cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Chỉ thị số 01/2002/CT-NHNN ngày 07/01/2002 Về việc xử lý nợ tồn đọng của các ngân hàng thương mại do Thống đốc Ngân hàng nhà nước ban hành (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 01/2002/CT-NHNN
  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước
  • Ngày ban hành: 07-01-2002
  • Ngày có hiệu lực: 22-01-2002
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 20-10-2012
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 3924 ngày (10 năm 9 tháng 4 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 20-10-2012
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 20-10-2012, Chỉ thị số 01/2002/CT-NHNN ngày 07/01/2002 Về việc xử lý nợ tồn đọng của các ngân hàng thương mại do Thống đốc Ngân hàng nhà nước ban hành (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Thông tư số 25/2012/TT-NHNN ngày 06/09/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật”. Xem thêm Lược đồ.

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 01/2002/CT-NHNN

Hà Nội, ngày 07 tháng 1 năm 2002

 

CHỈ THỊ

CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 01/2002/CT-NHNN NGÀY 07/01/2002 VỀ VIỆC XỬ LÝ NỢ TỒN ĐỌNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Hiện nay, nợ tồn đọng của các ngân hàng thương mại đang chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ tín dụng, trong khi đó việc xử lý nợ tồn đọng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc không được xử lý dứt điểm, đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh, an toàn của hệ thống ngân hàng thương mại và nền kinh tế.

Nhằm giải quyết căn bản nợ tồn đọng, làm lành mạnh tình hình tài chính của các ngân hàng thương mại, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 149/2001/QĐ-TTg ngày 5 tháng 10 năm 2001 về việc phê duyệt Đề án xử lý nợ tồn đọng của các ngân hàng thương mại.

Để thực hiện có hiệu quả Quyết định nói trên của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) các Ngân hàng thương mại, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Trung ương, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố thực hiện các nội dung sau đây:

1. Tổ chức quán triệt đến tất cả cán bộ, nhân viên của đơn vị mình việc cơ cấu lại tài chính ngân hàng thương mại, mà trước hết xử lý nợ tồn đọng là công tác trọng tâm của toàn ngành ngân hàng không những trước mắt mà trong vài năm tới; phổ biến kịp thời các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước, các Bộ, ngành, địa phương về việc xử lý nợ tồn đọng; tập trung lực lượng xử lý dứt điểm nợ tồn đọng và tài sản có liên quan đến nợ tồn đọng của các ngân hàng thương mại.

2. Việc xử lý nợ tồn đọng của các ngân hàng thương mại phải bảo đảm đúng đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, cơ chế được quy định trong Quyết định số 149/2001/QĐ-TTg ngày 5 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể là:

2.1 Về nguyên tắc xử lý nợ tồn đọng.

a. Việc xử lý nợ tồn đọng phải bảo đảm vững chắc, không để tái diễn, không gây mất ổn định hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại và nền kinh tế;

b. Phải có biện pháp tận thu nợ tồn đọng để hạn chế tối đa tổn thất tài sản quốc gia và tiết kiệm cho ngân sách nhà nước, không để xẩy ra các tiêu cực trong quá trình xử lý. Gắn việc xử lý nợ tồn đọng của các ngân hàng thương mại với việc làm lành mạnh tài chính doanh nghiệp nhà nước.

2.2. Phạm vi, đối tượng xử lý nợ tồn đọng.

a. Phạm vi xử lý nợ tồn đọng của các ngân hàng thương mại là các khoản nợ tồn đọng còn dư nợ đến thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2000. Việc xử lý các khoản nợ tồn đọng của các ngân hàng thương mại sau thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2000 thực hiện theo các qui định hiện hành.

b. Đối tượng được xử lý nợ tồn đọng là ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần của nhà nước và nhân dân.

