cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 07/2005/QĐ-BTS ngày 24/02/2005 Về danh mục hóa chất, kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng trong sản xuất, kinh doanh Thủy sản ban hành bởi Bộ trưởng Bộ Thủy sản (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 07/2005/QĐ-BTS
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Bộ Thuỷ sản
  • Ngày ban hành: 24-02-2005
  • Ngày có hiệu lực: 19-03-2005
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 01-05-2009
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1504 ngày (4 năm 1 tháng 14 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 01-05-2009
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 01-05-2009, Quyết định số 07/2005/QĐ-BTS ngày 24/02/2005 Về danh mục hóa chất, kháng sinh cấm và hạn chế sử dụng trong sản xuất, kinh doanh Thủy sản ban hành bởi Bộ trưởng Bộ Thủy sản (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17/03/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành danh mục thuốc, hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng (Văn bản hết hiệu lực)”. Xem thêm Lược đồ.

BỘ THỦY SẢN
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 07/2005/QĐ-BTS

Hà Nội, ngày 24 tháng 02 năm 2005 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH DANH MỤC HOÁ CHẤT, KHÁNG SINHCẤM VÀ HẠN CHẾ SỬ DỤNG TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH THỦY SẢN

BỘ TRƯỞNG BỘ THUỶ SẢN

Căn cứ Pháp lệnh Thú y năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 43/2003/NĐ-CP ngày 2/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thuỷ sản
Căn cứ Quyết định số 03/2002/QĐ-BTS ngày 22/1/2002 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản về việc ban hành Quy chế quản lý thuốc thú y thủy sản;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, an toàn vệ sinh và Thú y thuỷ sản và Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này:

Danh mục hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản nêu tại Phụ lục 1 và Danh mục hoá chất, kháng sinh hạn chế sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản nhằm khống chế dư lượng trong sản phẩm thuỷ sản thấp hơn giới hạn tối đa cho phép nêu tại Phụ lục 2.

Điều 2: Không cho phép trộn lẫn quá 02 loại hoạt chất kháng sinh trong 01 sản phẩm thuốc, hoá chất; không cho phép trộn lẫn các hoạt chất cùng nhóm Fluoroquinolone với nhau. Trong trường hợp một sản phẩm có chứa 02 loại hoạt chất kháng sinh, cơ sở sản xuất phải có đủ bằng chứng khoa học và thực tiễn để đảm bảo việc trộn lẫn không làm giảm tính năng tác dụng của từng loại và không phát sinh tác dụng xấu đối với động vật nuôi và môi trường.

Mọi sản phẩm thức ăn, hoá chất thẩy rửa khử trùng, hoá chất tẩy rửa ao đầm nuôi, thuốc thú y, hoá chất bảo quản thuỷ sản phải ghi nhãn theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư số 03/2000/TT-BTS ngày 22/9/2000 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản và kèm theo dòng chữ: “Không chứa các chất cấm sử dụng theo Quyết định số 07/2005/QĐ-BTS ngày 24 tháng 2 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản”.

Điều 3: Quyết định này có hiệu lực thi hành sau mười lăm (15) ngày kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 01/2002/QĐ-BTS ngày 22/1/2002 của Bộ Thuỷ sản về việc cấm sử dụng một số hoá chất, kháng sinh trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản và Danh mục thuốc thú y thuỷ sản hạn chế sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản ban hành kèm theo Quyết định số 17/2002/QĐ-BTS ngày 24/5/2002 của Bộ Thuỷ sản. Riêng đối với các chất có số thứ tự từ 12 đến 17 tại Phụ lục 1 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2005.

Điều 4: Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, an toàn vệ sinh và Thú y thuỷ sản chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.

