cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Chỉ thị số 19/2001/CT-BGD&ĐT ngày 31/05/2001 Về đào tạo bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục-đào tạo hè 2001 do Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 19/2001/CT-BGD&ĐT
  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Cơ quan ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • Ngày ban hành: 31-05-2001
  • Ngày có hiệu lực: 31-05-2001
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 12-09-2007
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 2295 ngày (6 năm 3 tháng 15 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 12-09-2007
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 12-09-2007, Chỉ thị số 19/2001/CT-BGD&ĐT ngày 31/05/2001 Về đào tạo bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục-đào tạo hè 2001 do Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 41/2007/QĐ-BGDĐT ngày 08/08/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và liên tịch ban hành từ năm 1999 đến năm 2005 hết hiệu lực”. Xem thêm Lược đồ.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 19/2001/CT-BGD&ĐT

Hà Nội, ngày 31 tháng 5 năm 2001

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC BỒI DƯỠNG NHÀ GIÁO -CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO HÈ 2001

Năm học 2001 -2002 là năm học đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng CSVN lần thứ IX, Nghị quyết số 40/2000/QHl0 của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và Nghị quyết số 41 /2000/QH 10 c ủa Quốc hội về thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

Căn cứ vào Chỉ thị năm học số 29/2000/CT-BGD&ĐT ngày 25-7-2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành năm học 2000 - 2001 và các văn bản hướng dẫn cụ thể của Bộ về việc thực hiện nhiệm vụ năm học ở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp và giáo .dục không chính quy; từ thực tế giáo dục và đào tạo của các địa phương trong năm học 2000 - 2001; để chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ năm học 2001-2002 có hiệu quả, Bộ yêu cầu các ông (Bà) Giám đốc các Sở Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng các trường Sư phạm, các trường Trung học chuyên nghiệp (THCN), các trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo (CBQL GD&ĐT) thực hiện kế hoạch, nội dung bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo hè 2001 (kèm theo Chỉ thị này) cần đảm bảo các yêu cầu sau:

1. Quán triệt báo cáo chính trị và các văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng.

2. Tổ chúc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QHl0 của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; Nghị quyết số 41/2000/QH10 của Quốc hội về thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở; các văn bản chỉ đạo hướng dẫn của Đảng, Chính phủ và của Bộ Giáo dục và Đào tạo về triển khai thực hiện các Nghị quyết trên đây của Quốc hội.

3. Tiếp lục quán triệt và thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và mục tiêu phát triển giáo dục - đào tạo từ nay đến năm 2020.

4. Tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện Luật Giáo dục và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục.

5 . Dựa vào Chỉ thị và bản hướng dẫn kế hoạch, nội dung bồi dưỡng nhà giáo và CBQL GD&ĐT hè 2001 của Bộ; các Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường sư phạm, THCN, CBQL GD&ĐT tiến hành xây dựng kế hoạch, nội dung và tổ chức bồi dưỡng phù hợp với thực tế của địa phương, đơn vị mình.

6. Các Vụ, Viện, đơn vị thuộc Bộ có nội dung và kế hoạch bồi dưỡng đã ghi trong kế hoạch, nội dung bồi dưỡng nhà giáo và CBQL GD&ĐT hè 2001 có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc các địa phương, các trường triển khai thực hiện Chỉ thị này.

 

 

Nguyễn Minh Hiển

(Đã ký)

 

KẾ HOẠCH VÀ NỘI DUNG BỒI DƯỠNG NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÈ 2001

(Ban hành kèm theo Chỉ thị số 19/2001/CT-BGD&ĐT ngày 31/5/2001 Của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. NỘI DUNG BỒI DƯỠNG VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1. Nội dung bồi dưỡng

1.1. Quán triệt những nội dung cơ bản của các văn kiện của Đảng đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng thông qua, vận dụng quan điểm của Đảng về giáo dục và đào tạo vào thực tiễn của ngành, địa phương.

