Chỉ thị số 03/2004/CT-BYT ngày 24/03/2004 Về tăng cường công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 03/2004/CT-BYT
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Cơ quan ban hành: Bộ Y tế
- Ngày ban hành: 24-03-2004
- Ngày có hiệu lực: 17-04-2004
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 18-06-2006
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 792 ngày (2 năm 2 tháng 2 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 18-06-2006
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
BỘ Y TẾ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2004/CT-BYT | Hà Nội, ngày 24 tháng 03 năm 2004 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
Theo thông báo của Tổchức Y tế thế giới, hiện nay bệnh sốt xuất huyết trên thế giới đang có xu hướnggia tăng và diễn biến phức tạp. Tại Indonesia, từ đầu năm đến nay, dịch sốt xuấthuyết đã xảy ra trên phạm vi 30 tỉnh với 30.234 trường hợp mắc, trong đó có 415trường hợp tử vong; tại Singapore, trong năm 2003 ghi nhận 4.772 trường hợp mắc,số mắc cao nhất kể từ năm 1998, trong 2 tháng đầu năm 2004 ghi nhận 6 vùng códịch sốt xuất huyết. Tại một số quốc gia khác trong khu vực, số trường hợp mắcvà tử vong do sốt xuất huyết cũng tăng hơn so với cùng kỳ năm2003.
Tại Việt Nam, theo báo cáo của các địa phương, từ đầu năm đến nay, cả nước có 4.811 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, trong đó có 10 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm 2003, số mắc tăng gần hai lần, số tử vong tăng 6 trường hợp, các trường hợp mắc tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở khu vực phía Nam, chiếm 93,5% số mắc của cả nước. Một số địa phương có số mắc cao là thành phố Hồ Chí Minh (1.447 trường hợp), Tiền Giang (638 trường hợp), Đồng Tháp (407 trường hợp). Theo dự báo của các cơ quan chuyên môn, năm 2004 có thể là năm chu kỳ của dịch sốt xuất huyết.
Trước tình hình dịch sốt xuất huyết có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp, có khả năng bùng phát thành dịch lớn, để chủ động phòng chống dịch bệnh, hạn chế tối đa tỷ lệ mắc và tử vong, Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ thị:
1. Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
1.1 Tổ chức ngay các chiến dịch diệt bọ gậy/lăng quăng một cách rầm rộ, sâu rộng, triệt để đến từng hộ gia đình ít nhất 3 lần trong năm nhằm huy động mọi nguồn lực để triển khai các hoạt động phòng chống Sốt xuất huyết tại cộng đồng dưới sự chỉ đạo trực tiếp của các cấp Chính quyền. Đối với các khu vực trọng điểm dịch, cần tập trung xử lý triệt để các ổ bọ gậy/lăng quăng nguồn, tổ chức giám sát chặt chẽ, phát hiện và xử trí kịp thời các trường hợp mắc, hạn chế tối đa tỷ lệ tử vong.
1.2 Chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, phương tiện cấp cứu, điều trị, giường bệnh để kịp thời tiếp nhận, điều trị bệnh nhân, đặc biệt trong trường hợp xảy ra dịch lớn. Thành lập đội cấp cứu lưu động, sẵn sàng hỗ trợ chuyên môn cho các đơn vị trong xử trí cấp cứu, điều trị, chăm sóc.
1.3 Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng về các biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết, các biện pháp phòng chống để mọi người dân hiểu và tự giác tham gia các hoạt động phòng chống dịch bệnh tại cộng đồng.
1.4 Báo cáo kịp thời Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố về diễn biến tình hình dịch sốt xuất huyết và công tác phòng chống tại địa phương, đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố chỉ đạo các ban, ngành liên quan có kế hoạch bổ sung kinh phí cho các hoạt động phòng chống dịch.
1.5 Thực hiện nghiêm túc Quy chế thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm gây dịch ban hành kèm theo Quyết định số 4880/2002/QĐ-BYT ngày 06/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Cục Y tế dự phòng và phòng chống HIV/AIDS có trách nhiệm:
2.1 Là trưởng ban Điều hành Dự án phòng chống sốt xuất huyết quốc gia, làm đầu mối trong việc theo dõi diễn biến dịch sốt xuất huyết và tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc chỉ đạo công tác phòng chống sốt xuất huyết trên phạm vi toàn quốc.
2.2 Trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc và kiểm tra các đơn vị, địa phương trong việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết.
2.3 Phối hợp với các cơ quan truyền thông ở trung ương trong việc tổ chức công tác truyền thông về phòng chống sốt xuất huyết.
2.4 Phối hợp với Vụ Điều trị - Bộ Y tế trong việc tổ chức tập huấn cho các đơn vị địa phương về các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết.
2.5 Vận động các tổ chức trong nước và quốc tế tài trợ cho công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết.
3. Vụ Điều trị có trách nhiệm:
3.1 Làm đầu mối trong việc tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra công tác điều trị bệnh sốt xuất huyết trong phạm vi cả nước.
3.2 Tổ chức tập huấn cho các đơn vị, địa phương về phác đồ điều trị bệnh sốt xuất huyết.
3.3 Cập nhật thông tin về phác độ điều trị bệnh sốt xuất huyết của các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong trường hợp cần thiết sẽ xây dựng và trình Bộ trưởng Bộ Y tế cho sửa đổi, bổ sung phác đồ điều trị bệnh sốt xuất huyết.
4. Vụ Kế hoạch - Tài chính:
Tổng hợp và điều phối các nguồn lực của ngân sách Nhà nước, tài trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế cho công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết.
5. Các Viện: Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Pasteur thành phố Hồ Chí Minh, Pasteur Nha Trang và Pasteur Tây Nguyên có trách nhiệm:
5.1 Là trưởng ban Điều hành Dự án phòng chống sốt xuất huyết các khu vực, có trách nhiệm cử các đoàn cán bộ chuyên môn đến các địa phương trọng điểm dịch để chỉ đạo triển khai chiến dịch diệt bọ gậy, giám sát, phát hiện và xử lý ổ dịch.
5.2 Tổ chức các lớp tập huấn về giám sát, phát hiện và xử lý ổ dịch sốt xuất huyết cho các tỉnh trong khu vực được giao phụ trách.
6. Các bệnh viện Trung ương có trách nhiệm:
6.1 Chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, trang thiết bị y tế và các phương tiện cần thiết khác để kịp thời hỗ trợ các địa phương trong việc tiếp nhận, cấp cứu, điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết.
6.2 Sẵn sàng cử cán bộ chuyên môn hỗ trợ các địa phương xảy ra dịch sốt xuất huyết.
7. Các đơn vị trực thuộc Bộ khác trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị có liên quan trong việc tổ chức phòng chống dịch sốt xuất huyết khi có yêu cầu.
Nhận được Chỉ thị này, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng y tế Ngành phải tổ chức triển khai thực hiện ngay và báo cáo kết quả về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng và phòng chống HIV/AIDS).
| BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ |