Quyết định số 77/2004/QĐ-UB ngày 11/10/2004 Quy định khu vực biên giới, vành đai biên giới và vùng cấm trên tuyến biên giới Việt Nam-Lào thuộc tỉnh Quảng Nam
- Số hiệu văn bản: 77/2004/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Quảng Nam
- Ngày ban hành: 11-10-2004
- Ngày có hiệu lực: 11-10-2004
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 24-01-2022
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 6314 ngày (17 năm 3 tháng 19 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 24-01-2022
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 77/2004/QĐ-UB | Tam Kỳ, ngày 11 tháng 10 năm 2004 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ BAN HÀNH QUY ĐỊNH KHU VỰC BIÊN GIỚI, VÀNH ĐAI BIÊN GIỚI VÀ VÙNG CẤM TRÊN TUYẾN BIÊN GIỚI VIỆT NAM - LÀO THUỘC TỈNH QUẢNG NAM
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 34/2000/NĐ-CP ngày 18/8/2000 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Thông tư số 179/2001/TT-BQP ngày 22/01/2001 của Bộ quốc phòng về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 34/2000/NĐ-CP ngày 18/8/2000 của Chính phủ;
Theo đề nghị tại Tờ trình số 701/TT-BCH ngày 07/10/2004 của Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành "quy định khu vực biên giới, vành đai biên giới và vùng cấm trên tuyến biên giới Việt Nam - Lào thuộc tỉnh Quảng Nam" kèm theo quyết định này;
Điều 2. Giao cho Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì, phối hợp cùng các Sở, Ban ngành, đơn vị có liên quan trong tỉnh hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức triển khai thực hiện quyết định này;
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với nội dung trong quy định của quyết định này đều bãi bỏ ;
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, thủ trưởng các Sở, Ban ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM |
QUY ĐỊNH
KHU VỰC BIÊN GIỚI, VÀNH ĐAI BIÊN GIỚI VÀ VÙNG CẤM TRÊN TUYẾN BIÊN GIỚI VIỆT NAM - LÀO THUỘC TỈNH QUẢNG NAM.
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 77/2004/QĐ-UB ngày 11/10/ 2004 của UBND tỉnh Quảng Nam)
I - PHẠM VI KHU VỰC BIÊN GIỚI, VÀNH ĐAI BIÊN GIỚI VÀ VÙNG CẤM TRÊN TUYẾN BIÊN GIỚI VIỆT NAM - LÀO THUỘC TỈNH QUẢNG NAM
1/ Khu vực biên giới: Bao gồm các xã có địa giới hành chính tiếp giáp với đường biên giới Quốc gia trên đất liền:
- Xã BhaLê, xã ANông, xã ATiêng, xã Lăng, xã Tr’Hy, xã Axan, xã Ch’ơm, xã GaRi thuộc huyện Tây Giang.
- Xã LaÊê, xã LaDêê, xã Đăk Pre, xã Đăk Pring thuộc huyện Nam Giang.
2/ Vành đai biên giới: Là phần lãnh thổ nằm tiếp giáp với đường biên giới Quốc gia, có chiều sâu tính từ đường biên giới trở vào nơi hẹp nhất là 100m, nơi rộng nhất không quá 1.000m. Phần lãnh thổ Vành đai biên giới được tính dựa trên cơ sở các vị trí xác định cắm biển báo, cụ thể như sau:
- Tọa độ: 72920 - 64500, cách đường BG 150m thuộc xã BhaLê - Tây Giang (địa bàn đồn Biên phòng 645).
- Tọa độ: 70800 - 63655, cách đường BG 200m thuộc xã ANông - Tây Giang (địa bàn đồn Biên phòng 645).
- Tọa độ: 69025 - 63450, cách đường BG 600m thuộc xã ANông - Tây Giang (địa bàn đồn Biên phòng 645).
- Tọa độ: 63500 - 61450, cách đường BG 1.000m thuộc xã ANông - Tây Giang (địa bàn đồn Biên phòng 645).
- Tọa độ: 57350 - 57950, cách đường BG 1.000m thuộc xã Lăng - Tây Giang (địa bàn đồn Biên phòng 645).
- Tọa độ: 57200 - 51650, cách đường BG 900m thuộc xã AXan - Tây Giang (địa bàn đồn Biên phòng 649).
