Quyết định số 36/2005/QĐ-UBND ngày 10/05/2005 Về Đề án tuyên truyền chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 và chương trình cải cách hành chính tỉnh Quảng Nam (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 36/2005/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Quảng Nam
- Ngày ban hành: 10-05-2005
- Ngày có hiệu lực: 20-05-2005
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 11-04-2012
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 2518 ngày (6 năm 10 tháng 28 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 11-04-2012
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 36/2005/QĐ-UB | Tam Kỳ, ngày 10 tháng 5 năm 2005 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỀ ÁN TUYÊN TRUYỀN CHƯƠNG TRÌNH TỔNG THỂ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2001-2010 VÀ CHƯƠNG TRÌNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TỈNH QUẢNG NAM
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 178/2003/QĐ-TTg ngày 03 tháng 9 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tuyên truyền Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010;
Căn cứ Quyết định số 10/2002/QĐ-UB ngày 28/02/2002 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành Kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Quảng Nam năm 2002 và giai đoạn I (2001-2005);
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 241/TTr-SNV ngày 26/4/2005,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án tuyên truyền Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 và Chương trình cải cách hành chính tỉnh Quảng Nam.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, các thành viên Ban Chỉ đạo cải cách hành chính tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM |
ĐỀ ÁN TUYÊN TRUYỀN
CHƯƠNG TRÌNH TỔNG THỂ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2001-2010 VÀ CHƯƠNG TRÌNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TỈNH QUẢNG NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 36/2005/QĐ-UBND ngày 10 tháng 5 năm 2005 của UBND tỉnh Quảng Nam)
PHẦN THỨ NHẤT
MỤC TIÊU, YÊU CẦU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, HÌNH THỨC VÀ BIỆN PHÁP TUYÊN TRUYỀN CHƯƠNG TRÌNH TỔNG THỂ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2001 -2010.
I/ Mục tiêu, yêu cầu, đối tượng, hình thức và biện pháp tuyên truyền:
1. Về mục tiêu tuyên truyền:
1. Cán bộ, công chức, các tầng lớp nhân dân có nhận thức đầy đủ, rõ ràng và thống nhất về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010, cụ thể là:
+ Thực trạng nền hành chính nhà nước; những thuận lợi, khó khăn trong công cuộc cải cách hành chính;
+ Mục tiêu của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước;
+ Nội dung của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước;
+ Quan điểm, kế hoạch cụ thể và biện pháp tổ chức thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước.
2. Cán bộ, công chức có thái độ tích cực, động cơ đúng đắn, thực sự tham gia hăng hái vào công cuộc cải cách hành chính nhà nước và kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước.
3. Các cấp uỷ đảng, tổ chức chính quyền các cấp, các ngành, các cơ quan đoàn thể cũng như đội ngũ cán bộ lãnh đạo, công chức hành chính hành động nhất quán để tạo ra động lực và bước phát triển mới trong công cuộc cải cách hành chính.
2/ Về yêu cầu tuyên truyền:
- Tuyên truyền có hiệu quả.
- Tuyên truyền kịp thời, đầy đủ, thường xuyên, nhiều tuyến, nhiều chiều.
- Tuyên truyền có hệ thống, có chủ điểm.
- Tuyên truyền lồng ghép cải cách hành chính với các vấn đề khác.
3/ Về đối tượng tuyên truyền:
Đối tượng tuyên truyền gồm toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và mọi tầng lớp nhân dân. Nội dung tuyên truyền theo từng đối tượng, cụ thể là:
- Đối với người lãnh đạo các cấp uỷ đảng, tổ chức chính trị- xã hội.
- Đối với cán bộ, công chức hành chính.
- Đối với cán bộ cấp cơ sở.
- Đối với viên chức sự nghiệp.
- Đối với cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước.
- Đối với mọi tầng lớp nhân dân.
4/ Về hình thức, biện pháp chung tuyên truyền:
-Các cơ quan thông tin đại chúng với hình thức dễ nhớ, dễ hiểu và dễ tiếp cận.
- Tài liệu in ấn.
- Tập huấn, bồi dưỡng.
- Chuyên đề giảng dạy tại các Trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.