1.2. Tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QHl0 của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, Nghị quyết số 41/2000/QHl0 của Quốc hội về thực hiện phổ cập giáo dục THCS và các văn bản chỉ đạo hướng dẫn của Đảng, Chính phủ và của Bộ Giáo dục và Đào tạo về kế hoạch triển khai thực hiện các Nghị quyết trên đây của Quốc hội.

1.3. Tiếp tục nghiên cứu Luật Giáo dục và các văn bản dưới luật để áp dụng vào các ngành học, bậc học.

1.4. Nghiên cứu Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ năm học 2001-2002 và các văn bản hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện nhiệm vụ năm học ở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục không chính quy.

1.5. Tổ chức nghiên cứu, góp ý kiến cho dự thảo chương trình Tiểu học và dự thảo chương trình THCS.

2. Đối tượng, tài liệu, thời gian bồi dưỡng

- Đối tượng bồi dưỡng: Toàn thể cán bộ công chức, nhà giáo ngành Giáo dục và đào tạo ở các tỉnh thành phố và các trường học.

- Tài liệu bồi dưỡng và báo cáo viên do Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố đảm nhận dưới sự chỉ đạo trực tiếp của cấp uỷ, chính quyền địa phương.

- Thời gian bồi dưỡng: 3 ngày.

- Các cá nhân tham gia bồi dưỡng phải viết thu hoạch về các nội dung trên để lưu hồ sơ chuyên môn.

II. NỘI DUNG BỒI DƯỠNG VỀ CHUYÊN MÔN

1. Đối với giáo dục mầm non (GĐMN)

1.1. Nội dung bồi dưỡng.

1.1.1. Về chuyên môn:

- Đổi mới hình thức tổ chức giáo dục mầm non.

- Nâng cao chất lượng thực hiện chuyên đề làm quen với toán học.

- Các nội dung về chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng tại gia đình, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường; một số loại vắc xin mới phòng bệnh cho trẻ (đối với Nhà trẻ).

1.1.2. Về văn bản quản lý chỉ đạo:

- Hướng dẫn thực hiện điều lệ trường mầm non.

- Các vấn đề về chế độ chính sách cho giáo dục mầm non, bảo hiểm xã hội, các văn bản của Đảng và Nhà nước liên quan đến GDMN.

- Hướng dẫn áp dụng thiết kế điển hình để xây dựng trường mầm non.

1.2. Tổ chức thực hiện:

* Đối tượng bồi dưỡng: Toàn thể giáo viên, cán bộ quản lý các trường mầm non.

* Tài liệu: Vụ Giáo dục mầm non đảm nhiệm.

* Cơ quan chỉ đạo:

+ Vụ Giáo dục mầm non tổ chức bồi dưỡng cốt cán GDMN cho các tỉnh, thành phố...

+ Địa phương bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục mầm non của địa phương.

2. Đối với giáo dục Phổ thông.

2.1. Bậc Tiểu học.

2.1.1. Nội dung bồi dưỡng.

- Quản lí nhà trường Tiểu học, thực hiện nhiệm vụ năm học 2001-2002.

- Xây dựng nhà trường Tiểu học theo hướng chuẩn quốc gia.

- Đổi mới đánh giá ở Tiểu học.

- Đổi mới phương pháp dạy học các môn học ở Tiểu học.

- Nghiên cứu và góp ý kiến dự thảo chương trình Tiểu học.

2.1.2. Tổ chức thực hiện:

* Đối tượng bồi dưỡng:

Toàn thể cán bộ quản lí giáo dục và giáo viên

Tiểu học.

* Tài liệu bồi dưỡng: Các văn bản quản lí chỉ đạo của Vụ Tiểu học và tài liệu "Giảm tải nội dung học tập dành cho học sinh Tiểu học".

Cơ quan chỉ đạo: Vụ Tiểu học chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện.

2.2. Bậc Trung học.

2.2.1. Nội dung bồi dưỡng:

2.2.1.1. Quán triệt Điều lệ trường Trung học.

2.2.1.2. Nghiên cứu, góp ý kiến cho dự thảo chương trình THCS.

2.2.1.3. Tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học theo tinh thần chỉ thị nhiệm vụ năm học của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2.2.1.4. Tập huấn về đổi mới chương trình THPT theo Chỉ thỉ số 30/CT-1998 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết 40/QH10 của Quốc hội.

2.2.2. Tổ chức thực hiện: Vụ Trung học phổ thông hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện.

3. Đối với Giáo dục dân tộc.

3.1. Nội dung bồi dưỡng:

3.1.1. Kỹ thuật dạy lớp ghép (theo một số chuyên đề).

3.1.2. Hoạt động ngoài giờ lên lớp của học sinh trường Phổ thông dân tộc nội trú, bán trú.

3.1.3. Kỹ năng dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc.

3.2. Tổ chức thực hiện:

* Đối tượng bồi dưỡng:

- Nội dung 3.1.1. Bồi dưỡng cho các đối tượng sau:

+ Giáo viên của 15 tỉnh tham gia dự án lớp ghép (UNICEF).

+ Giáo viên cốt cán và giáo viên một số trường thuộc tỉnh Quảng Trị.

- Nội dung 3.1.2. Bồi dưỡng cho 90 GV của trường Phổ thông dân tộc nội trú, bán trú.

- Nội đung 3.1.3. Bồi dưỡng cho 60 GV tiểu học, 15 GV sư phạm của 15 tỉnh tham gia dự án UNICEF.

* Cơ quan chỉ đạo: Trung tâm Giáo dục dân tộc - Viện Khoa học giáo dục chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện.

4. Đối với giáo dục thể chất.

4.1. Nội dung bồi dưỡng:

* Nội dung bồi dưỡng về giáo dục thể chất.

4.1.1. Đổi mới phương pháp dạy học theo phương pháp tích cực.

4.1.2. Tập huấn 1 đến 2 môn thể thao trong chương trình tự chọn của địa phương, hoặc trong các môn thi của phong trào Hội khoẻ Phù Đổng hàng năm của địa phương.

4.1.3. Các trò chơi vận động và phương pháp giảng dạy thể dục ở tiểu học.

* Nội dung bồi dưỡng về y tế trường học.

4.1.4. Giáo dục sức khoẻ, phòng chống sốt rét, phòng chống HIV/AIDS và tệ nạn xã hội...

4.2. Tổ chức thực hiện:

* Đối tượng bồi dưỡng:

- Nội dung 4.1.1 và 4.1.2 bồi dưỡng cho giáo viên các bậc/cấp học.

- Nội dung 4.1.3 bồi dưỡng cho giáo viên tiểu học.

- Nội dung 4.1.4 bồi dưỡng cho:

+ Cán bộ y tế các trường chuyên nghiệp, phổ thông các cấp và cán bộ theo dõi công tác y tế ở các phòng giáo dục huyện, thị.

+ Ban chỉ đạo phòng chống AIDS, ma tuý và tệ nạn xã hội của các cơ quan quản lí giáo dục các cấp.

Số lượng giáo viên của mỗi lớp gồm toàn thể hoặc chọn một số giáo viên cốt cán các bậc/cấp học, do địa phương quyết định.

* Cơ quan chỉ đạo:

- Các lớp bồi dưỡng do Bộ mở, Vụ Giáo dục thể chất sẽ có công văn hướng dẫn cụ thể.

- Các lớp ở địa phương sẽ do địa phương xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện.

5. Đối với giáo dục quốc phòng (GĐQP).

5.1. Nội dung bồi dưỡng:

5.1.1. Nghiên cứu nội dung và hướng dẫn thực hiện chương trình GDQP sửa đổi ban hành tháng 5/2000 cho học sinh THPT, THCN.