2.3. Việc xử lý nợ tồn đọng được thực hiện theo cơ chế sau:

2.3.1. Đối với nợ tồn đọng có tài sản bảo đảm.

a. Ngân hàng thương mại, Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của Ngân hàng thương mại được chủ động bán các tài sản bảo đảm nợ vay (tài sản thế chấp, cầm cố; tài sản gán nợ; tài sản Toà án giao cho ngân hàng) kể cả tài sản là bất động sản bao gồm đất, tài sản gắn liền với đất thuộc quyền định đoạt của ngân hàng theo các hình thức sau:

- Tự bán công khai trên thị trường;

- Bán qua Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản;

- Bán cho Công ty mua bán nợ của Nhà nước (khi được thành lập).

b. Đối với những tài sản bảo đảm nợ vay thuộc những vụ án đã được Toà án phán quyết nhưng chưa giao tài sản cho ngân hàng thương mại: ngân hàng thương mại tập hợp báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Ban giúp việc Ban Chỉ đạo cơ cấu lại tài chính ngân hàng thương mại) để trình Ban Chỉ đạo cơ cấu lại tài chính ngân hàng thương mại đề nghị Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cơ quan thi hành án nhanh chóng giao cho các ngân hàng thương mại để xử lý thu hồi vốn cho ngân hàng theo các hình thức tại điểm 2.3.1a nói trên.

c. Đối với những tài sản bảo đảm nợ vay chưa đầy đủ thủ tục pháp lý và hiện không có tranh chấp, các ngân hàng thương mại tập hợp báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Ban giúp việc Ban Chỉ đạo cơ cấu lại tài chính ngân hàng thương mại) để trình Ban chỉ đạo cơ cấu lại tài chính ngân hàng thương mại xem xét yêu cầu các cơ quan chức năng nhà nước có thẩm quyền hoàn thiện thủ tục pháp lý, để ngân hàng thương mại, Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của ngân hàng thương mại bán nhanh tài sản, thu hồi nợ;

d. Đối với những tài sản bảo đảm nợ vay chưa bán được: ngân hàng thương mại, Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của ngân hàng thương mại áp dụng các biện pháp như: cải tạo, sửa chữa, nâng cấp tài sản để bán, cho thuê, khai thác kinh doanh, góp vốn, liên doanh bằng tài sản để thu hồi nợ.

đ. Đối với những tài sản các ngân hàng thương mại để lại sử dụng thì phải có nguồn vốn tương ứng theo quy định pháp luật;

e. Giá bán các tài sản bảo đảm nợ vay có thể cao hoặc thấp hơn giá trị nợ tồn đọng (gốc và lãi). Trường hợp bán tài sản với giá thấp hơn giá trị nợ tồn đọng, phần chênh lệch được xử lý bằng nguồn dự phòng rủi ro của các ngân hàng thương mại và tiếp tục theo dõi thu hồi nợ. Trường hợp bán tài sản với giá cao hơn giá trị nợ tồn đọng thì phần chênh lệch được xử lý theo quy định của pháp luật.

2.3.2. Đối với nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm và không còn đối tượng để thu hồi nợ.

a. Ngân hàng thương mại nhà nước tập hợp báo cáo đề nghị xử lý theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước;

b. Ngân hàng thương mại cổ phần tự xử lý theo qui định hiện hành.

2.3.3. Đối với nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm nhưng con nợ còn tồn tại, đang hoạt động.

Các ngân hàng thương mại, Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của ngân hàng thương mại được thực hiện một số biện pháp xử lý như sau:

a. Bán lại nợ để thu hồi vốn theo quy chế mua bán nợ thông thường;

b. Chuyển nợ thành vốn góp vào doanh nghiệp và được chuyển nhượng phần vốn góp này; trường hợp này, ngân hàng thương mại phải dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ tương ứng với phần nợ đã chuyển thành vốn góp vào doanh nghiệp và phải bảo đảm tỷ lệ vốn góp theo quy định của pháp luật;

c. Ngân hàng thương mại nhà nước được đánh giá lại khoản nợ tồn đọng của doanh nghiệp nhà nước để xác định giá trị thực còn của khoản nợ và xử lý theo hướng dẫn của Nhà nước;

d. Căn cứ vào thực trạng và khả năng trả nợ của doanh nghiệp, ngân hàng thương mại được cơ cấu lại nợ bằng nhiều hình thức thích hợp như giãn nợ, miễn giảm lãi suất hoặc cho doanh nghiệp vay vốn đầu tư thêm.

3. Các ngân hàng thương mại phải thành lập bộ phận chuyên trách xử lý nợ tồn đọng. Trường hợp cần thiết, Ngân hàng thương mại được thành lập Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản theo qui định tại Quyết định số 150/2001/QĐ-TTg ngày 05 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại và các văn bản qui định, hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.

