cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 165/2004/QĐ-BQP ngày 13/12/2004 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hướng dẫn áp dụng Quy trình kỹ thuật và định mức dự toán dò tìm, xử lý bom-mìn-vật nổ (Tình trạng hiệu lực không xác định)

  • Số hiệu văn bản: 165/2004/QĐ-BQP
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Bộ Quốc phòng
  • Ngày ban hành: 13-12-2004
  • Ngày có hiệu lực: 13-12-2004
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 11-02-2022
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 6269 ngày (17 năm 2 tháng 4 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 11-02-2022
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 11-02-2022, Quyết định số 165/2004/QĐ-BQP ngày 13/12/2004 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hướng dẫn áp dụng Quy trình kỹ thuật và định mức dự toán dò tìm, xử lý bom-mìn-vật nổ (Tình trạng hiệu lực không xác định) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 429/QĐ-BQP ngày 11/02/2022 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ và một phần thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Quốc phòng 6 tháng cuối năm 2021”. Xem thêm Lược đồ.

BỘ QUỐC PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 165/2004/QĐ-BQP

Hà Nội, ngày 13 tháng 12 năm 2004

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH “HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG QUY TRÌNH KỸ THUẬT VÀ ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN DÒ TÌM, XỬ LÝ BOM-MÌN-VẬT NỔ”

BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG

Căn cứ vào Nghị định số 30/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Quốc phòng;

Theo đề nghị của Tư lệnh Binh chủng Công binh tại Tờ trình số 2747/TTr-CB ngày 22 tháng 11 năm 2004,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành “Hướng dẫn áp dụng Quy trình kỹ thuật và định mức dự toán dò tìm, xử lý bom-mìn-vật nổ” phục vụ cho thi công các công trình trong phạm vi cả nước.

Điều 2. Các Chủ đầu tư và các đơn vị thi công các công trình thuộc lĩnh vực dò tìm, xử lý bom-mìn-vật nổ để giải phóng mặt bằng phục vụ cho thi công công trình phải căn cứ vào các nội dung trong hướng dẫn này để lập phương án, dự toán và quyết toán công trình.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 4. Bộ Tổng Tham mưu, Chủ nhiệm các Tổng cục; Tư lệnh các Quân khu, Quân chủng, Quân đoàn, Binh chủng, Binh đoàn; Thủ trưởng các đơn vị, các doanh nghiệp có chức năng khảo sát, dò tìm, xử lý bom-mìn-vật nổ; Thủ trưởng các cơ quan và đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Các Bộ: Xây dựng, KH&ĐT, Công nghiệp, Tài chính, Giao thông vận tải.
- BTTM, các Tổng cục, Quân khu, Quân chủng, Quân đoàn, Binh chủng, Quân đoàn.
- Các Cục: Tác chiến, KH&ĐT, Kinh tế, Tài chính
- Các đơn vị, doanh nghiệp được cấp giấy phép dò tìm, xử lý bom mìn.
- Lưu.

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG
THỨ TRƯỞNG




Thượng tướng Phùng Quang Thanh

 

HƯỚNG DẪN

ÁP DỤNG QUY TRÌNH KỸ THUẬT VÀ ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN DÒ TÌM, XỬ LÝ BOM-MÌN-VẬT NỔ

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay, Bộ Quốc phòng đã ban hành “Quy trình kỹ thuật dò tìm, xử lý bom-mìn-vật nổ” kèm theo Quyết định số 95/2003/QĐ-BQP ngày 07/8/2003 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và “Định mức dự toán dò tìm, xử lý bom-mìn-vật nổ” ban hành kèm theo Quyết định số 41/2004/QĐ-BQP ngày 08/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (đã có ý kiến đồng ý của Bộ Xây dựng tại văn bản số 366 BXD/KTTC ngày 25/3/2004).

Để thống nhất áp dụng Quy trình kỹ thuật và Định mức dự toán dò tìm, xử lý bom-mìn-vật nổ trong thực hiện các nhiệm vụ An ninh - Quốc phòng - Kinh tế. Bộ Quốc phòng ban hành văn bản này để thống nhất thực hiện.

Trong quá trình áp dụng nếu có vấn đề gì cần điều chỉnh cho phù hợp hơn, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ảnh bằng văn bản về cơ quan thường trực là Bộ Tư lệnh Công binh để nghiên cứu điều chỉnh.

Phần thứ nhất.

ÁP DỤNG QUY TRÌNH KỸ THUẬT

I. CÔNG TÁC DÒ TÌM, XỬ LÝ BOM-MÌN-VẬT NỔ (viết tắt là DTXLBMVN)

1. Mục đích DTXLBMVN:

1.1. Làm sạch môi trường bị ô nhiễm do bom mìn còn sót lại sau chiến tranh để bảo đảm an toàn cho sinh hoạt bình thường của nhân dân, phục vụ khai hoang phục hóa, tái định cư, xây dựng phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội.

1.2. Bảo đảm an toàn cho quá trình thi công xây dựng và sử dụng lâu dài các công trình: xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng lượng …

2. Địa hình thực hiện DTXLBMVN

2.1. Trên cạn, dưới nước.

2.2. Đồng bằng, trung du, rừng núi và ven biển.

2.3. Khu dân cư thưa thớt, làng mạc, đô thị.

3. Phạm vi DTXLBMVN

3.1. Mặt bằng, diện tích phải DTXLBMVN: Căn cứ vào yêu cầu của từng công trình, tính năng của máy và yêu cầu bảo đảm an toàn, mặt bằng DTXLBMVN cụ thể của từng công trình sẽ bao gồm:

- Diện tích mặt bằng sử dụng của công trình: là toàn bộ hoặc một phần diện tích được giao quyền sử dụng (căn cứ vào số liệu khảo sát và các tài liệu được cung cấp về tình hình ô nhiễm bom-mìn-vật nổ)

- Diện tích hành lang an toàn trong quá trình thi công xây dựng được quy định cụ thể của từng công trình có xét đến tầm quan trọng của công trình.