- Tọa độ: 54570 - 46610, cách đường BG 700m thuộc xã AXan - Tây Giang (địa bàn đồn Biên phòng 649).
- Tọa độ: 52645 - 43390, cách đường BG 850m thuộc xã AXan - Tây Giang (địa bàn đồn Biên phòng 649).
- Tọa độ: 51260 - 41150, cách đường BG 700m thuộc xã Ch'Ơm - Tây Giang (địa bàn đồn Biên phòng 651).
- Tọa độ: 48830 - 39320, cách đường BG 600m thuộc xã Ch'Ơm - Tây Giang (địa bàn đồn Biên phòng 651).
- Tọa độ: 45775 - 40150, cách đường BG 900m thuộc xã Ch'Ơm - Tây Giang (địa bàn đồn Biên phòng 651).
- Tọa độ: 42700 - 40600, cách đường BG 900m thuộc xã GaRi - Tây Giang (địa bàn đồn Biên phòng 651).
- Tọa độ: 40115 - 42350, cách đường BG 700m thuộc xã GaRi - Tây Giang (địa bàn đồn Biên phòng 651).
- Tọa độ: 33100 - 44240, cách đường BG 750m thuộc xã LaÊê- Nam Giang (địa bàn đồn Biên phòng 653).
- Tọa độ: 28390 - 51790, cách đường BG 850m thuộc xã LaÊê- Nam Giang (địa bàn đồn Biên phòng 653).
- Tọa độ: 23545 - 53950, cách đường BG 900m thuộc xã LaÊê- Nam Giang (địa bàn đồn Biên phòng 657).
- Tọa độ: 19700 - 55585, cách đường BG 1.000m thuộc xã LaDê- Nam Giang (địa bàn đồn Biên phòng 657).
- Tọa độ: 18200 - 55520, cách đường BG 300m thuộc xã LaDê- Nam Giang (địa bàn đồn Biên phòng 657).
- Tọa độ: 15120 - 59380, cách đường BG 900m thuộc xã LaDê- Nam Giang (địa bàn đồn Biên phòng 657).
- Tọa độ: 13400 - 68475, cách đường BG 1000m thuộc xã Đăk Pre - Nam Giang (địa bàn đồn Biên phòng 661).
- Tọa độ: 08175 - 72450, cách đường BG 900m thuộc xã Đăk Pre - Nam Giang (địa bàn đồn Biên phòng 661).
- Tọa độ: 05655 - 77490, cách đường BG 900m thuộc xã Đăk Pring - Nam Giang (địa bàn đồn Biên phòng 661).
3/ Vùng cấm: Là phần lãnh thổ nằm trong khu vực biên giới được áp dụng một số biện pháp hành chính để hạn chế việc cư trú, đi lại, hoạt động của công dân nhằm đảm bảo cho nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và kinh tế. Quy chế bảo vệ vùng cấm được quy định cụ thể như sau:
- Cấm người nước ngoài đến hợp tác kinh tế, nghiên cứu, tham quan du lịch.
- Cấm quay phim, chụp ảnh, ghi hình, vẽ cảnh vật.
- Cấm cư trú và xây dựng các công trình lớn, kiên cố.
- Nhân dân được sản xuất nông, lâm nghiệp bình thường trong những nơi chưa xây dựng công trình quốc phòng. Những nơi đã có xây dựng công trình quốc phòng thì phạm vi sản xuất phải cách công trình 100 mét trở ra. Khi cần sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh thì nhân dân phải giao lại đất cho cơ quan có thẩm quyền.
Vùng cấm được xác định gồm các khu vực sau đây:
- Tọa độ: (68625 - 64880) + (68355 - 65090), có diện tích khoảng 90.000 m2 thuộc xã ANông - Tây Giang (địa bàn đồn Biên phòng 645) là khu vực được BCH Quân sự tỉnh bố trí công trình phòng thủ.
- Tọa độ: (65600 - 65350) + (65550 - 65800), có diện tích khoảng 180.000 m2 thuộc xã ANông - Tây Giang (địa bàn đồn Biên phòng 645) là khu vực điểm cao 956 có lợi thế về quân sự.
- Tọa độ: (51300 - 47280) có diện tích khoảng 100.000 m2 thuộc xã AXan - Tây Giang (địa bàn đồn Biên phòng 649) là khu vực có lợi thế về quân sự.
