Quyết định số 637/2004/QĐ-UB ngày 25/10/2004 Quy định một số chính sách khuyến khích phát triển rừng cảnh quan, môi trường du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 637/2004/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Lào Cai
- Ngày ban hành: 25-10-2004
- Ngày có hiệu lực: 25-10-2004
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 20-03-2008
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 1242 ngày (3 năm 4 tháng 27 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 20-03-2008
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 637/2004/QĐ-UB | Lào Cai, ngày 25 tháng 10 năm 2004 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỘT SỐ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN RỪNG CẢNH QUAN, MÔI TRƯỜNG, DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật tổ chức HĐND & UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp;
Căn cứ Nghị quyết số 13/NQ-TU ngày 16/4/2002 của Ban thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai về phát triển kinh tế lâm nghiệp tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2002-2005 và định hướng đến 2010;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp & PTNT tại công văn số 413/CV-NLN ngày 24/5/2004; Sở Tài chính tại công văn số 421/CV-TC ngày 09/9/2004: Sở Kế hoạch & ĐT tại công vãn số 364/BC-KHĐT ngày 16/9/2004,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay Ban hành kèm theo quyết định này Quy định một số chính sách khuyến khích phát triển rừng cảnh quan, môi trường du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Điều 2. Giao cho Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch & ĐT trên cơ sở chỉ tiêu kế hoạch hàng năm cân đối bố trí nguồn từ ngân sách địa phương và nguồn vốn dự án 661 đảm bảo đủ kinh phí cho các dự án thực hiện.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp & PTNT, Tài chính, Kế hoạch & Đầu tư, Tài nguyên & Môi trường; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chi cục trưởng Chi cục PTLN, Thủ trưởng các sở, ban ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyên, thị xã và Trưởng các Ban quản lý dự án 661 cơ sở căn cứ Quyết định thi hành.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI |
QUY ĐỊNH
MỘT SỐ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN RỪNG CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 637/2004/QĐ-UB, ngày 25/10/2004)
Điều 1. Những quy định chung
1- Mục đích:
- Khuyến khích, động viên mọi tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trong và ngoài tỉnh tham gia đầu tư trồng mới, chăm sóc, bảo vệ rừng cảnh quan môi trường du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
- Khai thác tiềm năng đất đai, tài nguyên rừng và thế mạnh của tỉnh (gần 70% diện tích tự nhiên là đất quy hoạch cho lâm nghiệp). Tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người lao động làm nghề rừng, từng bước giảm nghèo, vươn lên làm giàu, góp phần phát triển kinh tế xã hội.
2. Yêu cầu đối với rừng cảnh quan:
a) Về quy hoạch: Đất trống lâm nghiệp dọc các tuyến đường du lịch, khu du lịch và khu vực gần kề với huyện lỵ, thị trấn, thị xã... đều quy hoạch để trồng rừng cảnh quan. Những diện tích đã có rừng, nếu đúng vào quy hoạch rừng cảnh quan thì có phương án cải tạo cụ thể để chuyển thành rừng cảnh quan.
b) Loài cây trồng: Lựa chọn loài cây trồng rừng cảnh quan du lịch phải đảm bảo tiêu chuẩn sống lâu, xanh quanh năm, có giá trị cảnh quan môi trường và giá trị kinh tế cao (như Pơ mu, Thông, Sa mộc, Giổi, Đinh, Lát,...)
c) Mật độ rừng cảnh quan: Tùy theo tồng loài cây trổng để xác định mật độ phù hợp, nhưng tối thiểu mật độ ban đầu phải là 2.500 cây/ha.
3. Đối tượng, phạm vi áp dụng:
a) Đối tượng tham gia và hưởng chính sách: Các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình... trong và ngoài tỉnh có tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng cảnh quan môi trường du lịch (sau đây gọi tắt là hộ nhận khoán).
b) Phạm vi áp dụng: Theo quy hoạch, kế hoạch trồng rừng cảnh quan được phê duyệt của từng huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Tuân thủ Quy trình kỹ thuật trồng rừng canh quan ban hành tại Quyết định số 340/2004/QĐ-UB ngày 21/6/2004 của UBND tỉnh Lào Cai (ghi rõ trong hợp đồng giữa hộ nhận khoán với chủ đầu tư).