- Đối với các khu vực địa hình không bằng phẳng (có độ dốc) thì diện tích cần DTXLBMVN được tính theo mặt dốc của địa hình.

Chú ý: Ngoài hành lang an toàn cho thi công xây dựng như trên, đối với các công trình có tầm quan trọng đặc biệt hoặc khi điều kiện cho phép, diện tích hành lang an toàn có thể lấy theo hành lang bảo đảm an toàn cho sử dụng sau này của công trình theo đúng nội dung mục 4 điều 5 của Quy trình kỹ thuật.

3.2. Độ sâu DTXLBMVN:

- Căn cứ vào tính năng của các loại trang bị, máy móc dò tìm, xử lý bom-mìn-vật nổ.

- Căn cứ tính năng tác dụng và khả năng xuyên sâu của các loại bom-mìn-vật nổ, mục đích sử dụng và khả năng đầu tư nhưng phải phù hợp với Quy trình kỹ thuật và không quá khả năng xuyên sâu hoặc độ sâu vùi lấp của bom đạn.

4. Phương thức thực hiện:

4.1. Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ DTXLBMVN cho các đơn vị Công binh chuyên trách có năng lực thực hiện.

4.2. Các đơn vị được cấp giấy phép hành nghề trực tiếp ký kết “Hợp đồng thực hiện việc DTXLBMVN” với các chủ đầu tư, thông qua giới thiệu của Bộ Quốc phòng bằng văn bản.

4.3. Công việc DTXLBMVN là công việc loại đặc biệt, chất lượng thi công có quan hệ đến sự an toàn của tính mạng con người và khối lượng tài sản lớn; ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội vì vậy chỉ thực hiện theo hình thức chỉ định thầu hoặc giao thầu, không tổ chức đấu thầu.

II. TỔ CHỨC, BIÊN CHẾ MỘT ĐỘI DTXLBMVN

1. Tổ chức, biên chế:

1.1. Đội DTXLBMVN trên cạn: quân số thường từ 21 đến 25 người. Được biên chế thành các tổ như sau:

- Chỉ huy: gồm có 01 đội trưởng và 01 đội phó.

- Tổ chuẩn bị mặt bằng, dò tìm và đánh dấu tín hiệu.

- Tổ đào, kiểm tra, xử lý tín hiệu.

- Tổ bảo vệ cảnh giới an toàn.

- Tổ phục vụ (hậu cần, quân y, vật tư kỹ thuật …)

1.2. Đội DTXLBM dưới mước: quân số thường từ 18 đến 21 người. Được biên chế thành các tổ như sau:

- Chỉ huy: gồm có 01 đội trưởng và 01 đội phó.

- Tổ chuẩn bị mặt bằng, dò tìm và đánh dấu tín hiệu.

- Tổ lặn kiểm tra, đào, xử lý tín hiệu.

- Tổ bảo vệ cảnh giới an toàn.

- Tổ phục vụ (hậu cần, quân y, vật tư kỹ thuật …)

2. Trang bị, máy móc:

2.1. Các phân đội làm nhiệm vụ DTXLBMVN, phải có đầy đủ các loại máy móc, trang thiết bị, dụng cụ cấp cứu và bảo hộ lao động theo quy định.

Trang thiết bị chủ yếu của 1 đội DTXLBMVN

Số TT

Loại máy, thiết bị

Dò tìm, xử lý trên cạn

Dò tìm, xử lý dưới nước

Ghi chú

Số lượng

Chất lượng

Số lượng

Chất lượng

1

Máy dò bom các loại

2

Cấp I, II

2-3

Cấp I, II

Tất cả các trang, thiết bị … đều phải được cơ quan chức năng kiểm định theo định kỳ và dán tem chất lượng.

2

Máy dò mìn các loại

4-6

Cấp I, II

-

-

3

Trặm lặn.

-

-

1

Cấp I, II

4

Thiết bị xói và hút bùn, cát.

-

-

1

Cấp I, II

5

Thuyền cao su tiểu

-

-

2

Cấp I, II

6

Thuyền cao su trung

-

-

1

Cấp I, II

7

Thuyền đặt trạm lặn và máy hút, xói

-

-

1-2

Cấp I, II

8

Các loại trang bị chuyên dùng khác

Đủ

Cấp I, II

Đủ

Cấp I, II

9

Các dụng cụ làm tay

Đủ

Cấp I, II

Đủ

Cấp I, II

10

Các dụng cụ, thiết bị chống cháy lan

Đủ

Cấp I, II

-

-

11

Dụng cụ, trang bị cấp cứu và bảo hộ

Đủ

Cấp I, II

Đủ

Cấp I, II

12

Các loại phương tiện vận tải.

Đủ

Cấp I, II

Đủ

Cấp I, II

2.2. Các loại máy móc, khí tài, trang bị dùng cho nhiệm vụ DTXLBMVN phải đảm bảo chất lượng (được ghi trong bảng 1). Phải thường xuyên kiểm tra, kiểm định 6 tháng/lần về tình trạng kỹ thuật, phải kịp thời thay thế ngay các chi tiết và bộ phận không bảo đảm đúng yêu cầu kỹ thuật và thiếu đồng bộ (việc kiểm định sẽ do đơn vị được Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ thực hiện).

2.3. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phải thường xuyên kiểm tra chất lượng các trang thiết bị dò tìm, kiểm tra trình độ chuyên môn của các nhân viên kỹ thuật, kiểm tra việc chấp hành các quy tắc an toàn để kịp thời loại trừ những sai sót.

2.4. Phải định kỳ kiểm tra chất lượng công trình theo phương pháp xác suất, thông thường diện tích kiểm tra không ít hơn 1% tổng số diện tích đã DTXLBMVN.

III. CÁC BƯỚC PHẢI TIẾN HÀNH CỦA CÔNG TÁC DTXLBMVN

1. Dò tìm, xử lý bom-mìn-vật nổ trên cạn. (hoặc dưới nước, nhưng có độ sâu nước ≤ 0,5m).

1.1. Bước 1: Điều tra, đánh dấu phạm vi, khảo sát, lập phương án thi công (thực hiện trong giai đoạn khảo sát).

1.2. Bước 2: Khoanh khu vực dò tìm, xử lý bom-mìn-vật nổ.

1.3. Bước 3: Dọn mặt bằng.

1.4. Bước 4: Dò tìm, xử lý bom-mìn-vật nổ bằng thủ công đến độ sâu 7cm.

1.5. Bước 5: Kiểm tra, phá hủy bom-mìn-vật nổ tại chỗ đến độ sâu 7cm.

1.6. Bước 6: Dò tìm bằng máy dò mìn đến độ sâu 30cm.

1.7. Bước 7: Đào kiểm tra, xử lý tín hiệu đến độ sâu 30cm.

1.8. Bước 8: Dò tìm bằng máy dò bom ở độ sâu từ 0,3m đến 3m hoặc đến 5m.

1.9. Bước 9: Đào đất kiểm tra, xử lý tín hiệu đến độ sâu 3m.

1.10. Bước 10: Đào đất kiểm tra, xử lý tín hiệu đến độ sâu 5m.

1.11. Bước 11: Dò tìm, xử lý bom-mìn-vật nổ ở các độ sâu lớn hơn 5m.

1.12. Bước 12: Hủy bom-mìn-vật nổ thu gom được theo đúng quy trình kỹ thuật và các quy tắc an toàn do Tổng cục Kỹ thuật và Bộ Tư lệnh Công binh ban hành.

Chú ý: Phải căn cứ vào kết quả của công tác điều tra, khảo sát và yêu cầu về độ sâu DTXLBMVN để chọn phương án thi công có thể thực hiện cả 11 bước hoặc một số bước theo đúng trình tự như sau:

- Đối với các khu vực là bãi mìn:

+ Khi yêu cầu DTXLBMVN đến độ sâu 0,3m: thực hiện các bước: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 12.

+ Khi yêu cầu DTXLBMVN đến độ sâu 3m: thực hiện các bước: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 12.

+ Khi yêu cầu DTXLBMVN đến độ sâu 5m: thực hiện các bước: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 12.

- Đối với các tuyến sau không phải là bãi mìn:

+ Khi yêu cầu DTXLBMVN đến độ sâu 0,3m: thực hiện các bước: 1, 2, 3, 6, 7, 12.

+ Khi yêu cầu DTXLBMVN đến độ sâu 3m: thực hiện các bước: 1, 2, 3, 6, 7, 8, 9, 12.

+ Khi yêu cầu DTXLBMVN đến độ sâu 5m: thực hiện các bước: 1, 2, 3, 6, 7, 8, 9, 10, 12.

+ Khi yêu cầu DTXLBMVN đến độ sâu > 5m: thực hiện các bước: 1, 2, 3, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12.

2. Dò tìm và xử lý bom-mìn-vật nổ dưới nước. (khi độ sâu nước > 0,5 m).

2.1. Bước 1: Điều tra, đánh dấu phạm vi, khảo sát, lập phương án thi công DTXLBMVN (thực hiện trong giai đoạn khảo sát).

2.2. Bước 2: Chuẩn bị mặt bằng.

2.3. Bước 3: Dò tìm ở độ sâu đến 0,5m tính từ đáy nước.

2.4. Bước 4: Đánh dấu tín hiệu ở độ sâu đến 0,5m tính từ đáy nước.

2.5. Bước 5: Lặn kiểm tra, đào xử lý tín hiệu ở độ sâu đến 0,5m tính từ đáy nước.

2.6. Bước 6: Dò tìm ở độ sâu từ 0,5m đến 3m hoặc đến 5m tính từ đáy nước.

2.7. Bước 7: Đánh dấu tín hiệu ở độ sâu từ 0,5m đến 3m hoặc đến 5m tính từ đáy nước.

2.8. Bước 8: Lặn kiểm tra, đào xử lý tín hiệu ở độ sâu từ lớn hơn 0,5m đến 1m tính từ đáy nước.

2.9. Bước 9: Lập phương án và tổ chức thi công đào, xử lý tín hiệu dưới nước ở độ sâu từ lớn hơn 1m đến 3m hoặc đến 5m tính từ đáy nước.

2.10. Bước 10: Hủy bom-mìn-vật nổ thu gom được theo đúng quy trình kỹ thuật và quy tắc an toàn do Tổng cục Kỹ thuật và Bộ Tư lệnh Công binh quy định.

Chú ý:

- Các bước trên áp dụng cho việc DTXLBMVN dưới nước khi lưu tốc dòng chảy ≤ 1m/s, nếu thi công trong điều kiện lưu tốc > 1m/s thì phải tăng cường biện pháp bảo đảm an toàn, bảo đảm kỹ thuật dò tìm và chất lượng công trình.

- Việc tổ chức thi công ở ngoài biển (xa bờ) sẽ phải lập phương án thi công và dự toán chi phí riêng tùy theo điều kiện cụ thể của từng khu vực.

- Các khu vực có mực nước thủy triều thay đổi thì được phép tính toán các hao phí theo mực nước trung bình.

Phần thứ hai.

ÁP DỤNG ĐỊNH MỨC ĐỂ LẬP DỰ TOÁN

1. Những căn cứ để tính khối lượng thi công dò tìm, xử lý bom-mìn-vật nổ

1.1. Tổng diện tích phải thi công DTXLBMVN của một công trình bao gồm các diện tích thi công trên cạn và dưới nước được tính theo đơn vị cơ sở là héc ta.

1.2. Độ sâu cần DTXLBMVN: tương ứng với từng độ sâu khác nhau, diện tích cần dò tìm khác nhau sẽ có các khối lượng công việc khác nhau đối với từng công trình.

1.3. Các số liệu thu thập được qua thực hiện công tác điều tra, khảo sát tại thực địa:

1.3.1. Phân loại rừng: số lượng diện tích từng loại rừng tương ứng với bảng phân cấp rừng của Định mức.

1.3.2. Mật độ tín hiệu: số lượng các loại bom-mìn-vật nổ hoặc vật nhiễm từ có kích thước lớn nhất từ 3cm trở lên nằm dưới mặt đất bình quân trên 1ha (cả trên cạn, dưới nước), tương ứng với từng mật độ sâu cần DTXLBMVN.

1.3.3. Địa hình, địa chất, thủy văn: độ dốc địa hình, cấp đất, độ sâu nước … để áp dụng định mức tương ứng.

1.3.4. Số lượng tín hiệu là bom-mìn-vật nổ phải hủy.

2. Tính khối lượng thi công dò tìm, xử lý bom-mìn-vật nổ

2.1. Dò tìm, xử lý bom-mìn-vật nổ trên cạn: Căn cứ vào các số liệu thu thập được qua bước điều tra, khảo sát để tính toán khối lượng thi công cho phù hợp, khối lượng thi công phải được tính đủ và tính hết, không bỏ sót một nội dung công việc nào. Khối lượng các công việc được tính cho một đơn vị diện tích là héc ta. Cụ thể bao gồm các loại công việc theo thứ tự như sau:

2.1.1. Dọn mặt bằng: Căn cứ vào kết quả khảo sát để lựa chọn thực hiện bằng một trong các phương pháp sau:

- Dọn mặt bằng bằng thủ công.

- Dọn mặt bằng bằng thủ công kết hợp với đốt bằng xăng, dầu.

- Dọn mặt bằng bằng thủ công kết hợp thuốc nổ.

2.1.2. Dò tìm, xử lý bom-mìn-vật nổ bằng thủ công đến độ sâu 7cm: đơn vị tính là ha, mật độ tín hiệu căn cứ vào số liệu khảo sát hoặc dự kiến (căn cứ vào kết quả thi công dò tìm, xử lý của một số công trình liền kề trong khu vực) có đối chiếu với bảng phân loại bãi mìn.

2.1.3. Kiểm tra, phá hủy tại chỗ bom-mìn-vật nổ đến độ sâu 7 cm: đơn vị tính là ha, số lượng căn cứ vào kết quả khảo sát để dự kiến.

2.1.4. Dò tìm bom-mìn-vật nổ đến độ sâu 30cm bằng máy dò mìn: đơn vị tính là ha, mật độ tín hiệu căn cứ vào số liệu khảo sát hoặc dự kiến (dựa vào kết quả thi công dò tìm, xử lý của một số công trình liền kề trong khu vực), có đối chiếu với bảng phân loại các khu vực mật độ tín hiệu áp dụng định mức và bảng phân loại mật độ tín hiệu (phần công việc này được tính cho cả phần diện tích phải dò sâu đến 3m và 5m, vì vẫn phải thực hiện công đoạn này trước khi dò sâu).

2.1.5. Đào kiểm tra, xử lý tín hiệu đến độ sâu 30cm: đơn vị tính là tín hiệu, số lượng tín hiệu và cấp đất căn cứ vào số liệu khảo sát hoặc dự kiến.

2.1.6. Kiểm tra và phá hủy tại chỗ bom-mìn-vật nổ không thu gom được hoặc vật nổ lạ đến độ sâu 30cm: đơn vị tính là quả bom-mìn-vật nổ hoặc vật nổ lạ, số lượng căn cứ vào số liệu khảo sát.

2.1.7. Dò tìm bom-mìn-vật nổ bằng máy dò bom ở độ sâu từ 0,3m đến 3m hoặc đến 5m: đơn vị tính là ha.

2.1.8. Đào đất, kiểm tra, xử lý tín hiệu đến độ sâu 3m (dùng chung cho dò tìm, xử lý bom-mìn-vật nổ ở các độ sâu đến 3m và đến 5m): đơn vị tính là m3 đất đào, số lượng tín hiệu và cấp đất căn cứ vào số liệu khảo sát hoặc dự kiến. Cách tính khối lượng như sau: đào, xử lý tín hiệu ở độ sâu đến 3m lấy chiều sâu bình quân 1 hố là 1,5m; miệng hố (2x1.5)m, đáy hố (1,5x0,6)m; khối lượng đất đào của 1 hố là: V =  = 2,77m3. Lấy số lượng tín hiệu bình quân sâu đến 3m trong 1 ha nhân với khối lượng đất đào 1 hố sẽ được khối lượng đào đất để kiểm tra, xử lý tín hiệu đến độ sâu 3m cho 1 ha.

2.1.9. Đào đất, kiểm tra, xử lý tín hiệu đến độ sâu 5m: đơn vị tính là m3 đất đào, số lượng tín hiệu và cấp đất căn cứ vào số liệu khảo sát hoặc dự kiến. Cách tính khối lượng như sau: để kiểm tra, xử lý tín hiệu nằm ở độ sâu đến 5m thì chiều sâu bình quân 1 hố đào sẽ là (5m + 3m): 2 = 4,0m (vì các tín hiệu sẽ nằm trong khoảng độ sâu từ 3m đến 5m, do vậy ta lấy độ sâu trung bình của tất cả các tín hiệu ở độ sâu này là 4m); kích thước miệng hố (3x2,5)m, kích thước đáy hố (1,5 x 0,6)m; khối lượng đất đào cho 1 hố là: V  = {(3x2,5) + (1,5x0,6) - } = 14.67m3. Lấy số lượng tín hiệu bình quân sâu đến 5m trong 1ha nhân với khối lượng đất đào 1 hố sẽ được khối lượng đào đất, kiểm tra, xử lý tín hiệu đến độ sâu 5m cho 1 ha.

2.1.10. Hủy bom-mìn-vật nổ thu gom được: dự toán theo đúng số lượng khảo sát, quyết toán theo thực tế trên cơ sở Định mức dự toán.

Chú ý: Đối với các loại bom đạn chứa các chất hóa học, chất cháy… khi phát hiện được phải xử lý theo đúng các Quy trình kỹ thuật do Tổng cục Kỹ thuật và Bộ Tư lệnh Hóa học ban hành.

2.2. Dò tìm, xử lý bom-mìn-vật nổ dưới nước:

2.2.1. Dò tìm bom-mìn-vật nổ dưới nước bằng máy dò bom, đến độ sâu 0,5m tính từ đáy nước: đơn vị tính là ha, độ sâu nước và lưu tốc theo số liệu khảo sát.

2.2.2. Dò tìm bom-mìn-vật nổ dưới nước bằng máy dò bom, ở độ sâu từ 0,5m đến 3m hoặc đến 5m tính từ đáy nước: đơn vị tính là ha, độ sâu nước và lưu tốc theo số liệu khảo sát.

2.2.3. Đánh dấu tín hiệu dưới nước (áp dụng cho cả hai độ sâu 0,5m và 3m hoặc 5m tính từ đáy nước vì công việc và chi phí như nhau): đơn vị tính là tín hiệu, độ sâu nước và số lượng tín hiệu căn cứ vào số liệu khảo sát. Số lượng tín hiệu đánh dấu là tổng số tín hiệu của cả hai loại độ sâu

2.2.4. Lặn kiểm tra, xử lý tín hiệu dưới nước ở độ sâu đến 0,5m tính từ đáy nước: đơn vị tính là tín hiệu, độ sâu nước và số lượng tín hiệu căn cứ vào số liệu khảo sát hoặc dự kiến.

2.2.5. Lặn kiểm tra, xử lý tín hiệu dưới nước ở độ sâu từ 0,5m đến 1m tính từ đáy nước: đơn vị tính là tín hiệu, độ sâu nước và số lượng tín hiệu căn cứ vào số liệu khảo sát hoặc dự kiến.

2.2.6. Lặn kiểm tra, xử lý tín hiệu dưới nước ở độ sâu từ 1m đến 3m tính từ đáy nước: đơn vị tính là tín hiệu, độ sâu nước và số lượng tín hiệu căn cứ vào số liệu khảo sát hoặc dự kiến.

2.2.7. Lặn kiểm tra, xử lý tín hiệu dưới nước ở độ sâu từ 1m đến 5m tính từ đáy nước: đơn vị tính là tín hiệu, độ sâu nước và số lượng tín hiệu căn cứ vào số liệu khảo sát hoặc dự kiến.

2.2.8. Hủy bom-mìn-vật nổ dò tìm được: số lượng bom-mìn-vật nổ căn cứ vào số liệu khảo sát hoặc dự kiến.

Ghi chú:

- Chỉ những khu vực có mức nước sâu > 0,5m mới được tính là DTXLBMVN dưới nước.

- Chỉ được tính hao phí các loại phao, neo để định vị và đánh dấu khu vực theo định mức dự toán cho các khu vực DTXLBMVN có độ sâu nước từ 3m trở lên và có chiều rộng > 50m.

3. Định mức áp dụng.

3.1. Căn cứ vào định mức dự toán DTXLBMVN ban hành kèm theo Quyết định số 41/2004/QĐ-BQP ngày 08/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

3.2. Mỗi loại công việc, với từng điều kiện cụ thể, có các số liệu định mức khác nhau. Trong đó có đầy đủ các số liệu hao phí về vật liệu, nhân công, máy thi công cho một đơn vị khối lượng công việc cụ thể.

3.3. Riêng đối với các công trình dò tìm, xử lý bom-mìn-vật nổ phục vụ cho nhiệm vụ quốc phòng - An ninh, do Bộ Quốc phòng hoặc cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ cho các đơn vị có chức năng thực hiện thì được áp dụng định mức hao phí vật liệu theo định mức dự toán DTXLBMVN ban hành kèm theo Quyết định 41/2004/QĐ-BQP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Bồi dưỡng nhân công, chi phí máy (chi phí nhiên liệu, chi phí nguồn, chi phí sửa chữa nhỏ, chi phí bảo dưỡng bảo quản; chi phí thuê các phương tiện, thiết bị, máy móc mà đơn vị không có) và các chi phí khác thực hiện theo quy định tại quyết định giao nhiệm vụ.

4. Tính toán đơn giá dự toán cho từng loại công việc:

4.1. Đơn giá dự toán bao gồm các chi phí: vật liệu, nhân công, máy thi công cho một đơn vị khối lượng công việc thực hiện. Đơn giá này được tính toán trên, cơ sở mức hao phí theo định mức nhân với các đơn giá cơ bản tại thời điểm lập dự toán.

4.2. Loại máy dò bom, mìn được ghi trong định mức là loại máy phổ biến nhất hiện nay vì vậy được phép áp dụng cho các loại máy dò tìm khác có tính năng tương đương để tính mức hao phí.

4.3. Đơn giá cơ bản: Là đơn giá của một đơn vị vật liệu ở địa phương nơi thực hiện dự án, đơn giá nhân công và đơn giá ca máy hiện hành tại thời điểm lập dự toán do Nhà nước quy định. Những đơn giá cơ bản cần được thống kê vào một bảng phụ lục kèm theo dự toán để giải trình khi duyệt dự toán.

4.4. Đơn giá cho từng loại công việc: Là chi phí vật liệu (VL), nhân công (NC) và máy thi công (M) để hoàn thành một đơn vị hạng mục công việc theo định mức. Đơn giá cho từng công việc được tính toán và lập thành các bản phụ lục tương ứng với từng hạng mục công việc.

5. Bảng phân tích dự toán: Là bảng tính chi tiết các chi phí trực tiếp (VL, NC, M) cho dự án DTXLBMVN. Bảng tính này được lập trên cơ sở khối lượng thi công và đơn giá cụ thể của từng hạng mục công việc. Bảng phân tích dự toán là một phần quan trọng của tập tài liệu dự toán DTXLBMVN.

