cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 61/2005/QĐ-UBND ngày 13/06/2005 Quy định đánh giá nghiệm thu đề tài khoa học và công nghệ; dự án sản xuất thử nghiệm cấp tỉnh do tỉnh Đồng Tháp ban hành (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 61/2005/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Đồng Tháp
  • Ngày ban hành: 13-06-2005
  • Ngày có hiệu lực: 23-06-2005
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 15-01-2012
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 2397 ngày (6 năm 6 tháng 27 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 15-01-2012
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 15-01-2012, Quyết định số 61/2005/QĐ-UBND ngày 13/06/2005 Quy định đánh giá nghiệm thu đề tài khoa học và công nghệ; dự án sản xuất thử nghiệm cấp tỉnh do tỉnh Đồng Tháp ban hành (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 03/2012/QĐ-UBND ngày 05/01/2012 Quy định đánh giá, nghiệm thu Đề tài khoa học và Dự án sản xuất thử nghiệm cấp tỉnh do tỉnh Đồng Tháp ban hành (Văn bản hết hiệu lực)”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 61/2005/QĐ-UBND

Thị xã Cao Lãnh, ngày 13 tháng 06 năm 2005

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ VIỆC ĐÁNH GIÁ NGHIỆM THU ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VÀ CÁC DỰ ÁN SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM CẤP TỈNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP

Căn cứ Luật T chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân do Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố ngày 10 tháng 12 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Quyết định số 13/2004/QĐ-BKHCN ngày 25 tháng 05 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành Quy định đánh giá nghiệm thu Đ tài khoa học và công nghệ cấp Nhà nước;

Theo đề nghị của Giám đốc S Khoa học và Công nghệ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về việc đánh giá nghiệm thu Đtài khoa học và công nghệ và Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Tnh.

Điều 2. Quyết này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký. Sở Khoa học và Công nghệ tchức triển khai thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tnh; Thủ trưởng các sở, ban ngành Tnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã; các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- VPCP (I, II);
- Cục Kiểm tra văn bản (BTP);
- Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Như Điều 3;
- CT, các P.CT/UBND Tỉnh;
- Lưu VP, NC/NN(1).N.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Trương Ngọc Hân

 

QUY ĐỊNH

VỀ VIỆC ĐÁNH GIÁ NGHIỆM THU ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, DỰ ÁN SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM CẤP TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 61/2005/QĐ-UBND ngày 13/6/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh:

Đánh giá nghiệm thu Đề tài khoa học và công nghệ (dưới đây gọi là đánh giá kết quả Đ tài) là quá trình thẩm định, nhận định các kết quả nghiên cứu của Đtài so với toàn bộ nội dung của Hợp đồng khoa học và công nghệ hoặc Văn bản giao nhiệm vụ và các tài liệu pháp lý liên quan khác (dưới đây gọi chung là Hợp đồng) khi kết thúc Hợp đồng.

Các Đề tài khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước (dưới đây gọi tắt là Đ tài) và các công trình khoa học cấp Tnh.

Điều 2. Nguyên tắc đánh giá kết quả Đề tài:

Việc đánh giá kết quả Đtài được tiến hành theo hai bước:

1. Đánh giá kết quả Đề tài ở cấp cơ sở (dưới đây gọi tắt là đánh giá cơ sở)

Việc đánh giá được tiến hành tại Cơ quan chủ trì Đề tài thông qua một Hội đng khoa học và công nghệ do Thủ trưởng cơ quan chtrì Đề tài thành lập (dưới đây gọi là Hội đồng đánh giá cơ sở) và phải được hoàn thành trong thời hạn 60 ngày ktừ khi kết thúc Hợp đồng.

Hội đồng đánh giá cơ sở có trách nhiệm tư vấn cho Thủ trưởng cơ quan ch trì Đtài nhận định về kết qunghiên cứu của Đề tài đã được thực hiện so với Hợp đồng và quyết định chuyn hồ sơ đánh giá kết quả Đề tài đến Sở Khoa học và Công nghệ để đánh giá cấp Tỉnh.

Hội đồng đánh giá cơ sở kết luận đánh giá kết quĐề tài theo hai mức “Đạt” hoặc “Không đạt”.

2. Đánh giá kết quả Đề tài cấp Tỉnh (dưới đây gọi tắt là đánh giá đề tài cấp Tỉnh)

Việc đánh giá đề tài cấp Tỉnh được thực hiện bằng một Hội đồng khoa học và công nghệ do Giám đốc SKhoa học và Công nghệ thành lập và phải được hoàn thành trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Sở Khoa học và Công nghệ chỉ thành lập Hội đồng đánh giá cấp Tỉnh đối với các Đtài được Hội đồng cơ sở đánh giá mức “Đạt”. Những Đtài được Hội đồng cơ sở đánh giá “Không đạt” sẽ được Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức xem xét xử lý.

Hội đng đánh giá cp Tỉnh căn cứ vào Hồ sơ đánh giá kết quả Đề tài, trong đó có kết luận của Hội đng đánh giá cơ sở và Bản nhận xét kết quả Đề tài của Ban Chủ nhiệm Chương trình khoa học và công nghệ (nếu có), Báo cáo thẩm định của Tổ chuyên gia (nếu có) đđánh giá toàn diện các kết quả nghiên cứu của Đề tài.

Đối với các Đề tài có kết quả nghiên cứu là sản phẩm có các thông số kỹ thuật đo kim được (kcả phn mềm máy tính) - dưới đây gọi là Đtài có kết quả đo kim được, thì tính xác thực của các thông số kỹ thuật và tài liệu công nghệ của Đtài phải được một TChuyên gia thẩm định trước khi Hội đồng cấp Tỉnh họp đánh giá.

Điều 3. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng đánh giá cơ sở và Hội đồng đánh giá cấp Tỉnh:

1. Chủ nhiệm Đ tài và các cá nhân có tên trong danh sách tác giả thực hiện Đtài không được tham gia Tổ Chuyên gia và các Hội đồng đánh giá kết quả Đtài của mình.

2. Phiên họp của Hội đồng phải có ít nhất 2/3 số thành viên có mặt. Trong trường hợp thành lập T Chuyên gia, các thành viên Tổ Chuyên gia không phải là thành viên Hội đng có quyền tham gia tất cả các phiên họp của Hội đng đánh giá kết quả Đtài, nhưng không bỏ phiếu đánh giá.

3. Chủ tịch Hội đồng ch trì các phiên họp và chđạo các công việc của Hội đồng. Trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt, Phó Chủ tịch Hội đng thay Chủ tịch Hội đồng thực hiện những phần việc này.

Điều 4. Về các chi phí phát sinh:

1. Mọi chi phí phát sinh để hoàn thiện các sản phẩm và tài liệu của Đề tài theo yêu cầu của Hội đng đánh giá cơ sở, do thực hiện chưa đúng với nội dung và yêu cầu ghi trong Hp đng thì Chủ nhiệm Đề tài và Cơ quan Chủ trì Đtài tự trang trải, ngân sách nhà nước không cấp bổ sung.

2. Những chi phí đkiểm định, đo đạc lại các thông số kỹ thuật và những chi phí phát sinh liên quan đến việc đánh giá của Hội đng cấp Tỉnh và Tổ Chuyên gia được ly từ chi phí đánh giá nghiệm thu của các Đề tài, Dự án do Sở Khoa học và Công nghệ quản lý.

