cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 0251/2003/QĐ-BTM ngày 10/03/2003 Ban hành Quy chế làm việc của Thương vụ ban hành bởi Bộ trưởng Bộ Thương mại (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 0251/2003/QĐ-BTM
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Bộ Thương mại
  • Ngày ban hành: 10-03-2003
  • Ngày có hiệu lực: 10-03-2003
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 03-07-2004
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 481 ngày (1 năm 3 tháng 26 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 03-07-2004
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 03-07-2004, Quyết định số 0251/2003/QĐ-BTM ngày 10/03/2003 Ban hành Quy chế làm việc của Thương vụ ban hành bởi Bộ trưởng Bộ Thương mại (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 653/2004/QĐ-BTM ngày 26/05/2004 Về Quy chế làm việc của Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài ban hành bởi Bộ trưởng Bộ Thương mại (Văn bản hết hiệu lực)”. Xem thêm Lược đồ.

BỘ THƯƠNG MẠI
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 0251/2003/QĐ-BTM

Hà Nội, ngày 10 tháng 03 năm 2003 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA THƯƠNG VỤ

BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI

Căn cứ Nghị định số 95/CP ngày 4/12/1993 của Chính phủquy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thươngmại;
Nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của Thươngvụ;
Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này bản Quy chế làm việc của Thương vụ.

Điều 2. Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký; các quy định trước đây trái với Quy chế này đều bãi bỏ.

Điều 3. Các ông Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ, Vụ trưởng các Vụ chính sách thị trường ngoài nước, Vụtrưởng các Cục, Vụ hữu quan và Tham tán Thương mại tại các nước chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI




Trường Đình Tuyển

QUY CHẾ

LÀM VIỆC CỦA THƯƠNGVỤ BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ: 0251/QĐ-BTM NGÀY 10 THÁNG 03 NĂM 2003

Để nâng cao vai trò, hiệu quả hoạt đọng của các cánbộ nhân viên trong các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài (dưới đây gọi tắtlà thương vụ) và tăng cường công tác quản lý cán bộ, Bộ Thương mại banhành "Quy chế làm việc của Thương vụ" như sau:

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Cán bộ, công chức, viên chức trong thương vụ có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định trong Pháp lệnh về Cán bộ Công chức, Pháp lệnh về cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài,các văn bản hướng dẫn Quy chế này.

Điều 2. Là công chức, viên chức được cử ra nước ngoài thi hành công vụ, mỗi thành viên ở thương vụ có trách nhiệm và nghĩa vụ thi hành chính sách và pháp luật, kỷ luật lao động, chủ động đối với công việc được giao, tuân thủ nguyên tắc và chế độ làm việc.

Điều 3. Tham tán Công sứ hoặc Tham tán Thương mại (dưới đây gọi chung làm Tham tán thương mại) được Bộ Thương mại cử vàđược giao nhiệm vụ phụ trách thương vụ, chỉ đạo điều hành thương vụtheo chế độ thủ trưởng, có trách nhiệm phân công công việc trong thương vụ và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của thương vụ.

Chương 2:

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA THAM TÁN THƯƠNGMẠI VÀ CÁN BỘ CƠ QUAN THƯƠNG VỤ

 

Điều 4. Trách nhiệm và quyền hạn của Tham tán Thương mại

Tham tán thương mại là người đứng đầu Thương vụ -một bộ phận trong Cơ quan đại diện- chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Thương mại về các nội dung công việc sau đây:

4.1. Điều hành hoạt động của thương vụ; phân công công việc cho cán bộ thuộc quyền, báo cáo Bộ về đánh giá phân loại cán bộtheo quy định, đề nghị Bộ giải quyết chế độ, chính sách cho cán bộ thuộcquyền, uỷ quyền cho cán bộ khác, điều hành thương vụ khi vắng mặt.

