Chỉ thị số 05/2003/CT-UB ngày 24/04/2003 Tăng cường công tác bảo vệ di sản văn hóa ở Đắk Lắk (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 05/2003/CT-UB
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Đắk Lắk
- Ngày ban hành: 24-04-2003
- Ngày có hiệu lực: 24-04-2003
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 07-01-2013
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 3546 ngày (9 năm 8 tháng 21 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 07-01-2013
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2003/CT-UBND | Buôn Ma Thuột, ngày 24 tháng 04 năm 2003 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC BẢO VỆ DI SẢN VĂN HÓA Ở ĐẮK LẮK
Di sản văn hóa (bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể) là sản phẩm tinh thần vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác ở Đắk Lắk, là một bộ phận của di sản văn hóa Việt Nam, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta.
Trong những năm qua, Ngành Văn hóa Thông tin đã phối hợp với các ngành ở Trung ương và địa phương để sưu tầm, khai thác phát huy các di sản này thông qua các công trình nghiên cứu văn hóa dân gian, luật tục, sử thi, truyện cổ, lời nói vần, tổ chức các lễ hội, liên hoan cồng chiêng, thi dệt thổ cẩm; đồng thời đã sưu tầm trên 12.000 hiện vật trưng bày tại Bảo tàng, kiểm kê và lên danh mục 71 di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, trong đó có 9 di tích đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích quốc gia.
Tuy nhiên, di sản văn hóa ở Đắk Lắk vẫn chưa được sưu tầm, khai thác, phát huy và quản lý một cách khoa học và thống nhất, nhiều di sản phi vật thể có nguy cơ biến mất khỏi đời sống sinh hoạt của cộng đồng, một số di tích trong đó có nguy cơ xuống cấp hoặc bị sử dụng sai mục đích.
Để thực hiện Luật Di sản Văn hóa đã được Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2001, nhằm chấn chỉnh tình hình trên và tăng cường công tác quản lý đối với di sản văn hóa ở địa phương, UBND tỉnh Đắk Lắk Chỉ thị:
1- Mọi công dân, cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ di sản văn hóa. Các cấp chính quyền, các ngành có liên quan, các phương tiện thông tin đại chúng (đài, báo) có biện pháp tăng cường tuyên truyền phổ biến quán triệt và vận động mọi tầng lớp nhân dân chấp hành Luật Di sản Văn hóa đã được Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2001. Nghiêm cấm việc sử dụng các di sản văn hóa sai mục đích và các hoạt động phản văn hóa, mê tín dị đoan, trục lợi cá nhân.
2- Những cơ quan đơn vị hiện đang được giao quản lý di sản văn hóa cần có trách nhiệm bảo quản và sử dụng tốt di sản không được làm hư hại, biến dạng và sai mục đích; có biện pháp tăng cường đầu tư khai thác phát huy hiệu quả của di sản văn hóa. Nghiêm cấm mọi hoạt động khai thác, xây dựng trái phép trong các khu vực hành lang bảo vệ của di tích; nghiêm cấm việc khai quật đào bới cổ vật hoặc phá hoại khu vực di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh; tất cả hiện vật khảo cổ khai quật hoặc được tìm thấy trong khu vực các di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh đều thuộc quyền sở hữu Nhà nước. Việc tu bổ hoặc khai thác các di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh trong kinh doanh, thương mại, du lịch đều phải có kế hoạch, dự án và phải được thẩm định của cơ quan quản lý chuyên ngành và phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
3- UBND các huyện, thành phố tổ chức thống kê lên danh mục di sản văn hóa, kiểm tra thường xuyên việc quản lý và sử dụng các di tích; có các phương án và biện pháp thiết thực để bảo vệ từng di tích cụ thể; tổ chức ngăn chặn, bảo vệ, xử lý vi phạm theo thẩm quyền.
4- Sở Văn hóa Thông tin khẩn trương có kế hoạch tổng kiểm kê di sản văn hóa, lập hồ sơ khoa học về các di sản đã được xác định; xúc tiến nhanh các thủ tục trình Nhà nước để được công nhận các di tích; hướng dẫn các đơn vị, tập thể quản lý tốt các di tích được giao; tham mưu cho UBND tỉnh trong việc xây dựng các quy định về công nhận, quản lý, bảo vệ các di tích; sớm triển khai hình thành Ban Quản lý các di tích của tỉnh.
5- Sở Tài chính Vật giá hàng năm dành một phần ngân sách cần thiết cho các hoạt động sưu tầm sử thi, truyện cổ, luật tục, lời nói vần, nghi lễ, lễ hội, các ngành nghề truyền thống, các hiện vật lịch sử và cách mạng; đảm bảo kinh phí cho việc xuất bản kho tàng văn hóa dân gian để phổ biến sâu rộng trong đồng bào các dân tộc và lập hồ sơ các di tích đã được xác định; cấp kinh phí hoạt động của các Ban bảo vệ di tích.
6- Các ngành Văn hóa Thông tin, Công an, Hải quan, Thương mại Du lịch, Quản lý thị trường tăng cường phối hợp chặt chẽ và có biện pháp tích cực trong công tác quản lý di sản văn hóa.
Nhận được Chỉ thị này, yêu cầu UBND các huyện, thành phố Buôn Ma Thuột, các ngành, đơn vị liên quan có trách nhiệm triển khai thực hiện.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK |