Quyết định số 178/2004/QĐ-UB ngày 04/10/2004 Giải quyết đất sản xuất, đất ở cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 178/2004/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
- Ngày ban hành: 04-10-2004
- Ngày có hiệu lực: 04-10-2004
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 19-01-2012
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 2663 ngày (7 năm 3 tháng 18 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 19-01-2012
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số : 178/2004/QĐ-UB | Đà Lạt, ngày 04 tháng 10 năm 2004 |
QUYẾT ĐỊNH
V/V GIẢI QUYẾT ĐẤT SẢN XUẤT, ĐẤT Ở CHO HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ NGHÈO, ĐỜI SỐNG KHÓ KHĂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003;
- Căn cứ Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/07/2004 của Thủ tướng Chính phủ về giải quyết một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn;
- Xét Tờ trình số 1950/TT-TNMT ngày 16/09/2004 của Sở Tài nguyên và Môi trường V/v đề nghị phê duyệt phương án giải quyết đất sản xuất, đất ở cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, thiếu đất.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Phê duyệt phương án giải quyết đất sản xuất, đất ở cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, thiếu đất, với những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Mục tiêu:
Giải quyết đất sản xuất, đất ở cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo thiếu đất, kết hợp với việc giao khoán rừng thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội. Cơ bản đến năm 2005 giải quyết đủ đất sản xuất cho hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc và sắp xếp ổn định hộ đồng bào dân tộc thiểu số di cư tự do đã định cư tại địa phương.
2. Đối tượng được bố trí đất:
Đối tượng được bố trí là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, định cư tại địa phương (kể cả các hộ đồng bào dân tộc thiểu số di cư từ nơi khác đến và đã định cư thường trú tại địa phương) chưa có đất sản xuất hoặc có đất sản xuất <0,5 ha.
3. Mức đất bình quân bố trí:
Bố trí đủ cho mỗi hộ với mức bình quân chung là 01ha đất nương rẫy/hộ.
4. Quỹ đất dùng để bố trí:
Khai hoang mở rộng diện tích đất, thu hồi đất của các nông lâm trường sử dụng đất không hiệu quả, nhận chuyển nhượng đất của một số hộ nhiều đất để tạo ra quỹ đất 6.597 ha bố trí cho 8.503 hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (số hộ tính tại thời điểm 8/2004), trong đó:
- Khai hoang quỹ đất trống, đồi núi trọc, đất hoang chưa sử dụng, đất có rừng lồ ô, le tép, rừng nghèo kiệt thuộc đất lâm nghiệp qui hoạch cho nông nghiệp. Diện tích 5.996ha.
- Diện tích khai hoang đất sình ven suối để trồng lúa nước 380ha.
- Thu hồi diện tích đất không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả của các tổ chức kinh tế, các nông - lâm trường được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn tỉnh.
Diện tích: 139ha.
- Diện tích đất nhà nước đứng ra nhận chuyển nhượng của các hộ Kinh hoặc các hộ đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều đất để bố trí lại cho các hộ đồng bào dân tộc hoặc hỗ trợ bồi thường đối với diện tích đất vắng chủ do người Kinh đang sử dụng. Diện tích: 82ha.
5. Giao khoán rừng, giao đất lâm nghiệp: Song song với công tác bố trí quỹ đất; đối với những nơi không đủ đất, không còn quỹ đất, hoặc còn quỹ đất nhưng thuộc rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thì kết hợp với công tác giao khoán quản lý bảo vệ rừng; giao khoán rừng hưởng lợi theo quyết định 178/QĐ-TTg của Chính phủ; giao đất lâm nghiệp theo Nghị định 163/NĐ-CP của Chính phủ:
- Diện tích giao khoán quản lý bảo vệ rừng 30.500 ha cho 1.016 hộ (để đạt được mục tiêu là 176.845ha/7.958 hộ).
- Giao đất lâm nghiệp theo Nghị định 163/NĐ-CP và giao khoán hưởng lợi theo quyết định 178/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ với diện tích 13.500ha.
6. Vốn đầu tư:
Tổng kinh phí cho phương án là 50.360 triệu đồng(50,36 tỷ đồng), trong đó:
- Nguồn vốn địa phương: 6.515 triệu đồng.
- Nguồn vốn Trung ương: 43.845 triệu đồng. (trong đó tạo quỹ đất 33.935 triệu đồng; giao khoán rừng, giao đất lâm nghiệp là 9.910 triệu đồng).
Phân kỳ đầu tư:
Năm 2004: 18.348 triệu đồng (Trung ương: 15.655 triệu đồng, địa phương: 2.693 triệu đồng).
Năm 2005: 29/812 triệu đồng (Trung ương: 25.990 triệu đồng, địa phương: 3.822 triệu đồng).
Năm 2006 (chủ yếu là tiền trả cho các hộ nhận khoán bảo vệ rừng, toàn bộ là của Trung ương: 2.200 triệu).
Điều 2: Tổ chức thực hiện và trách nhiệm của các ngành, đơn vị có liên quan:
2.1 Sở Tài nguyên và Môi trường căn cứ vào phương án được duyệt, phối hợp với các ngành có liên quan của tỉnh lập hồ sơ thủ tục và tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các quyết định chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất của các tổ chức. Phê duyệt kế hoạch giải quyết đất đai cho đồng bào dân tộc trên địa bàn từng huyện. Xây dựng kế hoạch đo đạc lập bản đồ địa chính các khu vực đất đồng bào dân tộc đã được giao, để làm cơ sở cho UBND cấp huyện tổ chức cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
2.2 Sở Nông nghiệp và PTNT căn cứ hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất hướng dẫn các địa phương, đơn vị lập hồ sơ thủ tục có liên quan đến việc tận dụng, xử lý tài nguyên lâm sản trên đất. Đồng thời căn cứ nội dung phương án được duyệt, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, chức năng của ngành theo phân công, phân cấp.