6. Bảng tổng hợp dự toán: Bảng tổng hợp dự toán DTXLBMVN được lập theo hướng dẫn tại bảng I, phụ lục số 2 kèm theo của Thông tư số 09/2000/TT-BXD ngày 17/7/2000 của Bộ Xây dựng. Gồm:

6.1. Các chi phí trực tiếp (VL, NC, M) tại bảng phân tích dự toán.

6.2. Chi phí chung được tính bằng 40% chi phí nhân công.

6.3. Thu nhập chịu thuế tính trước = 5,5% chi phí trực tiếp và chi phí chung.

6.4. Công tác DTXLBMVN do các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện, được coi là hoạt động giải quyết hậu quả chiến tranh vì vậy chưa thu thuế doanh thu tại văn bản số 510 TCT/CS ngày 25/1/1999 của Tổng cục thuế/Bộ Tài chính, chưa thu thuế giá trị gia tăng theo văn bản số 719/CP-KTTH ngày 08/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ.

6.5. Chi phí điều tra, khảo sát để lập phương án và dự toán; kiểm tra chất lượng công trình DTXLBMVN được tính bằng tỷ lệ % trên giá trị xây lắp (được quy định tại phụ lục I của Định mức dự toán DTXLBMVN). Riêng chi phí cho thẩm định phương án và dự toán được tính tỷ lệ theo giá trị tổng dự toán tại phụ lục nói trên, nhưng tổng số tiền phải lớn hơn 500 ngàn đồng và nhỏ hơn 30 triệu đồng cho một công trình.

6.6. Chi phí lán trại tính bằng 1,0% giá trị dự toán sau thuế.

6.7. Chi phí hủy bom-mìn-vật nổ dò tìm được, tính bằng tỷ lệ % trên giá trị dự toán xây lắp tùy theo mức độ bom-mìn-vật nổ nhiều hay ít (căn cứ vào kết quả điều tra, khảo sát hoặc dự kiến):

+ Số lượng dưới 1000 kg, tính chi phí = 2% giá trị dự toán sau thuế.

+ Số lượng trên 1000 kg, tính chi phí = 3% giá trị dự toán sau thuế.

6.8. Chi phí thẩm định và tư vấn đầu tư được tính theo tỷ lệ % giá trị dự toán sau thuế (theo quyết định số 501/BXD-VKT ngày 18/9/1996 của Bộ Xây dựng).

6.9. Chi phí Ban quản lý công trình tính bằng 1% giá trị dự toán sau thuế.

6.10. Chi phí tổng thầu (nếu có).

6.11. Chi phí kiểm toán (nếu có).

 

PHỤ LỤC 1

CÁC HỒ SƠ CẦN CÓ CỦA CÔNG TÁC DTXLBMVN MỘT DỰ ÁN

I. PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT DTXLBMVN

1. Những căn cứ để lập phương án:

1.1. Công văn của Bộ Quốc phòng giới thiệu đơn vị thực hiện hạng mục DTXLBMVN với Chủ đầu tư.

1.2. Văn bản chấp thuận cho đơn vị thi công hạng mục DTXLBMVN cho dự án hoặc Hợp đồng kinh tế (nguyên tắc) thi công hạng mục DTXLBMVN được ký kết giữa Ban QLDA với đơn vị thi công.

1.3. Các quyết định đầu tư dự án của cấp có thẩm quyền hoặc Hồ sơ thiết kế kỹ thuật của dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

1.4. Thông báo tình hình bom-mìn-vật nổ trên mặt bằng dự án của Bộ CHQS tỉnh trở lên.

1.5. Biên bản khảo sát (tối thiểu 1% tổng diện tích của hợp đồng kinh tế ký kết nhằm thu thập các số liệu về mật độ bom-mìn-vật nổ, mật độ tín hiệu, cấp đất, cấp rừng, tình hình dân cư, chính trị - xã hội, địa hình, địa chất - thủy văn khu vực thực hiện nhiệm vụ. Từ đó có những yếu tố chủ yếu để làm cơ sở cho việc lập phương án và dự toán thi công. Biên bản khảo sát phải được Chủ đầu tư xác nhận để làm căn cứ pháp lý lập phương án dự toán).

2. Nhiệm vụ thi công DTXLBMVN:

2.1. Tên dự án, địa điểm, nhiệm vụ.

2.2. Mục đích và yêu cầu của nhiệm vụ DTXLBMVN.

2.3. Phạm vi DTXLBMVN (ranh giới, hành lang an toàn, độ sâu dò tìm và tổng diện tích phải dò tìm).

3. Đặc điểm tình hình có liên quan:

3.1. Yêu cầu, nhiệm vụ.

3.2. Tình hình bom-mìn-vật nổ.

3.3. Tình hình địa hình, địa chất, thủy văn …

3.4. Tình hình dân cư và các công trình xung quanh.

3.5. Điều kiện chính trị - kinh tế - xã hội của địa phương.

3.6. Các khó khăn và thuận lợi.

4. Khối lượng thi công DTXLBMVN:

4.1. Khối lượng chi tiết của từng hạng mục công việc.

4.2. Bảng tính toán khối lượng.

4.3. Bảng tổng hợp khối lượng công việc phải hoàn thành.

5. Phương pháp thi công, quy trình kỹ thuật các bước thi công DTXLBMVN:

5.1. Thi công DTXLBMVN trên cạn.

5.2. Thi công DTXLBMVN dưới nước.

6. Sử dụng lực lượng, thời gian:

6.1. Tiến độ thi công: số ngày thi công, ngày bắt đầu, ngày kết thúc.

6.2. Kế hoạch sử dụng lực lượng, trang bị.

6.3. Thành phần Ban chỉ huy công trường.

7. Công tác bảo đảm:

7.1. Bảo đảm chỉ huy, thông tin liên lạc.

7.2. Bảo đảm máy móc, phương tiện, trang thiết bị, vật tư, khí tài.

7.3. Bảo đảm hậu cần, lán trại, cấp cứu.

7.4. Bảo đảm an toàn, giám sát kỹ thuật.

8. Công tác hiệp đồng với các đơn vị liên quan:

8.1. Chủ dự án.

8.2. Chính quyền địa phương.

8.3. Bộ CHQS quản lý địa bàn.

8.4. Hồ sơ kèm theo gồm:

- Báo cáo kết quả điều tra, khảo sát tại thực địa (nếu có).