- Tọa độ: (43500 - 43900) + (43550 - 44625) có diện tích khoảng 500.000 m2 thuộc xã GaRi - Tây Giang (địa bàn đồn Biên phòng 651) là khu vực điểm cao 1478 có lợi thế về quân sự.
- Tọa độ: (28700 - 54025) có diện tích khoảng 150.000 m2 thuộc xã LaÊê - Nam Giang (địa bàn đồn Biên phòng 653) là khu vực điểm cao 571 có lợi thế về quân sự.
- Tọa độ: (21325 - 56445) + (21165 - 56430) có diện tích khoảng 40.000 m2 thuộc xã LaDê - Nam Giang (địa bàn đồn Biên phòng 657) là khu vực được BCH Quân sự tỉnh bố trí công trình phòng thủ.
- Tọa độ: (20910 - 56310) + (20950 - 56200) có diện tích khoảng 15.000 m2 thuộc xã LaDê - Nam Giang (địa bàn đồn Biên phòng 657) là khu vực được BCH Quân sự tỉnh bố trí công trình phòng thủ.
- Tọa độ: (25800 - 62875) + (25950 - 63100) có diện tích khoảng 90.000 m2 thuộc xã LaDê - Nam Giang (địa bàn đồn Biên phòng 657) là khu vực có lợi thế về quân sự.
- Tọa độ: (24775 - 62550) có diện tích khoảng 30.000 m2 thuộc xã LaDê - Nam Giang (địa bàn đồn Biên phòng 657) là khu tăng gia sản xuất và bãi tập chiến thuật của đồn Biên phòng 657.
- Tọa độ: (09700 - 74900) + (09150 - 75200) có diện tích khoảng 240.000 m2 thuộc xã Đăk Pring - Nam Giang (địa bàn đồn Biên phòng 661) là khu vực điểm cao 919 có lợi thế về quân sự.
II - CƯ TRÚ, ĐI LẠI VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC TRONG KHU VỰC BIÊN GIỚI
1/ Cư trú trong khu vực biên giới: Công an cùng Bộ đội Biên phòng tỉnh tiến hành rà soát, phân loại nhân khẩu, hộ khẩu thường trú ở các xã biên giới; các nông, lâm trường, xí nghiệp đóng trên địa bàn biên giới và những người đến xây dựng vùng kinh tế mới theo kế hoạch; những người đến để đoàn tụ gia đình; cán bộ, công chức đã đăng ký hộ khẩu tập thể ở khu vực biên giới nay đã nghỉ hưu, thôi việc muốn ở lại khu vực biên giới; những người đến làm ăn, sinh sống ở khu vực biên giới trước khi Nghị định số 34/2000/NĐ-CP ngày 18/8/2000 của Chính phủ có hiệu lực nhưng chưa được Công an tỉnh cấp giấy phép, chưa đăng ký hộ khẩu. Các ngành chức năng kiểm tra, xem xét để cấp giấy chứng minh nhân dân biên giới và cấp giấy phép cho những người đủ tiêu chuẩn được cư trú trong khu vực biên giới (theo khoản 1, điều 4 của Nghị định số 34/2000/NĐ-CP ngày 18/8/2000 của Chính phủ).
Những người thuộc diện cấm cư trú ở khu vực biên giới (quy định tại khoản 2, điều 4 của Nghị định số 34/2000/NĐ-CP ngày 18/8/2000 của Chính phủ) thì các ngành chức năng tham mưu cho chính quyền sở tại có biện pháp giáo dục, vận động yêu cầu họ rời khỏi khu vực biên giới.
2/ Đi lại, hoạt động trong khu vực biên giới:
- Công dân Việt Nam ra vào hoạt động trong khu vực biên giới phải có chứng minh nhân dân hoặc có giấy tờ do công an xã, phường, thị trấn nơi cư trú cấp. Trường hợp cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, cán bộ, công chức của các cơ quan, tổ chức khi vào khu vực biên giới công tác phải có giấy giới thiệu của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý, nếu vào khu vực biên giới về việc riêng phải có giấy chứng minh quân đội, công an hoặc chứng minh nhân dân. Nếu nghỉ qua đêm phải trình báo, đăng ký tạm trú với công an xã nơi tạm trú.