Chương 2.

TRÌNH TỰ THỦ TỤC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ

Điều 5. Hồ sơ đánh giá cơ sở:

1. Chậm nhất là đến thời đim kết thúc Hợp đồng, Chủ nhiệm Đề tài có trách nhiệm nộp ba (03) bộ h sơ đánh giá cơ sở cho Cơ quan Chtrì Đề tài, trong đó có một (01) bộ gốc.

2. Hồ sơ đánh giá cơ sở gồm:

a) Thuyết minh Đtài (Dự án) đã được Hội đồng tuyn chọn thông qua;

b) Hợp đồng;

c) Nhng tài liệu và sản phẩm khoa học và công nghệ của Đtài với số lượng và yêu cầu như đã nêu trong Hợp đồng;

d) Bản vẽ thiết kế (đối với sản phẩm là thiết bị), các số liệu điều tra - khảo sát gốc, sổ nhật ký hoặc sổ số liệu gốc của Đề tài.

đ) Bản tự đánh giá về tình hình thực hiện và về nhng đóng góp mới của Đtài - về những nội dung khoa học và công nghệ chưa được công bố trên các ấn phm trong và ngoài nước đến thời điểm kết thúc Đtài theo mẫu của Bộ Khoa học và Công nghệ qui định (theo Quyết định số 13/2004/QĐ-BKHCN ngày 25 tháng 5 năm 2004).

e) Các Biên bản kiểm tra định kỳ của Sở Khoa học và Công nghệ.

g) Báo cáo về kết quả thử nghiệm hoặc ứng dụng các sản phẩm khoa học và công nghệ của Đ tài (thiết bị, công nghệ và quy trình công nghệ,...), ý kiến nhận xét của người sử dụng hoặc các tài liệu về đo đạc, kiểm tra, đánh giá thử nghiệm các sản phẩm khoa học và công nghệ của các Cơ quan đo lường thử nghiệm có thẩm quyền (các Phòng thí nghiệm chuyên ngành, các Trung tâm kỹ thuật, Trung tâm đo lường, Cơ quan giám định kỹ thuật).

h) Bản nhận xét về kết quả thực hiện đề tài của Ban Chủ nhiệm Chương trình (nếu có).

i) Báo cáo đề nghị quyết toán tài chính của Đề tài.

Điều 6. Kiểm tra Hồ sơ đánh giá cơ sở

Cơ quan chtrì Đề tài có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ đánh giá cơ sở, nếu thấy không đsố liệu, hoặc thiếu các tài liệu liên quan cn thiết thì phải yêu cầu và tạo điều kiện để Chnhiệm Đtài thực hiện bổ sung.

Điều 7. Hội đồng đánh giá cơ sở:

1. Hội đồng đánh giá cơ sở gồm 05 đến 07 thành viên có uy tín là các cán bộ khoa học và công nghệ, kinh tế có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu của Đtài; Hội đồng đánh giá cơ sở có ít nhất hai thành viên làm phản biện;

2. Phương thức và quy trình làm việc của Hội đồng đánh giá cơ sở được quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Quy định này.

Điều 8. Đánh giá cơ sở:

1. Căn cứ vào hồ sơ đánh giá cơ sở, Hội đồng đánh giá cơ sở đánh giá kết quả của Đtài và viết Phiếu nhận xét đánh giá cơ sở theo mẫu của Bộ Khoa học và Công nghệ qui định (theo Quyết định s13/2004/QĐ-BKHCN ngày 25 tháng 5 năm 2004) về kết quả của Đề tài theo các nội dung sau:

a) Mức độ hoàn thành khối lượng công việc và các chỉ tiêu theo yêu cầu của Hợp đồng.

b) Mức độ hoàn chnh của các tài liệu công nghệ.

c) Những vấn đề tồn tại và đề xuất hướng giải quyết.

2. Hội đồng đánh giá cơ sở dựa trên kết quả Phiếu đánh giá cơ sở theo mẫu của Bộ Khoa học và Công nghệ qui định (theo Quyết định số 13/2004/QĐ-BKHCN ngày 25 tháng 5 năm 2004) của các thành viên, xếp loại Đề tài theo hai (02) mức: “Đạt” hoặc “Không đạt”.

Đề tài được đánh giá mức “Đạt” là Đề tài có ít nhất 2/3 số thành viên Hội đồng có mặt nhất trí đã hoàn thành được khối lượng công việc cơ bản với chất lượng các chỉ tiêu công nghệ hoặc ch tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu đạt yêu cầu đã nêu trong Hợp đồng và không vi phạm một trong các điểm b, c, d, đ và e khoản 2 Điều này.

Đề tài được đánh giá ở mức “Không đạt”, thuộc một trong những trường hợp sau đây:

a) Chưa đạt hoặc không đạt được khối lượng công việc cơ bn và các chỉ tiêu chủ yếu so với Hợp đồng.

b) Kết quả khoa học và công nghệ không thể lặp lại được, không có giá trị khoa học hoặc không có giá trị sử dụng.

c) Hồ sơ, tài liệu, số liệu cung cấp không trung thực.

d) Vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc quản lý tài chính đối với kinh phí của Đtài (có kết luận bng văn bản của các đoàn thanh tra, kiểm tra có thẩm quyền).

đ) Tự ý sửa đi mục tiêu, nội dung và thay đi thiết kế, kế hoạch thực hiện.

e) Nộp Hồ sơ đánh giá chậm so với thời hạn kết thúc Hợp đồng từ 6 tháng trở lên mà không có ý kiến chấp thuận của Sở Khoa học và Công nghệ.

3. Đối với những Đề tài có các Đtài nhánh độc lập với nhau, có thế đánh giá từng Đtài nhánh trước khi đánh giá chung Đtài. Việc đánh giá Đtài nhánh cũng theo nhng nội dung đã được quy định tại các khoản 1 và khoản 2 Điều này.

4. Hội đồng lặp Biên bản đánh giá cơ sở theo mẫu của Bộ Khoa học và Công nghệ qui định (theo Quyết định số 13/2004/QĐ-BKHCN ngày 25 tháng 5 năm 2004).

Điều 9. Xử lý kết quả đánh giá:

1. Trong thời hạn 15 ngày ktừ ngày có kết luận của Hội đồng đánh giá cơ sở, Cơ quan chtrì và Chủ nhiệm Đtài phải gửi mười một (11) bộ Hồ sơ (theo quy định tại Điu 6) đã được chnh sửa theo góp ý của Hội đồng đánh giá cơ sở và Biên bản đánh giá cơ sở theo mẫu của Bộ Khoa học và Công nghệ qui định (theo Quyết định số 13/2004/QĐ-BKHCN ngày 25 tháng 5 năm 2004) đối với các Đtài được đánh giá ở mức “Đạt”, và ba (03) bộ hồ sơ đối với các Đề tài đánh giá mức “Không đạt”, trong đó có ít nhất một bản gốc gởi đến Sở Khoa học và Công nghệ.

2. Đối với những Đề tài được Hội đồng đánh giá cơ sở đánh giá mức ‘‘Không đạt” do vi phạm điểm a hoặc b khoản 2 Điều 9 Quy định này, thời gian thực hiện Đ tài có thể được gia hạn thêm tối đa 06 tháng, nếu cơ quan chủ trì đề nghị bằng văn bản kèm theo Hồ sơ đánh giá cơ sở và Biên bản Hội đồng đánh giá cơ sở cho Sở Khoa học và Công nghệ (và Ban Chủ nhiệm Chương trình).

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị, Sở Khoa học và Công nghệ sau khi tham khảo ý kiến của Ban Chủ nhiệm Chương trình (nếu có), phải thông báo về việc chấp thuận gia hạn hoặc không. Sau thời gian được gia hạn, Hội đồng đánh giá cơ sở sẽ tổ chức đánh giá lại. Việc đánh giá lại phải thực hiện trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đánh giá lại cơ sở hợp lệ và theo những nội dung trình tự, quy định tại Điều 9 Quy định này.

3. Đối với những Đ tài đánh giá “Không đạt”, Hội đồng đánh giá cơ sở có trách nhiệm xem xét, xác định những nội dung công việc đã thực hiện đúng Hp đng làm căn cứ đSở Khoa học và Công nghệ xem xét công nhận số kinh phí được quyết toán của Đ tài:

a) Đtài đánh giá “Không đạt” do vi phạm một trong các điểm c, d, đ, và e khoản 2 Điều 9 Quy định này.

b) Đtài không được chấp thuận gia hạn theo quy định tại khoản 2 Điều này.

c) Đtài đã được đánh giá lại theo những quy định tại khoản 2 Điều này mức “Không đạt”.

Chương 3.

TRÌNH TỰ THỦ TỤC ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐỀ TÀI CẤP TỈNH

Điều 10. Hồ sơ đánh giá cấp Tỉnh (dưới đây gọi là hồ sơ đánh giá)

1. Hồ sơ đánh giá gồm:

a) Công văn đề nghị của cơ quan Ch trì và Chnhiệm Đtài theo mẫu của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định (theo Quyết định số 13/2004/QĐ-BKHCN ngày 25 tháng 5 năm 2004).

b) Hồ sơ đánh giá cơ sở (theo khoản 2 Điều 6 Quy định này) đã được hoàn thiện theo yêu cầu của Hội đồng đánh giá cơ sở.

c) Quyết định thành lập Hội đồng và Biên bản đánh giá cơ sở.

d) Văn bản xác nhận về sự thỏa thuận của các Tác giả về việc sắp xếp thứ tự tên trong Danh sách tác giả thực hiện Đtài theo mẫu của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định (theo Quyết định số 13/2004/QĐ-BKHCN ngày 25 tháng 5 năm 2004) đối với các Đề tài được Hội đng đánh giá cơ sở đánh giá mức “Đạt”.

2. Sở Khoa học và Công nghệ kiểm tra tính hp lệ của hồ sơ đánh giá và yêu cầu Chủ nhiệm Đề tài và Cơ quan Chủ trì bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ đánh giá khi có sai sót. Ngày ghi trên giấy biên nhận hồ sơ đánh giá kết quả Đtài cấp Tnh theo mẫu của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định (theo Quyết định số 13/2004/QĐ-BKHCN ngày 25 tháng 5 năm 2004) là ngày tính thời điểm nộp hồ sơ hợp lệ.

Điều 11. Hội đồng đánh giá cấp Tỉnh (dưới đây gọi là Hội đồng)

1. Hội đồng có từ 07 đến 09 thành viên, gồm Chủ tịch, Phó Chtịch, có ít nhất 02 thành viên phản biện và các thành viên khác.

Đối với các Đề tài có kết quả đo kim được, khi cần thiết SKhoa học và Công nghệ thành lp Tổ Chuyên gia đánh giá. Tổ có từ 03 đến 05 thành viên gồm các thành viên Phản biện của Hội đồng và các chuyên gia ngoài Hội đồng do Chủ tịch hoặc Phó Chtịch làm Ttrưởng.

Thành viên Hội đồng gồm:

- Ít nhất 1/3 đại diện cho các cơ quan quản lý nhà nước và đại diện tổ chức sản xuất kinh doanh sử dụng kết quả khoa học và công nghệ, các tổ chức khác có liên quan.

- Số còn lại là các cán bộ khoa học và công nghệ hoạt động trong lĩnh vực được giao đánh giá.

Thành viên Hội đồng và Tổ Chuyên gia phải là các chuyên gia có uy tín, khách quan, có trình độ chuyên môn phù hợp và am hiểu sâu lĩnh vực khoa học và công nghệ được giao tư vn đánh giá. Đi với các Đtài thuộc các Chương trình Khoa học và Công nghệ, một (01) đại diện Ban Chủ nhiệm Chương trình là thành viên đương nhiên của Hội đng.

Những chuyên gia đã tham gia Hội đồng tuyển chọn hoặc Hội đồng xét duyệt Thuyết minh Đề tài được ưu tiên xem xét mời tham gia Hội đồng.

2. Sở Khoa học và Công nghệ cử các chuyên viên làm Thư ký giúp việc Hội đồng;

3. Phương thức và quy trình làm việc của Hội đồng được quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Quy định này.

Điều 12. Phiên họp trù bị của Hội đồng và Tchuyên gia (nếu có)

Trên cơ sở xem xét hồ sơ đánh giá và các tài liệu liên quan khác, Hội đồng và Tổ chuyên gia (nếu có) trao đổi để thống nhất về:

a) Phương thức làm việc của Hội đồng và Tổ Chuyên gia;

b) Kiến nghị Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức để Tổ Chuyên gia hoặc một số thành viên Hội đồng xem xét, khảo sát tại hiện trường phục vụ cho việc đánh giá kết quả của Đề tài, nếu thấy cần thiết;

c) Kiến nghị một số thông số kỹ thuật cần đo đạc kiểm định lại đối với Đề tài có các kết quả đo kiểm được, nếu thấy cần thiết, đồng thời đề xuất để Sở Khoa học và Công nghệ mời Cơ quan đo lường thử nghiệm có thẩm quyền thực hiện.

d) Bố trí lịch làm việc của Tổ Chuyên gia và Hội đồng.

Điều 13. Công tác thẩm định của Tổ chuyên gia:

1. TChuyên gia có trách nhiệm kiểm tra, thm định độ tin cậy của toàn bộ tài liệu, mẫu hiện vật, các sản phẩm của Đtài: nhận định về tính xác thực của các thông số kỹ thuật và tài liệu công nghệ thông qua việc kiểm tra snhật ký Đtài, các phương pháp nghiên cứu, phương pháp điều tra khảo sát, phương pháp tính toán và kỹ thuật đã sử dụng, các quy trình nghiên cứu, thí nghiệm, tính đại diện của các mẫu thí nghiệm... trên cơ sở Hồ sơ đánh giá, khảo sát hiện trường (nếu có), đối chiếu với yêu cầu của Hợp đồng và lặp báo cáo thẩm định theo mẫu của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định (theo Quyết định số 13/2004/QĐ-BKHCN ngày 25 tháng 5 năm 2004).

2. Báo cáo thẩm định gồm những nội dung chủ yếu sau:

a) Mức độ hoàn thành khối lượng cơ bản so với Hợp đồng.

b) Mức độ hoàn thành và tính xác thực của các chỉ tiêu cơ bản của các sản phẩm của Đề tài so với yêu cầu đã ghi trong Hợp đồng.

c) Mức độ hoàn chỉnh và độ tin cậy của tài liệu công nghệ của Đ tài.

