cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 133/2004/QĐ-UB ngày 31/12/2004 Điều chỉnh thành viên và Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo Chương trình Mục tiêu quốc gia do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành

  • Số hiệu văn bản: 133/2004/QĐ-UB
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Bình Phước
  • Ngày ban hành: 31-12-2004
  • Ngày có hiệu lực: 31-12-2004
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 08-07-2011
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 2380 ngày (6 năm 6 tháng 10 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 08-07-2011
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 08-07-2011, Quyết định số 133/2004/QĐ-UB ngày 31/12/2004 Điều chỉnh thành viên và Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo Chương trình Mục tiêu quốc gia do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 43/2011/QĐ-UBND ngày 28/06/2011 Bãi bỏ Quyết định 83/2011/QĐ-UBND về quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia và Chương trình mục tiêu khác trên địa bàn và Quyết định 133/2004/QĐ-UB điều chỉnh thành viên và Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia do tỉnh Bình Phước ban hành”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 133/2004/QĐ-UB

Bình Phước, ngày 31 tháng 12 năm 2004

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC: ĐIỀU CHỈNH THÀNH VIÊN VÀ QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003.

Căn cứ Quyết định số 531/TTg ngày 08/8/1996 và Quyết định số 38/2000/QĐ-TTg ngày 24/03/2000 của Thủ tứơng Chính phủ về việc ban hành và sửa đổi, bổ sung quy định quản lý các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Căn cứ Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã ĐBKK, miền núi và vùng sâu, vùng xa.

Căn cứ Quyết định số 138/2000/QĐ-TTg ngày 29/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc hợp nhất dự án định canh định cư, dự án hổ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn, Chương trình xây dựng trung tâm cụm xã miền núi, vùng cao vào Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa.

Căn cứ Thông tư số 666/2001/TTLT/BKH-UBDTMN-TC-XD ngày 23/8/2001 của liên Bộ kế hoạch và Đầu tư - Uỷ ban Dân tộc - Bộ Tài chính - Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn quản lý đầu tư và xây dựng công trình hạ tầng thuộc chương trình 135.

Căn cứ Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về vịêc một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn.

Xét đề nghị của Sở kế hoạch và đầu tư tại Tờ trình số 937/TT-KH ngày 16 tháng 12 năm 2004.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Nay điều chỉnh thành viên Ban chỉ đạo Chương trình Mục tiêu quốc gia, gồm các ông, bà có tên sau đây:

1/ Ông Nguyễn Văn Thỏa – PCT.UBND tỉnh - Trưởng BCĐ.

2/ Ông Vũ Thành Nam - GĐ Sở KH&ĐT - Phó BCĐTT.

3/ Ông Hà Văn Thành - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh - Phó Ban

4/ Ông Nguyễn Văn Tới - GĐ Sở NN&PTNT - Phó Ban.

5/ Bà Nguyễn Thị Thu Hà - GĐ Sở LĐTT&XH - Thành Viên

6/ Ông Lê Phú Cường - GĐ Sở Xây dựng - Thành viên

7/ Ông Trần Ngọc Trai - GĐ Sở tài chính - Thành viên

8/ Ông Nguyễn Song Đoàn - PGĐ Sở TNMT& - Thành viên

10/ Ông Võ Công Thành - Cục Trưởng Cục Thống Kê -Thành viên

11/ Ông Nguyễn Thanh Vân - GĐ Sở GT-VT -Thành viên

12/ Ông Trần Quang Ty - GĐ Sở TM – Du Lịch - Thành viên

13/ Ông Phan Minh Hoàng - GĐ Đài PT – TH - Thành viên

14/ Ông Nguyễn Trung Hòa - Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh - Thành viên

15/ Ông Phan Sỹ Giản - GĐSở GD&ĐT - Thành viên

16/ Ông Trần Văn Vân - GĐ Sở KH&CN - Thành viên

17/ Ông Phạm Thế Sương - GĐ Sở VH-TT - Thành viên

18/ Ông Trần Ái Lan - PGĐ Sở Y Tế - Thành viên

20/ Ông Đỗ Đức Trường - GĐ Kho Bạc Nhà Nước Tỉnh - Thành viên

Mời các ông (bà) có tên sau đây tham gia BCĐ:

1/ Ông Trần Văn Gôm - Chủ tịch UBMTTQVN - Phó Ban

2/ Ông Bùi Mạnh Hùng - Trưởng Ban VHXH (HĐND tỉnh) - Thành viên.

