Quyết định số 35/2004/QĐ-BKHCN ngày 29/10/2004 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam về Thép phế liệu dùng làm nguyên liệu sản xuất thép cacbon-TCVN 7342: 2004 thông dụng (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 35/2004/QĐ-BKHCN
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
- Ngày ban hành: 29-10-2004
- Ngày có hiệu lực: 11-03-2005
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 29-09-2015
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 3854 ngày (10 năm 6 tháng 24 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 29-09-2015
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 35/2004/QĐ-BKHCN | Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2004 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH TIÊU CHUẨN VIỆT NAM.
BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Căn cứ Nghị định số 54/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ và Nghị định số 28/2004/NĐ-CP ngày 16/01/2004 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003;
Căn cứ Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa ngày 24/12/1999;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành 01 Tiêu chuẩn Việt Nam sau đây:
1. TCVN 7342: 2004 Thép phế liệu dùng làm nguyên liệu sản xuất thép cacbon thông dụng - Phân loại và yêu cầu kỹ thuật
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM TCVN 7342: 2004THÉP PHẾ LIỆU DÙNG LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT THÉP CÁC BON THÔNG DỤNG - PHÂN LOẠI VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT
CARBON STEEL SCRAP USED AS CHARGE MATERIAL FOR ORDINARY CACBON STEEL MAKING - CLASSIFICATION AND TECHNICAL REQUIREMENTS
LỜI NÓI ĐẦU
TCVN 7342: 2004 được biên soạn trên cơ sở các tài liệu sau:
TCVN 1768 - 75 Hồi liệu kim loại đen - Phân loại và yêu cầu kỹ thuật.
- Tiêu chuẩn quốc gia Nhật Bản: JIS G 2401 - 1979 Classifcation standard for Iron and steel scrasp (Tiêu chuẩn phân loại gang và thép phế liệu)
- Scrap Specirfcations circular 1998 (ISRI) - Guidelines for Ferrous Scrap: FS - 98 (Mỹ)
(Quy định kỹ thuật phế liệu 1998 ISRI - Các nguyên tắc đối với phế liệu gang và thép: FS 98)
- Tiêu chuẩn quốc gia Trung Quốc: GB/T 4223 - 1996 Iron and steel scraps (Phế liệu gang và thép).
TCVN 7342: 2004 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 17 Thép biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định việc phân loại và yêu cầu kỹ thuật của thép phế liệu dùng làm nguyên liệu sản xuất thép các bon thông dụng (sau đây gọi tắt là thép phế liệu).
2. Phân loại
2.1. Thép phế liệu bao gồm:
- Phế phẩm, đậu ngót, đầu mẩu, đầu tấm, mảnh vụn... trong quá trình sản xuất và gia công thép;
- Thép đường ray, thép tà vẹt, thép tấm, thép tròn, thép hình, thép ống, dây và lưới thép các loại đã qua sử dụng;
- Thép thu hồi từ việc cắt phá, tháo dỡ các công trình xây dựng đã qua sử dụng;
- Thép thu hồi từ việc cắt phá, tháo dỡ các phương tiện vận tải, máy móc và các đồ vật bằng thép đã qua sử dụng.
2.2. Thép phế liệu được phân thành 5 loại theo Bảng 1.
Bảng 1. Phân loại thép phế liệu dùng làm nguyên liệu sản xuất thép các bon
số | Loại | Chiều dầy, | Chiều dài x | Khối | Tỷ khối, |
1 | Loại 1 | > 6 | 2000 x 800 | < 1000 | - |
Chú thích 1 - Thông thường các loại thép phế liệu có thể chứa một lượng loại khác Tỷ lệ các loại do người mua và người bán thỏa thuận.
Chú thích 2 - Các sai lệch về kích thớc khối lượng, tỷ khối so với Bảng 1 có thể được chấp nhận theo thỏa thuận giữa người mua và người bán.
3. Yêu cầu kỹ thuật
3.1. Thép phế liệu không được cung cấp dưới dạng máy móc, thiết bị nguyên vẹn chưa cắt rời.
3.2. Thép phế liệu không được lẫn chất phóng xạ, chất gây cháy nổ, hóa chất độc, hợp chất hữu cơ có nguồn gốc động thực vật có nguy cơ gây bệnh dịch, chất thải y tế và các loại vật liệu hàng hóa bị cấm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3.3. Thép phế liệu phải được loại bỏ tạp chất nguy hại và gây ô nhiễm môi trường.
3.4. Thép phệ liệu phải đảm bảo an toàn và không gây ra cháy nổ khi vận chuyển, xử lý hay nấu luyện lại.
4. Phương pháp kiểm tra
4.1. Kích thước, khối lượng của thép phế liệu được kiểm tra bằng dụng cụ đo thông dụng.
4.2. Tạp chất được kiểm tra bằng mắt thường.
4.3. Trong trường hợp cần thiết khối lượng tạp chất được kiểm tra bằng mẫu đại diện.
4.4. Xác định chất phóng xạ, hóa chất độc, các nguy cơ gây bệnh dịch theo các quy định hiện hành.
5.1. Thép phế liệu được giao nhận theo lô.
5.2 Mỗi lô phải kèm theo ít nhất các thông tin sau:
- Tên người/tổ chức mua và bán;
- Loại thép phế liệu;
- Khối lượng của lô thép phế liệu;
- Số hệu tiêu chuẩn./.