Quyết định số 27/2004/QĐ-UB ngày 07/05/2004 Quy định tạm thời một số chế độ đối với các đối tượng vào cai nghiện ma tuý-chữa bệnh cho gái mại dâm tại Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội tỉnh Lạng Sơn (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 27/2004/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Lạng Sơn
- Ngày ban hành: 07-05-2004
- Ngày có hiệu lực: 22-05-2004
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 23-04-2009
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 1797 ngày (4 năm 11 tháng 7 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 23-04-2009
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:27/2004/QĐ-UB | Lạng Sơn, ngày 07 tháng 5 năm 2004 |
QUYẾT ĐỊNH
V/V BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI MỘT SỐ CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG VÀO CAI NGHIỆN MA TUÝ - CHỮA BỆNH CHO GÁI MẠI DÂM TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC LAO ĐỘNG XÃ HỘI TỈNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 34/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về quy trình thủ tục và chế độ cai nghiện đối với người nghiện ma tuý đưa vào cơ sở cai nghiện ma tuý đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
Căn cứ Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chỉnh phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu và Thông tư số 25/2002/TT-BTC ngày 21/3/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 10/2002/NĐ-CP;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 45/2002/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 16/5/2002 của Liên Bộ Tài chính và Lao động Thương binh và Xã hội về hướng dẫn quản lý tài chính đối với các cơ sở chữa bệnh do Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý;
Xét tờ trình số: 247/LĐTBXH-TC-TT ngày 13 tháng 4 năm 2004 của Giám đốc Sở Lao động Thương binh Xã hội tỉnh Lạng Sơn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này bản" Quy định tạm thời mức thu và chi đối với người nghiện ma tuý, gái mại dâm vào cai nghiện, chữa trị bắt buộc và tự nguyện tại Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội tỉnh."
Điều 2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Sở Tài chính Vật giá hướng dẫn thực hiện Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Sở Tài chính, Thủ trưởng các ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, Thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận | T/M UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN |
QUY ĐỊNH
TẠM THỜI MỨC THU VÀ CHI ĐỐI VỚI NGƯỜI NGHIỆN MA TUÝ, GÁI MẠI DÂM VÀO CAI NGHIỆN, CHỮA TRỊ BẮT BUỘC VÀ TỰ NGUYỆN TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC LAO ĐỘNG XÃ HỘI TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 27/2004/QĐ-UB ngày 07 tháng 5 năm 2004 của UBND tỉnh Lạng Sơn)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Đối tượng áp dụng quy định này là các đối tượng nghiện ma tuý, gái mại dâm thuộc địa bàn tỉnh Lạng Sơn và các tỉnh khác vi phạm trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Gồm hai loại đối tượng bắt buộc và tự nguyện vào Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội tỉnh (sau đây gọi tắt là Trung tâm) để cai nghiện và chữa trị .
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH MỨC THU, CHI CỤ THỂ
Điều 2. Về mức thu:
1. Đối với đối tượng chữa trị, cai nghiện bắt buộc:
a.Tiền ăn: Mức ăn chung 203.000 đồng/ người/tháng. Số tiền trên nhà nước đài thọ ba tháng đầu.Từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 nhà nước chỉ đài thọ 145.000 đồng/ người/ tháng, do đó các đối tượng phải đóng thêm là 58.000đ/người/tháng để đủ số tiền ăn theo định mức.
Từ tháng thứ 7 trở đi các đối tượng phải lao động sản xuất tự túc hoặc gia đình đóng góp số kinh phí trên.
b. Trường hợp đối tượng bị bệnh nặng vượt quá khả năng chữa trị của Trung tâm thì đưa đi bệnh viện điều trị , gia đình phải tự lo toàn bộ chi phí trong thời gian nằm viện.
2. Đối với đối tượng cai nghiện tự nguyện:
Đối tượng cai tự nguyện được bố trí sinh hoạt cùng đối tượng cai bắt buộc do vậy chế độ sinh hoạt cũng giống đối tượng bắt buộc. Nhưng người cai nghiện tự nguyện phải nộp các khoản sau:
a. Nộp các khoản phải nộp:
+ Tiền thuốc và các chi phí về y tế : 250.000đ/ đợt.
+Tiền trang bị cá nhân (chăn, màn dụng cụ sinh hoạt…): 150.000đ/đợt.
+ Các khoản nộp định kỳ hàng tháng là:
-Tiền ăn: 203.000đ/người/tháng.
-Tiền sinh hoạt văn nghệ, thể thao: 30.000đ/người/tháng.
-Tiền điện, nước, vệ sinh cá nhân: 30.000đ/người/tháng.
-Tiền đóng góp XD cơ sở vật chất của Trung tâm: 30.000đ/người/tháng.
Đóng góp kinh phí phục vụ, điều trị, quản lý: 200.000đ/người/tháng.
b. Trường hợp đối tượng bị bệnh nặng vượt quá khả năng chữa trị của Trung tâm phải đưa đi bệnh viện điều trị thì gia đình phải tự lo toàn bộ chi phí.
c.Trường hợp đối tượng tự nguyện có nhu cầu học văn hoá, học nghề thì nộp lệ phí học văn hoá, học nghề theo mức quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động - TBXH.