3/ Ông Điểu Hơn -Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh - Thành viên

4/ Ông Nguyễn Hồng Trà - Bí thư Đoàn TNCS HCM tỉnh -Thành viên

5/ Ông Lâm Văn Phúc - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh -Thành viên

6/ Ông Lê Khắc Nguyên - P. Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh - Thành viên

Tổ Chuyên viên giúp việc BCĐ, gồm các ông (bà) có tên sau đây:

1/ ông Nguyễn Anh Hòang -PGĐ Sở KH&ĐT - Tổ trưởng.

2/ Ông Nguyễn Văn Muôn - TP. Sở KH&ĐT - Tổ phó.

3/ Ông Điểu Điều - Phó Trưởng Ban Dân tộc - Tổ phó.

4/ Ông Nguyễn Hồng Thanh - PTP Sở LĐTB&XH - Tổ viên.

5/ Ông Trần Đại Chính - CV VP. UBND tỉnh - Tổ viên.

6/ Ông Trịnh Ngọc Linh - CV Sở KH&ĐT - Tổ viên.

7/ Ông Lê Văn Thái - CV Sở Tài chính - Tổ viên.

8/ Ông Nguyễn Lương Nhân - CV Ban Dân tộc - Tổ viên.

Điều 2:

Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia tỉnh là cơ quan có trách nhiệm giúp UBND tỉnh:

+ Tiếp nhận sự hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia Trung ương để xây dựng và tổ chức thực hiện quản lý các Chương trình mục tiêu Quốc gia trên địa bàn tỉnh.

+ Xây dựng kế hoạch thực hiện của chương trình hàng năm và 5 năm trình UBND tỉnh phê duyệt.

+ Xây dựng kế hoạch các chương trình hành động nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài tỉnh để thực hiện chương trình.

+ Thực hiện lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia với các dự án khác đang đầu tư trên địa bàn tỉnh.

+ Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chương trình của các ngành, các cấp.

+ Phân công trách nhiệm cho các thành viên phụ trách từng lĩnh vực, dịa bàn trong phạm vi của chương trình.

Điều 3: Hoạt động của Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia theo quy chế hoạt động kèm theo quyết định này.

Điều 4: Quyết định này thay thế Quyết định số 41/2001/QĐ-UB ngày 06/6/2001 của UBND tỉnh.

Điều 5: Các ông/bà Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở LĐTB&XH, Sở Nội vụ, Sở Nông nghiệp & PTNT, Ban Dân tộc, Ban Tôn giáo, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện,thị và các ông, bà có tên tại điều 1 căn cứ Quyết định này chịu trách nhiệm thi hành kể từ ngày ký./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Nguyễn Tấn Hưng

 

QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG

CỦA BAN CHỈ ĐẠO VÀ TỔ CHUYÊN VIÊN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 133/2004/QĐ-UB ngày 31/12/2004 của UBND tỉnh)

Chương I:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia là cơ quan tư vấn của UBND tỉnh gồm các thành viên hoạt động kiêm nhiệm, chịu sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, quản lý của UBND tỉnh và hướng dẫn của các Ban chỉ đạo, Chủ nhiệm Chương trình mục tiêu Quốc gia Trung ương.

Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan Thường trực BCĐ thực hiện chương trình của tỉnh. Kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo, tổ chuyên viên giúp việc do Sở Kế hoạch và Đầu tư dự toán trình UBND tỉnh phê duyệt.

Trong việc chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia (sau đây gọi tắt là Chương trình), Trưởng ban chỉ đạo Chương trình của tỉnh được sử dụng con dấu của UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực BCĐ được sử dụng con dấu của Sở Kế hoạch và Đầu tư. (BCĐ Chương trình mục tiêu Quốc gia được sử dụng tài khoản của Sở Kế hoạch và Đầu tư).

Điều 2: Trưởng Ban chỉ đạo chương trình chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy, UBND tỉnh về toàn bộ hoạt động của Ban trong phạm vi của tỉnh. Giúp việc cho Trưởng Ban có các Phó BCĐ và thành viên BCĐ do Trưởng Ban chỉ đạo phân công phụ trách lĩnh vực, địa bàn công tác và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban chỉ đạo về nhiệm vụ được phân công.