5.1.2. Tập luyện thành thục một số nội dung khó về Kĩ thuật, Điều lệnh (do từng địa phương tự lựa chọn, xác định) trong chương trình để các cán bộ, giáo viên thống nhất chuẩn bị bài giảng và thực hành giảng dạy.

5.2. Tổ chức thực hiện:

* Đối tượng bồi dưỡng:

- Giáo viên chuyên trách hoặc kiêm nhiệm GDQP ở các trường THPT, THCN ở địa phương.

- Sĩ quan huấn luyện ở cơ quan Quân sự địa phương hoặc của các đơn vị quân đội được phân công giảng môn GDQP cho các trường THPT, THCN ở địa phương...

* Tài liệu bồi dưỡng:

- Chương trình GDQP sửa đổi ban hành tháng 5/2000 cho các trường THPT, THCN .

- Hướng dẫn thực hiện nội dung, chương trình GDQP cho các trường THPT, THCN (mục 2-II, trang 7-10 báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào lạo tại Hội nghị tập huấn triển khai chương trình GDQP tháng 10/2000 tại Thanh Hoá).

- Công văn số 7790/GDQP, ngày 21/8/2000 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện môn học GDQP trong các trường THPT.

- Công văn số 44 THPT, ngày 3/1/2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc cho điểm môn GDQP trong các trường THPT.

- Tài liệu lớp tập huấn giáo viên giảng dạy lí luận đường lối quốc phòng do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tháng 8/2000 tại Học viện Chính trị - Quân sự Hà Đông.

- Bài giảng (mẫu) về Điều lệnh Đội ngũ và Kĩ thuật bắn súng (tài liệu tại lớp tập huấn giáo viên quân sự do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tại Trường Sĩ quan Lục quân 2, tháng 8/1999).

- Luật Nghĩa vụ quân sự năm 1994.

* Cơ quan chỉ đạo:

* Vụ Giáo dục Quốc phòng:

+ Ra văn bản chỉ đạo hướng dẫn các Sở GD&ĐT chuẩn bị và tổ chức thực hiện bồi dưỡng giáo viên GDQP hè năm 2001.

+ Phối hợp cùng các cơ quan, đơn vị liên quan của Bộ Quốc phòng hướng dẫn, giúp đỡ và kiểm tra các địa phương thực hiện công tác bồi dưỡng giáo viên GDQP hè năm 2001.

- Các Sở Giáo dục và Đào tạo:

+ Căn cứ hướng dẫn chung của Bộ, thực tế của địa phương để chủ động phối hợp với CHQS tỉnh, thành phố thống nhất xây dựng kế hoạch và triển khai tổ chức thực hiện bồi dưỡng hè năm 2001 theo hướng tập huấn lại cho giáo viên GDQP các trường THPT, THCN ở địa phương. Sau tập huấn Sở GD&ĐT tổng hợp báo cáo kết quả về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Vụ Giáo dục Quốc phòng).

+ Có kế hoạch sử dụng tốt đội ngũ giáo viên chuyên trách hoặc kiêm nhiệm GDQP đã được bồi dưỡng để tổ chức giảng dạy chương trình GDQP sửa đổi cho học sinh các trường THPT, THCN ở địa phương năm học 2001- 2002.

6. Đối với giảng viên và giáo viên chính trị.

6.1. Nội dung bồi dưỡng:

6.1.1. Nghiên cứu học lập Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX .

- Vận dụng các nội dung cơ bản trong các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX vào giảng dạy các môn khoa học Mác - Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Bồi dưỡng một số vấn đề chung về chuyên môn, nghiệp vụ.

6.1.2. Bồi dưỡng hệ thống chuyên đề nâng cao và đào tạo lại mộl số vấn đề sau:

- Về chủ nghĩa xã hội.

- Về chủ nghĩa tư bản ngày nay.