II/ Những nội dung cần làm trong thời gian tới đối với báo, đài, tạp chí, bản tin địa phương:
Mở chuyên trang, chuyên mục về cải cách hành chính với những nội dung chủ yếu sau:
- Tuyên truyền, phổ biến nội dung chương trình tổng thể cải cách hành chính.
- Chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của Chính phủ hàng năm, các trọng tâm cải cách hành chính theo từng thời kỳ.
- Các văn bản của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh về cải cách hành chính.
- Tình hình triển khai cải cách hành chính ở địa phương:
+ Tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước theo tinh thần của cải cách.
+ Thực hiện chủ trương phân cấp Trung ương, địa phương, xã hội hoá.
+ Triển khai cơ chế " một cửa" ở các sở và cấp huyện, cấp xã.
+ Triển khai cơ chế khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính.
+ Triển khai cơ chế tự chủ tài chính do các đơn vị sự nghiệp có thu.
+ Đưa công nghệ thông tin vào quản lý nhà nước.
+ Tình hình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức ở địa phương, nhất là cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn.
- Biểu dương những tập thể, cá nhân làm tốt công tác cải cách hành chính; phê phán những hiện tượng, thái độ, tác phong làm việc của cán bộ, công chức không đúng tinh thần cải cách, kể cả những vụ việc tiêu cực vv...( nêu đích danh cá nhân vi phạm).
- Phát hiện các vấn đề từ thực tiễn cải cách hành chính ở địa phương để các cơ quan có trách nhiệm nghiên cứu, xử lý.
PHẦN THỨ HAI
NỘI DUNG, HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2005-2010.
I/ Nội dung, hình thức tuyên truyền:
Ngoài các mục tiêu, yêu cầu, đối tượng, nội dung, hình thức và biện pháp tuyên truyền nêu trên; công tác tuyên truyền cải cách hành chính tỉnh Quảng Nam cần tập trung thêm vào các nội dung, hình thức sau đây:
1. Nội dung tuyên truyền:
- Hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước sau khi sắp xếp lại theo Nghị định số 171/2004/NĐ-CP Nghị định số 172/2004/NĐ-CP Nghị định số 121/2003/NĐ-CP của Chính phủ và Nghị quyết của HĐND tỉnh.
-Tiến độ triển khai các Chương trình, Kế hoạch CCHC của tỉnh, các Sở, Ban, ngành và UBND các huyện, thị xã.
- Hoạt động của Ban Chỉ đạo CCHC tỉnh, của các Chương trình phối hợp công tác giữa Sở Nội vụ và Tỉnh đoàn, giữa Sở Nội vụ và Công đoàn Viên chức tỉnh và các hoạt động khác có liên quan đến công tác CCHC.
- Các văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND các cấp ban hành về cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư; về chính sách đền bù giải toả giải phóng mặt bằng xây dựng các khu đô thị mới, xây dựng các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Công tác CCHC tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến quan hệ, lề lối làm việc của các cơ quan hành chính nhà nước và thái độ của công chức, viên chức; đến tình hình thu hút đầu tư và tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm trên địa bàn tỉnh vv...
- Một số hoạt động khác có liên quan đến công tác CCHC vv...
2/ Hình thức tuyên truyền:
- Đưa tin hoặc đăng báo định kỳ về thủ tục hành chính, trình tự giải quyết, thời gian giải quyết và lệ phí, phí ( nếu có) của từng loại hồ sơ hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh.
- Đưa tin, bài và hình ảnh của các cấp, các ngành, Mặt trận và các đoàn thể vv... về các hoạt động CCHC.
- Bài viết về nghiên cứu, trao đổi, phổ biến kinh nghiệm CCHC.
- Xây dựng các tiểu phẩm với nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau như: kịch nói, dân ca, âm nhạc, pa nô, áp phích vv... gần gũi với công chúng, nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quả tuyên truyền về CCHC.
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về CCHC với từng loại đối tượng trong từng thời gian thích hợp
- Đưa nội dung CCHC va Chương trình CCHC của tỉnh vào chương trình tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của cúc Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện, thị xã và các tổ chức đoàn thể.
- Tích cực gửi tin, bài, hình ảnh, phóng sự về CCHC của tỉnh cho Đài, Báo Trung ương (nhất là lĩnh vực ưu đãi và thu hút đầu tư) để quảng bá và Quảng Nam trên đường phát triển.