Điều 14. Thành viên Hội đồng nghiên cứu hồ sơ, tài liệu và viết nhận xét đánh giá:

Các thành viên Hội đồng tiến hành xem xét, nghiên cứu toàn bộ hồ sơ đánh giá và các tài liệu, văn bản liên quan, trong đó có Báo cáo thẩm định của Tổ chuyên gia (nếu có) và viết phiếu nhận xét đánh giá kết quả khoa học công nghệ của Đề tài theo mẫu của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định (theo Quyết định số 13/2004/QĐ-BKHCN ngày 25 tháng 5 năm 2004).

Điều 15. Đánh giá của Hội đồng:

1. Trên cơ sở xem xét, nghiên cứu toàn bộ hồ sơ đánh giá và các tài liệu, văn bản liên quan, Báo cáo thẩm định của Tchuyên gia (nếu có) và các phiếu nhận xét đánh giá kết quả Đtài của các ủy viên phản biện, Hội đồng trao đổi, thảo luận, nhận định, chấm đim theo mẫu của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định (theo Quyết định số 13/2004/QĐ-BKHCN ngày 25 tháng 5 năm 2004) để xếp loại Đtài theo 4 nhóm tiêu chuẩn với thang điểm 40 được quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Các tiêu chuẩn đánh giá:

a) Mức độ hoàn thành khối lượng cơ bản kết quả nghiên cứu của Đtài so với yêu cầu của Hợp đồng, bao gồm:

- Mức độ hoàn thành khối lượng công việc cơ bn:

Đầy đủ về số lượng, về chng loại, về khối lượng của các sản phẩm đã hoàn thành so với Hợp đồng.

- Về phương pháp nghiên cứu, Báo cáo khoa học. Tài liệu công nghệ:

+ Về các phương pháp nghiên cứu, phương pháp điều tra khảo sát, phương pháp tính toán và kỹ thuật đã sử dụng; tính xác thực của việc thực hiện các quy trình nghiên cứu, thí nghiệm, tính đại diện của các mu thí nghiệm, các sliệu điều tra khảo sát.

+ Về mức độ hoàn chỉnh của các Báo cáo khoa học, của báo cáo tóm tắt, của bản vthiết kế, của tài liệu công nghệ.

b) Giá trị khoa học của các kết quả nghiên cứu của Đề tài:

- Về tính mới, tính sáng tạo của kết quả nghiên cứu đã tạo ra;

- Về tình hình công bố kết quả nghiên cứu của Đề tài (bài báo, ấn phẩm) các tạp chí có uy tín trong, ngoài nước và mức độ trích dẫn.

- Về những thành tựu nổi bật khác liên quan trực tiếp đến kết quả nghiên cứu của Đề tài, thhiện bng những đóng góp cụ thể:

+ Vị thế của nhà khoa học (những cá nhân tham gia Đề tài) trong giới khoa học, những công việc tư vấn được mời tham gia.

+ Có giá trị khoa học xuất sắc trong nước.

c) Giá trị ứng dụng, mức độ hoàn thiện của công nghệ và trin vọng áp dụng kết quả khoa học và công nghệ:

- Chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của sản phẩm nghiên cứu tương đương hoặc cao hơn chi tiêu của các sản phẩm tương tự khác (có địa chỉ trích dẫn cụ thể); Quy mô áp dụng kết quả nghiên cứu đã chứng minh được hiệu quả kinh tế và triển vọng áp dụng.

- Tình hình được cấp Bằng sáng chế hoặc Giải pháp hữu ích.

- Về hiệu qukinh tế - xã hội:

+ Sản phẩm đã được đưa vào sản xuất quy mô công nghiệp hoặc đã chuyn giao công nghệ bng các hợp đng kinh tế quy mô ln; các cơ sở dữ liệu, cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch, mô hình... đã được sử dụng trong việc hoạch định các kế hoạch, quy hoạch, đán phát triển kinh tế - xã hội các cp có ý nghĩa thực tiễn cao.

d) Đánh giá về tổ chứcquản lý, kết quả đào tạo và những đóng góp khác của Đ tài:

- Về tổ chức và quản lý Đ tài.

- Về kết quả đào tạo và những đóng góp khác của Đề tài.

3. Hội đồng bỏ phiếu chấm điểm:

Phiếu hợp lệ là những phiếu cho điểm bằng hoặc thấp hơn điểm tối đa đã ghi trên phiếu tương ứng cho từng chỉ tiêu đánh giá. Mức đánh giá chung của Đtài được tính bằng đim trung bình của các thành viên Hội đồng.

Ban kiểm phiếu báo cáo Hội đồng kết quả kiểm phiếu theo mẫu của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định (theo Quyết định số 13/2004/QĐ-BKHCN ngày 25 tháng 5 năm 2004).

Hội đồng xếp loại Đề tài vào một trong hai mức sau: “Đạt” hoặc “Không đạt”.

a) Đề tài được đánh giá ở mức “Đạt” là những Đtài đạt tng số điểm từ 20 điểm trở lên và không vi phạm một trong các điểm b, c, d, đ, hoặc e khoản 2 Điu 9 Quy định này. Mức “Đạt” được chia ra các mức A, B, C tương ứng với số từ cao xuống thấp:

- Mức A: từ 35-40 điểm, trong đó đạt đim tối đa về giá trị khoa học (8/8), và đạt điểm tối đa về giá trị ứng dụng (12/12).

- Mức B: từ 27 đến dưới 35 đim.

- Mức C: từ 20 đến dưới 27 điểm.

b) Đề tài đánh giá mức “Không đạt”:

- Có tng số đim dưới 20 điểm, hoặc:

- Vi phạm một trong các điểm b, c, d, đ, hoặc e khoản 2 Điều 9 Quy định này.

Hội đồng lập Biên bản đánh giá gửi SKhoa học và Công nghệ theo mẫu của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định (theo Quyết định số 13/2004/QĐ-BKHCN ngày 25 tháng 5 năm 2004).

Điều 16. Xử lý và báo cáo kết quả đánh giá:

1. Những Đtài đã được Hội đồng đánh giá ở mức “Không đạt” như quy định tại điểm b khoản 3 Điều 16 Quy định này, nếu chưa được gia hạn thêm thời gian tại bước đánh giá cơ s, thì sẽ được gia hạn tối đa 06 tháng kể từ khi có kết luận của Hội đồng cho việc hoàn thiện các sản phẩm và tài liệu của Đề tài đđánh giá lại.

Sau thời hạn nêu trên, việc đánh giá lại được thực hiện trong thời hạn 30 ngày ktừ ngày nhận được Hồ sơ đánh giá lại hp lệ và theo những tiêu chuẩn và trình tự đã nêu tại Điều 13, 14, 15 và 16 Quy định này.

2. Đối với các Đtài được Hội đồng tổ chức đánh giá lại thì mức đánh giá xếp loại cao nhất là mức “Đạt” loại C.

3. Đối với các trường hợp Đ tài đã đánh giá mức “Không đạt”, Hội đng có trách nhiệm xem xét xác định những nội dung công việc đã được thực hiện đúng Hợp đồng làm căn cứ để Sở Khoa học và Công nghệ xem xét công nhận số kinh phí được quyết toán của Đề tài.

4. Đối với các Đtài được Hội đồng đánh giá mức “Đạt” trong thời hạn 15 ngày ktừ ngày nhận được Biên bản làm việc của Hội đồng, Chnhiệm Đtài và Cơ quan Chủ trì có trách nhiệm b sung, hoàn chnh hồ sơ đánh giá theo kiến nghị của Hội đồng và gửi về SKhoa học và Công nghệ.