Phó Trưởng ban Thường trực của Chương trình: Có nhiệm vụ xây dựng phương án , kế hoạch triển khai thực hiện các chương trình MTQG và lồng ghép các chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh. Xây dựng kế hoạch sử dụng kinh phí của BCĐ và tổ chuyên viên trình UBND tỉnh phê duyệt hàng năm.

Điều 3: Ban chỉ đạo chương trình hoạt động theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, Ban chỉ đạo quyết định toàn bộ các nội dung hoạt động của chương trình.

Trưởng ban và các Phó ban chịu trách nhiệm điều hành công việc theo quy chế và kế hoạch của Ban chỉ đạo đã được UBND tỉnh phê duyệt. Trưởng ban và Phó Trưởng ban Thường trực Chương trình có quyền chỉ đạo công việc phát sinh đột xuất và sau đó báo cáo cho tập thể Ban chỉ đạo xem xét quyết định.

Điều 4: Giúp việc cho Ban chỉ đạo giải quyết công việc và báo cáo định kỳ có tổ chuyên viên và Văn phòng giúp việc cho Ban chỉ đạo chương trình đặt tại Sở Kế hoạch và Đầu tư do 01 đồng chí Phó Giám đốc Sở làm Tổ trưởng và phụ trách.

Tổ chuyên viên giúp việc gồm : 08 người.

+ Chuyên viên VP.UBND tỉnh: 01 người.

+ Sở Kế hoạch và Đầu tư: 03 người.

+ Ban Dân tộc: 02 người.

+ Sở LĐTB&XH, Sở Tài chính: Mỗi Sở 01 người.

Ban chỉ đạo hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, các thành viên kiêm nhiệm phải là cán bộ, chuyên viên phòng nghiệp vụ các Sở, Ban, ngành và có tâm huyết, trách nhiệm với chương trình. Đồng thời giúp việc cho Thủ trưởng các đơn vị thực hiện các dự án chương trình của ngành.

Chương II:

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA BAN CHỈ ĐẠO

Điều 5: Chức năng của Ban chỉ đạo:

Tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh tổ chức chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện các mục tiêu, kế hoạch của các chương trình MTQG được đề ra trong Nghị quyết của Ban chấp hành Tỉnh Đảng bộ, Nghị quyết HĐND tỉnh, UBND tỉnh theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung tỉnh, bao gồm các chương trình MTQG sau:

1/ Chương trình 135: Có các dự án đầu tư XD CSHT các xã nghèo, ĐBKK; dự án TTCX; dự án ổn định và phát triển sản xuất nông lâm nghiệp gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm; dự án quy hoạch sắp xếp bố trí lại dân cư những nơi cần thiết; đào tạo cán bộ các xã nghèo.

2/ Chính sách Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 và Quyết định số 174/2004/QĐ-TTg ngày 01/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ.

3/ Chương trình nước sạch & VSMTNT.

4/ Dự án 5 triệu ha rừng.

5/ Chương trình XĐGN và việc làm: Có các dự án đào tạo bồi đưỡng cán bộ làm công tác giải quyết việc làm; dự án tăng cường năng lực đào tạo nghề; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác XĐGN và cán bộ các xã nghèo; chương trình giáo dục định hướng cho công tác XKLĐ và các dự án định canh định cư; kinh tế mới; di dân nội vùng; ổn định dân di cư tự do; hướng dẫn người nghèo làm khuyến nông; hỗ trợ đời sống và sản xuất cho ĐBDT ĐBKK.

6/ Chương trình Trợ cước - Trợ giá.

7/ Chương trình Dân số - KHHGĐ.

8/ Chương trình Phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS.

9/ Chương trình Giáo dục – Đào tạo.

10/ Chương trình Văn hoá - Thể dục thể thao.

Điều 6: Nhiệm vụ chung của Ban chỉ đạo:

1/ Xây dựng kế hoạch công tác nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả của từng chương trình, chương trình công tác của Ban chỉ đạo gồm có chương trình hoạt động tháng, quý, 6 tháng, năm gồm:

+ Vận động tuyên truyền sâu rộng đến mọi cấp, mọi ngành, mọi người dân hiểu được mục đích và ý nghĩa của chương trình, đồng thời tích cực tham gia thực hiện các chương trình đề ra.

+ Tổ chức điều tra thực trạng mức sống của các hộ dân cư nhất là đồng bào dân tộc ít người, điều tra hiện trạng cơ sở hạ tầng nông thôn thiết yếu để làm cơ sở xây dựng các dự án quy hoạch, kế hoạch nhằm thực hiện mục tiêu của chương trình theo đúng các chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước.

+ Vận động và huy động các nguồn vốn trong và ngoài tỉnh để hỗ trợ xây dựng chương trình như: Nguồn vốn vay XĐGN của Ngân hàng phục vụ người nghèo, nguồn 5 triệu ha rừng, nguồn vốn huy động trong nhân dân, nguồn vốn huy động của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh,…

+ Tăng cường hoạt động hỗ trợ về đời sống, giáo dục, văn hóa, sản xuất và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiểt yếu để phục vụ đời sống của người dân như: Điện, đường, trường học, trạm y tế, chợ, các dịch vụ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nông sản ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.

+ Tiếp tục tăng cường hỗ trợ về đời sống cho các hộ đồng bào dân tộc ít người còn nghèo trên địa bàn tỉnh như: Hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt nhằm góp phần cải thiện nâng cao đời sống văn hóa, kinh tế - xã hội và tinh thần của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

2/ Quản lý và sử dụng các nguồn vốn của chương trình chặt chẽ, đúng mục đích và có hiệu quả.

3/ Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra tổ chức thực hiện của Ban chỉ đạo chương trình các huyện, thị.

4/ Kêu gọi, vận động các nhà đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

5/ Làm đầu mối để tập hợp các cơ quan liên quan, các tổ chức đoàn thể hỗ trợ cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

6/ Kiến nghị xây dựng các dự án quy hoạch, chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số để UBND tỉnh xem xét quyết định.

Điều 7: Phân công nhiệm vụ cụ thể:

1/ Trưởng Ban chỉ đạo: Tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về việc xây dựng chương trình hành động, kế hoạch công tác của các ngành nhằm tổ chức thực hiện một cách có hiệu quả của chương trình trên địa bàn tỉnh. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các thành vien trong Ban chỉ đạo.

2/ Phó Ban Thường trực - Sở Kế hoạch và Đầu tư:

+ Tổng hợp chương trình, kế hoạch công tác hàng tháng, quý, năm, kế hoạch trung hạn, dài hạn (dựa trên cơ sở kế hoạch của các Sở, Ban, ngành, các thành viên Ban chỉ đạo). Chủ động tham mưu cho UBND tỉnh và Ban chỉ đạo về việc triển khai thực hiện kế hoạch của chương trình, đồng thời giúp cho Trưởng ban báo cáo định kỳ cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và các Bộ, ngành Trung ương theo định kỳ.

+ Hàng tháng, quý, năm phối hợp kết hợp với các Phó ban và các thành viên Ban chỉ đạo đi kiểm tra các cơ sở và tổng hợp tình hình thực hiện chương trình của các huyện, thị, chủ đầu tư phân tích đánh giá khả năng triển khai thực hiện chương trình để có giải pháp hướng dẫn đơn vị và tham mưu UBND tỉnh giải quyết những khó khăn, vướng mắc liên quan đến nhiều lĩnh vực của chương trình.

+ Hướng dẫn các huyện, thị và các chủ đầu tư lập kế hoạch tổ chức thực hiện chương trình theo đúng mục tiêu, chủ trương và kế hoạch của Ban chỉ đạo cấp tỉnh.

+ Tổ chức tập huấn nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ thự hiện nhiệm vụ của chương trình ở các cấp.

+ Hứơng dẫn và đôn đốc các đơn vị thực hiện chương trình hoàn thành và giải ngân sớm các chỉ tiêu kế hoạch được giao, chú trọng việc đôn đốc các đơn vị thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ như: Khai hoang tạo quỹ đất, sắp xếp ổn định dân cư, cung cấp giống cây trồng vật nuôi, các chính sách hổ trợđất sản xuất, nhà ở, giếng nước cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số…vv…

+ Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính bố trí vốn đầu tư hàng năm cho các dự án của Chương trình. Kịp thời giải quyết điều chỉnh những khó khăn, vướng mắc về vốn để kịp thời thực hiện kế hoạch năm của chương trình và lồng ghép chương trình với các chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh nhằm thực hiện chương trìnhđạt mục tiêu và có hiệu quả.