2.3 Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Tài chính căn cứ vào phương án cụ thể của từng huyện đã được thẩm định phê duyệt có trách nhiệm thẩm định dự toán kinh phí trình ƯBND tỉnh phân bổ nguồn vốn theo quy định của Nhà nước cho chủ đầu tư (UBND cấp huyện).
2.4 Sở Tài chính: chủ trì phối hợp với các ngành chức năng có liên quan xây dựng cụ thể hóa phân khai nguồn vốn cho từng nội dung công việc. Đồng thời hướng dẫn các chủ dự án thực hiện việc giải ngân, thanh quyết toán các nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội trong vùng ĐBDT thiểu số theo đúng tiến độ đầu tư và các quy định hiện hành.
2.5 Ban Dân tộc - Miền núi: chủ trì việc kiểm tra đôn đốc các Sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức xây dựng, điều chỉnh các chương trình đề án đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và định kỳ báo cáo về UBND tỉnh kết quả thực hiện.
2.6 UBND cấp huyện:
- Kiện toàn, củng cố Ban Chỉ đạo, tổ chuyên trách giải quyết đất đai và đời sống ĐBDT thiểu số từng địa phương.
- Tổ chuyên trách thuộc UBND huyện giúp UBND huyện lập các thủ tục về chuyển mục đích sử dụng đất, khai thác tận thu lâm sản, xây dựng kinh phí khai hoang, phối hợp với chính quyền địa phương cấp xã tổng hợp danh sách các hộ đồng bào dân tộc thiếu đất cần được giao đất trình UBND cấp huyện phê duyệt; thực hiện việc phân lô, cắm mốc bàn giao đất trên thực địa, hồ sơ giao đất đến từng hộ...
- UBND cấp Huyện kiến nghị UBND tỉnh thu hồi đất lấn chiếm, sử dụng không đúng mục đích, bỏ hoang hóa, sử dụng kém hiệu quả của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn để tạo quỹ đất bố trí cho các hộ đồng bào dân tộc.
- Tổ chức thực hiện việc quản lý Nhà nước về đất đai trong vùng đồng bào dân tộc, quỹ đất đã quy hoạch để phát triển kinh tế xã hội, bố trí cho ĐBDT.
- Chỉ đạo hướng dẫn chính quyền cấp xã điều tra, lập danh sách chi tiết hộ thiếu đất sản xuất theo thứ tự ưu tiên từng nhóm hộ và ngay trong một nhóm hộ lập danh sách theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới, từ hộ thiếu đất nhiều tới hộ thiếu đất ít hơn.
2.7 UBND cấp xã:
- Phối hợp chặt chẽ với tổ chuyên trách thực hiện những nội dung tại điểm 2.6 nêu trên. Quản lý chặt chẽ quỹ đất đã phân bổ cho các hộ đồng bào dân tộc, báo cáo UBND cấp huyện chỉ đạo xử lý đối với các trường hợp các hộ đồng bào dân tộc chuyển nhượng đất có nguồn gốc từ đất phân bổ.
- Vận động tuyên truyền bà con không được bỏ đất hoang hóa.
- Quản lý chặt chẽ quỹ đất đã quy hoạch để thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội , bố trí cho ĐBDT.
2.8 Các hộ ĐBDT thiểu số được bố trí đất phải tham gia khai hoang; trực tiếp quản lý và sử dụng đất để sản xuất, cải thiện đời sống, góp phần xóa đói giảm nghèo. Không được sang nhượng, cầm cố, cho thuê, cho mượn đất do Nhà nước bố trí. Trừ trường hợp đặc biệt, do di chuyển đến nơi khác thì phải ưu tiên chuyển nhượng đất cho chính quyền địa phương để giao cho hộ ĐBDT nghèo khác.
Điều 3: Các ông : Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường , Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nội Vụ, Trưởng Ban Dân tộc và Miền núi, Chi cục trưởng Kiểm lâm, Chủ tịch UBND các huyện, thi xã Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt và Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan căn cứ quyết định thi hành kể từ ngày ký./.
Quyết định này thay thế Quyết định số 163/2002/QĐ-UB ngày 29/11/2002 và Quyết định số 98/2004/QĐ-UB ngày 08/06/2004 của UBND tỉnh./.
| T/M. UBND TỈNH LÂM ĐỒNG |
ĐỀ ÁN
GIẢI QUYẾT ĐẤT SẢN XUẤT, ĐẤT Ở CHO HỘ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ NGHÈO, ĐỜI SỐNG KHÓ KHĂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 178/2004/QĐ-UB ngày 04/10/2004 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Toàn tỉnh có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, với 143 xã, phường, thị trấn trong đó có 95 xã, phường, thị trấn có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với 49 xã và 128 thôn buôn đặc biệt khó khăn.
Theo số liệu điều tra mới nhất, toàn tỉnh có 42.910 hộ đồng bào dân tộc thiểu số với 235.550 nhân khẩu. Số hộ đồng bào dân tộc nghèo 11.196 hộ, chiếm tỷ lệ số hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc là 26,09%: Bình quân đất nông nghiệp của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng là l,l7ha/1hộ.
Sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết 22 của Bộ chính trị và Quyết định 72 của HĐBT (nay là Chính phủ) về phát triển kinh tế xã hội miền núi, đặc biệt là qua hơn 3 năm (2002-2004) thực hiện giải quyết đất sản xuất và đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ theo Quyết định 132/2002/QĐ-TTg ra ngày 8/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ; được sự quan tâm của Trung ương và dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, đến nay đời sống của đồng bào dân tộc đã từng bước ổn định hơn so với trước. Cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi trong vùng đồng bào dân tộc ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, có một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số có đời sống còn thấp mà nguyên nhân chủ yếu là không có đất hoặc thiếu đất sản xuất. Do vậy, để giải quyết vấn đề bức xúc nêu trên, UBND tỉnh Lâm Đồng xây dựng đề án " Giải quyết đất sản xuất, đất ở cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đời sống khó khăn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng" theo tinh thần Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà từ và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc nghèo đời sống khó khăn. Phương án này được xây dựng trên cơ sở kế thừa phương án giải quyết đất đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 163/2002/QĐ-UB ngày 29/11/2002.
