cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Chỉ thị số 12/2003/CT-CT ngày 26/06/2003 Về tăng cường công tác quản lý sản xuất kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và kiểm dịch thực vật do tỉnh Bình Dương ban hành (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 12/2003/CT-CT
  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Bình Dương
  • Ngày ban hành: 26-06-2003
  • Ngày có hiệu lực: 26-06-2003
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 09-03-2016
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 4640 ngày (12 năm 8 tháng 20 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 09-03-2016
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 09-03-2016, Chỉ thị số 12/2003/CT-CT ngày 26/06/2003 Về tăng cường công tác quản lý sản xuất kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và kiểm dịch thực vật do tỉnh Bình Dương ban hành (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 503/QĐ-UBND ngày 09/03/2016 Bãi bỏ văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành thuộc lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12/2003/CT-CT

Bình Dương, ngày 26 tháng 06 năm 2003

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH, SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT VÀ KIỂM DỊCH THỰC VẬT.

Trong những năm qua, công tác quản lý sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật có chiều hướng phát triển thuận lợi, hầu hết chủ cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật đều có đăng ký hành nghề và được tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, tình trạng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật chung với lương thực thực phẩm cùng cửa hàng không còn xảy ra. Tuy nhiên việc lưu thông và buôn bán thuốc bảo vệ thực vật nằm ngoài danh mục cho phép sử dụng, thuốc quá hạn sử dụng, thuốc cấm sử dụng và những loại thuốc đựng trong ống thủy tinh vẫn còn xảy ra làm ô nhiễm môi trường sinh thái; Người sử dụng lạm dụng quá mức thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc không đảm bảo thời gian cách ly gây ngộ độc cho người tiêu dùng. Công tác kiểm dịch thực vật nội địa còn buông lỏng trong khi các tổ chức, cá nhân du nhập vào Tỉnh nhiều loại hạt giống, cây trồng nhập nội; các loại cây giống từ các tỉnh khác đưa vào ngày càng nhiều.

Để chấn chỉnh tình hình trên và từng bước đưa công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật và kiểm dịch thực vật theo đúng qui định của Pháp lệnh bảo vệ thực vật và kiểm dịch thực vật tại Nghị định 58/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002.

Uỷ Ban nhân dân tỉnh yêu cầu Uỷ ban nhân dân dân các huyện thị, Chi cục Bảo vệ thực vật và các Ngành liên quan khẩn trương thực hiện một số công việc sau đây:

I- Về vận chuyển, bảo quản và buôn bán thuốc bảo vệ thực vật:

1- Tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc và dịch vụ thuốc bảo vệ thực vật phải có đủ các điều kiện theo điều 8 chương II và điều 16, điều 17, điều 18 chương IV điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật của Chính phủ (ban hành kèm theo Nghị định 58/CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ). Người trực tiếp buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải có chứng chỉ hành nghề do Chi cục bảo vệ thực vật cấp.

2. Nghiêm cấm việc lưu thông, mua bán trên thị trường các loại thuốc nằm ngoài danh mục; chưa đăng ký tại Việt Nam; thuốc nhập không rõ nguồn gốc; nhãn thuốc chữ nước ngoài, không có nhãn tiếng Việt hướng dẫn; thuốc quá hạn sử dụng; thuốc kém phẩm chất; thuốc giả; thuốc đựng dạng ống tiêm bằng thủy tinh; thuốc cấm sử dụng. Chỉ được buôn bán các loại thuốc thành phẩm có trong danh mục được phép sử dụng, hạn chế sử dụng ở Việt Nam.

3- Nghiêm cấm buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong cùng một cửa hàng lương thực thực phẩm, hàng giải khát, thuốc y tế và các hàng hóa vật tư tiêu dùng khác trừ phân bón.

4- Sản xuất gia công sang chai đóng gói thuốc bảo vệ thực vật, phải thực hiện đúng theo điều 7 chương II Nghị định 58/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ.

5- Người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng tùy tiện, không đảm bảo thời gian cách ly, sử dụng không đúng kỹ thuật được khuyến cáo, sử dụng thuốc cấm, thuốc ngoài danh mục, thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người và vật nuôi, môi sinh và môi trường. Nếu gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường theo luật định.

6- Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh tổ chức triển khai các văn bản pháp luật về sản xuất, gia công, sang chai đóng gói kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật về bảo vệ thực vật và các qui định pháp luật khác có liên quan cho các đối tượng kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.

- Hướng dẫn cụ thể về thủ tục và cấp giấy chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công sang chai đóng gói, buôn bán kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật theo đúng qui định hiện hành của Nhà nước.

- Phối hợp Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn phối hợp và cơ quan chuyên môn tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho an toàn.

II. Về kiểm dịch thực vật:

1- Nghiêm cấm việc di chuyển vật thể có mang sâu mọt lạ thuộc đối tượng kiểm dịch thực vật còn sống đến vùng chưa có dịch. Khi phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc vi sinh vật gây hại được nghi là đối tượng kiểm dịch thì chủ vật thể phải báo cáo ngay cho Trạm bảo vệ thực vật gần nhất và có trách nhiệm cho thực hiện các biện pháp xử lý theo hướng dẫn của cơ quan bảo vệ thực vật.

Các tổ chức, cá nhân khi đưa các loại cây giống, cây trồng nhập nội vào tỉnh phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật. Đối với các cơ sở sản xuất, buôn bán giống cây trồng phải bảo đảm cây giống không mang mầm dịch hại nguy hiểm có khả năng gây thành dịch.

2- Chi cục bảo vệ thực vật có trách nhiệm quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Thanh tra chuyên ngành bảo vệ thực vật thực hiện công tác thanh kiểm tra việc chấp hành pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Đề ra các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật và kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm theo qui định xử phạt hành chính Nghị định 26/CP ngày 19/3/2003 của Chính phủ.

- Trực tiếp kiểm tra tình hình sinh vật gây hại trong kho nông sản, nơi sản xuất và kinh doanh giống cây trồng để kịp thời phát hiện, ngăn ngừa sự lây lan của sinh vật thuộc đối tượng kiểm dịch thực vật vào Tỉnh.

- Chi cục bảo vệ thực vật có trách nhiệm phối hợp các Ngành chức năng: Sở Thương mại - Du lịch; Chi cục Quản lý thị trường; Công an Tỉnh; Sở Khoa học - Công nghệ; Hải quan để thực hiện chỉ thị này.

3- Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý sản xuất, kinh doanh và sử dụng an toàn thuốc bảo vệ thực vật.

- Định kỳ Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn có báo cáo Uỷ Ban nhân dân tỉnh để biết và chỉ đạo.

4- Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể nhân dân phối hợp triển khai nội dung chỉ thị này trong hệ thống tổ chức mình để vận động, đoàn viên, hội viên thực hiện./.

 

 

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN




Hồ Minh Phương