+ Tổng hợp tham mưu Ban chỉ đạo báo cáo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh những đơn vị thực hiện tốt và các đơn vị thực hiện chưa tốt các nhiệm vụ của chương trình để xử lý các đơn vị không thực hiện tốt chương trình làm cơ sở cho hội đồng thi đua khen thưởng tỉnh xét khen thưởng hàng năm.

+ Tham mưu cho UBND tỉnh phân công các thành viên, các ngành phụ trách địa bàn (huyện, thị; xã, phường và thị trấn), phụ trách lĩnh vực theo hướng gắn trách nhiệm của các thành viên, các ngành với các địa phương trong quá trình thực hiện các chương trình mục tiêu theo quy chế này.

3/ Các Phó Ban chỉ đạo Chương trình:

a/ Ban dân tộc:

+ Là cơ quan chuyên môn phối hợp các ngành và căn cứ các hướng dẫn của Uỷ ban Dân tộc, tham mưu ban chỉ đạo các hướng dẫn cho các địa phương, đặt biệt là các chính sách về hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc ít người nhằm thực hiện tốt việc hỗ trợ sản xuất và đời sống cho đồng bào dân tộc như: Hỗ trợ đất sản xuất, nhà ở theo quyết định 134/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đồng thời phối kết hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT, UBND các huyện, thị triển khai thực hiện các dự án như: Chương trình 135, Chương trình trợ cước trợ giá, trồng cây lâu năm, cây mít nghệ, cây ăn quả … Bên cạnh đó cần chú trọng đầu tư các dự án chăn nuôi trong đồng bào dân tộc nhằm tạo cho đồng bào dân tộc có đất sản xuất, ổn định dần đời sống, thoát nghèo, định canh định cư bền vững và lâu dài.

+ Chủ trì và phối hợp với các nghành liên quan theo dõi, tham mưu cho ban chỉ đạo chương trình các hướng dẫn cho các địa phương thực hiện về chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc miền núi, Tây nguyên theo quyết định số 174/2004/QĐ-TTg ngày 01/10/2004.

+ Hàng năm phối hợp với Cục thống kê, Sở LĐ-TB&XH, các nghành, UBND các huyện thị tiến hành điều tra cơ bản về tình hình đời sống của các hộ đồng bào dân tộc để tổng hợp báo cáo Ban chỉ đạo.

+ Hàng năm phối hợp với các ngành chức năng liên quan, UBND các huyện thị, UBND các xã ( địa phương nơi có dự án) tiến hành xây dựng kế hoạch của từng dự án thuộc lĩnh vực công tác dân tộc của ngành. Đồng thời thường xuyên kiểm tra, theo dõi và đôn đốc việc thực hiện chương trình của các huyện, thị và tổng hợp báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, năm, đột xuất gửi về thường trực Ban chỉ đạo để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và các Bộ, ngành Trung ương.

b/ Sở Nông nghiệp & PTNT

+ Căn cứ vào qui định của Luật đất đai, Luật bảo vệ rừng tham mưu UBND tỉnh đề xuất chuyển đổi mục đích rừng trồng kém hiệu quả, đất lâm nghiệp không có rừng, rừng nghèo, nhằm tạo quỹ đất để hổ trợ đồng bào ở từng đơn vị, chủ rừng trên địa bàn, xây dựng dự án bố trí sắp xếp lại dân cư theo quyết định số 190/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách di dân, quy hoạch, bố trí dân cư, Đồng thời kết hợp với các sở, Ngành liên quan đi kiểm tra thực tế đất nông nghiệp chưa sử dụng, đất ở các Lâm trường, Ban quản lý rừng phòng hộ trực thuộc sử dụng kém hiệu quả … Để giải quyết đất ở và đất sản xuất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 và quyết định số 174/2004/QĐ-TTg ngày 01/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ.

+ Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp & PTNT và điều kiện thực tế của địa phương có hướng dẫn cụ thể bằng văn bản cho các đơn vị thực hiện Chương trình về các lĩnh vực như: khuyến nông, khuyến lâm, hướng dẫn người nghèo, cung ứng giống cây trồng vật nuôi …và có chính sách ưu đãi về khuyến nông, khuyến ngư, cây giống, công cụ lao động sản xuất phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

+ Hàng năm tổng hợp xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện chương trình của các huyện, thị lập báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, năm gửi thường trực Ban chỉ đạo chương trình theo lĩnh vực quản lý của Ngành.