4.2. Tổ chức thu thập và xử lý thông tin với yêu cầu cập nhật hàng tháng, cung cấp kịp thời cho Bộ và các doanh nghiệp theo các nội dung:

a. Chiến lược phát triển kinh tế, luật pháp, chính sách thương mại và đầu tư, cam kết về mở cửa thị trường thương mại, dịch vụ,đầu tư của nước sở tại trong các tổ chức thương mại quốc tế và khu vực.

b. Các quy định về thủ tục hải quan, quản lý chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu của nước sở tại v.v... những thông tin cập nhật về sự thay đổi, điều chỉnh trong các quy định này.

c. Nhu cầu xuất, nhập khẩu hàng hoá của nước sở tại(bao gồm khối lượng, chất lượng, giá cả từng mặt hàng, đặc biệt là các mặt hàng ta đang xuất khẩu và có khả năng phát triển sản xuất để xuất khẩu, dung lượng thị trường và thị hiếu của khách hàng).

d. Các đối thủ cạnh tranh đối với hàng xuất khẩu củata trên thị trường sở tại (bao gồm thương nhân, khối lượng, chất lượnghàng hoá xuất khẩu của họ); chính sách thuế và phi thuế đối với hàng nhập khẩu; chính sách thuế và phi thuế áp dụng đối với hàng xuất xứ Việt Nam; những ưu đãi mà nước này dành cho các nước khác nhưng không dành cho Việt Nam.

e. Các tập đoàn giữ vai trò chi phối việc nhập khẩu mặt hàng của ta vào nước sở tại, thị phần của tập đoàn đó, các nhà phân phối và cách tổ chức kênh lưu thông hàng hoá.

Để thực hiện nhiệm vụ này, Tham tán Thương mại có quyền yêu cầu các đơn vị chức năng thuộc cơ quan Bộ (Các vụ Chính sách thị trường ngoài nước, Cục Xúc tiến thương mại, Vụ xuất nhập khẩu, Vụ Chính sách thương mại đa biên, Văn phòng Bộ, Vụ Tổ chức cán bộ ...) hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ chuyên môn, cung cấp thông tin, tài liệu theo Quy chếlàm việc của Bộ.

4.3. Trên cơ sở thông tin thu thập được và các nguồntư liệu khác, Tham tán thương mại phải phân tích tình hình thị trường,chính sách quản lý xuất, nhập khẩu và các chính sách kinh tế-thương mạinói chung của nước sở tại, phân tích rõ các chính sách tác động đến hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam, tình hình hoạt động xuất, nhập khẩu củanước sở tại, đề xuất các giải pháp, đối sách cụ thể ta cần thực hiệnđể làm tốt công tác xúc tiến thương mại, trong đó chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu, làm báo cáo gửi về Bộ (các bộ phận chức năng giúp việc Lãnh đạo) theo định kỳ một quý một lần hoặc khi có yêu cầu đột xuất.

Hết nửa nhiệm kỳ, Tham tán thương mại phải chủ trì cùng với các cán bộ tham gia viết một tài liệu, trong đó:

a. Phải thống nhất hoá hệ thống chính sách kinh tế thương mại của nước sở tại được cập nhật hàng năm;

b. Thực tế kinh doanh trên thị trường nước sở tại phục vụ trực tiếp cho các doanh nghiệp Việt Nam để xâm nhập thị trường.

c. Nhu cầu xuất nhập khẩu các mặt hàng và các đối tácthương mại.

Hết nhiệm kỳ phải bổ sung tài liệu đó gửi về Bộ coi đấy là tiêu chuẩn đánh giá kết quả hoạt động của Tham tán và là cơ sởđể quyết định Tham tán trực tiếp tục hết nhiệm kỳ công tác, kéo dài thờigian hoặc rút về nước.

Chỉ những cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ với chấtlượng tốt, giới thiệu được những khách hàng mới và có báo cáo tổng hợptình hình thị trường nước hoặc các nước thương vụ được phân công phụtrách thì mới được Bộ xem xét kéo dài thời gian làm việc ở nước ngoài.

Khi kết thúc nhiệm kỳ về nước, mọi cán bộ đều phảicó báo cáo kết thúc nhiệm kỳ, đặc biệt Tham tán phải có báo cáo tổng hợptình hình thị trường, những việc đã hoàn thành, những việc đang làm chưaxong, những dự kiến sẽ làm, những vấn đề đặc biệt về thương nhân... đềxuất với Lãnh đạo Bộ những vấn đề phát triển Thương vụ và thị trườngtrong tương lai.