- Bản sao các quyết định, thông báo ở mục 1.

- Bình đồ khu vực DTXLBMVN.

II. HỒ SƠ DỰ TOÁN DTXLBMVN

1. Thuyết minh dự toán DTXLBMVN:

1.1. Những căn cứ để lập dự toán.

1.2. Khối lượng công việc.

1.3. Định mức, đơn giá áp dụng và các chế độ quy định hiện hành.

1.4. Tổng giá trị dự toán.

2. Bảng tổng hợp dự toán.

3. Bảng phân tích dự toán.

4. Bảng phụ lục tính toán đơn giá.

III. HỒ SƠ PHẢI CÓ TRƯỚC KHI THI CÔNG DTXLBMVN

1. Kế hoạch thi công:

- Trước khi khởi công, người chỉ huy đơn vị thi công phải lập “Kế hoạch thi công”. Kế hoạch thi công là văn bản cụ thể hóa các phương án thi công và phải được cấp trên của cấp lập kế hoạch phê duyệt.

- Kế hoạch thi công được xem như một Báo cáo quyết tâm trong thực hiện nhiệm vụ chiến đấu. Kế hoạch thi công phải thể hiện ý định của người chỉ huy về sử dụng lực lượng, khối lượng phải thi công, thời gian khởi công, thời gian hoàn thành, phương pháp thi công, biện pháp thực hiện, cách thức tổ chức công trường, vị trí chỉ huy, quy định chế độ liên lạc báo cáo, giao ban công trường, tổ chức giám sát, nghiệm thu.

- Kế hoạch thi công do cán bộ Tham mưu - Kế hoạch lập và căn cứ vào phương án thi công đã được phê duyệt.

2. Quyết định thành lập công trường:

- Quyết định thành lập công trường do người chỉ huy đơn vị thi công ra quyết định. Nội dung quyết định bao gồm: thành lập Ban chỉ huy công trường, số lượng thành viên, cấp bậc, chức vụ, vị trí chỉ huy, thành lập bộ phận cán bộ giám sát. Quyết định điều động các đội tham gia thi công, chỉ định các đội trưởng chỉ huy thi công, điều động trang bị, xe máy, khí tài cho công trường. Thời gian khởi công, thời gian hoàn thành, chế độ báo cáo định kỳ, phương thức báo cáo.

- Quyết định thành lập công trường là văn kiện chính thức như một mệnh lệnh giao nhiệm vụ của người chỉ huy cho các đơn vị dưới quyền thực hiện. Các đơn vị nhận quyết định có trách nhiệm phải thi hành như một nhiệm vụ chiến đấu.

- Đối với những công trường lớn, có nhiều đội tham gia, nhiều đơn vị khác nhau cùng thi công thì phải tổ chức bộ phận giám sát. Đây là điều bắt buộc để đảm bảo chất lượng thi công. Văn bản “Nhiệm vụ của cán bộ giám sát” được ban hành kèm theo Quyết định thành lập công trường. Nội dung quy định rõ các chức năng, nhiệm vụ của cán bộ giám sát. Các cán bộ giám sát thực hiện nhiệm vụ của mình dưới sự chỉ huy của Chỉ huy trưởng công trường.

3. Thông báo thi công và hiệp đồng:

Thông báo thi công phải được gửi tới các đơn vị có liên quan trước khi khởi công. Đặc biệt kế hoạch hiệp đồng phải gửi tới cơ quan quân sự địa phương quản lý địa bàn. Thông báo thi công nhằm mục đích: thông báo nội dung thi công, thời gian thi công, phiên hiệu đơn vị thi công, địa điểm thi công. Ban chỉ huy công trường, vị trí chỉ huy, số điện thoại liên lạc để các đơn vị quản lý địa bàn theo chức năng nắm được và theo dõi. Làm tốt điều này sẽ thuận lợi trong quá trình thi công, nhận được sự giúp đỡ của đơn vị, chính quyền địa phương sở tại khi có vấn đề phát sinh. Thông báo thi công phải được gửi tới:

- Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án.

- UBND các cấp (thông thường là cấp huyện trở xuống).

- Các đơn vị có liên quan khác (nếu có): quản lý đường sông, quản lý đường sắt, công an quản lý khu vực …

- Riêng đối với Bộ CHQS, Ban CHQS các cấp ngoài thông báo thi công còn có kế hoạch hiệp đồng để cơ quan QS địa phương thực hiện chức năng quản lý địa bàn.

IV. CÁC VĂN BẢN PHẢI CÓ TRONG THI CÔNG DTXLBMVN

1. Biên bản bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công DTXLBMVN:

- Biên bản bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công dò tìm, xử lý bom-mìn-vật nổ, được ký kết sau khi Chủ đầu tư bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công. Biên bản thể hiện rõ đã bàn giao mặt bằng đến đâu? diện tích bao nhiêu? vị trí các cọc mốc ngoài thực địa, lý trình tuyến. Còn diện tích nào chưa bàn giao, lý do.

- Biên bản ghi rõ ngày bắt đầu thi công và kết thúc thi công.

- Biên bản bàn giao mặt bằng phải được hai bên ký kết giao nhận tại hiện trường. Số lượng biên bản thông thường là 07 bản.

2. Nhật ký thi công:

- Nhật ký thi công là văn bản theo dõi ghi chép, thống kê số liệu và tình hình thi công trong ngày của người chỉ huy thi công. Nhật ký thi công được thực hiện từng ngày. Các số liệu ghi chép của nhật ký thi công sẽ là cơ sở để tổng hợp khối lượng thi công thực tế hoàn thành làm cơ sở nghiệm thu, thanh quyết toán. Nhật ký thi công phải được ghi chép liên tục, đầy đủ, chính xác kèm theo hình ảnh thể hiện những công việc quan trọng (vật nổ thu hồi được …).

