chính

2.20. TK 638 - “Chi phí khác”:

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi phí khác của Công ty quản lý Quỹ như: Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán TSCĐ (nếu có); Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế; Các khoản chi phí do kế toán bị nhầm, hoặc bỏ sót khi ghi sổ kế toán; Các khoản chi phí khác.

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA TÀI KHOẢN 638 - CHI PHÍ KHÁC

Bên Nợ:

Các khoản chi phí khác phát triển.

Bên Có:

Cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ vào Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.

Tài khoản 638 không óc số dư cuối kỳ.

Phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu

(1) Khi các khoản chi phí khác phát sinh, như chi khắc phục tổn thất do gặp rủi ro trong hoạt động kinh doanh (bão lụt, hỏa hoạn, cháy, nổ,…), ghi:

Nợ TK 638 - Chi phí khác

Có các TK 111, 112, …

(2) Phương pháp hạch toán nghiệp vụ nhượng bán, thanh lý TSCĐ:

- Thu tiền nhượng bán, thanh lý TSCĐ:

Nợ các TK 111, 112,

Có TK 518 - Thu nhập khác

- Phản ánh phần giá trị còn lại của TSCĐ và ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán, thanh lý, ghi:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (Phần giá trị đã khấu hao)

Nợ TK 638 - Chi phí khác (Phần giá trị còn lại)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)

Có TK 213 - TSCĐ vô hình (Nguyên Giá)

- Các chi phí phát sinh cho hoạt động nhượng bán, thanh lý TSCĐ:

Nợ TK 638 - Chi phí khác

Có các TK 111, 112, …

(4) Hạch toán các khoản tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, ghi:

Nợ TK 638 - Chi phí khác

Có các TK 111, 112; hoặc

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác

(5) Cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí khác phát sinh trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh, ghi:

Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 638 - Chi phí khác.

2.21. Tài khoản 010 - “Chứng khoán theo mệnh giá”

Tài khoản này phản ánh tình hình nhập, xấut và giá trị chứng khoán hiện còn của từng loại chứng khoán theo mệnh giá ở đơn vị.

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA TÀI KHOẢN 010 - CHỨNG KHOÁN THEO MỆNH GIÁ

Bên Nợ:

Giá trị chứng khoán nhập vào theo mệnh giá.

Bên Có:

Giá trị chứng khoán xuất ra theo mệnh giá.

Số dư bên Nợ

Giá trị chứng khoán hiện còn cuối kỳ theo mệnh giá.

Kế toán chi tiết TK 010 theo từng loại chứng khoán.

(Danh mục Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho Công ty quản lý Quỹ theo phụ lục 01 đính kèm)

III. SỔ KẾ TOÁN

Công ty quản lý Quỹ phải tuân thủ các quy định của Luật Kế toán, Nghị định số 129/2004/NĐ-CP về sổ kế toán và áp dụng Chế độ sổ kế toán như quy định trong Chế độ kế toán Công ty chứng khoán.

- Hình thức sổ kế toán: Công ty quản lý quỹ áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung.

- Nội dung, biểu mẫu, phương pháp ghi chép sổ kế toán được vận dụng theo quy định của Chế độ kế toán Công ty chứng khoán.

IV. BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1. Nội dung Báo cáo tài chính

Hệ thống Báo cáo tài chính áp dụng cho các Công ty quản lý Quỹ bao gồm 4 biểu mẫu báo cáo sau:

- Bảng cân đối kế toán:

Mẫu số B 01 - CTQ

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

Mẫu số B 02- CTQ

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Phương pháp trực tiếp):

Mẫu số B 03- CTQ

- Bản thuyết minh báo cáo tài chính:

Mẫu số B 09- CTQ

(Mẫu các Báo cáo tài chính theo Phụ lục 02 đính kèm)

2. Trách nhiệm, thời hạn lập và gửi Báo cáo tài chính

(1)- Kết thúc mỗi quý và cuối mỗi năm Công ty quản lý Quỹ phải lập và nộp các báo cáo tài chính để phản ánh tình hình tài chính của mỗi quý, mỗi năm tài chính, gồm; Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bản thuyết minh báo cáo tài chính. Ngoài ra Công ty quản lý Quỹ có thể lập báo cáo tài chính theo tháng và các báo cáo tìa chính khác theo yêu cầu của Giám đốc để phục vụ yêu cầu quản lý và điều hành kinh doanh của đơn vị.