Điều 2. Quyền hưởng lợi của hộ nhận khoán:
1. Các hộ nhận khoán trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng cảnh quan môi trường du lịch trên diện tích đất thuộc quy hoạch rừng phòng hộ:
- Được hỗ trợ kinh phí trực tiếp để trồng, chăm sóc bảo vệ rừng trong cả thời kỳ XDCB lâm sinh (4 năm) theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật và dự toán kinh phí được cấp có thẩm quyền phê duyệt hàng năm. Từ năm thứ 5 trở đi đến khi rừng đủ điều kiện đưa vào kinh doanh du lịch sinh thái, hàng năm hộ nhận khoán được Nhà nước hỗ trợ kinh phí khoán bảo vệ rừng.
(Suất đầu tư cụ thể tại Điều 4 Quy định này)
- Được trồng xen cây nông nghiệp ngắn ngày trong thời gian rừng trồng chưa khép tán và được hưởng 100% giá trị sản phẩm trồng xen.
- Được hưởng 80% giá trị sản phẩm khai thác tỉa thưa (theo thiết kế khai thác do Sở Nông nghiệp &PTNT Lào Cai phê duyệt và cấp phép), 20% còn lại nộp bên giao khoán.
- Được khai thác và hưởng 100% sản phẩm phụ, hoa, quả, dầu, nhựa... sau khi được Sở Nông nghiệp &PTNT cấp giấy phép.
- Khi rừng trồng có đủ điều kiện, Nhà nước sẽ cho thuê rừng để kinh doanh du lịch sinh thái và ưu tiên cho hộ nhận khoán được thuê trước. Người thuê rừng được hưởng 100% giá trị thu từ kinh doanh du lịch sinh thái sau khi đã trừ tiền nộp thuế cho Nhà nước.
2. Trường hợp các hộ có đất đã được Nhà nước giao theo Nghị định số 02/1994/CP ngày 15/01/1994 hoặc Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ, nằm trong quy hoạch trồng rừng cảnh quan của tỉnh, tham gia trồng rừng cảnh quan, được hưởng quyền lợi như sau:
- Được hỗ trợ kinh phí trực tiếp để trồng, chăm sóc bảo vệ rừng trong cả thời kỳ XDCB lâm sinh (4 năm) theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật và dự toán kinh phí được cấp có thẩm quyền phê duyệt hàng năm. Từ năm thứ 5 trở đi đến khi rừng đủ điểu kiên đưa vào kinh doanh du lịch sinh thái, hàng năm hộ nhận khoán được Nhà nước hỗ trợ kinh phí khoán bảo vệ rừng.
- Được khai thác sản phẩm phụ, hoa, quả, dầu, nhựa... sau khi được Sở Nông nghiệp &PTNT cấp giấy phép và được hưởng 100% giá trị sản phẩm.
- Được khai thác tỉa thưa (theo thiết kế khai thác do Sở Nông nghiệp &PTNT Lào Cai phê duyệt và cấp phép), được hưởng 95% giá trị sản phẩm tỉa thưa, phần còn lại nộp bên giao khoán. Được miễn thuế tài nguyên.
- Được kinh doanh du lịch sinh thái. Nếu hộ nhận khoán không có nhu cầu (năng lực) kinh doanh du lịch sinh thái thì được liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế khác (hoặc cho thuê rừng) để kinh doanh dịch vụ du lịch khi có phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Được hưởng 100% phần thu từ kinh doanh du lịch sau khi đã trừ tiền nộp thuế cho Nhà nước.
3. Trường hợp các hộ có đất đã được Nhà nước giao, nằm trong quy hoạch trồng rừng cảnh quan của tỉnh, tự đầu tư vốn để trồng rừng cảnh quan theo đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật của Nhà nước, được hưởng quyền lợi như sau:
- Được hỗ trợ 100% kinh phí mua cây giống (cả trồng dạm hàng năm theo quy trình) vào thời điểm trồng dặm năm thứ nhất.
- Ưu đãi đầu tư: Được vay vốn đầu tư với lãi xuất ưu đãi qua Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT.
+ Mức vay: 4,5 triệu đồng/1 ha
+ Lãi suất: Theo lãi suất tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT tại thời điểm cho vay.
+ Được hỗ trợ lãi suất vay: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 30% lãi suất tiền vay bằng cách chuyển trả trực tiếp cho Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT hàng năm.
+ Thời gian vay: 4 năm đầu của thời kỳ XDCB lâm sinh.
- Được khai thác sản phẩm phụ, hoa, quả, dầu, nhựa... sau khi được Sở Nông nghiệp & PTNT cấp giấy phép và được hưởng 100% giá trị sản phẩm.
- Được khai thác tỉa thưa (theo thiết kế khai thác do sở Nông nghiệp &PTNT Lào Cai phê duyệt và cấp phép), được hưởng 100% giá trị sản phẩm tỉa thưa và được miễn thuế tài nguyên.
