Quyết định số 801/2005/QĐ-UB ngày 29/03/2005 Quy định quản lý Nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 801/2005/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Phú Thọ
- Ngày ban hành: 29-03-2005
- Ngày có hiệu lực: 29-03-2005
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 28-01-2016
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 3957 ngày (10 năm 10 tháng 7 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 28-01-2016
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 801/2005/QĐ-UB | Việt trì, ngày 29 tháng 3 năm 2005 |
QUYẾT ĐỊNH
V/V BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Pháp lệnh giá số 40/2002 của uỷ ban thường vụ Quốc hội khoá X;
Căn cứ Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giá;
Căn cứ Thông tư liên bộ số 115/2003/TTLT/TC-NV ngày 28/11/2003 của Liên bộ Tài chính - Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực Tài chính thuộc UBND các cấp;
Căn cứ Thông tư số 15/2004/TT-BTC ngày 9/3/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác quản lý Giá;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định quản lý Nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1205/1998/QĐ-UB ngày 11/6/1998 của UBND tỉnh Phú Thọ.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể, Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị và các đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ |
QUY ĐỊNH
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 801/2005/QĐ-UB ngày 29/3/2005 của UBDN tỉnh Phú Thọ)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. UBND tỉnh thực hiện việc quản lý Nhà nước về giá trên phạm vi toàn tỉnh theo quy định của pháp luật, theo phân cấp quản lý Nhà nước về giá Trung ương; Sở Tài chính là cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh, UBND các huyện, thành, thị thực hiện việc quản lý giá của UBDn tỉnh và hướng dẫn của Sở Tài chính.
Điều 2. Ngoài những sản phẩm, dịch vụ thống nhất quản lý, chỉ đạo giá trong bản quy định này các cấp, các ngành, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân phải chấp hành nghiêm chỉnh chế độ chính sách về giá và các quy định về giá đối với các sản phẩm, dịch vụ khác do Trung ương quy định trên địa bàn tỉnh.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Thẩm quyền quản lý Nhà nước về giá của UBND tỉnh:
I. Kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng các bộ có liên quan về các biện pháp thực hiện việc bình ổn giá; chủ động áp dụng các biện pháp cần thiết theo chủ trương chính sách của Nhà nước để bình ổn giá hàng hoá, dịch vụ thiết yếu với sản xuất, đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh.
II. Chỉ đạo thực hiện và cụ thể hoá các chủ trương, chính sách giá cả do Chỉnh phủ, bộ Tài chính và các cơ quan Trung ương ban hành để áp dụng tại địa phương.
III. Quyết định giá một số hàng hoá, dịch vụ theo thẩm quyền, cụ thể.
1. Giá đất cụ thể tại địa phương
2. Giá bán nước sạch.
3. Giá cước vận chuyển hàng hoá bằng ô tô áp dụng cho các trường hợp thanh toán bằng nguồn ngân sách Trung ương và địa phương nếu không qua đấu thầu.
4. Giá cước vận chuyển hành khách bàng xe buýt trong thành phố, thị xã khu công nghiệp.
5. Giá bán báo của cơ quan Đảng bộ tỉnh
6. Đơn giá dự toán xây dựng cơ bản.
7. Giá bán hoặc cho thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước cho các đối tượng tái định cư, đối tượng chính sách hoặc sử dụng vào các mục đích khác.
8. Mức giá bán hoặc khung giá mức trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hoá thuộc danh mục trợ giá, trợ cước chỉ từ ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương.
9. Giá hàng hoá dịch vụ sản xuất theo đơn đặt hàng chi từ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương không qua hình thức đấu thầu, đấu giá thực hiện quy định tại Thông tư số 50/2004/TT-BTC ngày 30/1/2004 của Bộ Tài chính.
10. Giá bán điện đối với nguồn điện do địa phương quản lý không thuộc mạng lưới điện quốc gia.
11. Giá thóc để thu thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuỷ lợi phí, thu thuế nhà đất. Giá thóc các loại phương tiện ô tô, xe máy sử dụng, súng hơi, súng kíp tự chế và giá máy móc thiết bị để tính lệ phí trước bạ theo quy định.
12. Giá cho thuê và góp vốn bằng tài nguyên, đất đai, mặt nước.
13. Giá bồi thường tài sản là nhà cửa, vật kiến trúc, vật nuôi, cây trồng làm căn cứ lập và thẩm định phương án bồi thường hỗ trợ và tái định cư.
14. Giá cụ thể hoặc khung giá một số loại thuốc phòng và thuốc chữa bệnh cho người theo phân cấp.
15. Đơn giá sản phẩm đo đạc bản đồ
VI- Ngoài những giá hàng hoá, dịch vụ quy định tại khoản III, Điều này. Trường hợp cần thiết có thể quyết định bổ sung giá một số hàng hoá dịch vụ quan trọng khác có tác động đến phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, sau khi có ý kiến của Thủ tướng chính phủ, nhằm ổn định giá, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, của người tiêu dùng và lợi ích hợp pháp của Nhà nước.