4. Phải đặt việc xử lý nợ tồn đọng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương; sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể thì việc xử lý nợ tồn đọng mới có kết quả cao.

Hết sức tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương, sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể với ngân hàng trong việc xử lý nợ tồn đọng và chủ động tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong quá trình xử lý nợ tồn đọng tại địa bàn.

5. Các ngân hàng thương mại phải chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc bán tài sản nợ tồn đọng (tài sản thế chấp, cầm cố; tài sản gán nợ; tài sản Toà án giao cho ngân hàng) trên thị trường bảo đảm công khai, minh bạch theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước, các Bộ, ngành liên quan đến việc xử lý nợ tồn đọng và các qui định hiện hành khác của pháp luật; hạn chế tổn thất và ngăn chặn các tiêu cực phát sinh trong quá trình xử lý nợ tồn đọng.

6. Việc xử lý nợ tồn đọng có liên quan đến ngân hàng khác (cùng cho vay một khác hàng; một tài sản bảo đảm nợ vay nhiều ngân hàng v.v...) thì các ngân hàng phải phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình xử lý nợ tồn đọng.

7. Phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát trong quá trình xử lý nợ tồn đọng. Đưa việc này là một nội dung chủ yếu trong chương trình, kế hoạch công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát đối với tất cả các ngân hàng trong vài năm tới.

8. Các khiếu nại, tố cáo phát sinh liên quan đến việc xử lý nợ tồn đọng phải được giải quyết kịp thời, đúng pháp luật;

9. Phát huy vai trò các tổ chức Đảng, chuyên môn, đoàn thể quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên, đoàn viên của mình, ngăn chặn các tiêu cực trong ngành ngân hàng. Nếu có sai phạm, tiêu cực, phải xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật.

10. Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực htuộc Trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra việc xử lý nợ tồn đọng của các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn. Cụ thể là:

10.1. Làm đầu mối của ngành ngân hàng tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương các cơ chế, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo ngân hàng, các Ban, ngành, tổ chức Đảng, đoàn thể trong việc xử lý nợ tồn đọng; tranh thủ sự hỗ trợ, tạo điều kiện của các Ban, ngành, đoàn thể xử lý nợ tồn đọng có hiệu quả nhất.

10.2. Tổ chức, chỉ đạo các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn xử lý nợ tồn đọng bảo đảm đúng đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, cơ chế qui định trong Quyết định số 149/2001/QĐ-TTg ngày 5 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ được nêu trong Chỉ thị này; bảo đảm các ngân hàng thương mại phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình xử lý nợ tồn đọng; kịp thời có các biện pháp xử lý các khó khăn, vướng mắc của các ngân hàng thương mại trong quá trình xử lý nợ tồn đọng theo tinh thần chủ động giải quyết tại địa bàn là chính.

10.3. Tổ chức, chỉ đạo Thanh tra chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng thương mại tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện các sai phạm trong quá trình xử lý nợ tồn đọng để có biện pháp xử lý nghiêm minh, hiệu quả.

10.4. Tổng hợp tình hình xử lý nợ tồn đọng của các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo qui định, đồng gửi báo cáo Thường trực tỉnh uỷ, thành uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đề xuất với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giải pháp xử lý những khó khăn, vướng mắc mà địa phương không xử lý được.

11. Định kỳ hàng tháng, quý, các ngân hàng tổng hợp tình hình xử lý nợ tồn đọng của đơn vụ mình theo mẫu biểu (ban hành kèm theo Chỉ thị này) và báo cáo về Ngân hàng Nhà nước (Ban giúp việc Ban Chỉ đạo cơ cấu lại tài chính ngân hàng thương mại) theo quy định sau:

- Các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố tổng hợp báo cáo tình hình xử lý nợ tồn đọng trên địa bàn gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trước ngày 05 hàng tháng;

- Các ngân hàng thương mại tổng hợp, báo cáo tình hình xử lý nợ tồn đọng của Ngân hàng mình gửi về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trước ngày 05 hàng tháng.

12. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Trung ương có trách nhiệm thực hiện tốt Chỉ thị này; hướng dẫn, hỗ trợ các ngân hàng thương mại trong quá trình xử lý nợ tồn đọng; tham mưu kịp thời cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước các cơ chế, giải pháp xử lý nợ tồn đọng có hiệu quả.

Ban giúp việc Ban Chỉ đạo cơ cấu lại tài chính ngân hàng thương mại có trách nhiệm hàng tháng, quý, năm, tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao cho các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại trong việc xử lý nợ tồn đọng.

Chỉ thị này được phổ biến đến toàn thể cán bộ, nhân viên ngành ngân hàng triển khai thực hiện.

MẪU BÁO CÁO SỐ 1

ĐƠN VỊ
(Ngân hàng, Chi nhánh ngân hàng)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------------------

...., ngày... tháng... năm...

 

BÁO CÁO TÌNH HÌNH XỬ LÝ NỢ TỒN ĐỌNG

Quý.../năm....

Kính gửi:.......................................................

Báo cáo phải đảm bảo các nội dung cơ bản sau đây:

I. Tình hình xử ý nợ tồn đọng

1. Tình hình tổ chức, thực hiện xử lý nợ tồn đọng

2. Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện các nguyên tắc, giải pháp quy định tại Chỉ thị này và hướng dẫn của các Bộ, Ngành có liên quan.

3. Những khó khăn, vướng mắc trong việc xử lý nợ tồn đọng (nêu cụ thể)

II. Đề xuất, kiến nghị

Đề xuất, kiến nghị các cơ chế, chính sách, giải pháp với Ngân hàng Nhà nước, các Bộ, Ngành có liên quan.

Đề xuất, kiến nghị phải có nội dung cụ thể, rõ ràng nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xử lý nợ tồn đọng.

Lưu ý:

- Đối với chi nhánh ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố khi báo cáo tình hình tổ chức, thực hiện xử lý nợ tồn đọng trên địa bàn tại điểm 1, mục I trên đây, báo cáo thêm tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ xử lý nợ tồn đọng của chi nhánh được giao tại Chỉ thị này.

- Báo cáo này được lập hàng quý kèm theo báo cáo tháng cuối quý theo mẫu biểu báo cáo số 2 được quy định tại Chỉ thị này và gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trước ngày 5 tháng đầu quý sau.

 

 

Nơi nhận:
- Như đề gửi
- Lưu VT

 

TỔNG GIÁM ĐỐC (GIÁM ĐỐC)

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

MẪU BÁO CÁO SỐ 2

ĐƠN VỊ
(Ngân hàng, Chi nhánh ngân hàng)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------------------

...., ngày... tháng... năm...

 

BÁO CÁO XỬ LÝ NỢ TỒN ĐỌNG

Tháng... năm....

Đơn vị tính: triệu đồng

STT

Chỉ tiêu

Số đầu tháng

Số xử lý trong tháng

Số xử lý luỹ kế đến tháng...

Số cuối tháng

1

2

3

4

5

6

I

Tổng số nợ tồn đọng có tài sản bảo đảm

.................

....................

.........................

..................

1

Nợ có tài sản đã được bán

Trong đó:

 

....................

.........................

 

 

- Nợ gốc giảm từ số tiền thu được do bán tài sản

 


....................


.........................

 

 

- Nợ gốc giảm do khách hàng tiếp tục trả bằng tiền

 


....................


.........................

 

 

- Số tổn thất đã được bù đắp bằng dự phòng rủi ro

 


....................


.........................

 

2

Nợ có tài sản Ngân hàng để lại sử dụng.

Trong đó:

 

....................

.........................

 

 

- Nợ gốc giảm do tài sản để lại sử dụng

 


....................


.........................

 

 

- Nợ gốc giảm do khách hàng tiếp tục trả bằng tiền

 


....................


.........................

 

 

- Số tổn thất đã được bù đắp bằng dự phòng rủi ro

 


....................


.........................

 

3

Nợ gốc giảm do khách hàng trả bằng tiền (đối với nợ chưa xử lý tài sản ở trường hợp 1 và 2 trên đây)

 




...................




.......................

 

4

Nợ gốc giảm từ số tiền thực tế thu hồi do tài sản cho thuê, khai thác kinh doanh

 



...................



