cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Chỉ thị số 17/2003/CT-UB ngày 13/05/2003 Tăng cường phòng chống dịch bệnh mùa hè (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 17/2003/CT-UB
  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Quảng Bình
  • Ngày ban hành: 13-05-2003
  • Ngày có hiệu lực: 13-05-2003
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 12-05-2008
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1826 ngày (5 năm 1 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 12-05-2008
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 12-05-2008, Chỉ thị số 17/2003/CT-UB ngày 13/05/2003 Tăng cường phòng chống dịch bệnh mùa hè (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 12/05/2008 Tăng cường giám sát và phòng chống dịch bệnh mùa hè”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 17/2003/CT-UB

Đồng Hới, ngày 13 tháng 5 năm 2003

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH MÙA HÈ

Năm 2003, theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng đến sớm và kéo dài gây hạn hán nặng, môi trường ô nhiễm là điều kiện thuận lợi cho một số bệnh truyền nhiễm phát sinh, phát triển và gây ra các dịch bệnh nguy hiểm như: tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy cấp, sốt xuất huyết, viêm não vi rút...

Theo Thông báo của Bộ Y tế, một số bệnh truyền nhiễm có diễn biến phức tạp đã xuất hiện sớm ở một số tỉnh Miền Nam và Duyên Hải miền Trung. Dự báo dịch năm nay, sốt xuất huyết có khả năng bùng phát.

Để tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:

1. Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành, đơn vị, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động cán bộ nhân dân thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, các biện pháp phòng bệnh về đường tiêu hóa, sốt xuất huyết...Tổ chức vệ sinh công sở, khu dân cư, trường học, bệnh viện, chợ...theo định kỳ, diệt các loại côn trùng trung gian gây bệnh: Ruồi, muỗi...

2. Sở Y tế chủ động xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch một cách có hiệu quả, đặc biệt chú trọng các ổ dịch cũ và các vùng có nguy cơ dịch bệnh cao. Tăng cường công tác giám sát dịch, kiểm dịch chặt chẽ ở các cửa khẩu biên giới Lào, các cảng biển, phát hiện sớm ca mắc đầu tiên để xử lý kịp thời. Thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường. Đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục, vận động nhân dân tích cực tự nguyện thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh. Chuẩn bị sẵn sàng thuốc, hóa chất, vật tư, phương tiện, nhân lực để kịp thời phòng chống dịch khi có dịch xảy ra.

3. Sở Thương mại - Du lịch phối hợp với các ngành liên quan kiểm tra hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, nhà hàng, khách sạn, các dịch vụ ăn uống thực hiện đúng các quy định về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

4. Các ngành: Y tế, Công an, Quản lý thị trường, Khoa học công nghệ và môi trường cần tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất chế biến lương thực, thực phẩm, các nhà hàng ăn uống, giải khát đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường. Xử lý nghiêm đối với các cơ sở vi phạm.

5. Sở Tài chính - Vật giá có kế hoạch đảm bảo kinh phí cho công tác phòng chống dịch, tạo điều kiện để các cơ quan chức năng hoạt động có hiệu quả.

Nhận được chỉ thị này, yêu cầu các cấp, các ngành, các đơn vị, địa phương có biện pháp triển khai hoạt động cụ thể. Sở Y tế có trách nhiệm tổng hợp và báo cáo tình hình cho Ủy ban nhân dân tỉnh./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Y tế;
- TV Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- TT UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã;
- Lưu VT, NC-VX.

TM. UBND TỈNH QUẢNG BÌNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phan Lâm Phương