cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Chỉ thị số 04/2001/CT-UB ngày 04/04/2001 Về triển khai thi hành Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của chính phủ về công chức, chứng thực (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 04/2001/CT-UB
  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Kon Tum
  • Ngày ban hành: 04-04-2001
  • Ngày có hiệu lực: 04-04-2001
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 08-07-2008
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 2652 ngày (7 năm 3 tháng 7 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 08-07-2008
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 08-07-2008, Chỉ thị số 04/2001/CT-UB ngày 04/04/2001 Về triển khai thi hành Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của chính phủ về công chức, chứng thực (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 28/2008/QĐ-UBND ngày 08/07/2008 Bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung và công bố hết hiệu lực đối với văn bản do Uỷ ban nhân dân tỉnh Kon Tum ban hành”. Xem thêm Lược đồ.

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/2001/CT-UB

KonTum, ngày 04 tháng 4 năm 2001

 

CHỈ THỊ

V/V TRIỂN KHAI THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 75/2000/NĐ-CP NGÀY 08/12/2000 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CÔNG CHỨC, CHỨNG THỰC

Ngày 08-12-2000, Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 75/2000/NĐ-CP về công chứng, chứng thực, có hiệu lực thi hành từ ngày 01-4-2001 và thay thế Nghị định số 31/ CP ngày 18-5-1996 của Chính Phủ về tổ chức và hoạt động công chứng Nhà nước. Để triển khai thực hiện Nghị định số 75/2000/NĐ-CP của Chính Phủ về công chứng, chứng thực trên địa bàn tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ thị :

1. Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dần các huyện, thị xã có trách nhiệm tổ chức phổ biến, quán triệt sâu rộng cho cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân về nội dung Nghị định số 75/2000/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành để mọi người hiểu và tự giác chấp hành. Việc phổ biến, tuyên truyền phải chú ý lựa chọn nội dung phù hợp với từng loại đối tượng.

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã cần có Quyết định uỷ quyền cho Trưởng phừng tư pháp (nơi có nhiều yêu cầu chứng thực có thể uỷ quyền ccho cả Phó trưởng phòng tư pháp) thực hiện các việc chứng thực thuộc thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định số 75/2000/NĐ-CP của Chính phủ, đồng thời bố trí cán bộ Tư Pháp chuyên trách có trình độ cử nhân luật giúp Trưởng phòng Tư Pháp thực hiện các việc chứng thực được uỷ quyền; Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trán bố trí người đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23-01-1998 và Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10-10-1998 giúp UBND xã, phường, thị trấn trong công tác chứng thực.

Từ nay đến hết ngày 15-4-2001, Trưởng phòng tư pháp phó trưởng phòng tư pháp được Chủ tịch UBND huyện, thị xã uỷ quyền và Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn phụ trách công tác tư pháp thực hiện các việc chứng thực phải hoàn thành việc đăng ký chữ ký tại Sở Tư Pháp theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 22 và khoản 2 Điều 24 Nghị định số 75/2000/NĐ-CP của Chính phủ. Chỉ những người đã đăng ký chữ ký mới được ký các vãn bản chứng thực .

3. Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công chứng, chứng thực phải sắp xếp lịch, bố trí nơi làm việc thuận tiện, không để xảy ra hiện tượng ùn tắc, quá tải về hoạt động công chứng, chứng thực. Người thực hiện công chứng, chứng thực phải nêu cao tinh thần, trách nhiệm trong công việc, không gây phiền hà, sách nhiễu; phải thường xuyên nghiên cứu cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm giải quyết chính xác, kịp thời thuận tiện các yêu cầu về công chứng, chứng thực của mọi tổ chức và công dân.

Căn cứ khoản 1 Điều 23 Nghị định số 75/2000/NĐ-CP của Chính Phủ, UBND tỉnh phân định thẩm quyền công chứng, chứng thực theo địa hạt như sau: Phòng công chứng số I công chứng hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản trên địa bàn thị xã Kontum; UBND các huyện chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản trên địa bàn do huyện mình quản lý.

4. Sở Tư Pháp có trách nhiệm giúp UBND tỉnh:

- Tiến hành việc rà soát các văn bản QPPL hiện hành do các bộ, ngành, địa phương ban hành liên quan đến công chứng, chứng thực và hoàn thành việc kiến nghị, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ các văn bản không còn phù hợp với Nghị định mới của Chmh Phủ về công chứng, chứng thực, báo cáo kết quả cho Bộ Tư Pháp;

- Hướng dẫn việc đăng ký chữ ký cho những người làm công tác chứng thực của cấp huyện và cấp xã;

- Tổ chức tập huấn chuyên sâu về nghiệp vụ cho người trực tiếp thực hiện công tác công chứng, chứng thực; hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra phát hiện uốn nắn kịp thời những sai sót trong hoạt động công chứng, chứng thực của phòng công chứng và UBND cấp huyện, cấp xã;

- Rà soát lại tổ chức, biên chế, trụ sở làm việc, cơ sở vật chất của Phòng công chứng; xây dựng hoàn chỉnh đề án triển khai thực hiện Nghị định của Chính phủ, trình UBND tỉnh phê duyệt trong quý II/ 2001, tổ chức thực hiện đề án đáp ứng nhu cầu công chứng, chứng thực ngày càng táng của mọi tổ chức và công dân trên địa bàn tỉnh.

Nhận được Chỉ thị này yêu cầu Thủ trưởng các ngành, các địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện, Sở Tư Pháp có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, định kỳ báo cáo kết quả về UBND tỉnh./.

 

 

Nơi nhận:
- VP Chính phủ
- Bô tư pháp
- TT Tỉnh uỷ
- TT HĐND tỉnh
- Các sở, ban, ngành
- TT HĐND, UBND các H,TX
- Lưu VT

TM. UBND TỈNH KON TUM
CHỦ TỊCH




Y Vêng