Chương 4.

GHI NHẬN KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ

Điều 17. Ghi nhận kết quả đánh giá và nộp báo cáo kết quả nghiên cứu:

Đối với các Đề tài đã được đánh giá ở mức “Đạt” thì trong thời hạn 20 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ Đtài hoàn thiện, Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm hoàn thành việc xem xét và đề nghị Ủy ban nhân dân Tnh ra quyết định ghi nhận kết quả đánh giá theo mẫu của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định (theo Quyết định số 13/2004/QĐ-BKHCN ngày 25/05/2004). Trường hợp phát hiện kết luận tại Biên bản đánh giá của Hội đồng không phù hợp với quy định này thì Sở Khoa học và Công nghệ có thể yêu cầu Hội đồng đánh giá, Tổ Chuyên gia hoặc Cơ quan đo lường thử nghiệm bsung, sửa đi.

Trong trường hợp kết quả của Đtài đã được Hội đồng đánh giá cơ sở đánh giá hoặc đánh giá lại và được kết luận ở mức “Không đạt”, hoặc không được chấp thuận gia hạn như đã nêu tại khoản 3 Điều 10 Quy định này, SKhoa học và Công nghệ căn cứ kết lun của Hội đồng đánh giá cơ sở xem xét và đnghị Ủy ban nhân dân Tỉnh ra quyết định chỉ nhận kết quả đánh giá.

Các văn bn, tài liệu, hồ sơ đánh giá kết quả Đtài được Sở Khoa học và Công nghệ, Cơ quan ch trì Đtài phân loại lưu trữ, bảo quản; Cơ quan chủ trì Đtài và Chủ nhiệm Đề tài có trách nhiệm nộp Báo cáo kết quả nghiên cứu cho Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia theo quy định hiện hành.

Điều 18. Quyết toán và thanh lý Hợp đồng:

Đtài được thực hiện việc quyết toán và thanh lý Hợp đồng sau khi việc đánh giá kết quả Đề tài đã được ghi nhận và Báo cáo kết quả nghiên cứu đã giao nộp cho Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, đồng thời các sản phẩm của Đtài và tài sản đã mua sắm bằng kinh phí thực hiện Đtài đã được kim kê và bàn giao theo các quy định hiện hành.

Chương 5.

TRÁCH NHIỆM TRONG QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ

Điều 19. Trách nhiệm của Cơ quan ch trì và Chnhiệm Đề tài:

1. Cơ quan chủ trì và Chnhiệm Đtài có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp tài liệu và trlời những vấn đề cần thiết liên quan đến kết quả nghiên cứu để Hội đồng đánh giá xem xét và chịu trách nhiệm về tính chính xác của tài liệu đã cung cấp.

2. Trong quá trình thực hiện Đề tài, nếu có hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ thì sẽ bị xử lý theo Nghị định số 127/2004/NĐ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học công nghệ.

3. Trường hợp Cơ quan chủ trì và Chủ nhiệm Đtài vi phạm các đim c và d khoản 2 Điều 9 Quy định này được phát hiện sau khi đã hoàn thành việc đánh giá kết quả Đề tài, thì những kết luận đánh giá ở mức “Đạt” bị hủy bỏ và được xếp loại và xử lý theo mức “Không đạt”.

Điều 20. Trách nhiệm của Hội đồng đánh giá và của cá nhân tham gia đánh giá:

1. Các thành viên Hội đồng, các Chuyên gia, các công chức của cơ quan quản lý khác và của Sở Khoa học và Công nghệ (dưới đây gọi là các cá nhân tham gia đánh giá) có trách nhiệm thực hiện việc đánh giá trung thực, khách quan, chính xác, đm bảo nguyên tắc dân chủ và phải chịu trách nhiệm về các ý kiến tư vấn và các hành vi của mình trong quá trình tham gia đánh giá.

2. Các cá nhân tham gia đánh giá không được công bố, cung cấp thông tin về kết quả nghiên cứu của Đề tài, sử dụng, chuyển nhượng cho người khác kết quả nghiên cứu của Đề tài mà mình biết khi chưa được s đng ý của Ủy ban nhân dân Tỉnh, Cơ quan chủ trì và Chnhiệm Đề tài.

3. Các thành viên Hội đồng đánh giá vi phạm các nội dung quy định trên thì bị xử lý theo Nghị định số 127/2004/NĐ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học công nghệ và không được tiếp tục tham gia việc đánh giá các Đề tài khác có kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước trong 3 năm ktừ khi vi phạm bị xử lý.

4. Các công chức của Cơ quan chủ trì Đề tài, Cơ quan quản lý khoa học và công nghệ vi phạm các khoản 2 và 3 Điu này sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định của Pháp lệnh cán bộ công chức.

Điều 21. Trách nhiệm của SKhoa học và Công nghệ:

Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm tổ chức đánh giá Đề tài cấp Tỉnh theo đúng Quy định này và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định hiện hành.

Điều 22. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo:

1. Tổ chức, cá nhân thực hiện đề tài được đánh giá và tổ chức cá nhân khác có liên quan có quyền khiếu nại các Quyết định hành chính; cá nhân có quyền tcáo các hành vi vi phạm của các Công chức, Cơ quan chủ trì Đề tài và Sở Khoa học và Công nghệ trong quá trình tchức đánh giá Đề tài.

Việc giải quyết khiếu nại và tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Chương 6.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 23.

1. Sở Khoa học và Công nghệ ban hành các biểu mẫu liên quan đến việc tổ chức đánh giá nghiệm thu các Đề tài, Dự án cấp cơ sở và cấp Tnh (căn cứ theo Quyết định số 13/2004/QĐ-BKHCN ngày 25 tháng 5 năm 2004 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành Quy định đánh giá nghiệm thu Đề tài khoa học và công nghệ cấp Nhà nước).

2. Đối với các Đề tài đã được ký Hợp đồng triển khai trước năm 2005, nếu Đề tài nào có đủ điều kiện thì tiến hành đánh giá nghiệm thu theo Quy định này; số còn lại đánh giá nghiệm thu theo quy định tại Quyết định số 282/QĐ ngày 20 tháng 6 năm 1980 của Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước.

3. Việc đánh giá nghiệm thu Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Tnh được áp dụng các nguyên tắc, trình tự, các bước tiến hành đã được quy định tại Quy định này. Các tiêu chuẩn đánh giá nghiệm thu kết quả Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Tnh được áp dụng tại Phụ lục 3 kèm theo Quy định này./.

 

PHỤ LỤC 1

PHƯƠNG THỨC VÀ QUY TRÌNH LÀM VIỆC CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ KẾT QUẢ ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 61/2005/QĐ-UBND ngày 13/06/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

I. Thời hạn hoàn thành đánh giá cơ sở của Đề tài:

Việc đánh giá cơ sở được tiến hành ở Cơ quan Chủ trì Đề tài do một (01) Hội đồng khoa học và công nghệ do Thủ trưởng Cơ quan Chủ trì Đề tài thành lp (dưới đây gọi là Hội đồng đánh giá cơ sở) và phải được hoàn thành trong thời hạn 60 ngày ktừ kết thúc Hợp đồng.

