cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 90/2005/QĐ-UBT ngày 13/01/2005 Về bản quy định giá cước vận tải hàng hóa bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Đồng Nai để tính trợ giá, trợ cước vận tải hàng hóa do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 90/2005/QĐ-UBT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Đồng Nai
  • Ngày ban hành: 13-01-2005
  • Ngày có hiệu lực: 01-01-2005
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 08-06-2013
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 3080 ngày (8 năm 5 tháng 10 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 08-06-2013
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 08-06-2013, Quyết định số 90/2005/QĐ-UBT ngày 13/01/2005 Về bản quy định giá cước vận tải hàng hóa bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Đồng Nai để tính trợ giá, trợ cước vận tải hàng hóa do Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 32/2013/QĐ-UBND ngày 29/05/2013 Giá cước vận chuyển hàng hoá bằng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Văn bản hết hiệu lực)”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 90/2005/QĐ-UBT

Biên Hòa, ngày 13 tháng 01 năm 2005

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH BẢN QUY ĐỊNH GIÁ CƯỚC VẬN TẢI HÀNG HÓA BẰNG Ô TÔ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI ĐỂ TÍNH TRỢ GIÁ, TRỢ CƯỚC VẬN TẢI HÀNG HÓA

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

Căn cứ điều 124 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân đã được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003;

Căn cứ Pháp lệnh giá số 40/2002/PL-UBTVQH10 ngày 26/4/2002;

Căn cứ Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá;

Căn cứ Thông tư số 15/2004/TT-BTC ngày 9/3/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại văn bản số 2056/TC-GCS ngày 15/12/2004 về việc trình ban hành giá cước vận tải hàng hóa bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Đồng Nai,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định về giá cước vận tải hàng hóa bằng ô tô trên địa bàn tỉnh Đồng Nai để áp dụng:

1. Làm căn cứ xác định mức trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hóa thuộc danh mục được trợ giá, trợ cước vận chuyển chi từ nguồn ngân sách Nhà nước;

2. Làm căn cứ xác định cước vận chuyển hàng hóa do Nhà nước đặt hàng mà không qua hình thức đấu thầu, đấu giá.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực áp dụng kể từ ngày 01/01/2005.

Điều 3. Các ông (bà) Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Giám đốc các Sở Tài chính, Kế hoạch Đầu tư, Xây dựng, Giao thông vận tải, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành liên quan. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa, Thủ trưởng các đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Chủ tịch và các PCT UBT
- Chánh – phó VP;
- Lưu: VT - TH (PPLT, các khối)
Đồng kính gửi:
- Bộ Tài chính;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Ban Kinh tế Tỉnh ủy;
- Ban KT-NS HĐND tỉnh;
- Văn phòng Tỉnh ủy;
- Văn phòng HĐND tỉnh.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đặng Thị Kim Nguyệt

 

BẢN QUI ĐỊNH VỀ GIÁ CƯỚC VẬN TẢI HÀNG HÓA BẰNG Ô TÔ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 90/2005/QĐ.CT-UBT ngày 13 tháng 01 năm 2005 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai)

