Quyết định số 267/2004/QĐ-BTM ngày 05/03/2004 Ban hành "Chương trình triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về thương mại" giai đoạn 2003-2007 ban hành bởi Bộ trưởng Bộ Thương mại (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 267/2004/QĐ-BTM
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Bộ Thương mại
- Ngày ban hành: 05-03-2004
- Ngày có hiệu lực: 08-04-2004
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 05-11-2009
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 2037 ngày (5 năm 7 tháng 2 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 05-11-2009
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
BỘ THƯƠNG MẠI Số: 267/2004/QĐ-BTM | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 05 tháng 3 năm 2004 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH "CHƯƠNG TRÌNH TRIỂN KHAI CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI" (GIAI ĐOẠN 2003 - 2007)
BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
Căn cứ Nghị định số 95-CP ngày 04 tháng 12 năm 1993 củaChính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của BộThương mại;
Căn cứ Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg ngày 17 tháng 01 năm003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục phápluật từ năm 2003 đến năm 2007;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ và Vụ trưởng VụPháp chế,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này"Chương trình triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật vềthương mại (giai đoạn 2003 - 2007)".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Phápchế và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Thương mại, các Sở Thương mại/Sở Thương mại và Du lịch chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI |
CHƯƠNG TRÌNH
TRIỂN KHAI CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNGMẠI (GIAI ĐOẠN 2003 - 2007)
(Ban hành kèm theo Quyết địnhsố 0267/2004/QĐ-BTM ngày 05 tháng 03 năm 2004 của Bộtrưởng Bộ Thương mại)
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA CHƯƠNGTRÌNH
1. Mục tiêu
- Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ, hiệu quả trongcông tác phổ biến, giáo dục pháp luật về thương mại, thông qua đó đưacông tác phổ biến, giáo dục pháp luật về thương mại vào nề nếp.
- Giúp cho cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quanquản lý nhà nước về thương mại các cấp nắm bắt một cách kịp thời và cóhệ thống các quy định của pháp luật về thương mại, thông qua đó nâng caonăng lực của cán bộ, công chức trong việc xây dựng và thực thi các quy địnhcủa pháp luật về thương mại.
- Phổ biến kịp thời, đầy đủ các văn bản quy phạm phápluật về thương mại của Việt Nam và các Điều ước quốc tế về thương mạiViệt Nam ký kết hoặc gia nhập cho các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhâncó liên quan, thông qua đó nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành phápluật, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại.
2. Yêu cầu
- Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật về thươngmại phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, rộng khắp.
- Hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật về thương mạiphải bảo đảm tính cập nhật, khoa học, chuẩn xác và hiệu quả. - Lựa chọn vàáp dụng các biện pháp, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật về thươngmại phù hợp với từng loại đối tượng.
3. Đối tượng
- Cán bộ công chức làm việc trong các cơ quan quản lýnhà nước về thương mại từ Trung ương đến địa phương và ở nước ngoài.
- Các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân hoạt độngthương mại trên thị trường Việt Nam.
- Sinh viên chuyên ngành kinh tế thương mại của cáctrường đại học và cao đăng trong cả nước.
II. NỘI DUNG PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI CẦN PHỔ BIẾN,GIÁO DỤC.
1. Các văn bản quy phạm pháp luật về thương mại, baogồm các văn bản đã được ban hành và định hướng của dự thảo các vănbản đang trong quá trình soạn thảo.
2. Các Điều ước quốc tế song phương và đa phương vềthương mại mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập..
3. Luật pháp và chính sách thương mại của các nướctrên thế giới và các tổ chức quốc tế.
III. HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN
1. Tổ chức giới thiệu trực tiếp các văn bản quyphạm pháp luật về thương mại.
a. Hoạt động:
- Tổ chức các buổi toạ đàm và báo cáo chuyên đề đểphổ biến một cách kịp thời nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật vềthương mại tới các doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân có liên quan;
- Tổ chức các hội thảo hoặc toạ đàm để giới thiệunội dung của dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật về thương mại và tổchức lấy ý kiến tham gia góp ý của các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhâncó liên quan.
b. Đơn vị thực hiện:
Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với Văn Phòng Bộ và cácđơn vị có liên quan thuộc Bộ và các Sở Thương mại/ Sở Thương mại và Dulịch tổ chức thực hiện.
2. Đào tạo và tập huấn pháp luật về thương mại
a. Hoạt động:
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức về thương mạicho cán bộ, công chức ngành thương mại và các doanh nghiệp, các tổ chức, cánhân tham gia hoạt động thương mại.
b. Đơn vị thực hiện:
Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với Văn Phòng Bộ, cáccơ sở đào tạo, các đơn vị có liên quan thuộc Bộ và các Sở Thươngmại/Sở Thương mại Du lịch tổ chức thực hiện.
3. Xuất bản và phát hành các cuốn sách về phápluật thương mại
a. Hoạt động:
- Định kỳ mỗi năm xuất bản 1 cuốn sách "Hệ thốngcác văn bản pháp luật mới về thương mại" bao gồm tất cả các văn bảnquy phạm pháp luật về thương mại mới ban hành trong năm.
- Phát hành đĩa CD-ROM tập hợp các văn bản quy phạmpháp luật về thương mại và cập nhật 6 tháng/lần.