(2)- Báo cáo tài chính quý của Công ty quản lý Quỹ phải nộp cho các Cơ quan quản lý chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý. Báo cáo tài chính năm của Công ty quản lý Quỹ phải nộp chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

(3)- Các công ty quản lý Quỹ phải nộp báo cáo tài chính quý, năm đến các cơ quan sau:

- Bộ Tài chính (Vụ Tài chính các Ngân hàng và Tổ chức tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước) và Sở Tài chính tỉnh, Thành phố trực thuộc TW.

- Cục Thuế Tỉnh, Thành phố trực thuộc TW;

(Ghi chú: Công ty chỉ gửi Báo cáo tài chính cho Sở Tài chính, Cục Thuế, nơi đặt trụ sở Công ty)

Trong trường hợp có các văn bản pháp lý quy định về lập và gửi báo cáo tài chính của các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan thì Công ty quản lý Quỹ phải gửi bổ sung báo cáo tài chính cho các cơ quan chức năng.

(4)- Công khai Báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính của Công ty quản lý quỹ phải được công khai theo quy định của pháp luật về công khai Báo cáo tài chính hiện hành.

DANH MỤC

HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ

SỐ

TT

SỐ HIỆU TK

TÊN TÀI KHOẢN

GHI CHÚ

CẤP 1

CẤP 2

1

2

3

4

5

 

 

 

 

 

 

 

 

LOẠI 1 - TÀI SẢN LƯU ĐỘNG

 

 

 

 

 

 

1

111

 

Tiền mặt

 

 

 

1111

Tiền Việt Nam

 

 

 

1112

Ngoại tệ

 

 

 

1113

Vàng bạc, kim khí quý, đá quý

 

2

112

 

Tiền gửi ngân hàng

 

 

 

1121

Tiền Việt Nam

 

 

 

1122

Ngoại tệ

 

3

113

 

Tiền đang chuyển

 

 

 

1131

Tiền Việt Nam

 

 

 

1132

Ngoại tệ

 

4

121

 

Chứng khoán kinh doanh

 

5

128

 

Đầu tư ngắn hạn khác

 

6

131

 

Phải thu của khách hàng

 

 

 

1311

Phải thu về giao dịch chứng khoán

 

 

 

1312

Phải thu từ hoạt động tư vấn

 

 

 

1313

Ứng trước cho người bán

 

 

 

1318

Phải thu của khách hàng khác

 

7

132

 

Phải thu từ hoạt động quản lý quỹ

 

 

 

1321

Phải thu từ các quỹ đầu tư

 

 

 

1322

Phải thu từ người đầu tư

 

8

136

 

Phải thu nội bộ

 

9

138

 

Phải thu khác

 

 

 

1381

Tài sản thiếu chờ xử lý

 

 

 

1388

Các khoản phải thu khác

 

10

139

 

Dự phòng phải thu khó đòi

 

11

141

 

Tạm ứng

 

12

152

 

Vật liệu

 

13

153

 

Công cụ, dụng cụ

 

 

 

 

LOẠI 2 - TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

 

14

211

 

Tài sản cố định hữu hình

 

 

 

2112

Nhà cửa, vật kiến trúc

 

 

 

2113

Máy móc, thiết bị

 

 

 

2114

Phương tiện vận tải, truyền dẫn

 

 

 

2115

Phương tiện quản lý

 

 

 

2118

Tài sản cố định khác

 

15

212

 

Tài sản cố định thuê tài chính

 

16

213

 

Tài sản cố định vô hình

 

 

 

2131

Quyền sử dụng đất

 

 

 

2132

Quyền phát hành

 

 

 

2133

Bản quyền, bằng sáng chế

 

 

 

2134

Nhãn hiệu hàng hóa

 

 

 

2135

Phần mềm máy vi tính

 

 

 

2136

Giấy phép và giấy phép nhượng quyền

 

 

 

2138

TSCĐ vô hình khác

 

17

214

 