I. Biểu cước vận chuyển hàng hóa bằng ô tô

1. Đơn giá cước cơ bản đối với hàng bậc 1

Hàng bậc 1 bao gồm: Đất, cát, sỏi, đá xay, gạch các loại

Đơn vị tính: Đồng/ Tấn, Km

Cự ly

Đường loại 1

Đường loại 2

Đường loại 3

Đường loại 4

Đường loại 5

1

4.032

4.798

7.053

10.227

14.829

2

2.232

2.656

3.905

5.661

8.209

3

1.601

1.911

2.809

4.072

5.905

4

1.314

1.564

2.298

3.333

4.833

5

1.152

1.371

2.015

2.922

4.237

6

1.041

1.239

1.821

2.641

3.829

7

960

1.142

1.679

2.434

3.530

8

896

1.067

1.568

2.274

3.297

9

845

1.005

1.477

2.142

3.106

10

802

955

1.403

2.035

2.950

11

765

911

1.339

1.941

2.815

12

732

870

1.279

1.855

2.691

13

697

829

1.219

1.768

2.563

14

665

792

1.164

1.688

2.447

15

636

757

1.112

1.613

2.339

16

609

725

1.066

1.545

2.241

17

590

703

1.032

1.498

2.172

18

575

685

1.007

1.459

2.116

19

559

665

977

1.417

2.055

20

540

643

945

1.369

1.986

21

518

617

906

1.315

1.907

22

498

593

872

1.264

1.832

23

480

572

840

1.218

1.766

24

464

553

812

1.178

1.708

25

449

535

786

1.140

1.652

26

435

518

761

1.103

1.599

27

420

500

736

1.066

1.547

28

406

483

711

1.030

1.493

29

392

467

686

995

1.443

30

380

452

665

964

1.398

31-35

369

438

645

935

1.356

36-40

359

427

627

909

1.319

41-45

351

418

613

889

1.290

46-50

343

409

600

871

1.263

51-55

337

401

590

855

1.239

56-60

331

394

580

840

1.218

61-70

326

388

570

827

1.200

71-80

322

383

563

816

1.184

81-90

318

379

557

807

1.171

91-100

315

375

552

800

1.160

Từ 101 Km trở lên

313

373

548

794

1.152

2. Đơn giá cước cơ bản đối với hàng bậc 2: Được tính bằng 1,10 lần cước hàng bậc 1.

Hàng bậc 2 bao gồm: Ngói, lương thực đóng bao, đá các loại (trừ đá xay), gỗ cây, than các loại, tranh tre, nứa, lá, bương, vầu, hóp, sành, sứ, các thành phẩm và bán thành phẩm bằng gỗ (cửa, tủ, bàn, ghế, chấn song…), các thành phẩm và bán thành phẩm kim loại (thanh, thỏi, dầm, tấm, lá, cây, cuộn, ống (trừ ống nước).

3. Đơn giá cước cơ bản đối với hàng bậc 3: Được tính bằng 1,3 lần cước hàng bậc 1.

Hàng bậc 3 bao gồm: Lương thực rời, xi măng, vôi các loại, phân bón các loại (trừ phân động vật), xăng dầu, thuốc trừ sâu, trừ dịch, thuốc chống mối mọt, thuốc thú y, sách, báo, giấy viết, giống cây trồng, nông sản phẩm, các loại vật tư, máy móc, thiết bị chuyên ngành, nhựa đường, cột điện, ống nước (bằng thép, bằng nhựa).

4. Đơn giá cước cơ bản hàng bậc 4: Được tính bằng 1,4 lần cước hàng bậc 1.

Hàng bậc 4 bao gồm: Nhựa nhũ tương, muối các loại, thuốc chữa bệnh, phân động vật, bùn, các loại hàng dơ bẩn, kính các loại, hàng tinh vi, hàng thủy tinh, xăng dầu chứa bằng phi.

5. Trường hợp vận chuyển các mặt hàng không có tên trong danh mục 4 bậc hàng nêu trên thì chủ hàng và chủ phương tiện căn cứ vào đặc tính của mặt hàng tương đương để xếp vào bậc hàng thích hợp khi tính cước vận chuyển.

II. Các trường hợp được tăng (cộng thêm), giảm cước so với cước cơ bản:

1. Cước vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện có trọng tải từ 3 tấn trở xuống (trừ xe công nông và các loại xe tương tự) được cộng thêm 30% mức cước cơ bản.

2. Cước vận chuyển hàng hóa kết hợp chiều về: Một chủ hàng vừa có hàng đi vừa có hàng về trong vòng quay phương tiện được giảm 10% tiền cước của số hàng vận chuyển chiều về.

3. Cước vận chuyển hàng bằng phương tiện có thiết bị tự xếp dỡ hàng:

3.1. Hàng hóa vận chuyển bằng phương tiện có thiết bị tự đổ (xe ben), phương tiện nâng hạ (xe reo) được cộng thêm 15% mức cước cơ bản.