+ Tổ chức các lớp hướng dẫn, tập huấn cách làm ăn đối với người nghèo, xây dựng các mô hình XĐGN. Tổ chức cán bộ tự nguyện hướng dẫn người nghèo trực tiếp và thường xuyên. Thông tin tuyên truyền về cách làm ăn trên các phương tiện thông tin đại chúng.

+ Phối hợp với các ngành liên quan, các Bộ, Ngành trung ương, các huyện, thị lồng ghép các dự án cây trồng vật nuôi trên địa bàn tỉnh nhằm triển khai thực hiện hổ trợ tiêu thụ hàng nông sản trên các xã nghèo và vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa theo Quyết định số 80/QĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ.

+ Hàng năm tổng hợp tham mưu đề xuất xây dựng kế hoạch, nội dung hoạt động của Chương trình nước sạch & VSMTNT trên địa bàn tỉnh. Đồng thời hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện chương trình của các huyện, thị nhằm đảm bảo thực hiện đồng bộ hai nhiệm vụ nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

+ Tổ chức quản lý và thực hiện nhiệm vụ cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh phù hợp với quy hoạch tổng thể về cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn được duyệt.

+ Phối hợp với các ngành, UBND các huyện, thị liên quan đến chương trình tham mưu Ban chỉ đạo Chương trình về các chính sách, chế độ, biện pháp để triển khai nhiệm vụ nứơc sạch và vệ sinh môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh một các có hiệu quả.

c/ Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh:

+ Xây dựng chương trình, kế hoạch giáo dục tuyên truyền vận động (trên cơ sở kế hoạch của các Ban, ngành, đòan thể thành viên Ban chỉ đạo). chủ động thực hiện chương trình kế hoạch một cách thường xuyên liên tục trên phạm vi rộng.

+ Hướng dẫn và theo dõi, đôn đốc Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các huyện, thị thực hiện công tác giáo dụctuyên truyền thực hiện chương trình.

4/ Các thành viên Ban chỉ đạo Chương trình

Sở Tài chính:

Có trách nhiệm tham mưu Ban chỉ đạo trình UBND tỉnh cân đối ngân sách hàng năm cho Chương trình trong phạm vi tổng dự toán được UBND tỉnh phê duyệt. Xây dựng quy chế quản lý và sử dụng nguồn ngân sách được trích và nguồn vận động rộng rãi trong nhân dân cho quỹ của chương trình. Hướng dẫn các cấp, ngành về trình tự thanh quyết toán vốn đầu tư của chương trình theo quy định hiện hành.

+ Hàng năm căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch UBND tỉnh giao cho các huyện thị, các chủ đầu tư, Sở Tài chính có trách nhiêm hướng dẫn và lập thủ tục chuyển vố của chương trình về cho Phòng Tài chính - Kế hoạch, Kho bạc nhà nước nhằm các đơn vị giải quyết thanh toán vốn kịp thời cho các công trình có khối lượng hàng kỳ.

+Tăng cường việt hướng dẫn đôn đốc các phòng Tài chính - kế hoạch, các chủ đầu tư thực hiện tốt khâu quyết toán công trình và giải ngân cho các dự án thuộc chương trình.

Sở Lao động – Thương binh & Xã hội

+Thực hiện tốt các chính sách xã hội, chính sách đối với người có công, dạy nghề và giải quyếtviệc làm theo chức năng của nghành.

+ Phối kết hợp với các Sở, ngành lồng ghép chương trình XĐGN hổ trợ các xã nghèo, ĐBKK, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. tăng cường khâu giải quyết việc làm, đào tạo nghề, hướng dẫn người nghèo làm ăn vv…

+ Hướng dẫn đôn đốc các huyện, thị thực hiện tốt các chính sách xã hội như: Nhà tình thương, nhà tình nghĩa, giải quyết ưu đãi người có công, chính sách về lao động thương binh…vv…

+ Phối hợp với các ngành liên quan điều tra thống kê tính hình XĐGN các huyện, thị báo cáo định kỳ tháng, quý, năm cho ban chỉ đạo chương trình để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và các Bộ, Ngành trung ương.