II. Nghiên cứu hồ sơ đánh giá và các tài liệu liên quan:

Từng thành viên Hội đồng đánh giá cơ sở nghiên cứu Quy định về việc đánh giá nghiệm thu Đề tài khoa học và công nghệ, Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Tỉnh (dưới đây gọi tắt là Quy định đánh giá kết quả Đề tài), xem xét hồ sơ Đề tài, snhật ký Đề tài, các tài liệu gc, bản vẽ thiết kế, mẫu sản phẩm Báo cáo khoa học, báo cáo về tình hình thực hiện và tính mới của Đtài, các báo cáo về kết quả thử nghiệm, ứng dụng các sản phẩm khoa học và công nghệ hoặc các văn bản đo đạc, kiểm tra các sản phẩm khoa học công nghệ của Đề tài đã được các cơ quan đo đạc có thẩm quyền chứng nhận và Bản nhận xét về kết quả thực hiện Đề tài của Ban Chủ nhiệm Chương trình (nếu có) và đối chiếu so sánh với Hợp đồng đviết Phiếu nhận xét đánh giá cơ sở theo mẫu của Bộ Khoa học và Công nghệ qui định (theo Quyết định s13/2004/QĐ-BKHCN ngày 25 tháng 5 năm 2004) và gửi đến Thư ký Hội đồng đsao gửi Chủ tịch Hội đng đánh giá cơ sở.

III. Phiên họp của Hội đồng đánh giá cơ sở:

1. Phiên họp của Hội đồng đánh giá cơ sở phải được tổ chức sau khi nhận được các Phiếu nhận xét đánh giá cơ sở của tất cả các thành viên Hội đồng.

a) Thư ký Hội đồng đọc Quyết định thành lập Hội đồng, giới thiệu thành phần Hội đồng và các đại biểu tham dự.

b) Đại diện Cơ quan Ch trì nêu những yêu cầu và nội dung chủ yếu của Quy định đánh giá kết quả Đề tài, trong đó nêu chi tiết về nhiệm vụ của Hội đồng đánh giá cơ sở.

2. Chủ tịch Hội đồng chủ trì phiên họp của Hội đồng

a) Các Ủy viên phản biện của Hội đồng đọc phiếu nhận xét nghiệm thu cơ sở.

Thư ký Hội đồng đọc bn nhận xét đánh giá của thành viên vắng mặt (nếu có) đHội đồng tham khảo.

b) Hội đồng thảo luận, nhận xét, đánh giá

Căn cứ vào Hồ sơ đánh giá và các kết quả đã đạt được của Đề tài, đối chiếu với Hợp đồng của Đề tài, Hội đồng thảo luận, trao đổi, nhận xét đánh giá về từng nội dung đã được quy định tại khoản 1 Điều 9 của Quy định đánh giá kết quả Đề tài, đặc biệt xem xét đánh giá kỹ lưỡng về việc có hay không vi phạm những trường hợp đã quy định tại khoản 2 Điều 9 của Quy định đánh giá kết quả Đề tài.

c) Hội đồng bầu Ban kiểm phiếu và bỏ phiếu.

Ban kim phiếu gm 3 thành viên Hội đng (trong đó bu 1 Trưởng ban);

Hội đồng bỏ phiếu đánh giá Đề tài theo mẫu của Bộ Khoa học và Công nghệ qui định (theo Quyết định số 13/2004/QĐ-BKHCN ngày 25 tháng 5 năm 2004). Những phiếu hp lệ là những phiếu đánh giá vào một trong hai mức “Đạt hoặc “Không đạt”.

Đề tài được đánh giá ở mức “Đạt” là Đề tài có ít nhất 2/3 số thành viên Hội đng có mặt nhất trí đã hoàn thành được khối lượng công việc cơ bản với chất lượng các chtiêu công nghệ hoặc chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu đạt yêu cầu đã nêu trong Hợp đồng và không vi phạm một trong các điểm b, c, d, đ và e khoản 2 Điu 9 của Quy định đánh giá kết quả Đề tài.

Đề tài được đánh giá mức “Không đạt”, nếu vi phạm một trong những trường hợp sau đây:

- Chưa đạt hoặc không đạt được khối lượng công việc cơ bản và các chỉ tiêu chủ yếu so với Hợp đồng;

- Kết quả khoa học và công nghệ không thlặp lại được, không có giá trị khoa học hoặc không có giá trị sử dụng.

- Hồ sơ, tài liệu, số liệu cung cấp không trung thực.

- Vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc quản lý tài chính đối với kinh phí của Đề tài (có kết luận bằng văn bản của các đoàn thanh tra, kiểm tra có thẩm quyền).

- Tự ý sửa đổi mục tiêu, nội dung và thay đi thiết kế, kế hoạch thực hiện.

- Nộp hồ sơ đánh giá chậm so với thời hạn kết thúc Hp đồng từ 6 tháng trlên mà không có ý kiến chấp thuận của Sở Khoa học và Công nghệ.

d) Hội đồng kết luận đánh giá kết quả Đề tài.

Hội đồng tho luận để thông qua từng nội dung kết luận đánh giá trong Biên bản làm việc của Hội đồng theo mẫu của Bộ Khoa học và Công nghệ qui định (theo Quyết định số 13/2004/QĐ-BKHCN ngày 25 tháng 5 năm 2004).

 

PHỤ LỤC 2

PHƯƠNG THỨC VÀ QUY TRÌNH LÀM VIỆC CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 61/2005/QĐ-UBND ngày 13/06/2005 của y ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

I. Gửi hồ sơ đánh giá và các tài liệu liên quan:

Việc đánh giá cấp Tnh phải được hoàn thành trong thời hạn 60 ngày ktừ khi nhận được Hồ sơ đánh giá cấp Tỉnh hp lệ.

Để đảm bảo thời hạn trên, việc thành lập Hội đồng và Tổ chuyên gia (nếu có) phải được quyết định trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận được Hồ sơ đánh giá cấp Tnh hợp lệ; Quyết định thành lập Hội đồng và Tổ chuyên gia (nếu có), Hồ sơ đánh giá và Quy định về việc đánh giá nghiệm thu Đề tài khoa học và công nghệ cấp Tỉnh (dưới đây gọi tt là Quy định đánh giá kết quả Đề tài) phải được gửi đến thành viên Hội đồng và chuyên gia đánh giá trong thời hạn 05 ngày sau khi có Quyết định thành lập Hội đồng và Tchuyên gia (nếu có).

II. Nghiên cứu Hồ sơ đánh giá và các tài liệu liên quan:

Các thành viên Hội đồng và chuyên gia đánh giá nghiên cứu Quy định đánh giá kết quả Đề tài, xem xét Hồ sơ đánh giá và Hợp đồng của Đề tài, chuẩn bị ý kiến cho phiên họp trù bị của Hội đồng (trong thời hạn 10 ngày kể tkhi nhận được Hồ sơ, tài liệu).

III. Phiên họp trù bị của Hội đồng:

Phiên họp trù bị của Hội đồng được tổ chức trong thời hạn 10 ngày ktừ khi các thành viên Hội đồng và chuyên gia nhận được Hồ sơ, tài liệu và Quyết định thành lập Hội đồng và Tchuyên gia (nếu có) với những nội dung sau:

1. Thông qua Quyết định thành lập Hội đồng, giới thiệu thành phần Hội đồng và đại biểu tham dự.

2. Đại diện Sở Khoa học và Công nghệ nêu nhng yêu cầu và nội dung chyếu của Quy định đánh giá kết quả Đề tài, trong đó nêu chi tiết về nhiệm vụ của Hội đồng đánh giá cấp Tnh.