Hao mòn TSCĐ

 

 

 

2141

Hao mòn TSCĐ hữu hình

 

 

 

2142

Hao mòn TSCĐ thuê tài chính

 

 

 

2143

Hao mòn TSCĐ vô hình

 

 

 

 

 

 

18

221

 

Đầu tư chứng khoán

 

 

 

2211

Chứng khoán sẵn sàng để bán

 

 

 

2212

Chứng khoán chờ đến ngày đáo hạn

 

19

228

 

Đầu tư dài hạn khác

 

20

229

 

Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán

 

21

241

 

Xây dựng cơ bản dở dang

 

 

 

2411

Mua sắm TSCĐ

 

 

 

2412

Xây dựng cơ bản

 

 

 

2413

Sửa chữa lớn TSCĐ

 

 

 

 

 

 

22

242

 

Chi phí trả trước

 

23

244

 

Ký quỹ, ký cược

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LOẠI 3 - NỢ PHẢI TRẢ

 

 

 

 

 

 

24

311

 

Vay ngắn hạn

 

25

331

 

Phải trả cho ngươiò bán

 

 

 

3311

Phải trả về giao dịch chứng khoán

 

 

 

3312

Phải trả người bán

 

 

 

3313

Người mua ứng trước

 

26

333

 

Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

 

 

 

3332

Thuế tiêu thụ đặc biệt

 

 

 

3333

Thuế xuất, nhập khẩu

 

 

 

3334

Thuế thu nhập doanh nghiệp

 

 

 

3337

Thuế nhà, đất, tiền thuê đất

 

 

 

3338

Các loại thuế khác

 

 

 

3339

Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác

 

27

334

 

Phải trả công nhân viên

 

 

 

3341

Phải trả nhân viên

 

 

 

3342

Phải trả nhân viên thuê ngoài

 

28

335

 

Chi phí phải trả

 

29

336

 

Phải trả nội bộ

 

30

338

 

Phải trả, phải nộp khác

 

 

 

3381

Tài sản thừa chờ giải quyết

 

 

 

3382

Kinh phí công đoàn

 

 

 

3383

Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

 

 

 

3387

Doanh thu chưa thực hiện

 

 

 

3388

Phải trả, phải nộp khác

 

31

339

 

Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc

 

32

344

 

Nhận ký quỹ, ký cược

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LOẠI 4 - NGUÔỒ VỐN CHỦ SỞ HỮU

 

 

 

 

 

 

33

411

 

Nguồn vốn kinh doanh

 

 

 

4111

Vốn đầu tư của chủ sở hữu

 

 

 

4112

Thặng dư vốn cổ phần

Cty cổ phần

 

 

4118

Vốn khác

 

34

412

 

Chênh lệch đánh giá lại tài sản

 

35

413

 

Chênh lệch tỷ giá hối đoái

 

 

 

4131

Chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính

 

 

 

4132

Chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giai đoạn đầu tư XDCB

 

 

 

4133

Chênh lệch tỷ giá hối đoái từ chuyển đổi báo cáo tài chính

 

36

415

 

Quỹ dự trữ

 

37

417

 

Lợi nhuận tích lũy

 

38

419

 

Cổ phiếu quỹ

Cty cổ phần

39

421

 

Lợi nhuận chưa phân phối

 

 

 

4211

Lợi nhuận năm trước

 

 

 

4212

Lợi nhuận năm nay

 

40

431

 

Quỹ khen thưởng, phúc lợi

 

 

 

4311

Quỹ khen thưởng

 

 

 

4312

Quỹ phúc lợi

 

 

 

4313

Quỹ phúc lợi hình thành TSCĐ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LOẠI 5 - DOANH THU

 

41

511

 

Doanh thu hoạt động kinh doanh

 

 

 

5111

Doanh thu từ phí quản lý quỹ

 

 

 

5112

Doanh thu từ phí tư vấn

 

 

 

5113

Doanh thu từ phí phát hành

 

 

 

5118

Doanh thu khác của hoạt động kinh doanh

 

42

515

 

Doanh thu hoạt động tài chính

 

43

518

 

Thu nhập khác

 

44

532

 

Các khoản giảm trừ doanh thu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LOẠI 6 - CHI PHÍ