Mục tiêu thực hiện là: Đảm bảo giải quyết đất ở, đủ đất sản xuất tối thiểu cho hộ ĐBDT thiểu số nghèo thiếu đất có đời sống khó khăn, kết hợp với việc giao khoán rừng, thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội. Cơ bản đến năm 2005 giải quyết đủ đất sản xuất cho hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc, sắp xếp ổn định hộ ĐBDT thiểu số di cư tự do đã định cư tại địa phương.
PHẦN II: NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN
1. Những căn cứ để xây dựng phương án:
- Nghị quyết số 10/BCT ngày 18 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001-2010.
- Quyết định số 168/2001/QĐ-TTg ngày 30/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về định hướng dài hạn kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 và những giải pháp căn bản phát triển kinh tế xã hội Tây Nguyên.
- Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc nghèo đời sống khó khăn.
- Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 07/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ V/v Phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2000-2010.
- Nghị quyết 02/NQ-TU ngày 20/11/2001 của Tỉnh ủy Lâm Đồng V/v tiếp tục đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc thời kỳ 2001-2005 và kế hoạch phát triển vùng đồng bào dân tộc thời kỳ 2001-2005 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001 -2005 của UBND tỉnh Lâm Đồng.
2. Đối tượng được bố trí đất:
Đối tượng được bố trí là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, định cư tại địa phương( kể cả các hộ đồng bào dân tộc thiểu số di cư từ nơi khác đến đã định cư tại địa phương), chưa có đất sản xuất hoặc có đất sản xuất <0,5 ha theo tinh thần Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Mức đất bình quân bố trí:
Do điều kiện quỹ đất hiện nay của Tỉnh rất hạn hẹp, hơn nữa để đảm bảo diện tích đất có rừng theo qui hoạch sử dụng đất đến năm 2010 được Chính phủ phê duyệt là 649.000ha với độ che phủ theo qui hoạch là 66,46% nên chủ trương chung là thống nhất bố trí đủ cho mỗi hộ với mức bình quân chung là giữa đất nương rẫy/hộ.
4. Tình hình thiếu đất trong vùng ĐBDT:
Số liệu điều tra đến tháng 8/2004; theo tiêu chí sau:
- Là hộ đồng bào dân tộc thiểu số, định cư tại địa phương;
- Thuộc đối tượng là hộ nghèo;
- Chưa có đất sản xuất, hoặc có đất sản xuất <0,5ha.
Kết quả điều tra như sau:
Tổng số hộ đồng bào dân tộc thiểu số thuộc đối tượng bố trí: 8.503 hộ, trong đó gồm:
- Số hộ chưa có đất hoặc có đất <0,2ha: 4084 hộ (bao gồm cả số hộ chưa có đất sản xuất và đất ở). Địa phương có nhiều hộ thiếu đất như: Đơn Dương 849 hộ, Lâm Hà 747 hộ, Lạc Dương 707 hộ ...
- Số hộ có diện tích là 0,2 - < 0,5 ha: 4.419 hộ. Địa phương có tỷ lệ lớn như Bảo Lâm 1.033 hộ, Lạc Dương 913 hộ, Di Linh 928 hộ ....
(Số hộ thiếu đất theo phương án đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 163/2002/QĐ-UB ngày 29/11/2002, đến thời điểm 8/2004 đã được nhà nước bố trí đủ đất thì không tính vào số hộ thiếu đất nêu trên).
+ Nguyên nhân thiếu đất của ĐBDT thiểu số:
- Tăng dân số tự nhiên trong nhiều năm trong một gia đình, một dòng họ, đông con, không tách hộ, không có đất sản xuất từ trước, trong đồng bào dân tộc vẫn còn thực trạng đó là sự chiếm hữu ruộng đất thuộc các dòng họ lớn...v.v
- Mua bán, sang nhượng, cầm cố đất đai dẫn đến thiếu đất canh tác mà nguyên nhân là do thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm sản xuất, thiếu và mất sức lao động, tai nạn rủi ro, tệ nạn xã hội, do yêu cầu mua sắm, sinh hoạt...
- Tăng cơ học bao gồm di dân tự do, dãn dân nội vùng, dân kinh tế mới theo kế hoạch của Nhà nước từ trước đến nay.
- Một phần nhỏ do nhà nước thu hồi đất để xây dựng các công trình thủy lợi, giao thông, xây dựng dân dụng, đất an ninh quốc phòng ... trong vùng đồng bào dân tộc.
5. Diện tích đất cần bố trí và quỹ đất dự kiến:
+ Tính toán diện tích đất cần bố trí:
Với mục tiêu mỗi hộ ĐBDT thiểu số thiếu đất bố trí thêm đất để đủ 01 ha (ví dụ hộ có 0,2 ha đất thì bố trí thêm 0,8ha, hộ có 0,3 ha đất thì bố trí thêm 0,7ha). Diện tích cần tính toán cần để bố trí như sau:
- Nhóm hộ chưa có đất hoặc có đất < 0,2ha: 4.084 hộ, diện tích bình quân bố trí cho 1 hộ là 1 ha, thì diện tích cần phải có để bố trí là 4.084 ha.
- Nhóm hộ có diện tích 0,2- < 0,5ha : 4.419 hộ, diện tích bình quân bố trí cho một hộ là 0,7 ha, thì diện tích cần phải cỏ để bố trí là 3.093 ha
- Nhóm hộ chưa có đất ở: 348 hộ, diện tích bình quân bố trí cho một hộ là 400m2, thì diện tích cần phải có để bố trí là 14 ha.
(Xem bảng số 1 - phần phụ lục)
Như vậy tổng diện tích đất cần có để bố trí cho ĐBDT thiểu số trên toàn tỉnh là 7.191ha.