- Được hưởng 100% giá trị thu từ kinh doanh du lịch sinh thái sau khi nộp thuế cho Nhà nước và được quyền chuyển nhượng, thế chấp tài sản theo quy định của pháp luật. Nếu không có nhu cầu (năng lực) để tự kinh doanh đu lịch sinh thái, thì được liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế (hoặc cho thuê rừng).
Điều 3. Nghĩa vụ của hộ nhận khoán và người thuê rừng:
1. Tuân thủ Quy trình, quy phạm kỹ thuật trồng, chăm sóc và tỉa thưa rừng. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.
2. Trong quá trình kinh doanh du lịch sinh thái không được làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây rừng và duy trì mật độ cây tối thiểu trên đơn vị diện tích theo đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật lâm sinh. Nghiêm cấm các hoạt động gây ô nhiễm và có hại đến sinh trưởng và phát triển bình thường của các loài động, thực vật rừng.
3. Sử dụng rừng đúng mục đích, đúng kế hoạch đã ghi trong hợp đồng khoán. Nếu vi phạm hợp đồng, gây thiệt hại cho Bên giao khoán hoặc sử dụng không đúng mục đích thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật, nếu mức độ nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 4. Kinh phí đầu tư khuyến khích phát triển rừng cảnh quan môi trường du lịch:
1. Suất đầu tư:
a) Thời kỳ xây dựng cơ bản lâm sinh (4 năm đầu): Thực hiện theo Quyết định phê duyệt hồ sơ thiết kế kỹ thuật và dự toán của UBND tỉnh phê duyệt hàng năm. Trong đó tổng mức đầu tư bình quân là: 12 triệu đồng/ha/4 năm XDCB, trong đó:
- Trồng và chăm sóc năm 1: 9,20 triệu đồng
- Chăm sóc bảo vệ năm thứ 2: 1,45 triệu đồng
- Chăm sóc bảo vệ năm thứ 3: 1,05 triệu đồng
- Chăm sóc bảo vệ năm thứ 4: 0,30 triệu đồng
b) Khoán bảo vệ: 100.000đ/ha/năm (tăng 50.000 đồng/ha so với mức khoán của chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng hiện hành)
2. Nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn:
a) Nguồn vốn: Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và ngân sách địa phương,
b) Cơ cấu nguồn vốn:
- Nguồn vốn dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (định mức 4 triệu đồng/ha cho cả thời kỳ XDCB) đầu tư ở những diện tích trồng rừng cảnh quan thuộc quy hoạch đất rừng phòng hộ. Ngân sách địa phương đầu tư phần còn lại.
- Đối với diện tích trồng rừng cảnh quan ngoài đối tượng trên: Ngân sách địa phương sẽ đầu tư cho từng trường hợp cụ thể tại khoản 2, khoản 3 Điều 2 Quy định này.
Điều 5. Tổ chức thực hiện:
1. Giao cho Sở Nông nghiệp & PTNT chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các ngành có liên quan hướng dẫn về trình tự, thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư phát triển rừng cảnh quan môi trường du lịch trên địa bàn
2. Giao cho Ban Quản lý dự án trồng mới 5 triệu ha rừng cơ sở làm chủ đầu tư dự án trồng rừng cảnh quan của từng huyện, thị xã. Trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện dưới sự chỉ đạo điều hành của UBND các huyện, thị xã và chuyên môn nghiệp vụ của Sở Nông nghiệp & PTNT.
3. UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm về chỉ tiêu kế hoạch trồng rừng cảnh quan do UBND tỉnh giao hàng năm.
4. Giao Sở Tài nguyên & MT hướng dẫn UBND các huyện, thị xã xây dựng quy hoạch đất đai trổng rừng cảnh quan trên địa bàn, giai đoạn 2005-2010, trình UBND tỉnh phê duyệt làm cơ sở thực hiện hàng năm,
5. Các sở, ban, ngành, đoàn thể tích cực phối hợp với ngành Nông nghiệp & PTNT và chính quyền các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân về vai trò, ý nghĩa của việc trồng cầy, trồng rừng đối với con người nói chung và sự cần thiết của việc tạo được các khu rừng cảnh quan, môi trường du lịch nói riêng.
6. Trên cơ sở quy hoạch được duyệt và kết quả thực hiện hàng năm, Sở Nông nghiệp & PTNT thống nhất với Sở kế hoạch & ĐT, trình UBND tỉnh phê duyệt giao chỉ tiêu kế hoạch hàng năm cho từng huyện, thị xã./.