 

 

 

 

 

 

45

631

 

Chi phí hoạt động kinh doanh

 

46

635

 

Chi phí tài chính

 

47

638

 

Chi phí khác

 

48

642

 

Chi phí quản lý doanh nghiệp

 

 

 

6421

Chi phí nhân viên

 

 

 

6422

Chi phí vật liệu, dụng cụ

 

 

 

6423

Chi phí khấu hao TSCĐ

 

 

 

6424

Thuế, phí và lệ phí

 

 

 

6425

Chi phí dịch vụ mua ngoài

 

 

 

6428

Chi phí khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LOẠI 9 - XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH

 

 

 

 

 

 

49

911

 

Xác định kết quả kinh doanh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LOẠI 0 - TÌA KHOẢN NGOÀI BẢNG

 

 

 

 

 

 

1

001

 

Tài sản cố định thuê ngoài

 

2

002

 

Vật tư nhận giữ hộ

 

3

004

 

Nợ khó đòi đã xử lý

 

4

007

 

Ngoại tệ các loại

 

5

010

 

Chứng khoán theo mệnh giá

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 02

MẪU CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH

ÁP DỤNG CHO CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ

Công ty quản lý Quỹ ĐTCK

------------

Mẫu số: 01-CTQ

Ban hành theo QĐ số 62/2005/QĐ-BTC ngày 14/9/2005 của Bộ Tài chính

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Từ ngày….. tháng…... năm 200….

Đơn vị tính………..

TÀI SẢN

Mã số

Thuyết minh

Số cuối năm (*)

Số đầu năm

A

B

C

1

2

A. TÀI SẢN LƯU ĐỘNG

100

 

 

 

I. Tiền và tương đương tiền

110

 

 

 

1. Tiền mặt tại quỹ

111

 

 

 

2. Tiền gửi Ngân hàng

112

 

 

 

3. Tiền đang chuyển

113

 

 

 

4. Tương đương tiền

114

III/1

 

 

II. Đầu tư ngắn hạn

120

III/2.1

 

 

1. Chứng khoán kinh doanh

121

 

 

 

2. Đầu tư ngắn hạn khác

122

 

 

 

III. Các khoản phải thu

130

 

 

 

1. Phải thu của khách hàng

131

 

 

 

2. Phải thu từ hoạt động quản lý quỹ

132

 

 

 

3. Phải thu nội bộ

133

 

 

 

4. Phải thu khác

134

 

 

 

5. Dự phòng phải thu khó đòi (*)

135

III/3.2

(…)

(…)

IV. Tài sản lưu động khác

150

 

 

 

1. Vật liệu, công cụ, dụng cụ

151

 

 

 

2. Tài sản lưu động khác

152

 

 

 

B- TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN

200

 

 

 

I. Tài sản cố định

210

 

 

 

1. Tài sản cố định hữu hình

211

 

 

 

- Nguyên giá

212

 

 

 

- Giá trị hao mòn lũy kế (*)

213

 

(…)

(…)

2. Tài sản cố định thuê tài chính

214

 

 

 

- Nguyên giá

215

 

 

 

- Giá trị hao mòn lũy kế (*)

216

 

(…)

(…)

3. Tài sản cố định vô hình

217

 

 

 

- Nguyên giá

218

 

 

 

- Giá trị hao mòn lũy kế (*)

219

 

(…)

(…)

II. Các khoản đầu tư chứng khoán và đầu tư dài hạn khác

230

 

 

 

1. Đầu tư chứng khoán

231

III/2.1

 

 

2. Đầu tư dài hạn khác

232

III/2.3

 

 

3. Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán (*)

233

III/3.1

(…)

(…)

 

 

 

 

 

III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

250

 

 

 

IV. Tài sản dài hạn khác

260

 

 

 

1. Chi phí trả trước

261

 

 

 

2. Các khoản ký quỹ, ký cược

262

 

 

 

3. Tài sản dài hạn khác

263

 

 

 

TỔNG CỘNG TÀI SẢN

270

 

 

 

NGUỒN VỐN

Mã số

 

 

 

A - NỢ PHẢI TRẢ

300

 

 

 