.......................

 

5

Nợ đã được bán.

Trong đó:

 

...................

.......................

 

 

- Nợ gốc giảm từ số tiền thu được do bán nợ

 


....................


........................

 

 

- Số tổn thất đã được bù đắp bằng dự phòng rủi ro

 


....................


........................

 

6

Nợ đã được giãn nợ

 

...................

.......................

 

7

Nợ đang được chào bán tài sản

 

...................

.......................

 

II

Tổng số nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm và không còn đối tượng để thu nợ



.................



...................



.........................



.................

III

Tổng số nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm nhưng con nợ còn tồn tại, đang hoạt động



.................



...................



.........................



.................

1

Nợ đã được bán.

Trong đó:

 

....................

.........................

 

 

- Nợ gốc giảm từ số tiền thu được do bán nợ

 


....................


.........................

 

 

- Số tổn thất đã được bù đắp bằng dự phòng rủi ro

 


....................


.........................

 

2

Nợ được chuyển thành vốn góp tại DN.

Trong đó:

 

....................

.........................

 

 

- Nợ gốc giảm do chuyển thành vốn góp

 


....................


.........................

 

 

- Số tổn thất đã được bù đắp bằng dự phòng rủi ro

 


....................


.........................

 

3

Nợ được đánh giá lại.

Trong đó:

 

....................

.........................

 

 

- Giá trị thực còn của khoản nợ sau khi đánh giá lại

 


....................


.........................

 

 

- Số tổn thất đã được bù đắp

 

....................

.........................

 

4

Nợ đã được giãn nợ

 

....................

.........................

 

Những đề xuất cụ thể về xử lý nợ tồn đọng (nếu thấy cần thiết)

LẬP BIỂU

KIỂM SOÁT

TỔNG GIÁM ĐỐC (GIÁM ĐỐC)

(ký tên và đóng dấu)

Ghi chú:

1. Ghi chú về chế độ lập và gửi báo cáo

- Các Ngân hàng thương mại tập hợp số liệu toàn ngân hàng (bao gồm cả Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc Ngân hàng) và gửi báo cáo theo quy định của Chỉ thị này.

- Các Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố tập hợp số liệu trên địa bàn (bao gồm chi nhánh Ngân hàng Thương mại, chi nhánh Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản, Sở giao dịch Ngân hàng thương mại, trụ sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần, trụ sở chính Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực tiếp xử lý nợ tồn đọng trên địa bàn) và gửi báo cáo tổng hợp theo quy định của Chỉ thị này.

2. Nội dung chỉ tiêu và hướng dẫn lấy số liệu

2.1. Hướng dẫn chung

- Nợ tồn đọng bao gồm nợ tồn đọng còn dư nợ đến thời điểm 31/12/2000

- Số nợ tồn đọng nói trên đã được xử lý thu hồi một phần trước khi Chỉ thị này có hiệu lực thực hiện thì chỉ báo cáo phần nợ tồn đọng còn dư nợ đến thời điểm báo cáo.

- Đối với những khoản nợ tồn đọng thuộc nhóm 1 và nhóm 3, Ngân hàng thương mại đã dùng dự phòng rủi ro để hạch toán ra ngoài bảng tổng kết tài sản sau đó mới xử lý tận thu theo các nguyên tắc của Chỉ thị này thì Ngân hàng thương mại vẫn thực hiện việc báo cáo xử lý nợ tồn đọng theo mẫu báo cáo này.

- Những khoản lãi chưa thu của nợ tồn đọng không thuộc phạm vi báo cáo.

- Số liệu báo cáo là số liệu lấy đến ngày cuối tháng

2.2. Hướng dẫn cụ thể đối với một số chỉ tiêu

* Chỉ tiêu I: Tổng số nợ tồn đọng có tài sản bảo đảm

- Số dư đầu tháng (cột 3) là tổng số nợ tồn đọng có tài sản bảo đảm chưa được xử lý trong tháng.

- Số xử lý trong tháng (cột 4) là tổng cộng số xử lý trong tháng của các chỉ tiêu 1, 2, 3, 4, 5, 6 (chú ý không cộng chỉ tiêu 7)

- Số dư cuối tháng (cột 6) là tổng số nợ tồn đọng có tài sản bảo đảm chưa được xử lý cuối tháng.

