Quyết định số 07/2004/QĐ-DSGĐTE ngày 10/12/2004 Ban hành “Kỷ niệm chương” và “Quy chế xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Dân số, Gia đình và Trẻ em” do Bộ trưởng-Chủ nhiệm Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em ban hành (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 07/2004/QĐ-DSGĐTE
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Uỷ Ban dân số gia đình và trẻ em
- Ngày ban hành: 10-12-2004
- Ngày có hiệu lực: 03-01-2005
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 14-08-2009
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 1684 ngày (4 năm 7 tháng 14 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 14-08-2009
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
ỦY BAN DÂN SỐ, GIA ĐÌNH VÀ TRẺ EM Số : 07/2004/QĐ-DSGĐTE | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2004 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH “KỶ NIỆM CHƯƠNG” VÀ “QUY CHẾ XÉT TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG VÌ SỰ NGHIỆP DÂN SỐ, GIA ĐÌNH VÀ TRẺ EM”
BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM ỦY BAN DÂN SỐ, GIA ĐÌNH VÀ TRẺ EM
Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003.
Căn cứ Nghị định số 94/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em;
Theo đề nghị của Thường trực Hội đồng Thi đua Khen thưởng và Chánh Văn phòng Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này:
1. “Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Dân số, Gia đình và Trẻ em” để ghi nhận thành tích của người có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành Dân số, Gia đình và Trẻ em.
2. Bản “Quy chế xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Dân số, Gia đình và Trẻ em”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo; Quyết định này thay thế Quyết định số 19/UB-QĐ ngày 25/3/1996 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình về việc ban hành Huy chương “Vì sự nghiệp Dân số”, “Quy chế xét tặng Huy chương Vì sự nghiệp Dân số” và Quyết định số 94/QĐ-BT ngày 15/8/1996 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc Trẻ em Việt Nam về việc ban hành Quy chế xét tặng Huy chương “Vì sự nghiệp Bảo vệ, Chăm sóc trẻ em”
Điều 3. Chủ tịch Hội đồng thi đua, Khen thưởng, Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức thuộc và trực thuộc Ủy ban Dân số, Gia đình và trẻ em; Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và trẻ em các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Trưởng Ban Dân số, Gia đình và trẻ em các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Trưởng ban Ban Dân số, Gia đình và trẻ em các Bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM ỦY BAN DÂN SỐ, GIA ĐÌNH VÀ TRẺ EM |
QUY CHẾ
XÉT TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG “VÌ SỰ NGHIỆP DÂN SỐ, GIA ĐÌNH VÀ TRẺ EM”
(ban hành theo Quyết định số 07/2007/QĐ-DSGĐTE ngày 10 tháng 12 năm 2004 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em).
Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Kỷ niệm chương
Kỷ niệm chương vì Sự nghiệp Dân số, Gia đình và Trẻ em (sau đây gọi tắt là Kỷ niệm chương) là hình thức khen thưởng của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tặng người có nhiều thành tích đóng góp cho sự nghiệm Dân số, Gia đình và Trẻ em.
Mỗi người có nhiều thành tích được tặng một lần, không có hình thức truy tặng.
Điều 2. Thời gian xét tặng Kỷ niệm chương.
1. Kỷ niệm chương được xét tặng hàng năm vào ngày 26/8.
2. Kỷ niệm chương được xét tặng đột xuất cho người có thành tích đặc biệt xuất sắc, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành Dân số, Gia đình và Trẻ em.
Điều 3. Quyền lợi của người được tặng Kỷ niệm chương.
Người được tặng Kỷ niệm chương được nhận Kỷ niệm chương và Giấy chứng nhận của Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em .
Để động viên người có thành tích đóng góp cho sự nghiệp Dân số, Gia đình và Trẻ em, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có người được tặng Kỷ niệm chương tùy theo khả năng của cơ quan, tổ chức có phần thưởng hoặc quà lưu niệm cho người được tặng Kỷ niệm chương.
Chương 2:
ĐỐI TƯỢNG VÀ TIÊU CHUẨN XÉT TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG
Điều 4. Đối tượng xét tặng.
1. Những người đã và đang công tác trong ngành Dân số, Gia đình và Trẻ em có nhiều thành tích và thâm niên công tác.
2. Những người ngoài ngành Dân số, Gia đình và Trẻ em có nhiều đóng góp cho ngành Dân số, Gia đình và Trẻ em .
3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài có thành tích góp phần xây dựng và phát triển ngành Dân số, Gia đình và Trẻ em Việt Nam và tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam với các nước trên thế giới và các tổ chức quốc tế.
4. Những người sau đây không thuộc đối tượng xét tặng Kỷ niệm chương:
a) Những người đã được tặng Huy chương “Vì sự nghiệp Dân số” hoặc Huy chương “Vì sự nghiệp Bảo vệ, Chăm sóc Trẻ em” (Huy chương “Vì sự nghiệp Dân số” và “Vì sự nghiệp Bảo vệ, Chăm sóc Trẻ em” có giá trị như Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Dân số, Gia đình và Trẻ em ).
b) Người bị kỷ luật buộc thôi việc hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị tạm giam có tiền án mà chưa được xóa án theo quy định của pháp luật ).
Điều 5. Tiêu chuẩn xét tặng
1. Những người đã và đang công tác trong ngành Dân số, Gia đình và Trẻ em quy định tại khoản 1, điều 4 Quy chế này phải có một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Đối với cán bộ, công chức phải có thời gian công tác trong ngành Dân số, Gia đình và Trẻ em từ 10 năm trở lên và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
b) Đối với cán bộ chuyên trách Dân số, Gia đình và Trẻ em (cán bộ không chuyên trách theo Nghị định số 121/2004/NĐ-CP) ở xã, phường, thị trấn; cộng tác viên, tình nguyện viên Dân số, Gia đình và Trẻ em ở nông thôn, bản phải có thời gian công tác từ 07 năm trở lên và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
c) Đối với người có thời gian công tác ở vùng cao, vùng sâu, biên giới, hải đảo và người đạt danh hiệu thi đua thì hệ số thời gian công tác được tính như sau:
+ Mỗi năm công tác ở vùng cao, vùng sâu, biên giới, hải đảo được tính theo hệ số 1,5.
+ Mỗi năm đạt danh hiệu Lao động tiên tiến được tính theo hệ số 1,2.
+ Mỗi năm đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở hoặc được tặng Bằng khen của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban được tính theo hệ số 1,5.
+ Mỗi năm đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ hoặc cấp tỉnh được tính theo hệ số 2,0.
(Đối với người đạt cả hai tiêu chuẩn thì hệ số thời gian công tác chỉ được tính một mức, nếu hai tiêu chuẩn có mức cao và mức thấp thì được tính mức cao).
- Những người đang công tác được cử đi học (trong nước và ngoài nước) sau đó tiếp tục nhận công tác thì thời gian đi học được tính bằng một nửa (1/2) thời gian công tác liên tục để xét tặng Kỷ niệm chương.
- Những người đang thực hiện nghĩa vụ quân sự sau đó tiếp tục nhận công tác thì thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự được tính là thời gian công tác liên tục để xét Kỷ niệm chương.
- Người bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên được xét tặng Kỷ niệm chương sau khi có quyết định xóa kỷ luật. Thời gian kỷ luật không được tính để xét tặng Kỷ niệm chương.
d) Đối với người có sáng kiến giá trị thiết thực đóng góp cho ngành Dân số, Gia đình và Trẻ em, những người là Anh hùng lao động, Chiến sĩ thi đua toàn quốc thì không nhất thiết phải có đủ số năm công tác như quy định tại điểm a, khoản 1 Điều này.
2. Đối với người ngoài Dân số, Gia đình và Trẻ em quy định tại khoản 2, Điều 4 Quy chế này phải có một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có nhiều thành tích trong việc lãnh đạo, chỉ đạo hoặc có sáng kiến, công trình có giá trị thiết thực đóng góp xây dựng và phát triển ngành Dân số, Gia đình và Trẻ em.
b) Trực tiếp tham gia các hoạt động có liên quan đến công tác Dân số, Gia đình và Trẻ em đạt kết quả cao và là điểm hình tiêu biểu về công tác cơ sở;
c) Có thành tích xuất sắc trong hoạt động vì sự phát triển của ngành Dân số, Gia đình và Trẻ em.
3. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài được quy định tại khoản 3, Điều 4 Quy chế này phải có thành tích góp phần xây dựng và phát triển ngành Dân số, Gia đình và Trẻ em và tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam với các nước trên thế giới và các tổ chức quốc tế.
Chương 3:
TRÌNH TỰ LẬP HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG
Điều 6. Trình tự lập hồ sơ
1. Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em quận, huyện, thị xã thành phố thuộc tỉnh tập hợp hồ sơ, lập danh sách đối tượng thuộc địa phương mình và có văn bản đề nghị gửi về Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh, thành phố.
2. Thủ trưởng các cơ quan thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập hợp hồ sơ, lập danh sách đối tượng thuộc cơ quan mình và có văn bản đề nghị gửi về Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh, thành phố.
3. Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận hồ sơ của các quận, huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan thuộc tỉnh; tập hợp hồ sơ, lập danh sách đối tượng thuộc các cơ quan, đơn vị của Ủy ban; xét và làm tờ trình gửi về Thường trực Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em.
4. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tập hợp hồ sơ các đối tượng thuộc các cơ quan, đơn vị mình và làm tờ trình gửi về Thường trực Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em.
5. Trưởng ban Ban Dân số, Gia đình và Trẻ em các Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương tập hợp hồ sơ, lập danh sách và làm các văn bản đề nghị gửi về Thường trực Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em.
6. Đối với các đối tượng đã nghỉ hưu trong ngành Dân số, Gia đình và Trẻ em thuộc các cơ quan, tổ chức nào, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức đó lập hồ sơ và làm văn bản gửi cơ quan nhận hồ sơ theo quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều này.
Trường hợp cơ quan, tổ chức đã giải thể thì cơ quan, tổ chức kế thừa chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức đó lập hồ sơ và đề nghị xét tặng.
7. Đối với đối tượng là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài làm việc với cơ quan, tổ chức nào, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức đó lập hồ sơ và có văn bản đề nghị gửi về Vụ Hợp tác quốc tế Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em.
Vụ Hợp tác quốc tế xem xét, có ý kiến bằng văn bằng gửi về thường trực Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Ủy ban.
Điều 7. Hồ sơ đề nghị xét tặng
1. Tờ trình hoặc văn bản đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương (M1).
2. Biên bản họp Hội đồng Thi đua, Khen thưởng cơ quan, đơn vị đối với đối tượng đã và đang công tác trong, ngoài ngành Dân số, Gia đình và Trẻ em (M2).
3. Bản khai tóm tắt thành tích cá nhân có xác nhận của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý (M3)
4. Danh sách trích ngang đề nghị xét tặng “Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Dân số, Gia đình và Trẻ em” (M4).
Chương 4:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Thời hạn nộp hồ sơ
1. Thủ trưởng các đơn vị thuộc, trực thuộc Ủy ban, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập hợp hồ sơ, lập tờ trình gửi về Thường trực Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em trước ngày 30/5 hàng năm.
2. Đối với đối tượng quy định tại khoản 2, Điều 2 Quy chế này, Thường trực Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Ủy ban xem xét, báo cáo trực tiếp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Dân số, Gia đình và Trẻ em xem xét, quyết định.
Điều 9. Cơ quan Thường trực Hội đồng thi đua.
Văn phòng Ủy ban là cơ quan Thường trực Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Ủy ban, có trách nhiệm tiếp nhận, xem xét hồ sơ và trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban xét, quyết định.
Điều 10. Hướng dẫn thực hiện.
Chủ tịch Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em hướng dẫn thực hiện Quy chế này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc phát hiện những điều chưa phù hợp, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phản ảnh về Thường trực Hội đồng Thi đua, Khen thưởng Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung.
TÊN CƠ QUAN, ĐƠN VỊ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| …………, ngày……tháng……năm 2004 |
M.1
TỜ TRÌNH
VỀ VIỆC ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG “KỶ NIỆM CHƯƠNG VÌ SỰ NGHIỆP DÂN SỐ, GIA ĐÌNH VÀ TRẺ EM”.
Kính gửi: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em.
Căn cứ Quy chế xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Dân số, Gia đình và Trẻ em”; ………………………………..(1) đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Dân số, Gia đình và Trẻ em” cho …..người, có danh sách và bảng tóm tắt thành tích cá nhân kèm theo.
Trong đó:
a) Cán bộ công chức đang công tác………người.
b) Cán bộ công chức đã nghỉ hưu…………người.
………………….(1) trình lãnh đạo Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em xem xét, quyết định.