V- Chỉ đạo việc thẩm định giá tài sản, hàng hoá tại địa phương theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Trách nhiệm của Sở Tài chính.
I. Tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh những nội dung sau:
1. Tổ chức thực hiện các chủ trương chính sách về giá do các cơ quan có thẩm quyền ban hành áp dụng tại địa phương.
2. Có biện pháp giải quyết các khiếu nại, kiến nghị về giá thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh.
3. Có biện pháp để bình ổn giá cả thị trường, chống đột biến giá một số hàng hoá, dịch vụ quan trọng đối với đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh.
4. Tham mưu cho UBND tỉnh báo báo Bộ tài chính trình Thủ tướng Chính phủ giao cho UBND tỉnh quyết định giá một số hàng hoá dịch vụ quan trọng khác có tác động đến pháp triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
II- Tổ chức thông tin và dự báo về giá cả thị trường để phục vụ sự chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh và Trung ương.
- Phối hợp với Sở Xây dựng thông báo giá vật liệu xây dựng theo định kỳ làm căn cứ tính đơn giá xây dựng cơ bản tính dự toán, thành quyết toán các công trình xây dựng cơ bản.
- Chỉ đạo hướng dẫn các huyện, thành, thị tổ chức niêm yết giá trên địa bàn do huyện, thành, thị quản lý.
- Hướng dẫn chỉ đạo nghiệp vụ giá cho các ngành các cấp, các đơn vị sản xuất kinh doanh.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra giá kiểm soát chi phí sản xuất, lưu thông giá cả hàng hoá dịch vụ của các doanh nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương, xử lý các hành vi vi phạm về giá theo quy định của pháp luật.
III- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng và thẩm định các phương án giá hàng hoá, dịch vụ quy định tại Khoản III,IV, Điều 3 để trình UBND tỉnh quyết định.
1. Tổ chức thực hiện công tác thẩm định giá tài sản phải thẩm định giá và được phép thu giá dịch vụ thẩm định giá theo quy định của các cơ quan của Nhà nước có thẩm quyền.
1.1. Giá mua sắm tài sản, thiết bị vật tư sử dụng nguồn vốn ngân sách; các thiết bị tài sản trong các dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương để làm cơ sở thành toán.
1.2. Giá tài sản, hàng hoá theo yêu cầu của các cơ quan Nhà nước liên quan đến việc giải quyết vụ án hình sự, dân sự, hành chính, kinh tế.
1.3. Giá tài sản của các tổ chức kinh tế cá nhân tham gia vốn pháp định thành lập doanh nghiệp.
1.4 Giá tài sản hàng hoá của các doanh nghiệp Nhà nước khi thực hiện cổ phần hoá, giải thể, chuyển hướng sản xuất, trả nợ, tái đầu tư theo chỉ đạo của UBND tỉnh.
1.5. Giá trị tài sản hàng hoá của các tổ chức viện trợ cho tỉnh.
1.6. Gía lắp đặt công tơ điện, đồng hồ nước trên địa bàn tỉnh.
IV- Quyết định giá tạm thời để tổ chức hiệp thương giá cho hai bên mua, bán thực hiện theo quy định tại Khoản 2.3 mục IV, phần B Thông tư 15/2004/TT-BTC ngày 9/3/2004 của Bộ Tài chính.
Điều 5. Trách nhiệm của Thủ trưởng các cơ quan trực thuộc UBND tỉnh.
1. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện các quyết định về giá cả của cấp có thẩm quyền, các quyết định về giá đăng ký giá, niêm yết giá, bình ổn giá.
2. Có trách nhiệm tham mưu xây dựng lập, trình phương án giá hàng hoá, dịch vụ trình UBND tỉnh quyết định sau khi có ý kiến thẩm định bằng văn bản của Sở Tài chính
- Sở Giao thông vận tải lập phương án cước vận tải hành khách bằng xe buýt trong thành phố, thị xã, khu công nghiệp.
- Tổng biên tập Báo Phú Thọ lập phương án giá bán báo cáo của cơ quan Đảng bộ tỉnh.
- Sở Xây dựng lập phương án giá nhà cửa, vật kiến trúc, đơn giá dự toán xây dựng cơ bản.
3. Hướng dẫn các doanh nghiệp trực thuộc xây dựng phương án giá phối hợp với Sở Tài chính khi trình UBND tỉnh quyết định.
4. Tham gia hội đồng thẩm định, xây dựng các phương án giá theo yêu cầu của UBND tỉnh. Tham gia các cuộc thanh tra, kiểm tra giá do UBND tỉnh tổ chức.
Điều 6. Trách nhiệm của Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị;
1. Tổ chức chỉ đạo thực hiện các quyết định giá của cấp đó trên địa bàn huyện, thành, thị; chỉ đạo việc thực hiện đăng ký, niêm yết giá, hiệp thương giá ở các đơn vị thuộc huyện, thành thị quản lý.