Sở Tài nguyên & Môi trường

+ Có trách nhiệm tham mưu đề xuất các phương án giải quyết đất sản xuất cho những nhương hộ thiếu đất hoặc không có đất, tháo gỡ trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định.

+ Hướng dẫn nghiệp vụ cho các phòng ban chức năng quản lý đất đai ở các huyện, thị nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào dân tộccho việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để người dân ổn định trên diện tích đất ở và đất canh tác.

Sở Giáo dục và Đào tạo:

+ Có trách nhiệm tham mưu kế hoạch xây dựng trường học ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Giảm hoặc miễn học phí, tiền xây dụng đối với học sinh, sinh viên nghèo. Học bổng ưu đãi đối với các học sinh, sinh viên nghèo.

+ Hàng năm kết hợp với các nghành, UBND các huyện, thị tiến hành triển khai hổ trợ cung cấp tốt công cụ học tập, sách giáo khoa, tập viết học sinh đảm bảo đủ trường lớp cho học sinh nghèo đặc biệt là đồng bào dân tộc.

+ Tăng cường chính sách ưu đãi với giáo viên và học sinh giỏi vượtkhó ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.

Sở Thương mại – Du lịch:

+ Căn cứ vào quy hoạch phát triển của ngành tham mưu đề xuất xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng như: Cửa hàng thương mại trong các TTCX, hệ thống chợ liên xã, liên ấp …, nhằm tạo điều kiện thông thương hàng hoá, thực hiện đầy đủ các chính sách về trợ cước, trợ giá cho vùng nghèo và vùng đồng bào dân tộc.

+ Thực hiện tốt công tác xúc tiến thương mại du lịch trên địa bàn tỉnh, tập trung thúc đẩy phát triển thương mại ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc

+ Hứơng dẫn thông tin cho các trung tâm dịch vụ cụm xã về hướng phát triển kinh doanh các mặt hàng thiết thực phục vụ cho nhân dân đặc biệt là đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa.

+ Hàng năm phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, thị thực hiện tốt việc đưa hàng chính sách về các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc như:Tập học sinh, trợ cước trợ giá…vv…

Các Sở có Xây dựng chuyên ngành (Sở GT-VT, Sở Xây dựng, sở công nghiệp và Sở Nông Nghiệp & PTNT): Tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ, tập trung tạo các điều kiện trợ giúp cho vùng nghèo, xã nghèo.Tổ chức thẩm định thiết kế dự toán theo chuyên ngành ưu tiên cho các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng của chương trình.

+ Thực hiện tốt việc thẩm định thiết kế kỹ thuật - dự toán các công trình, tăng cường đôn đốc và hướng dẫn nghiệp vụ cho phòng quản lý đô thị thị xã, phòng công thương các huyện thực hiện nhanh công tác thẩm định thiết kế kỹ thuật - dự toán các công trình xây dựng.

+ Tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi, giám sát chặt chẽ việc quản lý chất lượng công trình.

Sở Y tế:

+Tham mưu đề xuất về dự án mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, cấp giấy khám bệnh miễn, giảm viện phí cho người nghèo, phát triển các hình thừc khám chữa bệnh ưu đãi cho người nghèo và đồng bào dân tộc.

+ Hứơng dẫn mạng lưới y tế cơ sở đảm bảo công tác khám chữa bệnh cho nhân dân. Đảm bảo cơ số thuốc đáp ứng yêu cầu cho địa phương.

+Hàng năm tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh tại các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.

Sở khoa học và Công nghệ:

+ Phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT, các viện khoa học, các nhà khoa học triển khai ứng dụng các mô hình kỹ thuật sản xuất trong nông nghiệp, chế biến và bảo quản hàng nông sản.

+ Thông tin các kỹ thuật mới, khuyến cáo đến từng xã, thôn các giống mới về cây trồng vật nuôi, cây mít nghệ phù hợp với tình hình đặc điểm của từng địa phương và tập quán canh tác của đồng bào dân tộc.

Cục thống kê:

+ Có trách nhiệm triển khai điều tra, đánh giá đúng thực trạng CSHT nông thôn và thực trạng đói nghèo của tỉnh. Đảm bảo cung cấp và phân tích đầy đủ các thông tin đáp ứng yêu cầu của chương trình.

+ Lồng ghép với nhiệm vụ của cơ quan trong việc điều tra, tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc nhằm có cơ sở dữ liệu đánh giá để xây dựng các chương trình dự án cho các năm tiếp theo.