I. Nợ ngắn hạn

310

III/6

 

 

1. Vay ngắn hạn

2. Phải trả người bán

311

312

 

 

 

3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

4. Phải trả công nhân viên

5. Chi phí phải trả

6. Phải trả nội bộ

7. Phải trả, phải nộp khác

313

314

315

316

317

III/8

 

 

II. Nợ dài hạn

340

III/6

 

 

1. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm

341

 

 

 

2. Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn

342

 

 

 

 

 

 

 

 

B - NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU

400

 

 

 

I – Nguồn vốn

1. Nguồn vốn kinh doanh

410

411

III/7

 

 

2. Cổ phiếu quỹ (*)

3. Lợi nhuận tích luỹ

4. Chênh lệch đánh giá lại tài sản

5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái

6. Quỹ Dự trữ

7. Lợi nhuận chưa phân phối

 

412

413

414

415

416

417

III/2.2

(...)

(...)

II - Quỹ

- Quỹ khen thưởng, phúc lợi

 

420

421

 

III/7

 

 

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN

430

 

 

 

CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Chỉ tiêu

Số

Số cuối năm (*)

Số

 đầu năm

A

B

1

2

1. Tài sản cố định thuê ngoài

2. Vật tư nhận giữ hộ

3. Nợ khó đòi đã xử lý

4. Ngoại tệ các loại

5. Chứng khoán theo mệnh giá

001 002

003

004

005

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

-                      Những chỉ tiêu không có số liệu thì không phải báo cáo;

-                      (*) Nếu là báo cáo tài chính quý thì sửa cột "Số cuối năm" thành "Số cuối quý".

Lập, ngày ...  tháng ...  năm 200 ...

Người lập biểu

Kế toán trưởng

    Giám đốc

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên, đóng dấu)

Công ty quản lý Quỹ ĐTCK

 

Mẫu số: 02- CTQ

.................

 

Ban hành theo QĐ số 62/2005/QĐ-BTC          ngày 14/9/2005 của Bộ Tài chính

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Quý ...  năm 200...

                                                                                               

Chỉ tiêu

Mã số

Thuyết minh

Năm nay

Năm trước

Quý báo cáo

Luỹ kế đến cuối quý báo cáo

Quý này năm trước

Luỹ kế đến cuối quý này năm trước

A

B

C

1

2

3

4

1.  Doanh thu hoạt động kinh doanh

2.  Các khoản giảm trừ doanh thu

3.  Doanh thu thuần (01- 02)

4.  Chi phí hoạt động kinh doanh

5.      Lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh    (10 - 11)

6.  Doanh thu hoạt động tài chính

7.  Chi phí tài chính

8.  Chi phí quản lý doanh nghiệp

9.  Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (12 + 13 -  14 - 15)

01

02

10

11

12

13

14

15

16

 

III/5

 

 

 

 

10. Thu nhập khác 

17

 

 

 

 

 

11. Chi phí khác

12. Lợi nhuận khác (17 – 18)

18

19

 

 

 

 

 

13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (16 + 19)

20

 

 

 

 

 

 

14. Thuế TNDN phải nộp

21

 

 

 

 

 

15.  Lợi nhuận sau thuế TNDN (20 - 21)

22

 

 

 

 

 

 


 

Lập, ngày... tháng... năm 200...

 

 

Người lập biểu

Kế toán trưởng

    Giám đốc

 

 

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

Công ty quản lý Quỹ ĐTCK

 

Mẫu số: 03- CTQ

.................

 

Ban hành theo QĐ số 62/2005/QĐ-BTC          ngày 14/9/2005 của Bộ Tài chính

BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

(Phương pháp trực tiếp)

Quý... năm 200 ...

                                                                                                Đơn vị tính.........