Tổ chức thu thập thông tin báo cáo thị trường giá cả hàng hoá, dịch vụ vụ trên địa bàn huyện, thành, thị theo quy định của UBND tỉnh và hướng dẫn của Sở Tài chính.
II- Tổ chức xây dựng giá đất tại địa phương, báo cáo Sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh quyết định.
III- Tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về giá theo quy định của pháp luật; tiến hành điều tra chi phí sản xuất, chi phí lưu thông, giá mua, giá bán sản phẩm hàng hoá thuộc diện bình ổn giá, trợ giá và bảo hộ giá theo kế hoạch của Sở Tài chính.
Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân.
1. Các doanh nghiệp, các tổ chức và mọi cá nhân có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về giá, các quy định về bình ổn giá, đăng ký giá, niêm yết giá bảo đảm đúng với giá bán. Có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các nội dung liên quan với các cơ quan chức năng trong các cuộc thanh tra kiểm tra về giá.
2. Hàng tháng báo cáo giá các loại hàng hoá dịch vụ theo yêu cầu của Sở Tài chính.
3. Các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh có các quyền sau đây:
- Quyết định giá mua, giá bán hàng hoá dịch vụ trừ những hàng hoá dịch vụ thuộc các danh mục Nhà nước quy định giá.
- Khiếu nại quyết định về giá của các cơ quan Nhà nước do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền làm thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của đơn vị.
- Khiếu nại tố cáo các hành vi vi phạm luật về giá.
- Yêu cầu tổ chức, cá nhân bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
4. Các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh có các nghĩa vụ sau đây:
- Lập phương án giá hàng hoá dịch vụ thuộc danh mục Nhà nước định giá trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và chấp hành đúng mức giá đó.
- Cung cấp thông tin về giá, các quyết định giá hàng hoá, dịch vụ do tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
- Chấp hành các biện pháp của Nhà nước nhằm bình ổn giá thị trường quy định tại Quyết định này.
- Bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về giá theo quy định của pháp luật.
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
5. Các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao nhiệm vụ sản xuất, cung ứng, dịch vụ sản phẩm hàng hoá được trợ giá, trợ cước vận chuyển hoặc sản xuất cung ứng dịch vụ sản phẩm hàng hoá theo đơn đặt hàng của Nhà nước phải báo cáo đầy đủ, trung thực mọi chi phí pháp sinh trong quá trình cung ứng dịch vụ hàng hoá đó cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xây dựng lập, trình phương án giá hoặc quyết định giá theo thẩm quyền.
Điều 8. Hồ sơ phương án và nội dung giải trình phương án giá.
1. Hồ sơ phương án định giá hoặc điều chỉnh giá (gọi chung là hồ sơ phương án Giá) bao gồm:
1.1. Công văn đề nghị cơ quan có thẩm quyền định giá, điều chỉnh giá.
1.2. Bản giải trình phương án giá.
1.3. Văn bản tổng hợp ý kiến tham gia của các cơ quan liên quan (Kèm theo bản sao ý kiến của các cơ quan).
1.4. Văn bản thẩm định phương án giá của các cơ quan có chức năng thẩm định.
1.5. Các tài liệu khác cơ liên quan.
2. Nội dung bản giải trình bao gồm:
2.1. Sự cần thiết phải định giá hoặc điều chỉnh giá, tình hình xuất kinh doanh của hàng hoá, dịch vụ định giá hoặc điều chỉnh giá.
2.2. Bản tính giá thành, giá bán sản phẩm hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước định giá phải tuân thủ theo quy chế tính giá do Bộ Tài chính quy định.
2.3. Tác động của mức giá đối với hoạt động của các tổ chức sản xuất, kinh doanh khác, đến ngân sách Nhà nước tác động đến đời sống, xã hội, thu nhập của người tiêu dùng.
2.4. Các biện pháp tổ chức triển khai thực hiện giá mới. Hồ sơ phương án giá thực hiện mẫu thống nhất tại phụ lục số 1 kèm theo Thông tư số 15/2004/TT-BTC ngày 9/3/2004 của Bộ Tài chính.
Sau khi nhận được hồ sơ phương và nội dung giải trình phương án giá, cơ quan thẩm định có trách nhiệm thẩm định và gửi bằng văn bản đến cơ quan quyết định giá.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Các tổ chức và cá nhân có thành tích trong việc thực hiện trong việc quản lý Nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh sẽ được khen thưởng theo chế độ hiện hành.
Các hành vi vị phạm pháp luật về giá tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 10. Sở Tài chính có trách nhiệm phối hợp với các ngành liên quan tổ chức hướng dẫn thực hiện Quyết định này. Trong quá trình thực hiện có vấn đề vướng mắc phản ánh về Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh nghiên cứu sửa đổi bổ sung kịp thời.