- Biên soạn và xuất bản các cuốn cẩm nang pháp luật,sách "Hỏi - Đáp" pháp luật về thương mại.
b. Đơn vị thực hiện:
Vụ Pháp chế chủ trì phối hợp với Văn phòng Bộ và cácđơn vị có liên quan thuộc Bộ tổ chức thực hiện.
4. Đưa các văn bản quy phạm pháp luật về thươngmại lên mạng Internet
a. Hoạt động:
Xây dựng cơ sở dữ liệu, thu thập và đưa lên mạngInternet các văn bản pháp luật thương mại.
b. Đơn vị thực hiện:
Vụ Pháp chế chủ trì phối hợp với Văn phòng Bộ, VụThương mại Điện tử, Trung tâm Thông tin Thương mại và các đơn vị có liênquan tổ chức thực hiện..
5. Phổ biến pháp luật về thương mại trên cácphương tiện thông tin đại chúng (báo, đài phát thanh, truyền hình)
a. Hoạt động
- Tổ chức họp báo và các buổi trả lời phỏng vấn đềgiới thiệu một cách kịp thời nội dung các văn bản quy phạm pháp luật vềthương mại mới ban hành trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo,đài phát thanh, truyền hình ở Trung ương và địa phương).
- Hợp tác chặt chẽ với các báo, đài phát thanh, truyềnhình để thực hiện các chuyên mục và các chương trình phát thanh, truyềnhình để phổ biến, giáo dục pháp luật về thương mại.
b. Đơn vị thực hiện:
Văn phòng Bộ chủ trì phối hợp với Vụ Pháp chế, BáoThương mại, Tạp chí Thương mại, Truyền hình Thương mại, Trung tâm Thông tinThương mại và các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các đơn vị cóliên quan thuộc Bộ Xây dựng kếhoạch phổ biến, giáo dục pháp luật về thươngmại cho từng năm và trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt.
2. Trên cơ sở kế hoạch hàng năm đã được phê duyệt,Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp các đơn vị thuộc Bộ lập kế hoạch chi tiếtvà tổ chức triển khai cho từng hoạt động cụ thể.
3. Các đơn vị thuộc Bộ, theo chức năng chuyên môn củamình, phối hợp với Vụ Pháp chế lập đề cương giảng dạy, lập danh sách báocáo viên cho từng chuyên đề, từng đợt tập huấn.
4. Văn phòng Bộ chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế xây dựng Tủ sách Pháp luật về thương mại của cơ quan Bộ; đề xuất các biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về thương mại trên các phương tiện thông tin đại chúng với các hình thức thích hợp.
5. Vụ Tổ chức Cán bộ chủ trì, phối hợp với Vụ Phápchế và các đơn vị có liên quan xây dựng và trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo pháp luật về thương mại cho cán bộ, công chức quản lý nhà nước; chủ trì việc trao đổi với các Bộ, ngành liên quan để đưa nội dung pháp luật về thương mại vào thi tuyển, thi nâng bậc,chuyên ngạch cho cán bộ, công chức ngành thương mại.
6. Các cơ sở đào tạo thuộc Bộ có kế hoạch đưa pháp luật về thương mại vào chươngtrình giảng dạy một cách hợp lý và thiết thực; phối hợp với Vụ Pháp chế và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo pháp luật về thương mại cho cán bộ, côngchức ngành thương mại đã được Lãnh đạo Bộ phê duyệt; chú trọng tập huấn và bồi dưỡng kiến thức pháp luật về thương mại một cách thường xuyên cho cán bộ, công chức thuộc các cơ quan quản lý nhà nước về thươngmại ở Trung ương và địa phương.
7. Các cơ quan báo chí và thông tin của Bộ phối hợp vớiVăn phòng Bộ và Vụ Pháp chế đăng tải một cách kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật về thương mại; dành số trang thông tin thích đáng cho việc phổ biến, giáo dục pháp luật về thương mại với các hình thức thích hợp;tăng cường đội ngũ phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên viết về phápluật thương mại để cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin pháp luật vềthương mại cho các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân có liên quan.
8. Vụ Tài chính Kế toán chủ trì, phối hợp với Vụ Phápchế lập dự toán và bảo đảm nguồn kinh phí từ Ngân sách Nhà nước cho việcthực hiện Chương trình này nói chung và kế hoạch phổ biến, giáo dục phápluật về thương mại hàng năm nói riêng..
9. Các Sở Thương mại/Sở Thương mại và Du lịch chủđộng lập kế hoạch, chương trình và tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luậtvề thương mại cho cán bộ, công nhân viên thuộc quyền quản lý của Sở; hàng năm tiến hành sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện công tác phổ biến,giáo dục pháp luật về thương mại ở địa phương mình và báo cáo về Bộ.
10. Các đơn vị có liên quan thuộc Bộ được giao thựchiện các hoạt động nêu tại Quyết định này có trách nhiệm đưa tất cả các hoạt động này vào kế hoạch công tác hàng năm của mình trong cả giai đoạntừ năm 2003 - 2007.
11. Tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong côngtác phổ biến, giáo dục pháp luật về thương mại được xét khen thưởng hàngnăm theo quy định hiện hành của Nhà nước. 12. Vụ Pháp chế chủ trì, phốihợp với Văn phòng Bộ thường xuyên đôn đốc theo dõi việc thực hiện Chươngtrình này; kịp thời tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm để có giải pháptháo gỡ vướng mắc trong quá trình thực hiện.