cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Chỉ thị số 08/2002/CT-UB ngày 07/03/2002 Tổ chức thực hiện Chỉ thị 07/2002/CT-TTg về quản lý sử dụng thuốc kháng sinh, hóa chất trong sản xuất kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc động vật (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 08/2002/CT-UB
  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Quảng Bình
  • Ngày ban hành: 07-03-2002
  • Ngày có hiệu lực: 07-03-2002
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 21-09-2011
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 3485 ngày (9 năm 6 tháng 20 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 21-09-2011
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 21-09-2011, Chỉ thị số 08/2002/CT-UB ngày 07/03/2002 Tổ chức thực hiện Chỉ thị 07/2002/CT-TTg về quản lý sử dụng thuốc kháng sinh, hóa chất trong sản xuất kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc động vật (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 2406/QĐ-UBND ngày 21/09/2011 Công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Ngư nghiệp, Phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành từ ngày 01/01/2001 đến ngày 31/8/2011 đã hết hiệu lực”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 08/2002/CT-UB

Đồng Hới, ngày 07 tháng 03 năm 2002

 

CHỈ THỊ

V/V TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHỈ THỊ 07/2002/CT-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Thủ tướng Chính phủ có chỉ thị 07/2002/CT-TTg ngày 25/2/2002 V/v “tăng cường quản lý việc sử dụng thuốc kháng sinh, hóa chất trong sản xuất kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc động vật” để thực hiện nghiêm túc chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:

1. Sở Thủy sản, sở Nông nghiệp và PTNT, sở Y tế, các sở ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi chỉ thị 07/2002/CT-TTg ngày 25/2/2002 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản pháp luật có liên quan đến tận các tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm, các cơ sở sơ chế, chế biến thủy sản, súc sản và vận chuyển tiêu thụ sản phẩm thủy sản, súc sản, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc thú y, thức ăn cho gia súc và thủy sản, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất, chế phẩm sinh học dùng cho sản xuất thủy sản và nông nghiệp.

2. Sở Thủy sản, sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các sở: Khoa học CN & MT, sở Y tế, các cơ quan liên quan hướng dẫn ngư dân, nông dân không sử dụng các phế phẩm có chứa Chloramphenicol và các hóa chất độc hại, đồng thời xây dựng các vùng nuôi an toàn, trang trại sản xuất sạch để bảo đảm chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản, nông sản.

3. Tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất và buôn bán các loại sản phẩm dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp và thủy sản vi phạm quy định của Pháp luật về điều kiện sản xuất kinh doanh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và ghi nhãn hàng hóa.

4. Các sở, ngành có liên quan trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm phối hợp với Sở Thủy sản, sở Nông nghiệp và PTNT để chỉ đạo các cơ sở trong ngành thực hiện tốt chỉ thị này.

Yêu cầu Giám đốc các sở Thủy sản, sở Nông nghiệp và PTNT và thủ trưởng ngành liên quan, Chủ tịch UBND huyện, thị xã tổ chức thực hiện nghiêm túc chỉ thị này.

 

 

Nơi nhận:
- VP Chính phủ; (để B/c)
- TVụ Tỉnh ủy; (để B/c)
- TT HĐND tỉnh;
- Các sở, ngành: Sở NNPTNT, KHCN&MT, Y tế, TM-DL, KH&ĐT,TCVG;
- UBND các huyện, thị xã;
- Lãnh đạo VP;
- Lưu VP, NN.

TM. UBND TỈNH QUẢNG BÌNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Mai Xuân Thu