3.2. Hàng hóa vận chuyển bằng phương tiện có thiết bị hút xả (xe Stec) được cộng thêm 20% mức cước cơ bản.

3.3. Ngoài giá cước quy định tại điểm 4.1 và 4.2 nói trên, mỗi lần sử dụng:

a) Thiết bị tự đổ, thiết bị hút xả: được cộng thêm 2.500 đ/Tấn hàng

b) Thiết bị nâng hạ được cộng thêm 3.000 đ/tấn hàng

4. Đối với hàng hóa chứa trong Container: Bậc hàng tính cước là hàng bậc 3 cho tất cả các loại hàng chứa trong Container. Trọng lượng tính cước là trọng tải đăng ký của Container.

5. Trường hợp vận chuyển hàng thiếu tải: Cước vận chuyển tính như sau:

a) Nếu hàng hóa vận chuyển chỉ xếp được dưới 50% trọng tải đăng ký của phương tiện thì trọng lượng tính cước bằng 80% trọng tải đăng ký phương tiện.

b) Nếu hàng hóa vận chuyển chỉ xếp được từ 50% đến 90% trọng tải đăng ký của phương tiện thì trọng lượng tính cước bằng 90% trọng tải đăng ký phương tiện.

c) Nếu hàng hóa vận chuyển xếp được trên 90% trọng tải đăng ký của phương tiện thì trọng lượng tính cước bằng trọng lượng hàng hóa thực chở.

6. Trường hợp vận chuyển hàng hóa quá khổ hoặc quá nặng bằng phương tiện vận tải thông thường: Cước vận chuyển được cộng thêm 20% mức cước cơ bản.

7. Vận chuyển hàng hóa siêu trường, siêu trọng phải sử dụng phương tiện vận tải đặc chủng: áp dụng biểu cước do Bộ Giao thông vận tải quy định.

 

HƯỚNG DẪN TÍNH CƯỚC VẬN TẢI HÀNG HÓA, VẬT LIỆU BẰNG Ô TÔ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

(Ban hành kèm theo Quyết định số 90/2005/QĐ.CT-UBT ngày 13 tháng 01 năm 2005 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai)

I. Phạm vi áp dụng:

Những quy định về cước vận tải hàng hóa bằng ô tô tại Quyết định này được áp dụng trong các trường hợp sau:

- Xác định cước vận chuyển thanh toán từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Trường hợp thực hiện cơ chế đấu thầu đối với cước vận chuyển hàng hóa thì áp dụng theo mức cước trúng thầu.

- Xác định đơn giá trợ giá, trợ cước của từng mặt hàng đối với từng địa bàn cụ thể để làm căn cứ dự toán kinh phí trợ giá, trợ cước hàng năm cho các huyện, thị xã, thành phố.

- Là căn cứ để các đơn vị tham khảo trong quá trình thương thảo hợp đồng cước vận chuyển hàng hóa các trường hợp nêu trên.

II. Những quy định chung:

1. Trọng lượng hàng hóa tính cước: là trọng lượng hàng hóa thực tế vận chuyển kể cả bao bì (trừ trọng lượng vật liệu kê, chèn lót, chằng buộc). Đơn vị trọng lượng tính cước là tấn (T).

2. Một số quy định về hàng hóa vận chuyển bằng ô tô như sau:

- Quy định về hàng thiếu tải: Trọng lượng hàng hóa có nhu cầu vận chuyển nhỏ hơn trọng tải đăng ký của phương tiện hoặc hàng hóa đã xếp đầy thùng xe nhưng vẫn chưa sử dụng hết trọng tải đăng ký của xe.

- Quy định về hàng quá khổ, hàng quá nặng:

+ Hàng hóa khổ là loại hàng mà mỗi kiện hàng không tháo rời ra được khi xếp lên xe có một trong các đặc điểm sau:

● Có chiều dài dưới 12 m và khi xếp lên xe vượt quá chiều dài quy định của thùng xe

● Có chiều rộng của kiện hàng dưới 2,5m và khi xếp lên xe vượt quá chiều rộng quy định của thùng xe.

● Có chiều cao quá  3,2 tính từ mặt đất.

+ Hàng quá nặng là loại hàng mà mỗi kiện hàng không tháo rời ra được khi xếp lên xe và có trọng lượng lên 5 tấn đến dưới 20 tấn.

+ Đối với một kiện hàng vừa quá khổ, vừa quá nặng: chủ phương tiện chỉ được thu một mức cước quá khổ hoặc quá nặng. Đối với một kiện hàng vừa quá khổ, vừa thiếu tải chủ phương tiện được thu một mức cước tối đa không vượt quá mức cước tính theo trọng tải phương tiện dùng để vận chuyển. Những trường hợp trên cho chủ phương tiện tự chọn.

3. Khoảng cách tính cước:

- Khoảng cách tính cước là khoảng cách thực tế vận chuyển có hàng

- Nếu khoảng cách vận chuyển từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng có nhiều tuyến vận chuyển khác nhau thì khoảng cách tính cước là khoảng cách tuyến ngắn nhất.

Trường hợp trên tuyến đường ngắn nhất không đảm bảo an toàn cho phương tiện và hàng hóa thì khoảng cách tính cước là khoảng cách thực tế vận chuyển nhưng hai bên phải ghi vào hợp đồng vận chuyển hoặc chứng từ hợp lệ khác.

- Đơn vị khoảng cách tính cước là Km.

- Khoảng cách tính cước tối thiểu là 1 Km.

- Quy tròn khoảng cách tính cước: Số lẻ dưới 0,5 km không tính; từ 0,5 km đến 1 km được tính bằng 1km.

4. Loại đường tính cước:

- Loại đường tính cước chia thành 5 loại theo bảng phân cấp loại đường của Bộ Giao thông vận tải hoặc UBND tỉnh công bố áp dụng trong phạm vi địa phương.

- Đối với tuyến đường mới khai thông chưa xếp loại, chưa công bố cự ly thì hai bên chủ hàng và chủ phương tiện căn cứ vào tiêu chuẩn hiện hành của Bộ Giao thông vận tải để thỏa thuận về loại đường, cự ly và ghi vào hợp đồng vận chuyển.

- Vận chuyển hàng hóa trên đường nội thành, nội thị do mật độ phương tiện các loại và người đi lại nhiều, tốc độ phương tiện giảm, thời gian chờ đợi nhiều, năng suất phương tiện thấp, chi phí vận tải cao được tính cước theo đường loại 3 cho các mặt hàng.

- Đơn giá cước cơ bản vận chuyển hàng hóa trên đường xấu hơn đường loại 5 do UBND tỉnh quy định trên cơ sở điều kiện khai thác và chi phí vận chuyển thực tế địa phương.

III. Các quy định về cước cơ bản tại mục I Biểu cước vận chuyển hàng hóa bằng ô tô:

1. Đơn giá cước cơ bản tại mục I Biểu cước vận chuyển hàng hóa bằng ô tô trong Quyết định này được quy định cho hàng hóa bậc 1, vận chuyển trên 5 loại đường ở 41 cự ly.

Đơn giá cước cơ bản đối với hàng bậc 2, bậc 3, bậc 4 được tính theo hệ số đối với đơn giá cước cơ bản của hàng bậc 1.

Đơn vị tính cước là đồng/tấn.kilomet (đ/TKm).

2. Phương pháp tính cước cơ bản theo các cự ly.

a) Vận chuyển hàng hóa trên cùng một loại đường: Vận chuyển hàng hóa ở cự ly nào, loại đường nào thì sử dụng đơn giá cước ở cự ly, loại đường đó để tính cước

Ví dụ 1: Vận chuyển 10 tấn hàng bậc 1, cự ly 30 km, trên đường loại 1. Tính cước cơ bản như sau:

Áp dụng đơn giá cước ở cự ly 30Km, hàng bậc 1, đường loại 1 là 380 đ/T.Km. Cước được thu là:

380 đ/T.Km x 30 Km x 10T = 114.000 đồng

b) Vận chuyển hàng hóa trên chặng đường gồm nhiều loại đường khác nhau thì dùng đơn giá cước của khoảng cách từng chặng đường, ứng với từng loại đường để tính cước cho từng loại đường rồi cộng lại.