Nơi nhận - Ủy ban DSGĐTE - Lưu … | THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Ký tên, đóng dấu (Ghi rõ họ tên) |
_______________
(1) Tên cơ quan, đơn vị.
CƠ QUAN, ĐƠN VỊ Hội đồng thi đua, khen thưởng | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ____________________ …………, ngày……tháng……năm 2004 |
M.2
BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG THI ĐUA
VỀ VIỆC ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG “KỶ NIỆM CHƯƠNG VÌ SỰ NGHIỆP DÂN SỐ, GIA ĐÌNH VÀ TRẺ EM”.
Ngày ….tháng….năm…. Hội đồng Thi đua khen thưởng ….đã họp xét trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban DSGĐTE tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Dân số, Gia đình và Trẻ em” cho các các nhân có nhiều thành tích đóng góp cho sự nghiệp và phát triển ngành DSGĐTE.
Thời gian:
Địa điểm:
Chủ trì cuộc họp: Đ/c………………………., Chủ tịch Hội đồng TĐKT………
Thư ký cuộc họp: Đ/c……………………………………………………………
Các thành viên Hội đồng TĐKT…..dự họp có…… thành viên gồm các đồng chí:
1. Đ/c………………….chức vụ………………………..Chủ tịch Hội đồng
2. Đ/c………………….chức vụ………………………..Phó Chủ tịch Hội đồng
3. Đ/c………………….chức vụ………………………..Ủy viên
4. Đ/c………………….chức vụ………………………..Ủy viên
5. Đ/c………………….chức vụ………………………..Ủy viên
6. Đ/c………………….chức vụ………………………..Ủy viên
7. Đ/c………………….chức vụ………………………..Ủy viên
Sau khi nghe Chủ tịch Hội đồng (hoặc Phó Chủ tịch) đọc báo cáo tóm tắt thành tích của từng cá nhân, Hội đồng đã thảo luận, phân tích, đánh giá thành tích của từng cá nhân về các mặt; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, sản xuất kinh doanh và các hoạt động đoàn thể. Hội đồng tiến hành bỏ phiếu kín.
Kết quả kiểm phiếu.
Số thứ tự | Họ và tên | Chức vụ | Mức khen | Số phiếu../.. |
|
|
|
|
|
Cuộc họp kết thúc vào hồi….giờ….phút….ngày ….tháng….năm ……
Thư ký | Chủ tịch Hội đồng |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do –Hạnh phúc
____________________
M.3
…………, ngày……tháng……năm 2004
BẢNG TÓM TẮT THÀNH TÍCH VÀ QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC
Về việc đề nghị xét tặng “Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Dân số, Gia đình và Trẻ em”.
I. Sơ lược tiểu sử bản thân:
- Họ và tên Nam/Nữ
- Ngày tháng năm sinh Dân tộc
- Nơi ở hiện nay
- Chức vụ và nơi công tác
- Số năm công tác trong ngành
- Các danh hiệu đã đạt được (Huân chương Lao động, Chiến sĩ thi đua, Chiến sĩ thi đua toàn quốc, cấp Bộ, cơ sở…)
- Ngày nghỉ hưu
- Chức vụ, đơn vị công tác trước khi nghỉ hưu:
II. Quá trình công tác
Thời gian | Chức vụ nơi công tác | |
|
| |
Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị | Người khai ký tên | |
|
|
|
UBND ………………. Cơ quan :…………….. Đơn vị :……………… | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do –Hạnh phúc ____________________
………… , ngày……tháng……năm 2004
|
M.4
DANH SÁCH ĐỀ NGHỊ KỶ NIỆM CHƯƠNG “VÌ SỰ NGHIỆP DÂN SỐ, GIA ĐÌNH VÀ TRẺ EM”
Số thứ tự | Họ và tên | Năm sinh | Giới tính | Nghề nghiệp, chức vụ, nơi công tác | Chỗ ở hiện nay | Đối tượng 1, 2, 3 | Quá trình hoạt động DSGĐTE | Tổng số năm công tác trong ngành DSGĐTE | Tóm tắt thành tích (ngắn gọn, đầy đủ) | Ghi chú
| ||
Nam | Nữ | Từ tháng /năm đến tháng năm | Làm gì, ở đâu | |||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
….ngày ….tháng …..năm ….
THỦ TRƯỜNG CƠ QUAN
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Nơi nhận
- Ủy ban DSGĐTE
- Lưu …