Chánh Văn phòng Bộ; Thủ trưởng các Cục, Vụ, Thanh tra Bộ; Giám đốc Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia và Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ; Giám đốc các Sở Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quản lý Nhà nước về thuỷ sản; và các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, sử dụng thức ăn, thuốc thú y, hoá chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật dùng trong hoạt động thuỷ sản chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nguyễn Việt Thắng

(Đã ký)

 

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC HOÁ CHẤT, KHÁNG SINH CẤM SỬ DỤNG TRONG SẢN XUẤT, KINH DOANH THUỶ SẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2005/QĐ-BTS ngày 24 tháng 2 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản)

TT

Tên hoá chất, kháng sinh

Đối tượng áp dụng

1

Aristolochia spp và các chế phẩm từ chúng

Thức ăn, thuốc thú y, hoá chất, chất xử lý môi trường, chất tẩy rửa khử trùng, chất bảo quản, kem bôi da tay trong tất cả các khâu sản xuất giống, nuôi trồng động thực vật dưới nước và lưỡng cư, dịch vụ nghề cá và bảo quản, chế biến

2

Chloramphenicol

3

Choloroform

4

Chlorpromazine

5

Colchicine

6

Dapsone

7

Dimetridazole

8

Metronidazole

9

Nitrofuran (bao gồm cả Furazolidone)

10

Ronidazole

11

Green Malachite (Xanh Malachite)

12

Ipronidazole

13

Các Nitroimidazole khác

14

Clenbuterol

15

Diethylstilbestrol (DES)

16

Glycopeptides

17

Trichlorfon (Dipterex)

PHỤ LỤC 2

DANH MỤC CÁC HOÁ CHẤT, KHÁNG SINH HẠN CHẾ SỬ DỤNG TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH THUỶ SẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 07/2005/QĐ-BTS ngày 24 tháng 2 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản)

TT

Tên hoá chất, kháng sinh

Dư lượng đối đa (MRL) (ppb)

Mục đích sử dụng

Thời gian dừng thuốc trước khi thu hoạch làm thực phẩm

1

Amoxicillin

50

Dùng làm nguyên liệu sản xuất thuốc thú y cho động, thực vật dưới nước và lưỡng cư

Cơ sở SXKD phải có đầy đủ bằng chứng khoa học và thực tiễn về thời gian thải loại dư lượng hoá chất, kháng sinh trong động, thực vật dưới nước và lưỡng cư xuống dưới mức giới hạn tối đa cho phép cho từng đối tượng nuôi trồng và phải ghi thời gian ngừng sử dụng thuốc trước khi thu hoạch trên nhãn sản phẩm

2

Ampicillin

50

3

Benzylpenicillin

50

4

Cloxacillin

300

5

Dicloxacillin

300

6

Oxacillin

300

7

Danofloxacin

100

8

Difloxacin

300

9

Enrofloxacin

100

10

Ciprofloxacin

100

11

Oxolinic Acid

100

12

Sarafloxacin

30

13

Flumequine

600

14

Colistin

150

15

Cypermethrim

50

16

Deltamethrin

10

17

Diflubenzuron

1000

18

Teflubenzuron

500

19

Emamectin

100

20

Erythromycine

200

21

Tilmicosin

50

22

Tylosin

100

23

Florfenicol

1000

24

Lincomycine

100

25

Neomycine

500

26

Paromomycine

500

27

Spectinomycin

300

28

Chlortetracycline

100

29

Oxytetracycline

100

30

Tetracycline

100

31

Sulfonamide (các loại)

100

32

Trimethoprim

50

33

Ormetoprim

50

34

Tricaine methanesulfonate

15-330

Ghi chú: Khi đăng ký sản xuất kinh doanh thuốc thú y cho động vật, thực vật dưới nước và lưỡng cư có chứa hoá chất, kháng sinh ngoài Danh mục nêu tại phụ lục này cơ sở xin đăng ký phải cung cấp đầy đủ bằng chứng khoa học và thực tiễn (hoặc kết quả thử nghiệm, khảo nghiệm) xác định tính năng, tác dụng, tác hại nếu có của sản phẩm và mức dư lượng tối đa cho phép (MRL), thời gian thải loại dư lượng hoá chất kháng sinh trong động, thực vật dưới nước và lưỡng cư xuống dưới mức giới hạn tối đa cho phép cho từng đối tượng nuôi trồng.