Ví dụ 2: Vận chuyển 10 tấn hàng bậc 1, khoảng cách vận chuyển 140 km: trong đó gồm 70Km đường loại 1, 30Km đường loại 2, 40 km đường loại 3 và 5 km đường loại 5. Tính cước cơ bản như sau:

+ Dùng đơn giá cước ở cự ly trên 100 km của đường loại 1, hàng bậc 1, để tính cước cho 70Km đường loại 1:

313 đ/T.Km x 70 Km x 10T = 219.100 đồng

+ Dùng đơn giá cước ở cự ly trên 100 km của đường loại 2, hàng bậc 1, để tính cước cho 30Km đường loại 2:

373 đ/T.Km x 30Km x 10T = 111.900 đồng

+ Dùng đơn giá cước ở cự ly trên 100 km của đường loại 3, hàng bậc 1, để tính cước cho 40 km đường loại 3:

548 đ/T.Km x 40Km x 10T = 219.200 đồng

+ Dùng đơn giá cước ở cự ly trên 100 km của đường loại 5, hàng bậc 1, để tính cước cho 05 km đường loại 5:

1.152 đ/T.Km x 05 Km x 10T = 57.600 đồng

Cước toàn chặng đường là:

219.100 đồng + 111.900 đồng + 219.200 đồng + 57.600 đồng = 607.800 đồng

4. Các loại chi phí khác ngoài cước vận chuyển quy định tại phụ lục 1:

a) Chi phí huy động phương tiện:

Quãng đường huy động có chiều dài dưới 3Km không tính tiền huy động. Khi phương tiện vận tải được huy động từ bãi đỗ xe (của đơn vị vận tải, đội xe) đi xa trên 3 Km đến địa điểm khác làm việc trong một thời gian: xong công việc phương tiện lại về nơi xuất phát ban đầu thì được tính 1 lần tiền huy động phương tiện (trừ trường hợp chủ hàng không bố trí được chỗ ở cho công nhân lái phương tiện và chỗ để phương tiện).

Tiền huy động phương tiện được tính theo công thức sau:

Tiền huy động phương tiện =

[(Tổng số Km xe chạy – 3km xe chạy đầu x 2) – (số Km xe chạy có hàng x 2)] x Đơn giá cước hàng bậc 1, đường loại 1 ở cự ly trên 100 Km x Trọng tải đăng ký của phương tiện

b) Chi phí phương tiện chờ đợi:

- Thời gian xếp dỡ làm thủ tục giao nhận trong một chuyến vận chuyển là 1 giờ, quá thời gian quy định trên, bên nào gây nên chậm trễ thì bên đó trả tiền chờ đợi (kể cả khi chủ phương tiện đưa xe đến thiếu so với khối lượng vận chuyển ghi trong hợp đồng)

- Tiền chờ đợi quy định cho các loại xe là 15.000đồng/Tấn-xe-giờ và 6.000đồng/Tấn-Mooc-giờ

- Việc quy tròn số lẻ như sau: dưới 15 phút không tính; từ 15 phút đến 30 phút tính 30 phút; trên 30 phút tính là một giờ.

c) Chi phí chèn lót, chằng buộc hàng hóa:

Những hàng hóa (không cồng kềnh, tinh vi, dễ vỡ, hàng nặng, hàng rời…) khi vận chuyển đòi hỏi phải chèn lót, chằng buộc thì ngoài tiền cước, chủ phương tiện thu thêm tiền chèn lót, chằng buộc bao gồm tiền công, khấu hao vật liệu, dụng cụ.

Phí chèn lót chằng buộc do chủ hàng và chủ phương tiện thỏa thuận ghi vào hợp đồng vận chuyển.

Chủ phương tiện chịu trách nhiệm cung cấp vật liệu, dụng cụ, nhân lực để thực hiện các công việc chèn lót, chằng buộc hàng hóa.

e) Phí đường, cầu, phà:

Chủ hàng có trách nhiệm thanh toán phí đường, cầu, phà cho chủ phương tiện theo đơn giá do Nhà nước quy định.

f) Chi phí vệ sinh phương tiện:

Phương tiện vận tải đưa đến xếp hàng hóa phải được quét dọn sạch sẽ; vệ sinh thông thường do bên vận tải đảm nhiệm không tính tiền.

Trường hợp vận chuyển hàng hóa là vòi, ciment rời, hàng dơ bẩn… thì chủ hàng phải trả tiền làm vệ sinh cho bên chủ phương tiện theo giá thỏa thuận giữa hai bên.

5) Một số ví dụ tính cước vận chuyển hàng hóa bằng ô tô:

Ví dụ 1: Vận chuyển 25 Tấn xăng bằng xe Stec (có thiết bị tự hút xả), cự ly 42 Km, trên đường loại 2. Tính cước như sau:

- Mức cước cơ bản: 418 đ/T.Km x 1,3 (HB3) x 42 Km x 25T = 570.570 đồng

- Các quy định được cộng thêm tiền cước:

+ Sử dụng xe Stec (áp dụng điểm 2 mục 4/II Phụ lục 1):

570.570 đồng x 20% = 114.114 đồng

+ Sử dụng thiết bị hút xả (áp dụng điểm 3 mục 4/II Phụ lục 1):

2.500 đồng/T x 25T = 62.500 đồng

- Tổng số tiền cước vận chuyển là:

570.570 đồng + 114.114 đồng + 62.500 đồng = 747.184 đồng

Ví dụ 2: Vận chuyển 22 Tấn phân hóa học, cự ly 85Km (gồm 5 Km đường loại 3; 30 Km đường loại 4; 50Km đường loại 5). Xe có trọng tải 5 Tấn nhưng chỉ chở 4 Tấn (HS trọng tải 80%), phương tiện 3 cầu chạy xăng. Tính cước như sau:

- Mức cước cơ bản:

(557đ/TKm x 5Km + 807đ/TKm x 30Km + 1.171 đ/TKm x 50Km) x 1,3(HB3)= 103.110 đồng/Tấn

- Các quy định được cộng thêm tiền cước:

+ Sử dụng xe 3 cầu chạy xăng (áp dụng 1/II Phụ lục 1):

103.110 đ/Tấn x 30% = 30.933 đồng/Tấn

+ Tiền cước vận chuyển một Tấn hàng là:

103.110 đ/Tấn + 30.933 đồng/Tấn = 134.043 đồng/Tấn.

- Do hàng vận chuyển chỉ xếp được 80% trọng tải đăng ký phương tiện, áp dụng điểm 2 mục 6/II Phụ lục 1, tiền cước một Tấn là:

(134.043 đồng/Tấn x 5T x 90%): 4T (thực chở) = 150.798 đồng/Tấn

Tổng tiền cước vận chuyển là:

150.798 đồng/Tấn x 22 Tấn = 3.317.556 đồng

Ví dụ 3: Xe ô tô 5 tấn được điều từ bãi đỗ xe (điểm A) cách 50Km đến điểm B để vận chuyển hàng đến điểm C cự ly 100Km, sau đó về đỗ tại A. Tiền huy động phí được tính như sau:

- Tổng số Km chạy từ A – C: (50Km + 100Km) x 2 = 300Km

- Số Km phải trừ theo quy định là: 3 Km x 2 = 6Km

- Số Km xe chạy có hàng (B – C) là: 100Km x 2 = 200Km

- Đơn giá cước hàng bậc, đường loại 1, cự ly trên 100Km là: 313 đồng/Tấn.Km

- Tiền huy động phí là:

(300Km – 6Km – 200Km) x 313 đồng/Tấn.Km x 5 Tấn = 147.110 đồng.