- Nhật ký thi công phải được cán bộ giám sát kỹ thuật bên A và chỉ huy công trường (hoặc đội trưởng thi công) ký xác nhận. Số lượng: mỗi ngày thi công là 01 bản. Nếu trong ngày thi công có phát hiện bom-mìn-vật nổ thì phải kèm theo biên bản xác nhận thu hồi được bom-mìn-vật nổ.

3. Nhật ký giám sát thi công:

- Nhật ký giám sát thi công là văn bản ghi chép của cán bộ giám sát (giám sát thi công của bên B). Nội dung: thống kê khối lượng, chất lượng thi công, quân số tham gia thi công trong ngày, trang bị thi công và kết quả thi công. Đây chính là văn bản chi tiết để tổng hợp khối lượng hoàn thành của từng đơn vị tham gia thi công. Nhật ký phải ghi chép liên tục, đầy đủ và chính xác.

- Nhật ký giám sát thi công phải được cán bộ giám sát và chỉ huy đơn vị (hoặc đội trưởng) ký xác nhận. Số lượng: mỗi ngày thi công là 01 bản.

4. Biên bản kiểm tra kỹ thuật tại hiện trường:

- Biên bản kiểm tra kỹ thuật tại hiện trường là biên bản được thực hiện khi Chỉ huy công trường tiến hành kiểm tra xác xuất % bất kỳ một khu vực đã thi công xong của một đơn vị thành viên tham gia thi công trên công trường. Nội dung biên bản thống kê diện tích kiểm tra, kết quả kiểm tra, đánh giá chất lượng thi công và kết luận đồng ý nghiệm thu hay không nghiệm thu tổng diện tích thi công đơn vị đã hoàn thành. Biên bản được lập dưới sự chứng kiến của tổ kiểm tra kỹ thuật và ký xác nhận của Chỉ huy công trường cùng Chỉ huy đơn vị thi công (hoặc đội trưởng thi công). Số lượng: mỗi đợt kiểm tra 01 bản.

V. HỒ SƠ HOÀN CÔNG

1. Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ DTXLBMVN.

2. Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành.

3. Biên bản nghiệm thu kỹ thuật, kiểm tra chất lượng theo xác suất.

4. Biên bản bàn giao mặt bằng đã DTXLBMVN.

5. Biên bản kiểm định chất lượng thi công của cấp có thẩm quyền hoặc đơn vị tư vấn được ủy quyền (nếu có trong thời gian đơn vị đang thực hiện nhiệm vụ).

6. Biên bản nghiệm thu khối lượng phát sinh (nếu có).

7. Cam kết đảm bảo an toàn.

8. Biên bản xác nhận số lượng và chủng loại bom-mìn-vật nổ đã dò tìm được.

9. Biên bản hủy bom-mìn-vật nổ đã dò tìm được.

10. Nhật ký thi công DTXLBMVN.

11. Các ảnh chụp trong quá trình thi công, khi tìm thấy bom-mìn-vật nổ.

12. Bình đồ hoàn công (thể hiện phạm vi đã thi công, các cọc mốc, ranh giới, các điểm có bom-mìn-vật nổ).

VI. HỒ SƠ QUYẾT TOÁN

1. Quyết định chỉ định thầu (hoặc giao thầu).

2. Quyết định phê duyệt phương án và dự toán của cấp có thẩm quyền.

3. Hợp đồng kinh tế DTXLBMVN (ký kết giữa chủ đầu tư dự án và đơn vị thi công).

4. Biên bản nghiệm thu kỹ thuật.

5. Biên bản nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng.

6. Biên bản nghiệm thu hạng mục công trình DTXLBMVN cho dự án.

7. Thuyết minh quyết toán.

8. Tổng hợp quyết toán.

9. Phân tích quyết toán.

10. Phụ lục chi phí hủy bom-mìn-vật nổ (nếu có).

11. Biên bản thanh lý hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư và đơn vị thi công.

 

PHỤ LỤC 2

BẢNG TỔNG HỢP DỰ TOÁN HẠNG MỨC CÔNG TRÌNH DTXLBMVN

BẢNG TỔNG HỢP DỰ TOÁN

Công trình: …………………………………….

Hạng mục: Dò tìm, xử lý bom-mìn-vật nổ

Số TT

Khoản mục chi phí

Cách tính

Kết quả

I

Chi phí trực tiếp.

 

 

1

Chi phí vật liệu.

VL x 1

VL

2

Chi phí nhân công.

NC x 1

NC

3

Chi phí máy.

M x 1

M

 

Cộng chi phí trực tiếp:

VL + NC + M

T

II

Chi phí chung.

NC x 40%

C

III

Thu nhập chịu thuế tính trước.

(T + C) x 5.5%

TL

 

Giá trị dự toán trước thuế:

(T + C + TL)

H

IV

Thuế giá trị gia tăng đầu ra.

VAT = 0

VAT

 

Giá trị dự toán sau thuế:

H + VAT

G

V

Chi phí khác.

(k1 + k2 + k3 + k4 + k5)

K

1

Chi phí khảo sát, lập phương án, dự toán

G x tỷ lệ quy định

k1

2

Chi phí kiểm tra, giám định chất lượng CT

G x 1%

k2

3

Chi phí thẩm định phương án và dự toán.

G x tỷ lệ quy định

k3

4

Chi phí lán trại

G x 1%

k4

5

Chi phí hủy bom-mìn-vật nổ thu được.

G x tỷ lệ quy định

k5

 

Cộng giá trị dự toán:

G + K

Z

6

Chi phí thẩm định, tư vấn đầu tư (nếu có).

G x tỷ lệ quy định

k6

7

Chi phí Ban quản lý công trình (nếu có).

G x 1%

k7

8

Chi phí tổng thầu (nếu có).

G x tỷ lệ quy định

k8

9

Chi phí kiểm toán (nếu có)

G x tỷ lệ quy định

k9

 

Tổng cộng giá trị dự toán:

Z + k6 + k7 + k8 + k9