- Các cơ quan, đơn vị (trừ đơn vị quân đội, công an làm nhiệm vụ theo lệnh của cấp có thẩm quyền) khi đưa phương tiện vào khu vực biên giới công tác, xây dựng công trình, khai thác lâm thổ sản, làm kinh tế...thì cơ quan chủ quản và chủ phương tiện phải đăng ký tại trạm kiểm soát Biên phòng (nếu nơi nào không có trạm thì đăng ký tại đồn Biên phòng) về số lượng người đi trên phương tiện, thời gian, nội dung, phạm vi hoạt động. Khi phương tiện không hoạt động phải neo, đổ tại bến bãi quy định. Đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát của Bộ đội Biên phòng, Công an, chính quyền địa phương.
- Người nước ngoài đang công tác tại các cơ quan Trung ương vào khu vực biên giới phải có giấy phép do Bộ Công an cấp; nếu người nước ngoài đang tạm trú tại tỉnh Quảng Nam vào khu vực biên giới phải có giấy phép do giám đốc Công an tỉnh cấp. Các cơ quan, tổ chức của Việt Nam khi đưa người nước ngoài vào khu vực biên giới phải có đủ giấy tờ theo quy định và cử cán bộ đi cùng để hướng dẫn và thông báo cho Công an, Bộ đội Biên phòng tỉnh biết. Khi đến địa điểm ghi trên phải trình báo với đồn Biên phòng hoặc chính quyền địa phương sở tại và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của Bộ đội Biên phòng, Công an, chính quyền sở tại.
- Người nước ngoài đi trong tổ chức đoàn cấp cao từ cấp Bộ trưởng và tương đương trở lên đến khu vực biên giới, cơ quan chủ quản phải thông báo cho Công an và Bộ đội Biên phòng tỉnh biết ít nhất 24 giờ trước khi đến.
- Đi lại, hoạt động, tạm trú của công dân Lào trong khu vực biên giới tiếp giáp với Việt Nam có nhu cầu qua lại thăm thân, trao đổi hàng hoá thì thực hiện theo Hiệp định về quy chế biên giới Việt Nam - Lào và thoả thuận của chính quyền địa phương hai tỉnh Quảng Nam - Sê Kông đã được ký kết.
- Việc xây dựng khu dân cư, công trình giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện, thương mại, khu kinh tế cửa khẩu... trong khu vực biên giới có liên quan đến đường biên giới quốc gia phải được quy hoạch thống nhất và lấy ý kiến tham gia của các ngành Công an, Quân sự, Bộ đội Biên phòng và Ban biên giới tỉnh trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Các chủ dự án thực hiện các công trình có liên quan đến đường biên giới quốc gia phải thông báo cho đồn Biên phòng và UBND huyện sở tại biết trước ít nhất 07 ngày trước khi tiến hành.
- Các hoạt động của người, phương tiện Việt Nam và người nước ngoài có liên quan đến vành đai biên giới phải thực hiện nghiêm túc theo các quy định của Nghị định số 34/2000/NĐ-CP ngày 18/8/2000 của Chính phủ.
III - QUẢN LÝ BẢO VỆ KHU VỰC BIÊN GIỚI
1/ Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì, phối hợp cùng các ngành chức năng của tỉnh tổ chức đi khảo sát thực địa khu vực biên giới để tham mưu cho UBND tỉnh xác định khu vực “vùng cấm”, “vành đai biên giới”, “khu vực biên giới” (vẽ sơ đồ, lập hồ sơ). Lập dự án làm bảng, biển báo trình Chính phủ phê duyệt. Triển khai cắm bảng, biển báo trên các trục giao thông đường bộ, đường sông và đường mòn qua biên giới để nhân dân dễ nhận biết, chấp hành.
2/ Căn cứ tình hình biên giới trong từng thời điểm cụ thể Bộ đội Biên phòng tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh xác định vị trí lập các trạm kiểm soát liên hợp cố định hoặc lưu động trong khu vực biên giới để trình Chính phủ quyết định.
3/ Các công trình phục vụ cho nhiệm vụ an ninh quốc phòng trong khu vực biên giới phải có sơ đồ giao cho cấp có thẩm quyền quản lý, bảo vệ theo đúng quy định hiện hành.
IV - KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
1/ Hàng năm Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm và 5 năm một lần tổng kết việc thực hiện Nghị định số 34/2000/NĐ-CP ngày 18/8/2000 của Chính phủ.
2/ Tập thể, cá nhân có thành tích trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia được khen thưởng và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của Nhà nước. Nếu vi phạm quy định này thì tuỳ theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật./.