- Về vấn đề giai cấp, dân tộc.

- Về tôn giáo.

- Về xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.

6.1.3. Các nội dung khác.

- Những thành tựu kinh tế - xã hội của 15 năm đổi mới (của cả nước, của địa phương, tỉnh, thành phố).

- Những vấn đề liên quan đến nội dung, chương trình môn học, trao đổi kinh nghiệm về giảng dạy môn học.

- Đối với giáo viên Chính trị các trường THCN từ Đà Nẵng trở vào, ngoài tập huấn chung như trên, Bộ sẽ mở 01 lớp tập huấn chuyên sâu về giáo trình chính trị dùng trong các trường THCN đã được biên soạn lại.

6.2. Tổ chức thực hiện:

* Đối tượng bồi dưỡng:

- Nội dung 6.1.1. Bồi dưỡng cho toàn thể giảng viên Mác - Lênin các trường đại học, cao đẳng. giáo viên Chính trị, các trường THCN, giáo viên Giáo dục công dân các trường THPT.

- Nội dung 6.1.2. Bồi dưỡng cho giảng viên đang giảng dạy chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh các trường đại học và cao đẳng.

- Nội dung 6.1.3. Bồi dưỡng cho:

+ Toàn thể giáo viên dạy môn Chính trị tại các trường trung học chuyên nghiệp.

+ Toàn thể giáo viên dạy môn Giáo dục công dân các trường trung học phổ thông.

* Tài liệu bồi dưỡng:

- Các văn bện của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX.

- Những tài liệu khác, Vụ Công tác chính trị sẽ có văn bản hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện.

* Cơ quan chỉ đạo.

- Vụ Công tác chính trị sẽ phối hợp với các Vụ chức năng của Ban Khoa giáo TW, Ban Tư tưởng - Văn hoá TW, làm tham mưu cho lãnh đạo Bộ chỉ đạo kế hoạch, nội dung, hệ thống tài liệu bồi dưỡng.

- Các Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ban Tuyên giáo các tỉnh uỷ, thành uỷ tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên Chính trị các trường THCN (cả trường THCN của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh) và giáo viên Giáo dục Công dân các trường Trung học phổ thông.

7. Đối với cán bộ quản lí và giáo viên các trung tâm kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp (KTTH-HN).

7.1. Nội dung bồi dưỡng:

- Nhiệm vụ năm học 2001-2002 về giáo dục kĩ thuật, hướng nghiệp cho học sinh phổ thông.

- Nội dung, hình thức tổ chức sinh hoạt hướng nghiệp, tư vấn nghề cho học sinh THCS và THPT ở Trung tâm KTTH-HN và trường phổ thông.

- Nội dung, phương pháp dạy nghề phổ thông (đi vào một số nghề cụ thể).

- Những phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong giảng dạy kĩ thuật, nghề phổ thông.

- Những công nghệ mới trong một số lĩnh vực công nghệ.

7.2. Tổ chức thực hiện:

* Đối tượng bồi dưỡng:

Cán bộ chỉ đạo Hướng nghiệp giáo dục lao động của các Sở Giáo dục và Đào tạo, cán bộ quản lí trung tâm KTTH-HN và giáo viên dạy kĩ thuật, hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông của trung tâm kĩ thuật tồng hợp - hướng nghiệp và trường phổ thông.

* Địa điểm thời gian bồi dưỡng:

- Đối với cán bộ quản lí: tổ chức bồi dưỡng tập trung theo miền.

Thời gian 3 ngày.

- Đối với giáo viên: tổ chức bồi dưỡng tập trung theo tỉnh.

Thời gian 3 ngày.

* Tài liệu bồi dưỡng:

- Chỉ thị, nhiệm vụ năm học 2001-2002.

- Tài liệu hướng dẫn về hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông.

- Các tài liệu tham khảo khác.

* Cơ quan chỉ đạo.