Tuy nhiên sau khi điều tra quỹ đất chỉ có thể bố trí được khoảng 6.597 ha (bao gồm cả diện tích đất đã chuyển đổi trước đây, chưa khai hoang là 1.693ha). Diện tích còn thiếu khoảng 7.191-6.597 = 594ha. Do một số địa bàn không còn quỹ đất hoặc còn quỹ đất nhưng thuộc diện tích đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, trữ lượng còn lớn. Một số địa bàn còn quỹ đất nhưng quá xa khu dân cư nên không thể bố trí được.
Đối với các địa phương không còn quỹ đất để bố trí, chủ động liên hệ với địa phương kế cận để lập phương án bố trí hoặc đứng ra nhận chuyển nhượng của các hộ có nhiều đất để bố trí lại cho các hộ đồng bào dân tộc.
Những nơi không có quỹ đất hoặc có quỹ đất nhưng thuộc rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thì không tổ chức khai hoang bố trí đất mà tiến hành thu hồi một phần diện tích đất lâm nghiệp của các đơn vị quản lý rừng để thực hiện giao đất lâm nghiệp cho các hộ đồng bào dân tộc theo Nghị định 163/1999/NĐ-CP của Chính phủ; giao khoán rừng để hưởng lợi theo Quyết định 178/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; sử dụng diện tích ven khe suối, vùng sình lầy ngập nước thuộc đất rừng sản xuất, phòng hộ ít xung yếu (hiện trạng là lau sậy, le tép) để bố trí cho đồng bào khai hoang sản xuất lúa nước.
Song song với việc bố trí quỹ đất nông nghiệp lâm nghiệp cho các hộ ĐBDT thiểu số sản xuất, phải tiến hành đầu tư đồng bộ, lồng ghép các chương trình dự án kinh tế - xã hội có liên quan tại địa phương để tạo sự chuyển biến tích cực, phát triển sản xuất, cải thiện đời sống mục tiêu cuối cùng là xóa đói, giảm nghèo trong vùng đồng bào dân tộc.
+ Quỹ đất bố trí:
Quỹ đất bố trí 6.597ha được xác định từ các nguồn sau:
Khai hoang quỹ đất trống, đồi núi trọc, đất hoang chưa sử dụng, đất có rừng lồ ô, le tép, rừng nghèo kiệt, quy hoạch theo Chỉ thị 393/1Tg của Thủ tướng Chính phủ hoặc đất dự kiến chuyển sang nông nghiệp trong quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt. Diện tích dự kiến có thể bố trí 5.996ha.
- Diện tích khai hoang đất sình ven suối để trồng lúa nước khoảng 380ha.
- Thu hồi diện tích đất không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả của các tổ chức kinh tế, các nông - lâm trường được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt là các nông, lâm trường sau khi rà soát, qui hoạch lại phương án sử dụng đất theo Quyết định 264/2003/QĐ-TTg ngày 16/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp quản lý, sử dụng đất trong các nông lâm trường quốc doanh; Diện tích dự kiến có thể bố trí: 139ha.
Diện tích đất nhà nước đứng ra nhận chuyển nhượng của các hộ Kinh hoặc của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nhiều đất để bố trí lại cho các hộ đồng bào dân tộc. Diện tích dự kiến có thể bố trí: 82ha.
6. Phương án bố trí đất cụ thể:
* Huyện Lạc Dương: Tổng số hộ ĐBDT thiểu số nghèo thiếu đất 1.620 hộ, phân bố 8/8 xã, thị trấn trong đó nhóm hộ có diện tích < 0,2ha: 707 hộ, nhóm hộ có diện tích từ 0,2 - < 0,5ha: 913 hộ.
Diện tích đất lâm nghiệp trước đây chuyển mục đích sử dụng đất ở xã Đạ Sar - huyện Lạc Dương là 175 ha, nhưng do trữ lượng rừng lớn, không thể chuyển thành đất nông nghiệp nên đã chuyển sang giao khoán rừng.
- Diện tích cần có để bố trí 1.346 ha.
Đất lâm nghiệp của huyện Lạc Dương chủ yếu là rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên do đó quỹ đất để khai thác để sử dụng vào mục đích nông nghiệp rất hạn hẹp. Sau khi điều tra, diện tích có thể giải quyết được là 750ha; bố trí cho mỗi hộ từ 0,3 - 0,7ha tùy theo mức hộ thiếu đất. Ngoài ra kết hợp với giao khoán đất lâm nghiệp cho các hộ hưởng lợi theo Quyết định 178/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (trình bày ở phần sau).
- Vị trí, đối tượng khai hoang: là đất không có rừng, đất có rừng lô ô, le tép và đất có rừng nghèo kiệt được quy hoạch theo 393 , phân định nông lâm tại các tiểu khu 27, 28, 30, 36-39, 63 - 70, 71B, 72, 73A, 74, 90, 91, 93, 94, 96A, 124, 227A khoảng 650ha và khai hoang tận dụng quỹ đất ngập nước, sình lầy ven khe suối trên địa bàn khoảng 100ha.
* Thành phố Đà Lạt:
Tổng số hộ ĐBDT thiểu số nghèo thiếu đất 241 hộ, tập trung ở thôn Măng Lin, phường 7 và xã Tà Nung: Trong đó nhóm hộ có diện tích < 0,2ha: 106 hộ nhóm hộ có diện tích từ 0,2ha- <0,5ha:135/hộ
Diện tích cần có để bố trí là 201ha, trong đó gồm:
Diện tích đã chuyển đổi trước đây hiện còn: 133 ha
Diện tích tiếp tục lập hồ sơ chuyển đổi là 68 ha. Đối tượng là đất không có rừng và rừng nghèo kiệt tại các tiểu khu 149, 160A, 160B.
* Huyện Đơn Dương.
Tổng số hộ ĐBDT thiểu số nghèo thiếu đất 1.403 hộ. Trong đó nhóm hộ có diện tích <0,2 ha: 849 hộ, nhóm hộ có diện tích từ 0,2- < 0,5ha: 554 hộ.
- Diện tích cần có để bố trí là 1.237 ha, trong đó :
- Diện tích đã chuyển đổi trước đây hiện còn 180 ha.
- Diện tích tiếp tục lập hồ sơ chuyển đổi là: 1.057 ha. Đối tượng là đất không có rừng, đất có rừng lồ ô, le tép, và đất có rừng nghèo kiệt được .. .quy hoạch theo 393, phân định nông lâm tại các tiểu khu 169, 171, 316, 324, 325, 328, 332, 337, tiểu khu nông nghiệp với diện tích khoảng 500 ha và khai hoang tận dụng quỹ đất ngập nước, ven khe suối, sình lầy trên địa bàn khoảng 100ha, nhận chuyển nhượng đất để bố trí lại cho các hộ đồng bào dân tộc với diện tích khoảng 50ha, diện tích còn thiếu khoảng 407ha, địa phương phải thống nhất với UBND huyện Đức Trọng để lập phương án dãn dân đến vùng quy hoạch Tà Năng.
* Huyện Đức Trọng:
Tổng số hộ ĐBDT thiểu số nghèo thiếu đất 716 hộ. Trong đó nhóm hộ có diện tích < 0,2/ha: 23.1 hộ, nhóm hộ có diện tích từ 0,2 <0,5 ha: 485 hộ.
Diện tích cần có để bố trí 571ha, trong đó:
Diện tích đã chuyển đổi trước đây hiện còn 208 ha.
Diện tích tiếp tục lập hồ sơ chuyển đổi là 363 ha, cộng với diện tích qui hoạch để bố trí cho Đơn Dương là 407ha, tổng cộng 770ha. Đối tượng là đất không có rừng và rừng lồ ô, le tép, rừng nghèo kiệt thuộc quỹ đất quy hoạch 393 và phân định nông lâm tại các tiểu khu 275, 276, 301B, 341- 348, 353- 371, 395.
* Huyện Lâm Hà:
Tổng số hộ ĐBDT thiểu số nghèo thiếu đất 747 hộ, toàn bộ thuộc nhóm hộ có diện tích < 0,2ha.
Diện tích cần có để bố trí 747ha, trong đó:
- Diện tích đã chuyển đổi trước đây hiện còn: 148 ha
- Diện tích tiếp tục lập hồ sơ 599 ha. Đất lâm nghiệp chuyển mục đích sử dụng đất để bố trí khoảng 500 ha đối tượng là đất không rừng, đất có rừng lô ô, tre nứa, rừng nghèo kiệt thuộc quỹ đất quy hoạch 393, đất phân định nông nghiệp, tại các tiểu khu 173, 184, 186, 192, 193, 194, 200, 201, 211, 219, 227, 234, 235, 243 - 245, 248, 258, 272, 280, 302, 303, 307, 308; Khai hoang tận dụng quỹ đất ngập nước, sinh lầy ven khe suối trên địa bàn khoảng 80ha; Thu hồi một phần diện tích của Công ty Việt Phát tại Mê Linh và một số đơn vị khác khoảng 19ha.
* Huyện Di Linh:
Tổng số hộ ĐBDT thiểu số thiếu đất 1.185 hộ. Trong đó nhóm hộ có diện tích < 0,2ha: 257 hộ, nhóm hộ có diện tích từ 0,2- <0,5ha: 928hộ.
Diện tích cần có để bố trí 907 ha, trong đó:
- Diện tích đã chuyển đổi trước đây hiện còn: 424 ha.
- Diện tích tiếp tục lập hồ sơ 483 ha, bao gồm: Từ quỹ đất đã quy hoạch 393, phân định nông nghiệp, thuộc đối tượng rừng tre nứa, nghèo kiệt khoảng 300ha tại các tiểu khu 612, 622, 623, 627, 628, 645, 646, 648 - 650, 652, 653, 655, 664 - 666, 671, 673, 682, ()83, 692, 693, 709, 717, 718, 732, 736; ; Thu hồi đất của Công ty cà phê Cao Nguyên tại tiểu khu 617 khoảng 83ha và khai hoang tận dụng quỹ đất ven khe suối vùng ngập nước, sình lầy rải rác trên địa bàn khoảng 100ha.
* Thị xã Bảo Lộc:
Tổng số hộ ĐBDT thiểu số nghèo thiếu đất: 237 hộ, toàn bộ thuộc nhóm hộ có diện tích < 0,2 ha. Diện tích cần có để bố trí: 237 ha. Tuy nhiên quỹ đất quy hoạch tại địa phương không còn, cần phải thực hiện dãn dân đến các địa bàn lân cận, cụ thể:
- Bố trí trên diện tích thu hồi của các tổ chức kinh tế được giao đất trên địa bàn huyện Bảo Lâm do sử dụng kém hiệu quả như Công ty Đông Phương, Công ty Lan Anh khoảng 37 ha và thống nhất với UBND huyện Bảo Lâm, để lập phương án dãn dân đến tiểu khu 454, 456 xã Lộc Tân khoảng 200ha.
* Huyện Bảo Lâm:
Tổng số hộ ĐBDT thiểu số nghèo thiếu đất 1.424 hộ, trong đó nhóm hộ có diện tích < 0,2ha: 391 hộ, nhóm hộ có diện tích từ 0,2 - < 0,5: 1033 hộ.
Diện tích cần có để bố trí 1.114 ha, trong đó:
- Diện tích đã chuyển đổi trước đây hiện còn: 199 ha
- Diện tích tiếp tục lập hồ sơ: 9 l5ha. Cộng thêm diện tích đất bố trí cho các hộ đồng bào dân tộc thuộc thị xã Bảo Lộc là 200ha, tổng cộng cần 1.115ha.
Do đặc điểm quỹ đất quy hoạch chỉ tập trung vào một số xã vùng sâu, vùng xa, không có thể bố trí cho một số xã vùng ngoài do xa khu dân cư, nên bắt buộc phải có kế hoạch thực hiện dãn dân vào các xã còn quỹ đất phân định cho nông nghiệp lớn và các vùng quy hoạch 393 như Lộc Bắc, Lộc Bảo, Lộc Tân đã được UBND tỉnhphê duyệt. Vị trí tại các tiểu khu 390, 391, 394, 406- 410, 414 -417, 429, 440, 430, 432, 435, 436, 445, 450, 454, 456, 468, 469, 471, 482, 484, 487, 488, 490-492.
* Huyện Đạ Huoai:
Tổng số hộ ĐBDT thiểu số nghèo thiếu đất 613 hộ, trong đó nhóm hộ có diện tích <0,2ha: 377 hộ, nhóm hộ có diện tích 0,2- <0,5ha: 236 hộ
Diện tích cần có để bố trí 542 ha, trong đó:
Diện tích đã chuyển đổi trước đây hiện còn: 315 ha.
- Diện tích tiếp tục lập hồ sơ chuyển đổi 227 ha. Đối tượng là đất không có rừng, đất có rừng lồ ô, le tép, và đất có rừng nghèo kiệt được quy hoạch theo 393, phân định nông lâm lại các tiểu khu 559, 560, 566, 567, 568B, 574, 577, 581 , 582, 584B, 586B, 593, 600.
* Huyện Đạ Tẻh:
Tổng số hộ ĐBDT thiểu số nghèo thiếu đất sản xuất 260 hộ, trong đó nhóm hộ có diện tích < 0,2ha: 135 hộ, nhóm hộ có diện tích từ 0,2 - <0,5ha: 125 hộ, số hộ thiếu đất ở 348 hộ.
Diện tích cần có để bố trí: 223 ha, trong đó:
- Diện tích đã chuyển đổi trước đây hiện còn: 86 ha.
- Diện tích tiếp tục lập hồ sơ chuyển đổi l37ha. Đối tượng là đất không có rừng, đất có rừng lồ ô, le tép, và đất có rừng nghèo kiệt được quy hoạch theo 393, phân định nông lâm tại các tiểu khu 525, 526, 537, 540, 546, 547, 554B, 557, 565.
* Huyện Cát Tiên:
Tổng số hộ ĐBDT thiểu số nghèo thiếu đất 57 hộ, trong đó nhóm hộ có diện tích < 0,2ha: 47 hộ, nhóm hộ có diện tích từ 0,2- < 0,5ha:10 hộ.
Diện tích cần có để bố trí là 54 ha.
Hiện vẫn còn 155 ha đất chuyển đổi mục đích trước đây chưa phân bổ, nhưng do quá xa địa bàn của hộ cần bố trí, hơn nữa số lượng hộ thiếu đất chiếm tỷ lệ thấp, phân bố trên nhiều địa bàn nên không thể thực hiện dãn dân đến vùng đất này được.
Dự kiến quỹ đất tại huyện Cát Tiên như sau:
- Đối với các xã Phước Cát 1 , Phước Cát 2, Tiên Hoàng do không còn quỹ đất quy hoạch, tiến hành vận động thỏa thuận nhận chuyển nhượng của một số hộ có nhiều đất để bố trí cho đồng bào sản xuất với diện tích khoảng 18 ha.
- Khai hoang quỹ đất quy hoạch 393, phân định cho nông nghiệp thuộc đối tượng rừng le tép, rừng nghèo kiệt tại xã Đồng Nai Thượng 36 ha.
(Xem cụ thể tại bảng 2 - phụ lục)
7. Các giải pháp khác, song song với công tác bố trí đất:
Để giải quyết đời sống vùng ĐBDT thiểu số một cách căn bản và bền vững ngoài việc giải quyết đất đai, cần có những biện pháp hỗ trợ khác, nhằm ổn định cuộc sống của bà con, gắn liền với giữ vững an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, như:
* Giao khoán, quản lý bảo vệ rừng: Đối với những vùng không còn qũy đất hoặc còn quỹ đất nhưng thuộc đối tượng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng thì tiến hành giao khoán QLBV rừng đến từng hộ ĐBDT thiểu số nhằm tăng thu nhập ổn định cuộc sống cho những hộ dân tộc sống gần rừng là có hiệu quả và tác động to lớn về kinh tế - xã hội . Nguồn vốn thực hiện từ dự án 5 triệu ha rừng và vốn địa phương (nguồn bán cây đứng).
Giao cho các Lâm trường, Ban Quản lý rừng tổ chức giao khoán rừng cho các hộ dân(bình quân khoảng 25-30ha/hộ, thu nhập khoảng 1,2 triệu - 1,5triệu/hộ/năm) và từng bước chuyển dần theo hướng giao khoán hưởng lợi theo quyết định 178/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ.
Tổng diện tích dự kiến giao khoán QLBVR cho các hộ đồng bào dân tộc là 207.488 ha cho 7.958 hộ. Đến thời điểm tháng 8/2004 đã thực hiện giao khoán 176.988 ha cho 6.942 hộ ĐBDT; Số hộ còn lại cần giao khoán là 1.016 hộ với diện tích 30.500 ha.
* Giao đất lâm nghiệp theo Nghị định 163/NĐCP và giao khoán hưởng lợi theo quyết định 178/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ:
Tại một số nơi không có quỹ đất bố trí thì tiến hành giao khoán đất lâm nghiệp thuộc rừng sản xuất, rừng phòng hộ ít xung yếu theo Quyết định 178/QĐ - TTg; một số khu vực dân lấn chiếm đất lâm nghiệp để sản xuất nông nghiệp sau khi đã giải toả cho phép các Lâm trường, các Ban Quản lý rừng cung cấp giống cây lâm nghiệp, hướng dẫn kỹ thuật để giao cho các hộ dân trồng rừng trên diện tích đất này (các hộ dân nhận nợ vốn cây giống với Lâm Trường), sau đó tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các hộ sau khi rừng hình thành, phát triển. Một số địa phương còn quỹ đất trống lâm nghiệp thì UBND cấp huyện lập thủ tục giao đất theo qui định. Tổng diện tích dự kiến giao theo Nghị định 163 với giao khoán rừng hưởng lợi theo quyết định 178/QĐ - TTg là 13.500ha.
Trong thời gian từ 03 năm đầu (từ 2004 đến 2006) nhận khoán, ngoài các chính sách hưởng lợi theo Quyết định 178/QĐ-TTg các hộ còn được nhận 50.000đ/ha/năm để đảm bảo ổn định đời sống ban đầu(vì thực tế các năm đầu tiên chưa có sản phẩm từ rừng để hưởng lợi).
( xem bảng 3 phụ lục)
* Giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập cho các hộ đồng bào dân tộc:
Tạo điều kiện thu hút đầu tư đến vùng đồng bào dân tộc, vùng khó khăn để giải quyết việc làm, tăng thêm thu nhập cho bà con.
* Tăng cường hỗ trợ khuyến nông, khuyến lâm:
Tập trung tăng cường công tác khuyến nông khuyến lâm ở các xã vùng ĐBDT thiểu số, đưa cán bộ khuyến nông xuống các thôn, bản, làng, xã; đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa.
Đầu tư kinh phí Nhà nước cho công tác khuyến nông, khuyến lâm thông qua các chương trình, hội thảo tập huấn, trình diễn, hội nghị.
* Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng ĐBDT thiểu số:
Vận dụng mọi nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc như xây dựng nhà cho các hộ nghèo, xây dựng công trình thủy lợi nhỏ, công trình nước sạch, đường giao thông nông thôn...
8. Vốn đầu tư của dự án:
* Vốn đầu tư tạo quỹ đất: Vốn đầu tư để tạo quỹ đất là 40.450 triệu đồng, trong đó:
- Vốn địa phương: 1 triệu đồng x 6.515ha (gồm DT khai hoang và đất thu hồi từ các nông lâm trường = 6.515 triệu đồng).
- Vốn Trung ương = 40.450 - 6.515 triệu đồng = 33.935triệu đồng (gồm DT khai hoang và đất thu hồi từ các nông lâm trường 6.515 ha x 5triệu/ha và 82ha đất nhận chuyển nhượng của dân x 20 triệu đồng/ha)
* Vốn để lập hồ sơ thiết kế giao đất lâm nghiệp, giao khoán rừng và kinh phí trả cho các hộ trong 03 năm đầu nhận khoán (từ năm 2004 đến 2006):
Kinh phí để lập hồ sơ giao khoán tiếp diện tích 30.500ha là 610 triệu đồng (đơn giá 20.000đ/ha gồm hồ sơ khoanh vẽ bản đồ giao khoán).
Kinh phí thiết kế, lập hồ sơ giao đất lâm nghiệp theo Nghị định 163/NĐ-CP và khoán rừng hưởng lợi theo quyết định 178/QĐ-TTg tính bình quân cho mỗi đơn vị quản lý rừng của Nhà nước 500ha thì toàn tỉnh thực hiện được 13.500 ha. Đơn giá lập hồ sơ cho 01ha (bao gồm cả kinh phí kiểm kê tài nguyên rừng) là 200.000đ . Tổng kinh phí 2.700 triệu đồng.
Kinh phí quản lý bảo vệ rừng trả cho các hộ dân trong 3 năm đầu từ 2004 - 2006: Tổng diện tích giao khoán rừng là 30.500ha + l3.500ha = 44.000ha, đơn giá 50.000đ/ha/năm. Kinh phí = 44.000ha x 50.000/ha/năm x 03 năm : 6.600triệu đồng.
Toàn bộ kinh phí thiết kế giao đất lâm nghiệp, giao khoán rừng và kinh phí trả cho các hộ trong 03 năm đầu nhận khoán = 610 triệu + 2.700 triệu + 6.600 triệu = 9.910 do kinh phí Trung ương hỗ trợ.
Như vậy, tổng kinh phí cho phương án là 50.360 triệu đồng (50,36tỷ đồng, trong đó :
Nguồn vốn địa phương: 6.515 triệu đồng
- Nguồn vốn Trung ương: 43.845 triệu đồng. (trong đó tạo qui đó 33.935 triệu đồng; giao khoán rừng, giao đất lâm nghiệp là 9.910 triệu đồng).
Phân kỳ đầu tư:
Năm 2004: 18.348 triệu đồng (Trung ương: 15.655triệu đồng , địa phương: 2.693triệu đồng).
Năm 2005: 29.812triệu đồng (Trung ương: 25.990 triệu đồng, địa phương: 3.822 triệu đồng).
Năm 2006 (chủ yếu là tiền trả cho các hộ nhận khoán bảo vệ rừng, toàn bộ là của Trung ương): 2.200triệu.
PHẦN III: TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Tiến độ thực hiện:
- Trong năm 2004: Tiếp tục hoàn chỉnh việc tận dụng lâm sản trên đất để phân bố cho đồng bào khai hoang sản xuất 1.693 ha đã có quyết định chuyển đổi hiện còn. Đồng thời lập hồ sơ tạo quỹ đất để bố trí cho đồng bào khoảng 1000ha. Giao khoán đất lâm nghiệp khoảng 12.000ha. Giao đất lâm nghiệp vụ giao khoán rừng hưởng lợi theo QĐ 178/QĐ-TTg khoảng 5.400ha.
- Năm 2005: Thực hiện kế hoạch diện tích còn lại, phấn đấu đến cuối năm 2005 giải quyết cơ bản tình hình thiếu đất trong đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh. Cụ thể lập hồ sơ tạo quỹ đất để bố trí cho đồng bào khoảng 3.904ha. Giao khoán đất lâm nghiệp khoảng 1 8.500. Giao đất lâm nghiệp và giao khoán rừng hưởng lợi theo QĐ 178/QĐ-TTg khoảng 8.100ha
2. Trách nhiệm cụ thể của các ngành, các cấp:
2.1 Sở Tài nguyên và Môi trường căn cứ vào phương án được duyệt, phối hợp với các ngành có liên quan của tỉnh lập hồ sơ thủ tục và tham mưu cho UBND tỉnhban hành các quyết định chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất của các tổ chức. Phê duyệt kế hoạch giải quyết đất đai cho đồng bào dân tộc trên địa bàn từng huyện. Xây dựng kế hoạch đo đạc lập bản đồ địa chính các khu vực đất đồng bào dân tộc đã được giao, để làm cơ sở cho UBND cấp huyện tổ chức cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2.2 Sở Nông nghiệp và Phát triển căn cứ hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất hướng dẫn các địa phương, đơn vị lập hồ sơ thủ tục có liên quan đến việc tận dụng, xử lý tài nguyên lâm sản trên đất. Đồng thời căn cứ nội dung phương án được duyệt, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, chức năng của ngành theo phân công, phân cấp.
2.3 Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Tài chính căn cứ vào phương án cụ thể của từng huyện đã được thẩm định phê duyệt có trách nhiệm thẩm định dự toán kinh phí trình UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn theo quy định của Nhà nước cho chủ đầu tư (UBND cấp huyện)
2.4 Sở Tài chính: chủ trì phối hợp với các ngành chức năng có liên quan xây dựng cụ thể hóa phân khai nguồn vốn cho từng nội dung công việc. Đồng thời hướng dẫn các chủ dự án thực hiện việc giải ngân, thanh quyết toán các nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội trong vùng ĐBDT thiểu số theo đúng tiến độ đầu tư vì các quy định hiện hành.
2.5 Ban Dân tộc - Miền núi chủ trì việc kiểm tra đôn đốc các Sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức xây dựng, điều chỉnh các chương trình đề án đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và định kỳ báo cáo về UBND tỉnh kết quả thực hiện.
2.6 UBND cấp huyện:
- Kiện toàn, củng cố Ban Chỉ đạo, tổ chuyên trách giải quyết đất đai và đời sống ĐBDT thiểu số từng địa phương
- Tổ chuyên trách thuộc UBND huyện giúp UBND huyện lập các thủ tục về chuyển mục đích sử dụng đất, khai thác tận thu lâm sản, xây dựng kinh phí khai hoang, phối hợp với chính quyền địa phương cấp xã tổng hợp danh sách các hộ đồng bào dân tộc thiếu đất cần được giao đất trình UBND cấp huyện phê duyệt; thực hiện việc phân lô, cắm mốc bàn giao đất trên thực địa, hồ sơ giao đất đến từng hộ...
- UBND cấp Huyện kiến nghị UBND tỉnh thu hồi đất lấn chiếm, sử dụng không đúng mục đích, bỏ hoang hoá, sử dụng kém hiệu quả của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn để tạo quỹ đất bố trí cho các hộ đồng bào dân tộc.
- Tổ chức thực hiện việc quản lý Nhà nước về đất đai trong vùng đồng bào dân tộc, quỹ đất đã quy hoạch để phát triển kinh tế xã hội, bố trí cho ĐBDT.
- Chỉ đạo, hướng dẫn chính quyền cấp xã điều tra, lập danh sách chi tiết hộ thiếu đất sản xuất theo thứ tự ưu tiên từng nhóm hộ và ngay trong một nhóm hộ lập danh sách theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới, từ hộ thiếu đất nhiều tới hộ thiếu đất ít hơn.
2.7 UBND cấp xã:
- Phối hợp chặt chẽ với tổ chuyên trách thực hiện những nội dung tại điểm 2.6 nêu trên. Quản lý chặt chẽ quỹ đất đã phân bổ cho các hộ đồng bào dân tộc, báo cáo UBND cấp huyện chỉ đạo xử lý đối với các trường hợp các hộ đồng bào dân tộc chuyển nhượng đất có nguồn gốc từ đất phân bổ.
- Vận động, tuyên truyền bà con không được bỏ đất hoang hoá.
- Quản lý chặt chẽ quỹ đất đã quy hoạch để thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội, bố trí cho ĐBDT.
2.8 Các hộ ĐBDT thiểu số được bố trí đất phải tham gia khai hoang; trực tiếp quản lý và sử dụng đất để sản xuất, cải thiện đời sống, góp phần xóa đói giảm nghèo. Không được sang nhượng, cầm cố, cho thuê, cho mượn đất do Nhà nước bố trí. Trừ trường hợp đặc biệt, do di chuyển đến nơi khác thì phải ưu tiên chuyển nhượng đất cho chính quyền địa phương để giao cho hộ ĐBDT nghèo khác.
PHẦN THỨ III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Lâm Đồng là một tỉnh miền núi có vị trí quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng cho vùng Nam Tây Nguyên và Đông Nam Bộ; Là một tỉnh có ĐBDT thiểu số và ĐBDT di cư tự do chiếm tỷ lệ phân bố hầu hết trong các xã vùng sâu vùng xa, các xã đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135/CP của Chính phủ. Trong những năm qua dưới sự quan tâm đầu tư của Nhà nước và của tỉnh, công tác định canh định cư ĐBDT thiểu số sắp xếp dân di cư tự do ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất đạt được những kết quả nhất định. Tuy vậy do vùng ĐBDT thiểu số điều kiện cơ sở hạ tầng thấp kém, điều kiện phát triển sản xuất, trình do dân trí thấp, tập quán canh tác lạc hậu, thiếu kinh nghiệm sản xuất,... nên hiện nay hộ ĐBDT thiểu số chiếm tỷ lệ nghèo khá lớn, trong đó có nguyên nhân thiếu đất. Để tạo điều kiện phát triển sản xuất cải thiện đời sống cho họ;
- Tỉnh Lâm Đồng đề nghị Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài Chính thẩm định phương án và trình Chính phủ bố trí vốn đầu tư cho tỉnh Lâm Đồng thực hiện phương án giải quyết đất và dời sống cho vùng ĐBDT thiểu số như đã nêu trên.
Đề nghị Bộ Nông nghiệp & PTNT ủy quyền cho Chủ tịch UBND tỉnh xử lý về lâm sản trên đất đối với diện tích đất lâm nghiệp đã quy hoạch cho nông nghiệp và thuộc đối tượng rừng nghèo kiệt để tạo điều kiện cho địa phương đẩy nhanh tiến độ giải quyết đất cho ĐBDT thiếu đất./.