Quyết định số 20/2005/QĐ-UB ngày 31/03/2005 Về Quy chế hoạt động của Tiểu ban chỉ đạo thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em do tỉnh Quảng Bình ban hành (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 20/2005/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Quảng Bình
- Ngày ban hành: 31-03-2005
- Ngày có hiệu lực: 31-03-2005
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 14-01-2016
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 3941 ngày (10 năm 9 tháng 21 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 14-01-2016
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/2005/QĐ-UB | Đồng Hới, ngày 31 tháng 3 năm 2005 |
QUYẾT ĐỊNH
V/V BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA TIỂU BAN CHỈ ĐẠO CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM BUÔN BÁN PHỤ NỮ, TRẺ EM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 130/QĐ-TTg ngày 14/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em từ năm 2004 đến năm 2010;
Căn cứ Quyết định số 652/QĐ-UB ngày 25/02/2005 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình về việc thành lập Tiểu ban chỉ đạo thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em của tỉnh;
Xét đề nghị của Trưởng Tiểu ban chỉ đạo thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em của tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của Tiểu ban chỉ đạo thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em của tỉnh Quảng Bình từ năm 2005 đến năm 2010.
Điều 2: Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, các thành viên trong Tiểu ban chỉ đạo chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: | TM. UBND TỈNH QUẢNG BÌNH |
QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG CỦA TIỂU BAN CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM BUÔN BÁN PHỤ NỮ, TRẺ EM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 20/2005/QĐ-UB ngày 31/3/2005 của UBND tỉnh Quảng Bình )
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG:
Điều 1: Tiểu ban chỉ đạo thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em từ năm 2004 đến năm 2010 theo Quyết định số 130/2004/QĐ-TTg ngày 14/7/2004/ của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Tiểu ban chỉ đạo 130/CP) được thành lập theo Quyết định số 625/QĐ-UB ngày 25/02/2005 của UBND tỉnh Quảng Bình.
Điều 2: Tiểu ban chỉ đạo 130/CP có các nhiệm vụ sau đây:
- Giúp UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em theo từng giai đoạn, từng năm để thực hiện Chương trình và các đề án một cách phù hợp, có hiệu quả ở địa phương.
- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, các huyện, thành phố thực hiện công tác phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em.
- Tổ chức sự phối hợp các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em.
- Chỉ đạo các hoạt động khác có liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em.
- Thường xuyên tổng hợp tình hình, kết quả, định kỳ báo cáo với UBND tỉnh và Chính phủ; giúp UBND tỉnh tổ chức sơ kết, tổng kết theo đúng quy định.
Điều 3: Hoạt động của Tiểu ban chỉ đạo theo nguyên tắc bàn bạc, thảo luận tập thể, phân công cá nhân phụ trách từng phần việc cụ thể. Các thành viên trong Tiểu ban chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Mỗi thành viên chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện chương trình phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình được phân công của Trưởng Tiểu ban chỉ đạo, bảo đảm sự phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ trẻ em.
- Trường hợp thành viên Tiểu ban chỉ đạo đi công tác, học tập dài hạn 6 tháng trở lên hoặc có thay đổi về nhân sự phải báo cáo Trưởng Tiểu ban chỉ đạo bằng văn bản để điều chỉnh kịp thời.
II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ:
Điều 4: Trưởng Tiểu ban chỉ đạo chịu trách nhiệm điều hành chung; giúp Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, điều hành việc triển khai thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em; phân công, kiểm tra các thành viên trong Tiểu ban chỉ đạo thực hiện các nội dung, đề án của chương trình, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về kết quả hoạt động của Tiểu ban chỉ đạo.
Điều 5: Phó trưởng Tiểu ban chỉ đạo có trách nhiệm giúp Trưởng Tiểu ban chỉ đạo tổ chức thực hiện các hoạt động theo kế hoạch của Tiểu ban chỉ đạo, thay mặt Trưởng Tiểu ban chỉ đạo điều hành công việc của Tiểu ban chỉ đạo khi Trưởng Tiểu ban chỉ đạo đi vắng.
Điều 6: Trách nhiệm của các thành viên trong Tiểu ban chỉ đạo:
- Trực tiếp tổ chức, chỉ đạo thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em và giúp Tiểu ban chỉ đạo theo dõi, tổng hợp tình hình triển khai thực hiện chương trình theo chức năng nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình và những công tác được Tiểu ban chỉ đạo phân công.
- Đề xuất, tham gia các hoạt động của Tiểu ban chỉ đạo trong việc triển khai thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em; tham gia phối hợp chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Tiểu ban chỉ đạo.
- Cử cán bộ của cơ quan, đơn vị mình giúp việc.
Điều 7: Tiểu ban chỉ đạo thành lập bộ phận thường trực để giúp việc. Bộ phận thường trực Tiểu ban chỉ đạo đặt tại Công an tỉnh Quảng Bình, do 01 đồng chí Phó Văn phòng Công an tỉnh trực tiếp phụ trách, gồm một số cán bộ thuộc đơn vị Văn phòng Công an tỉnh và các đơn vị khác có liên quan của Công an tỉnh, hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
Biên chế tổ chức và chức năng, nhiệm vụ cụ thể của bộ phận thường trực do lãnh đạo Công an tỉnh Quảng Bình quyết định.
Điều 8: Chế độ hội họp, báo cáo:
Định kỳ 6 tháng, 1 năm tổ chức cuộc họp để nghe báo cáo và đánh giá tình hình thực hiện Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của Tiểu ban chỉ đạo, đề ra các hoạt động tiếp theo và bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Các báo cáo tại cuộc họp được tập hợp để báo cáo lên trên.
Điều 9: Kinh phí hoạt động của Tiểu ban chỉ đạo và bộ phận thường trực giúp việc lấy từ kinh phí Chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em đã được Chính phủ hỗ trợ và bố trí từ ngân sách địa phương hàng năm.
- Trên cơ sở dự toán kinh phí của cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, Tiểu ban chỉ đạo lập dự toán tổng thể trình UBND tỉnh, lập kế hoạch phân bổ kinh phí cho các cơ quan, đơn vị, địa phương. Tổ chức kiểm tra việc sử dụng kinh phí đúng mục đích và các quy định hiện hành./.