- Trung tâm Lao động - Hướng nghiệp chịu trách nhiệm về tài liệu và tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ quản lí.

- Các Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên.

8. Đối với giáo viên Trung học chuyên nghiệp (THCN).

8.1. Nội dung bồi dưỡng

8.1.1. Những vấn đề bồi dưỡng chungTổ chức bồi dưỡng về các văn bản pháp qui liên quan đến hệ thống THCN gồm: Điều lệ trường THCN; Chương trình khung giáo dục THCN; Qui chế thi kiểm tra và đánh giá.

8.1.2. Những vấn đề về chuyên môn

Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm; phương pháp giảng dạy mới; đánh giá kết quả học tập của học sinh; bồi dưỡng theo chương trình sư phạm bậc I và bậc II.

- Bồi dưỡng những kiến thức mới về chuyên ngành.

- Bồi dưỡng các kiến thức khác về tin học và tiếng Anh cho giáo viên (Tin học văn phòng, PowerPoint, tin học chuyên ngành, Intemet).

- Bồi dưỡng giáo viên giảng dạy môn Chính trị, Pháp luật.

8.1.3. Những vấn đề về quản lý

- Bồi dưỡng các cán bộ quản lý về kỹ năng chỉ đạo và quản lý các trường THCN trong điều kiện mới của đất nước và của thế giới.

- Luật giáo dục; hệ thống quản lý giáo dục chuyên nghiệp của Việt Nam và thế giới; xu hướng phát triển GDCN của Việt Nam và trên thế giới.

- Bồi dưỡng giáo viên phát triển chương trình đào tạo và những kỹ thuật chung khi thiết kế chương trình Đào tạo liên thông.

8.2. Tổ chức thực hiện

- Những nội dung về chuyên môn, Vụ THCN-DN sẽ phối hợp với Bộ, Ngành, Sở GD&ĐT và các trường THCN để tổ chức thực hiện.

- Những nội dung bồi dưỡng cán bộ quản lý về kỹ năng chỉ đạo và quản lý, do Vụ THCN-DN, Vụ QHQT kết hợp SEAMEO VOCTECH thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh.

- Những nội dung bồi dưỡng về quản lý còn lại do Vụ THCN-DN hướng dẫn chỉ đạo và thực hiện.

* Cơ quan chỉ đạo: Vụ THCN-DN hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện.

9. Đối với giáo dục thường xuyên.

9.1. Nội dung bồi dưỡng.

9.1.1. Bồi dưỡng về chương trình và sách giáo khoa (SGK) môn Tiếng Việt, môn Học tính lớp 4, lớp 5 Bổ túc tiểu học.

9.1.2. Bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình Văn, Toán Bổ túc THPT theo SGK hợp nhất.

9.1.3. Bồi dưỡng về chương trình và SGK các môn Vật lý, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý.

9.1.4. Bồi dưỡng về qui chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên (TTGDTX).

9.2. Tổ chức thực hiện.

* Với nội dung 9.1.1.

- Đối tượng bồi dưỡng: Cán bộ chỉ đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo, giáo viên dạy Bổ túc tiểu học.

- Tài liệu bồi dưỡng: Vụ Giáo dục thường xuyên biên soạn.

- Hình thức, thời gian, địa điểm bồi dưỡng do Vụ GDTX chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện.

* Với nội dung 9.1.2.

- Đối tượng bồi dưỡng: Giáo viên Văn, Toán Bổ túc THPT.

- Tài liệu bồi dưỡng : Tài liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã gửi các Sở GD&ĐT tháng 12/2000.

- Địa điểm và thời gian, kinh phí tập huấn: do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định

* Với nội dung 9.1.3.

- Đối tượng bồi dưỡng: Giáo viên bổ túc THPT và bổ túc THCS.

- Tài liệu bồi dưỡng: dựa vào tài liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo ở các hội nghị tập huấn toàn quốc, Sở Giáo dục và Đào tạo biên soạn tài liệu cho phù hợp với địa phương.