3. Hội đồng họp dưới sự điều khiển của Chủ tịch Hội đồng

Hội đồng trao đổi, thảo luận để thống nhất về:

a) Phương thức làm việc của Hội đồng và Tchuyên gia (nếu có).

b) Kiến nghị Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức để Tổ chuyên gia (nếu có) hoặc một số thành viên Hội đồng xem xét, khảo sát tại hiện trường phục vụ cho việc đánh giá kết quả của Đề tài, nếu thấy cần thiết.

c) Kiến nghị một số thông số kỹ thuật cn đo đạc kim định lại đối với Đề tài có các kết quả đo kiểm được nếu thấy cần thiết, đồng thời đề xuất để Sở Khoa học và Công nghệ mời cơ quan đo lường, thử nghiệm có thẩm quyền thực hiện.

d) Bố trí lịch làm việc của Hội đng và T chuyên gia (nếu có).

IV. Công tác thẩm định của T chuyên gia (nếu có Tổ chuyên gia):

1. Tchuyên gia lập Báo cáo thẩm định theo mẫu D2-4-BCTD (do Sở Khoa học và Công nghệ ban hành) trên cơ sở thực hiện những nội dung công việc sau:

a) Kiểm tra thẩm định chi tiết Hồ sơ đánh giá cấp Tnh kết quả nghiên cứu của Đề tài: bản vẽ thiết kế, các tài liệu gốc, sổ nhật ký đtài, mẫu sản phẩm, báo cáo khoa học, báo cáo tóm tắt, báo cáo v tình hình thực hiện và tính mới của Đề tài; báo cáo thử nghiệm, ứng dụng các sản phẩm khoa học công nghệ; Các văn bản đo đạc, kiểm tra, đánh giá thử nghiệm các sản phm khoa học công nghệ của Đề tài đã được các cơ quan đo đạc có thẩm quyền chứng nhận; Bản nhận xét vkết quthực hiện Đề tài của Ban chnhiệm chương trình khoa học và công nghệ (nếu có); Biên bản đánh giá của Hội đồng đánh giá cơ sở.

b) Kiểm tra khảo sát tại hiện trường và tham khảo các thông số kỹ thuật của sản phẩm khoa học công nghệ do Cơ quan đo lường thử nghiệm kiểm tra, đo đạc lại (nếu có).

c) So sánh đối chiếu với Hợp đồng và Thuyết minh Đề tài.

2. Báo cáo thẩm định gồm những nội dung chủ yếu sau:

a) Mức độ hoàn thành khối lượng cơ bản so với Hợp đồng.

b) Mức độ hoàn thành và tính xác thực của các chỉ tiêu cơ bản của các sản phẩm của Đề tài so với yêu cầu đã ghi trong Hợp đồng.

c) Mức độ hoàn chỉnh và độ tin cậy của tài liệu công nghệ của đề tài.

V. Trách nhiệm của các thành viên Hội đồng:

Các thành viên Hội đồng tiến hành xem xét, nghiên cứu toàn bộ Hồ sơ đánh giá và các tài liệu, văn bản liên quan, trong đó có Báo cáo thẩm định của Tổ chuyên gia (nếu có) và viết Phiếu nhận xét đánh giá kết quả khoa học và công nghệ của Đề tài theo mẫu của Bộ Khoa học và Công nghệ qui định (theo Quyết định số 13/2004/QĐ-BKHCN ngày 25 tháng 5 năm 2004).

VI. Phiên họp đánh giá của Hội đồng:

1. Phiên họp đánh giá chỉ được tổ chức sau khi Hội đồng đã nhận được Báo cáo thẩm định của Tchuyên gia (nếu có) và Phiếu nhận xét đánh giá kết quả Đề tài của từng thành viên Hội đồng, đặc biệt là của ủy viên phản biện.

2. Nội dung họp Hội đồng:

a) Đại diện SKhoa học và Công nghệ nêu lý do họp Hội đng, giới thiệu các đại biểu tham dự.

b) Chủ tịch Hội đồng chủ trì phiên họp của Hội đồng:

Hội đồng nghe đọc Báo cáo thẩm định và Phiếu nhận xét đánh giá

- Thư ký Hội đồng đọc Báo cáo thẩm định Đề tài của T chuyên gia (nếu có);

- Các y viên phản biện của Hội đồng đọc Phiếu nhận xét đánh giá kết quả Đề tài theo mẫu của Bộ Khoa học và Công nghệ qui định (theo Quyết định số 13/2004/QĐ-BKHCN ngày 25 tháng 5 năm 2004).

- Thư ký Hội đng đọc Phiếu nhận xét đánh giá kết quả Đề tài của các thành viên vắng mặt (nếu có) để Hội đồng giám khảo.

Hội đồng thảo luận, nhận xét đánh giá:

Trên cơ sở đã xem xét, nghiên cứu toàn bộ hồ sơ đánh giá và các tài liệu, văn bản liên quan, Hội đồng tham khảo Báo cáo thẩm định Đề tài của Tchuyên gia (nếu có) và các Phiếu nhận xét đánh giá kết quĐề tài của các ủy viên phản biện, trao đi và thảo luận, nhận định, chấm đim đxếp loại Đề tài theo 4 nhóm tiêu chun với thang điểm 40 đim được quy định tại khoản 2 Điều 16 của Quy định đánh giá kết quả Đề tài.

3. Hội đồng bầu Ban kiểm phiếu và bphiếu:

Ban kiểm phiếu gồm 3 thành viên Hội đồng (trong đó bầu một Trưởng ban).

Hội đồng bPhiếu đánh giá kết quả Đtài theo mẫu của Bộ Khoa học và Công nghệ qui định (theo Quyết định s 13/2004/QĐ-BKHCN ngày 25 tháng 5 năm 2004).

Mỗi thành viên Hội đồng đánh giá Đề tài bằng cách cho điểm theo thang điểm đã quy định được ghi trên Phiếu.

Những phiếu hợp lệ là những phiếu cho điểm bằng hoặc thấp hơn điểm tối đa đã ghi trên phiếu tương ứng cho từng chỉ tiêu đánh giá. Mức đánh giá chung của Đề tài được tính bằng điểm trung bình của các thành viên Hội đồng.

Ban kiểm phiếu báo cáo Hội đồng kết quả bỏ phiếu theo mẫu của Bộ Khoa học và Công nghệ qui định (theo Quyết định số 13/2004/QĐ-BKHCN ngày 25 tháng 5 năm 2004).

4. Kết luận của Hội đồng:

Đánh giá theo từng chỉ tiêu bằng điểm

a) Mức độ hoàn thành khối lượng cơ bản của kết qunghiên cứu Đề tài theo yêu cầu của Hợp đồng:

- Mức độ hoàn thành khối lượng công việc cơ bản

- Về phương pháp nghiên cứu, báo cáo khoa học, tài liệu công nghệ...

- Vcác phương pháp nghiên cứu, phương pháp điu tra khảo sát, phương pháp tính toán và kỹ thuật đã sử dụng; tính xác thực của việc thực hiện các quy trình nghiên cứu, thí nghiệm, tính đại diện của các mẫu thí nghiệm, các số liệu điều tra khảo sát,...