* Chỉ tiêu 1: Nợ có tài sản đã được bán (tài sản cầm cố, thế chấp, tài sản nhận gán nợ và tài sản do toà án giao cho ngân hàng).

Số xử lý trong tháng (cột 4) là số dư nợ gốc có tài sản bảo đảm bán được trong tháng. Trong đó:

- Nợ gốc giảm từ số tiền thu được do bán tài sản: Số xử lý trong tháng là số tiền thu được do bán tài sản đã được hạch toán giảm nợ gốc cho khách hàng.

- Nợ gốc giảm do khách hàng tiếp tục trả bằng tiền: Số xử lý trong tháng là số tiền do khách hàng tiếp tục trả sau khi đã bán tài sản thu hồi nợ, đã được hạch toán giảm nợ gốc.

- Số tổn thất đã được bù đắp bằng dự phòng rủi ro: Số xử lý trong tháng là số nợ gốc đã hạch toán giảm nợ gốc từ dự phòng rủi ro.

* Chỉ tiêu 2: Nợ có tài sản Ngân hàng để lại sử dụng

Nợ có tài sản Ngân hàng để lại sử dụng là nợ tương ứng với tài sản ngân hàng để lại sử dụng bằng nguồn vốn chủ sở hữu.

Số xử lý trong tháng là số dư nợ gốc có tài sản Ngân hàng để lại sử dụng trong tháng. Trong đó:

- Nợ gốc giảm do tài sản để lại sử dụng: Số xử lý trong tháng là số nợ gốc đã hạch toán giảm tương ứng với giá trị tài sản Ngân hàng để lại sử dụng.

- Nợ gốc giảm do khách hàng tiếp tục trả bằng tiền: là số tiền do khách hàng tiếp tục trả sau khi Ngân hàng để lại tài sản sử dụng, đã được hạch toán giảm nợ gốc.

* Chỉ tiêu 3: Giảm nợ gốc do khách hàng trả bằng tiền (đối với nợ chưa xử lý tài sản ở trường hợp 1 và 2 trên đây)

Số xử lý trong tháng là số tiền khách hàng trả trong tháng đã được hạch toán giảm nợ gốc nhưng Ngân hàng chưa xử lý tài sản như chỉ tiêu 1, 2 trên đây.

* Chỉ tiêu 5: Nợ đã được bán

Số xử lý trong tháng là số dư nợ gốc đã được bán trong tháng. Trong đó:

- Nợ gốc giảm từ số tiền thu được do bán nợ: Số xử lý trong tháng là số tiền thu được do bán nợ đã hạch toán giảm nợ gốc.

* Chỉ tiêu 6: Nợ đã được giãn.

Số xử lý trong tháng là số nợ gốc đã được giãn trong tháng.

* Chỉ tiêu 7: Nợ đang được chào bán tài sản.

Số xử lý trong tháng là số nợ gốc có tài sản bảo đảm mà tài sản đã được chào bán (đã thông báo bán công khai theo quy định) nhưng chưa bán được.

* Chỉ tiêu II: Tổng số nợ không có tài sản bảo đảm và không còn đối tượng để thu nợ.

- Số dư đầu tháng (cột 3) là tổng số nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm và không còn đối tượng để thu nợ đầu tháng.

- Số xử lý trong tháng (cột 4) là tổng số nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm và không còn đối tượng để thu nợ đã được xoá nợ trong tháng.

- Số dư cuối tháng (cột 6) là tổng số nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm và không còn đối tượng để thu nợ cuối tháng.

* Chỉ tiêu III: Tổng số nợ không có tài sản bảo đảm nhưng con nợ còn tồn tại, đang hoạt động.

- Số dư đầu tháng (cột 2) là tổng số nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm nhưng con nợ còn tồn tại, đang hoạt động chưa được xử lý đầu tháng.

- Số xử lý trong tháng (cột 4) là tổng cộng số xử lý trong tháng của chỉ tiêu 1, 2, 3 và 4.

- Số dư cuối tháng (cột 6) là tổng số nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm nhưng con nợ còn tồn tại, đang hoạt động chưa được xử lý cuối tháng.

 

 

Trần Minh Tuấn

(Đã ký)