Ban văn hóa – Xã hội; Ban dân tộc (HĐND tỉnh) và Ban tôn giáo (UBND tỉnh):

+ Đề xuất tham mưu xây dựng Nghị quyết, chuyên đề xoá đói giảm nghèo,thừơng xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các cấp ban ngành, huyện thị.

+ Tham mưu HĐND tỉnh việc giám sát thực hiện Nghị quyết các xã nghèo, vùng sâu, vùng xa.

+ Giúp HĐND tỉnh xây dựng nghị quyết cho năm tiếp theo của các xã nghèo, vùng sâu, vùng xa phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương và nguồn lực hàng năm tỉnh, huyện có khả năng hổ trợ cho địa phương.

+ Vận động các tổ chức tôn giáo, các giáo dân hưởng ứngvà tích cực tham gia hoạt động của các chương trình mục tiêu quốc gia.

Sở Văn hóa - Thông tin, Đài PT-TH: Tuỳ theo chức năng nhiệm, vụ xây dựng kế hoạch hoạt động thường kỳ về tuyên truyền, vận động để thực hiện chương trình có hiệu quả.

+ Hàng năm xây dựng kế hoạch hành động, tuyên truyền rộng rãi đến từng lớp nhân dân về chính sách của Đảng và Nhà nước đối với chương trình nhằm giúp các cấp, các ngành và tòan thể nhân dân đồng tình ủng hộ và thực hiện tốt chương trình của chính phủ.

Liên đoàn Lao động, Hội Nông dân, Tỉnh đoàn TNCSHCM, các đoàn thể nhân dân:

Theo chức năng và nhiệm vụ của mổi đơn vị xây dựng kế hoạch giáo dục tuyên truyền vận động đến các thành viên đoàn thể, đơn vị làm nòng cốt. Tích cực tham gia và vận động đến các tầng lớp nhân dân, thanh niên, phụ nữ … tham gia đóng góp hửơng ứng tích cực việc thực hiện nhằm đạt được mục tiêu của chương trình. Phát huy hình thức thương thân, thương ái, giáo dục hứơng dẫn người nghèo đặc biệt là đồng bào dân tộc tích luỹ để sản xuất, tiết kiệm trong tiêu dùng và tự lực vươn lên trong cuộc sống.

Chương IV:

CHẾ ĐỘ HỘI HỌP VÀ THÔNG TIN BÁO CÁO

Điều 8:

1/ Chế độ hội họp: Ban chỉ đạo chương trìnhmổi quí họp một lần vào ngày 28 của tháng cuối quý (nếu trùng ngày nghỉ, lễ thì sẽ họp vào các ngày kế sauđó). Ngoài ra còn có các buổi họp đột xuất để giải quyết các công việc thuộc nhiệm vụ và chức năng của ban chỉ đạo (do phó trưởng ban thường trực đề xuất,Trưởng ban chỉ đạo quyết định ).

2/ Chế độ thông tin, báo cáo định kỳ: Các thành viên ban chỉ đạo chương trình của tỉnh và Ban chỉ đạo các huyện, thị báo cáo cho Ban chỉ đạo tỉnh (qua Phó Trưởng ban Thường trực) để tổng hợp theo quy định.

+ Báo cáo tháng vào ngày 25 hàng tháng (thời gian báo cáo từ ngày 25 tháng trước đến ngày 25 của tháng báo cáo).

+ Báo cáo quý vào ngày 20 của tháng cuối quý.

+ Báo cáo năm vào ngày 25/12

3/ Trên cơ sở báo cáo của các thành viên Ban chỉ đạo chương trình tỉnh và Ban chỉ đạo các huyện thị, Phó Trưởng ban Thường trực giúp cho Trưởng ban tổng hợp báo cáo cho Tỉnh uỷ, UBND tỉnh và Ban chủ nhiệm Chương trình trung ương, đồng thời tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm và triển khai phương hướng thực hiện cho thời kỳ tiếp theo.

Chương V:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 9: Các thành viên Ban chỉ đạo chương chịu trách nhiệm thi hành và hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công theo quy chế này kể từ ngày ký quyết định ban hành.

Điều 10: Việc sửa đổi bổ sung quy chế nà do Ban chỉ đạo chương trình đề nghị UBND tỉnh xem xét quyết định ./.