- Địa điểm và thời gian, kinh phí tập huấn: do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định.

* Với nội dung 9.1.4.

- Đối tượng bồi dưỡng: Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm GDTX.

- Tài liệu bồi dưỡng: Qui chế, công văn hướng dẫn và tài liệu, Bộ đã gửi các địa phương trong Hội nghị Giám đốc TTGDTX toàn quốc.

- Địa điểm và thời gian, kinh phí tập huấn: do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quy định.

10. Đối với Thanh tra giáo dục.

10.1. Nội dung bồi dưỡng.

- Những vấn đề cơ bản về quản lí nhà nước trong lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo.

- Yêu cầu đổi mới công tác Thanh tra giáo dục.

- Nghiệp vụ thanh tra ở các ngành, bậc học.

- Nghiệp vụ giải quyết đơn thư khiếu tố.

- Nghiệp vụ thanh tra các chuyên đề về quản lí giáo dục.

10.2. Tổ chức thực hiện.

* Đối tượng bồi dưỡng.

- Cán bộ quản lý giáo dục cấp sở, phòng, hiệu trưởng, hiệu phó các trường phổ thông.

- Cán bộ phụ trách công tác thanh tra các trường đại học, cao đẳng, THCN.

- Thanh tra viên giáo dục cấp sở, các cộng tác viên thanh tra (thanh tra viên kiêm nhiệm).

* Tài liệu bồi dưỡng.

- Luật Giáo dục, Luật Khiếu nại, Tố cáo và các Nghị định hướng dẫn thực hiện.

- Nghị định về thanh tra giáo dục.

- Các Thông tư và văn bản hướng dẫn về thanh tra các bậc học, ngành học.

* Cơ quan chỉ đạo: Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện.

11. Đối với giáo viên phổ thông, mầm non và giảng viên sư phạm.

11.1 Nội dung bồi dương.

11.1.1. Tiếp tục bồi dưỡng theo chương trình BDTX chu kì 1997, 1998-2000 theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại các văn bản 2609/GV ngày 5/4/2000 và 2320/GV ngày 29/3/2001.

11.1.2. Bồi dưỡng về chương trình và sách giáo khoa thí điểm (ở tiểu học và THCS) nhằm đón đầu đổi mới giáo dục ở phổ thông.

11.1.3. Bồi dưỡng về phương pháp dạy học bộ môn theo tinh thần chỉ thị 15/CT ngày 20/4/1999 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

11.2. Tổ chức thực hiện.

* Đối tượng bồi dưỡng:

- Nội dung 11.1.1 bồi dưỡng cho giáo viên phổ thông và mầm non.

- Nội dung 11.1.2 bồi dưỡng cho giảng viên các trường, khoa sư phạm đào tạo giáo viên tiểu học, THCS.

- Nội dung 11.1.3 bồi dưỡng cho giảng viên các trường sư phạm.

* Cơ quan chỉ đạo: Vụ Giáo viên, Bộ Giáo dục và Đào lạo hướng dẫn chỉ đạo thực hiện.

III. QUI ĐỊNH NỘP BÁO CÁO

1. Các Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường (khoa) Sư phạm trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi báo cáo về Bộ (Qua Vụ Giáo viên - 49 Đại Cồ Việt, Hà Nội).

1.1 Kế hoạch bồi dưỡng hè 2001 trước ngày 15-6-2001.

1.2. Kết quả bồi dưỡng hè 2001 trước ngày 15-10-2001.

2. Các cơ quan chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo có kế hoạch chỉ đạo cụ thể về bồi dưỡng hè năm 2001, cần nộp thông báo kết quả chỉ đạo của cơ quan mình cho Vụ Giáo viên trước ngày 30-10-2001.

3. Vụ Giáo viên tổng hợp tình hình, báo cáo lãnh đạo Bộ trước ngày 15-11-2001 .