CHỈ TIÊU

Mã số

Thuyết minh

Kỳ này

Kỳ này năm trước

A

B

C

1

2

I - LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ  HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

 

 

 

 

- Tiền thu từ phí quản lý quỹ

- Tiền thu từ phí tư vấn

- Tiền thu từ phí phát hành

01

02

03

 

 

 

- Nhận và trả tiền ký cược, ký quỹ của khách hàng

04

 

 

 

- Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh

05

 

 

 

- Tiền trả cho người cung cấp

06

 

 

 

- Trả lãi tiền vay

07

 

 

 

- Tiền nộp thuế và các khoản phải nộp khác cho Nhà nước

08

 

 

 

- Tiền trả cho cán bộ công nhân viên

09

 

 

 

- Tiền chi mua vật liệu, công cụ dụng cụ

10

 

 

 

- Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh

11

 

 

 

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

30

 

 

 

II - LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ

 

 

 

 

- Tiền chi mua sắm, xây dựng tài sản cố định

31

 

 

 

- Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ

32

 

 

 

- Tiền đầu tư chứng khoán

33

 

 

 

- Thu từ thanh lý các khoản đầu tư chứng khoán

34

 

 

 

- Tiền góp vốn đầu tư vào đơn vị khác

35

 

 

 

- Tiền thu hồi vốn góp đầu tư vào đơn vị khác

36

 

 

 

- Tiền thu lãi trái phiếu, lãi đầu tư khác

37

 

 

 

- Tiền thu khác từ hoạt động đầu tư

38

 

 

 

- Tiền chi khác cho hoạt động đầu tư

39

 

 

 

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư

40

 

 

 

III - LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

 

 

 

 

- Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận góp vốn của chủ sở hữu

41

 

 

 

- Tiền trả lại vốn cho chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu

42

 

 

 

- Tiền đi vay

43

 

 

 

- Tiền trả nợ vay

44

 

 

 

- Tiền trả nợ thuê tài chính

45

 

 

 

- Tiền trả cổ tức cho cổ đông

46

 

 

 

- Tiền thu khác từ hoạt động tài chính

47

 

 

 

- Tiền chi khác cho hoạt động tài chính

48

 

 

 

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính

50

 

 

 

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (30 + 40 + 50)

60

 

 

 

Tiền và các khoản tương đương tiền đầu kỳ

70

 

 

 

Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá ngoại tệ

80

 

 

 

Tiền và các khoản tương đương tiền cuối kỳ (60 + 70 +/-80)

90

 

 

 

Lập, ngày ... tháng ... năm 200...

Người lập biểu

Kế toán trưởng

        Giám đốc

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

    (Ký, họ tên, đóng dấu)

Công ty quản lý Quỹ ĐTCK

 

Mẫu số: 09- CTQ

.................

 

Ban hành theo QĐ số 62/2005/QĐ-BTC          ngày 14/9/2005 của Bộ Tài chính

THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH (*)

Quý ....  năm  200...

I - ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

1-  Hình thức sở hữu vốn:

2-  Lĩnh vực hoạt động:

3-  Tổng số nhân viên:

Trong đó:

Nhân viên quản lý:

Tuyển dụng mới:

Chuyển công tác:

Kỷ luật...

Ghi chú: Đối với những trường hợp đã được cấp chứng chỉ hành nghề, công ty phải liệt kê đầy đủ (họ tên, số giấy phép, ngày cấp, vị trí công tác...)

4- Những ảnh hưởng quan trọng đến tình hình kinh doanh trong năm báo cáo:

---------------------------------------------------------------------------------------------

            ---------------------------------------------------------------------------------------------

II – CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN ÁP DỤNG TẠI  ĐƠN VỊ

1- Chế độ kế toán áp dụng:

2-  Niên độ kế toán bắt đầu từ … kết thúc vào ngày … hàng năm.

3- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán và nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác

4- Hình thức sổ kế toán áp dụng:

5- Tuyên bố việc tuân thủ chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán do Bộ Tài chính ban hành.

6- Chính sách kế toán áp dụng

- Nguyên tắc xác định các khoản tương đương tiền

- Nguyên tắc trích lập các khoản dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá chứng khoán

- Phương pháp ghi nhận TSCĐ và khấu hao TSCĐ:

- Phương pháp kế toán các khoản đầu tư chứng khoán

III – THÔNG TIN BỔ SUNG CHO CÁC KHOẢN MỤC TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1.                        Các khoản tương đương tiền

Nội dung

Số đầu kỳ

Số tăng trong kỳ

Số giảm trong kỳ

Số cuối kỳ

A

1

2

3

4

 

 

 

 

 

2- Tình hình tăng giảm các khoản đầu tư

2.1- Tình hình đầu tư chứng khoán:

Đơn vị tính...