- Một số hình thức khác. v. v...
II/. Tổ chức thực hiện:
1. Cơ quan chỉ đạo: Ban Chỉ đao CCHC tỉnh Quảng Nam.
2. Cơ quan đầu mới tổng hợp: Sở Nội vụ tỉnh Quảng Nam
3. Nhiệm vụ của các Sở, Ban, Ngành và UBND các cấp:
3.1 Chủ động xây dựng Kế hoạch tuyên truyền của đơn vị, địa phương mình (bao gồm cả dự toán kinh phí) và tổ chức thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến về công tác CCHC.
3.2 Chủ động phối hợp với UBMTTQVN và các tổ chức thành viên của Mặt trận cùng cấp, các cơ quan thông tin đại chúng, mạng lưới thông tin cơ sở để tổ chức tuyên truyền về CCHC.
3.3 Đánh giá kết quả định kỳ 3 tháng, 6 tháng và 1 năm và đề ra phương hướng tiếp tục công tác tuyên truyền gởi về Sở Nội vụ để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo CCHC tỉnh
Giám đốc các Sở, Ban, Ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã trong phạm vi quản lý trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm cá nhân về tổ chức phổ biến, tuyên truyền về CCHC.
Ngoài nhiệm vụ chung nêu trên, các đơn vị , cơ quan dưới đây có nhiệm vụ cụ thể như sau:
a, Sở Nội vụ:
- Theo dõi, tổng hợp, đánh giá định kỳ hằng năm về tình hình thực hiện công tác tuyên truyền, kịp thời báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh và BCĐ CCHC tỉnh điều chỉnh, bổ sung các biện pháp và hình thức tuyên truyền thích hợp.
- Chủ trì phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tổ chức họp báo cung cấp thêm thông tin về tình hình và kết quả thực hiện các chương trình, kế hoạch CCHC của tỉnh.
- Nghiên cứu và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để cho ra đời Bản tin cải cách hành chính.
b, Sở Văn hoá- Thông tin:
Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ chỉ đạo các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình tăng cường thông tin, tuyên truyền về CCHC.
c, Đề nghị Trường Chính trị tỉnh nghiên cứu biên soạn các bài giảng về CCHC để phục vụ cho các lớp tập huấn, bồi dưỡng CB, CC. VC ngắn ngày.
d, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh:
- Mở chuyên mục CCHC trên sóng phát thanh mỗi tuần 01 lần, mỗi lần 10 p-hút; mở chuyên mục CCHC trên sóng truyền hình mỗi tuần 01 lần, mỗi lần ít nhất 10 phút.
- Lồng ghép tin, bài, hình ảnh về CCHC vào các chương trình thời sự, tiếp chuyện bạn nghe đài vv...
Thời gian thực hiện từ ngày 01/5/2005.
đ, Báo Quảng Nam:
- Mở chuyên trang và chuyên mục thông tin 01 trang về thủ tục hành chính, trình tự giải quyết, thời gian giải quyết, phí và lệ phí ( nếu có) đối với từng loại hình hồ sơ hành chính liên quan đến các tổ chức, công dân và doanh nghiệp
( trong 01 số báo cáo trong tuần).
- Lồng ghép tin, bài, hình ảnh về CCHC vào các chương trình, nội dung khác trên báo.
Thời gian thực hiện từ ngày 01/5/2005.
e, Các Tạp chí, bản tin mở chuyên trang, chuyên mục để thông tin về các nội dung của CCHC và về tình hình thực hiện chương trình, kế hoạch CCHC của tỉnh và các địa phương. Thời gian thực hiện: bắt đầu từ số Tạp chí, Bản tin tiếp theo của ngành trong tháng 4,5/2005.
III/ Kinh phí thực hiện tuyên truyền:
Các cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí sự nghiệp đã phân bổ năm 2005 để thực hiện công tác tuyên truyền; ngoài ra, có thể phối hợp với cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo ( Sở Nội vụ) để lập dự toán kinh phí bổ sung ( nếu có).
Sở Tài chính tổng hợp dự toán kinh phí bổ sung của các đơn vị, địa phương, thông qua thường trực BCĐ và cân đối ngân sách trình UBND tỉnh xem xét, quyết định./.