Điều 3. Về mức chi hỗ trợ cho một đối tượng bắt buộc (có quyết định của Chủ tịch UBND các huyện, thành phố) vào Trung tâm được quy định như sau:
a. Tiền ăn : 203.000đ/người/tháng cho 3 tháng đầu , 3 tháng tiếp theo hỗ trợ mức 145.000đ/tháng. Từ tháng 7 trở đi đối tượng phải lao động tạo ra sản phẩm để tự nuôi dưỡng hoặc gia đình nộp toàn bộ 203.000đ/tháng.
b. Tiền chi điện nước vệ sinh cá nhân: 30.000đ/tháng.
c. Tiền chi sinh hoạt văn hoá văn nghệ thể thao: 30.000đ/tháng.
d. Vật dụng cá nhân ( chăn màn; quần áo ) ban đầu: 150.000đ.
2. Hỗ trợ tiền thuốc: năm đầu là: 250.000đ Cho người nghiện để cai cắt cơn, gái mại dâm chữa bệnh thông thường và các xét nghiệm chất ma tuý , HIV… Năm sau: là 50.000đ /người/đợt.
3. Hỗ trợ nghề: 350.000đ/người/khoá học ( chỉ hỗ trợ 1 lần đầu khi vào Trung tâm ).
4. Hỗ trợ tái hoà nhập cộng đồng: Khi đã chấp hành xong thời hạn chữa trị giáo dục tại Trung tâm của tỉnh,
a. Trợ cấp tiền tàu xe 1 lượt về tối đa không quá 150.000đ/người.
b.Trợ cấp tiền ăn đường tối đa không quá 3 ngày, mỗi ngày 15.000đ/người.
c. Trợ cấp hỗ trợ tạo việc làm khi ra khỏi Trung tâm: mức tối thiểu 200.000đ - tối đa không quá 300.000đ/ người.
5. Chi mai táng phí: Trường hợp trong thời gian chấp hành quyết định tại Trung tâm bị chết do bệnh tật mà không có thân nhân nhận hoặc không đến kịp thì được chi 1.500.000đ để mai táng.
Điều 4. Chế độ miễn giảm :
1. Những trường hợp đối tượng mắc bệnh nặng vượt quá khả năng chữa trị của Trung tâm cần phải đưa đi bệnh viện điều trị: Nếu thuộc diện hộ gia đình chính sách người có công, hộ nghèo thì được xem xét để hỗ trợ một phần viện phí theo Đề án 740/ UB-ĐA ngày 19/09/2003 của UBND tỉnh Lạng sơn về việc triển khai Quyết định số 139 của Thủ tướng Chính phủ về khám chữa bệnh cho người nghèo tỉnh Lạng Sơn.
2. Trường hợp đối tượng là người chưa thành niên bị đưa vào cai nghiện - chữa trị bắt buộc tại Trung tâm nếu chưa đạt trình độ phổ cập giáo dục Tiểu học, được trợ cấp tiền học phí; khi ốm đău thì được trợ cấp tiền thuốc điều trị; tiền học nghề và các chi phí khác...Trường hợp nếu đối tượng là con em gia đình nghèo, gia đình được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của Pháp luật hoặc đối tượng không có nơi cư trú nhất định thì được xét trợ cấp cả tiền ăn hàng tháng trong thời gian chấp hành quyết định tại Trung tâm.
3. Các đối tượng được miễn giảm đều phải có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú.
Điều 5. Về kinh phí hỗ trợ:
Lấy từ ngân sách tỉnh được cân đối trong kinh phí chi chương trình phòng chống ma tuý, phòng chống mại dâm và nguồn đảm bảo xã hội hàng năm (Ngoài kinh phí chi thường xuyên của Trung tâm).
Căn cứ chỉ tiêu cai nghiện hàng năm của tỉnh giao cho Sở Lao động - TBXH , Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thống nhất với Sở Kế hoạch & Đầu tư và Sở Tài chính xây dựng kế hoạch trình UBND tỉnh quyết định.
Chương III
Điều 6. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về quản lý Nhà nước đối với các đối tượng cần chữa trị cai nghiện và công tác hỗ trợ đối với các đối tượng tại quy định trên. Chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan hướng dẫn đôn đốc các huyện, Thành phố thực hiện có hiệu quả quy định này. Hàng năm căn cứ chỉ tiêu cai nghiện của tỉnh giao và khả năng tiếp nhận của Trung tâm, phân bổ chỉ tiêu số đối tượng chữa trị cai nghiện bắt buộc cho các huyện, Thành phố
Điều 7. Sở Kế hoạch & Đầu tư có trách nhiệm đưa vào kế hoạch hàng năm của tỉnh.
Điều 8. Sở Tài chính có trách nhiệm cân đối cấp phát và giám sát việc quản lý sử dụng kinh phí hỗ trợ theo quy định hiện hành.
Điều 9. UBND các huyện, Thành phố có trách nhiệm:
1. Quản lý phân loại các đối tượng 05CP-06/CP trên địa bàn.
2. Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn xét đề nghị hỗ trợ, miễn giảm một số chế độ cho các đối tượng diện hộ nghèo, hộ chính sách người có công, Trẻ em mồ côi...
3. Chỉ đạo các cơ quan chức năng lập hồ sơ đối tượng để trìnhChủ tịch UBND huyện, Thành phố Quyết định đưa đối tượng vào chữa trị cai nghiện tại Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội tỉnh.
Điều 10. Bản quy định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ban hành . Mọi quy định trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ.Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, yêu cầu phản ảnh kịp thời lên UBND tỉnh để xem xét điều chỉnh./.