Chỉ tiêu

Mua

Bán

Giá trị tồn cuối kỳ

Số lượng

Giá trị

Số lượng

Giá trị

A

1

2

3

4

5

1.    Chứng khoán kinh doanh

Cổ phiếu

Trái phiếu

Chứng khoán khác

2.         Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán

-   Cổ phiếu

-   Trái phiếu

-   Chứng khoán khác

3. Chứng khoán chờ đến ngày đáo hạn

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

2.2- Tình hình cổ phiếu quỹ:

Tên cổ phiếu

Mã cổ phiếu

Số

lượng

Mệnh

giá

Tổng

 giá trị

A

B

1

2

3

 

 

 

 

 

Tổng cộng

X

 

X

 

2.3- Đầu tư khác:

Chỉ tiêu

Số đầu kỳ

Tăng trong kỳ

Giảm trong kỳ

Số cuối kỳ

A

1

2

3

4

1….

2…

3…

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

3- Tình hình trích lập và hoàn nhập các khoản dự phòng:

3.1- Lập và hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán:

 

Số dư

Số lập dự phòng kỳ này

Số hoàn

Số dư

Chứng khoán

đầu kỳ

Số lượng

Trị giá chứng khoán

Số lập dự phòng kỳ này

nhập kỳ này

cuối kỳ

A

1

2

3

4

5

6

1.         Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán

2.  Chứng khoán chờ đến ngày đáo hạn

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

3.2- Lập và hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi:

STT

Các khoản nợ phải thu khó đòi

Số dư

đầu kỳ

Số lập dự phòng

kỳ này

Số hoàn

 nhập dự phòng kỳ này

Số dư 

cuối kỳ

Số dư nợ phải thu khó đòi

Số lập dự phòng kỳ này

A

B

1

2

3

4

5

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

4 -  Tình hình tăng, giảm Tài sản cố định:

                        Đơn vị tính:............

                  Nhóm TSCĐ

Chỉ tiêu

Máy móc thiết bị

Nhà cửa, vật kiến trúc

......

Tổng

A

1

2

3

10

I- Nguyên giá TSCĐ

1. Số dư đầu kỳ

2. Số tăng trong kỳ

    Trong đó:

- Mua sắm mới

- Xây dựng mới

3. Số giảm trong kỳ

    Trong đó:

- Thanh lý

- Nhượng bán

4. Số cuối kỳ

     Trong đó:

- Chưa sử dụng

- Đã khấu hao hết

- Chờ thanh lý

II- Giá trị đã hao mòn

1. Đầu kỳ

2. Tăng trong kỳ

3. Giảm trong kỳ

4. Số cuối kỳ

III - Giá trị còn lại

1. Đầu kỳ

2. Cuối kỳ

 

 

 

 

 

Lý do tăng giảm: ----------------------------------------------------------------------------

-------------------------------------------------------------------------------------------------

5- Chi tiết các khoản doanh thu:

Chỉ tiêu

Kỳ này

Kỳ này năm trước

A

1

2

Doanh thu từ phí quản lý;

Doanh thu từ phí tư vấn;

Doanh thu từ phí phát hành;

Doanh thu khác;

 

 

           

6 – Tình hình nợ phải trả:

CHỈ TIÊU

Số đầu kỳ

Số phát sinh trong kỳ

Số cuối kỳ

Tổng số tiền tranh chấp,

Tổng số

Trong đó số quá hạn

Tăng

Giảm

Tổng số

Trong đó số quá hạn

mất khả năng thanh toán

A

1

2

3

4

5

6

7

I - Nợ ngắn hạn

1. Vay ngắn hạn

2. Phải trả cho người bán

 

 

 

 

 

 

 

3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

4. Phải trả nhân viên

5. Phải trả nội bộ

6. Chi phí phải trả

7. Phải trả, phải nộp khác

II - Nợ dài hạn khác

1. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm.

2. Nhận ký quỹ, ký cược.

3. Phải trả người uỷ thác đầu tư

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng:

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó:

- Số phải thu bằng ngoại tệ (qui ra USD):. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .... . . . . .

- Số phải trả bằng ngoại tệ (qui ra USD):. . . . . . .  . . . . . . . . . . . . . .... . . . . . . .

- Lý do tranh chấp, mất khả năng thanh toán:. .. . . . . .  .. . . . . . . . . . . …. . . . .

7 - Tình hình tăng, giảm nguồn vốn chủ sở hữu:

Chỉ tiêu

Số đầu kỳ

Tăng trong kỳ

Giảm trong kỳ

Số cuối kỳ

A

1

2

3

4

I- Nguồn vốn

1. Vốn kinh doanh

2. Cổ phiếu quỹ (*)

3. Lợi nhuận tích luỹ

4. Chênh lệch đánh giá lại tài sản

5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái

6. Nguồn vốn khác

7. Quỹ dự trữ

8. Lợi nhuận chưa phân phối

II- Quỹ

- Quỹ khen thưởng, phúc lợi

 

 

 

 

Tổng cộng:

 

 

 

 

Lý do tăng giảm:

8. Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước

CHỈ TIÊU

 

số

Số còn phải

nộp

đầu kỳ

Số phát sinh

trong kỳ

Luỹ kế 

từ đầu năm

Số còn  phải

nộp   cuối kỳ

Số phải nộp

Số đã nộp

Số phải nộp

Số đã nộp

A

B

1

2

3

4

5

6=1+2-3

I - Thuế

(10 = 11+ 12+13+ 14+ 15 + 16)

1. Thuế Tiêu thụ đặc biệt

2. Thuế Xuất, Nhập khẩu

3. Thuế TNDN

4. Thuế Nhà đất

5. Tiền thuê đất

6. Các loại thuế khác

10

11

12

13

14

15

16

 

 

 

 

 

 

 

II - Các khoản phải nộp khác  ( 20 = 21 + 22)

1. Các khoản phí, lệ phí

2. Các khoản phải nộp khác

20

21

22

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng (30 = 10 + 20)

30

 

 

 

 

 

 

9. Giải thích và thuyết minh một số tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh: 

9.1-  Hoạt động quản lý quỹ

Tổng số Quỹ đang thực hiện quản lý:

Tổng số vốn của các Quỹ đang thực hiện quản lý :

Số lượng Quỹ lập, đóng trong tháng/quý/năm:

Phí thu được trong tháng/quý/năm (nếu có):

Trong đó:

+ Phí quản lý quỹ:

+ Thưởng (nếu có):

9.2. Hoạt động tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoỏn

* Tổng số hợp đồng đã ký còn hiệu lực thực hiện:

* Số hợp đồng ký trong tháng/quý/năm:

* Nội dung tư vấn:

- Tư vấn đầu tư chứng khoán trực tiếp cho khách hàng: Đối tượng (trong nước, nước ngoài).

- Tư vấn tài chính: Đối tượng (trong nước, nước ngoài).

* Phí thu được trong tháng/quý/năm (nếu có):

* Tổng phí thu được trong tháng của Công ty quản lý quỹ từ các hoạt động quản lý quỹ và tư vấn:

9.3. Các hoạt động khác của công ty quản lý quỹ.

10. Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu

Kỳ này

Kỳ này năm trước

A

1

2

1. Bố trí cơ cấu tài sản:

- Tài sản cố định/ Tổng tài sản (%)

- Tài sản lưu động/ Tổng tài sản (%)

2. Tỷ suất sinh lợi:

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (%)

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu (%)

3. Tình hình tài chính:

- Tỷ lệ nợ phải trả /Tổng tài sản (%)

- Tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn/Tổng nợ ngắn hạn (%) 

- Tỷ lệ đầu tư tài sản cố định trên vốn chủ sở hữu (Tổng giá trị còn lại của TSCĐ/Tổng vốn chủ sở hữu)

 

 

 

Đánh giá tổng quát các chỉ tiêu: ...............................................................................

11. Phương hướng kinh doanh trong kỳ tới: ........................................................

12. Các kiến nghị: ...................................................................................................

Lập, ngày … tháng … năm 200…

Người lập biểu

Kế toán trưởng

Giám đốc

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên, đóng dấu)