- Về mức độ hoàn chnh của Báo cáo khoa học, của Báo cáo tóm tắt, của bản vẽ thiết kế, của tài liệu công nghệ,...

b) Giá trị khoa học của các kết quả khoa học công nghệ của Đề tài:

- Về tính mới, tính sáng tạo của Đề tài;

- Về tình hình công bố kết quả nghiên cứu của Đề tài và mức độ trích dẫn;

- Về những thành tựu ni bật khác liên quan trực tiếp đến kết quả nghiên cứu của Đề tài.

c) Giá trị ứng dụng, mức độ hoàn thiện của công nghệ và triển vọng áp dụng kết quả khoa học công nghệ:

- V các chtiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu của sản phẩm và quy mô áp dụng;

- Tình hình được cấp Bằng sáng chế hoặc Giải pháp hữu ích;

- Về hiệu qukinh tế và hiệu quả kinh tế - xã hội.

d) Đánh giá về tổ chức và quản lý, kết quả đào tạo và những đóng góp khác của Đề tài:

- Đánh giá về tổ chức và quản lý Đề tài;

- Đánh giá về kết quả đào tạo và những đóng góp khác của Đ tài.

5. Hội đồng xếp loại đề tài vào một trong hai mức sau:

- “Đạt”

- “Không đạt”

a) Đề tài được đánh giá mức “Đạt” là những Đề tài đạt tổng số điểm (trung bình) từ 20 đim trở lên và không vi phạm một trong các điểm b, c, d, đ hoặc e khoản 2 Điều 9 của Quy định đánh giá kết quĐề tài. Mức “Đạt” được chia ra các mức A, B, C tương ứng với số điểm quy định.

b) Đề tài được đánh giá mức “Không đạt”:

- Có tng số điểm (trung bình) dưới 20 điểm hoặc:

- Vi phạm một trong các đim b, c, d, đ hoặc e khoản 2 Điều 9 của Quy định đánh giá kết quả Đề tài.

6. Đánh giá, nhận xét chung về kết quả nghiên cứu của Đ tài.

a) Trong trường hợp kết quĐề tài được đánh giá mức “Không đạt”, Hội đồng xem xét xác định những nội dung công việc đã thực hiện đúng Hợp đồng làm căn cứ để SKhoa học và Công nghệ xem xét công nhận số kinh phí được quyết toán của Đề tài.

b) Hội đồng đóng góp về nhng tồn tại của Đề tài và đề xuất hướng hoặc biện pháp giải quyết.

Hội đồng thảo luận đthông qua từng nội dung kết luận của Hội đồng.

Biên bản làm việc của Hội đồng được lập theo mẫu của Bộ Khoa học và Công nghệ qui định (theo Quyết định số 13/2004/QĐ-BKHCN ngày 25 tháng 5 năm 2004).

 

PHỤ LỤC 3

TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM CẤP TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 61/2005/QĐ-UBND ngày 13/6/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)

Kết quả của Dự án sản xuất thử nghiệm (SXTN) được đánh giá theo 4 nhóm tiêu chuẩn với thang điểm 40 điểm như sau:

I. Tiêu chuẩn đánh giá:

1. Mức độ hoàn thành khối lượng cơ bản của kết quả thực hiện dự án SXTN theo yêu cầu của hợp đng (được đánh giá tối đa 16 đim):

a) Mức độ hoàn thành khối lượng công việc cơ bản.

- Tính đầy đủ về số lượng, về chủng loại, về khối lượng của các sản phẩm đã hoàn thành so với Hợp đồng.

b) Về phương pháp nghiên cứu, báo cáo khoa học, tài liệu công nghệ về các phương pháp nghiên cứu, phương pháp điu tra khảo sát, phương pháp tính toán và kỹ thuật đã sử dụng; tính xác thực của việc thực hiện các quy trình nghiên cứu, thí nghiệm, tính đại diện của các mu thí nghiệm, các số liệu điều tra khảo sát...

- Về mức độ hoàn chỉnh của báo cáo khoa học, của báo cáo tóm tắt, bản vẽ thiết kế, tài liệu công nghệ...

2. Giá trị khoa học của các kết qukhoa học và công nghệ của Dự án SXTN (được đánh giá tối đa 4 điểm)

a) Về tính mới, tính sáng tạo của kết quả nghiên cứu đã tạo ra.

b) Về tình hình công bố kết quả nghiên cứu của đề tài (bài báo, ấn phẩm...) ở các tạp chí có uy tín trong, ngoài nước và mức độ trích dẫn.

c) Về những thành tựu ni bật khác liên quan trực tiếp đến kết quả nghiên cứu của Dự án SXTN, thể hiện bằng những đóng góp cụ thể:

- Vị thế của nhà khoa học (nhng cá nhân tham gia Dự án SXTN) trong giới khoa học quốc gia, nhng công việc tư vấn được mời tham gia, đóng góp vào các thành tựu khoa học trình độ quốc gia.

3. Giá trị ứng dụng, mức độ hoàn thiện của công nghệ và triển vọng áp dụng kết quả khoa học và công nghệ (được đánh giá tối đa 12 đim):

a) Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu của sản phm nghiên cứu tương đương hoặc cao hơn chtiêu của các sản phẩm tương tự khác (có địa chtrích dẫn cụ thể); quy mô áp dụng kết quả nghiên cứu đã chứng minh được hiệu quả kinh tế và triển vọng áp dụng.

b) Tình hình được cấp bằng sáng chế hoặc giải pháp hữu ích.

c) Về hiệu quả kinh tế và hiệu quả kinh tế - xã hội:

(Sản phẩm đã được đưa vào sản xuất quy mô công nghiệp hoặc đã chuyn giao công nghệ bằng các hp đồng kinh tế quy mô lớn: doanh thu ít nhất lớn gấp 3 lần tổng kinh phí thực hiện Dự án SXTN hoặc đu tư 1 đng vn cho Dự án SXTN tạo ra một shoặc nhiu đng lợi nhuận...)

4. Đánh giá về tổ chức và quản lý, huy động vốn, kết quả đào tạo và những đóng p khác của Dự án SXTN (được đánh giá tối đa 8 điểm):

a) Đánh giá về việc huy động nguồn vốn khác cho việc thực hiện dự án SXTN.

b) Về tổ chức và quản lý Dự án;

c) Về kết quả đào tạo và những đóng góp khác của Dự án.

II. Kết luận đánh giá:

Dự án SXTN được xếp loại vào một trong hai (02) mức sau: “Đạt” hoặc “Không đạt”.

Dự án SXTN được đánh giá ở mức “Đạt” là nhng Dự án đạt tng số đim từ 20 điểm trở lên và không vi phạm một trong các đim b, c, d, đ, e khoản 2 Điều 9 Quy định đánh giá kết quả Đề tài (áp dụng cho Dự án SXTN). Mức “Đạt” được chia ra các mức A, B, C tương ứng với s đim từ cao xuống thấp.

2. Dự án SXTN được đánh giá ở mức độ “Không đạt”

a) Có tổng số điểm dưới 20 điểm, hoặc:

b) Vi phạm một trong các đim b, c, d, đ, e khoản 2 Điều 9 Quy định đánh giá kết quả Đề tài (áp dụng cho Dự án SXTN)

Phiếu nhận xét đánh giá kết quả Dự án SXTN cấp Tnh và Phiếu đánh giá kết quả dự án SXTN cấp Tỉnh được thực hin theo mẫu thống nhất của Bộ Khoa học và Công nghệ qui định (theo Quyết định số 13/2004/QĐ-BKHCN ngày 25 tháng 5 năm 2004).