4.4. Nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam vàothị trường nước sở tại, nhiệm vụ của Tham tán thương mại là tổ chức chothương vụ phấn đấu mở rộng thị trường và phát triển ban hành theo địnhhướng; Đối với các nước mà Việt Nam nhập siêu lớn, Tham tán thương mạithực hiện mọi biện pháp tìm kiếm bạn hàng, phối hợp với các doanh nghiệptrong nước để tăng xuất khẩu, giảm nhập siêu; đối với các nước khác phảităng mức xuất khẩu.

Để thực hiện mục tiêu này, Tham tán Thương mại phảitổ chức cho toàn thương vụ:

- Lập phòng mẫu giới thiệu hàng hoá.

- Thường xuyên yêu cầu doanh nghiệp trong nước gửi mẫuhàng và Catalogue cho thương vụ để giới thiệu hàng hoá Việt Nam với cácdoanh nghiệp nước sở tại; đề xuất với Bộ các biện pháp xúc tiến thươngmại.

- Thiết lập mạng lưới bạn hàng nhập khẩu hàng Việt Nam,trước hết là đối với các mặt hàng Việt Nam có khả năng xuất khẩu, lập hồ sơ thương nhân, hàng hoá, kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và bạn hàng của họ; Thường xuyên tìm hiểu nhu cầu của thương nhân về nhập khẩu hàng đểgiới thiệu với Bộ và các doanh nghiệp trong nước.

- Kịp thời nắm bắt các nhu cầu nhập khẩu đột xuất củanước sở tại để tìm kiếm cơ hội xuất khẩu hàng của ta.

4.5. Để thực hiện trách nhiệm và quyền hạn trên đây được đầy đủ, Tham tán thương mại phải:

a. Vào cuối năm thương vụ phải lập đề án tăng trưởng xuất khẩu cho năm sau, xây dựng chỉ tiêu xuất khẩu và đăng ký với Bộ; Bộ sẽ căn cứ vào yêu cầu cụ thể và mức đăng ký để quyết định chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường trong nước mà Tham tán quản lý.

Giao chỉ tiêu cụ thể cho từng thành viên trong thương vụđể thực hiện đề án đó, đề xuất với vụ Thị trưởng, Cục Xúc tiến thương mại và Thứ trưởng phụ trách các biện pháp hỗ trợ.

b. Xây dựng và gửi về báo cáo Bộ chương trình côngtác hàng năm; chỉ đào tạo các thành viên trong thương vụ lập lịch công tác hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, xác định các tác nghiệp và sản phẩm cụ thể nhằm thực hiện chương trình công tác và phương án đã lập đảm bảo mục tiêu và hiệu quả công việc.

c. Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo định kỳ về Bộ (quý, sáu tháng, hàng năm), nêu rõ các việc đã làm được, việc đang làm và sẽ làm, kiến nghị các biện pháp tăng cường quan hệ kinh tế-thương mạivà xin ý kiến chỉ đạo. Các vấn đề chiến lược phải sử dụng điện mật.

d. Tham dự các hội nghị, hội thảo, các cuộc đàm phán... theo yêu cầu của lãnh đạo Bộ.

4.6. Tham tán Thương mại phải có trách nhiệm trả lời nhanh chóng, đầy đủ, cụ thể các yêu cầu doanh nghiệp trong nước, thông tinkịp thời cho các doanh nghiệp về nhu cầu nhập khẩu của thương nhân nước sởtại. Tận tình, hỗ trợ các doanh nghiệp, các đoàn thương mại các Bộ, ngành và địa phương hoặc cử chuyên viên có tinh thần trách nhiệm, am hiểu thị trường hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các đoàn trong nước khi các doanh nghiệp,các đoàn này sang công tác tại nước mà thương vụ hoạt động.

Điều 5. Trách nhiệm và quyền hạn của Tuỳ viênThương mại, Chuyên viên nghiên cứu.

Tùy viên thương mại, chuyên viên nghiên cứu, những chuyên viên khác trong thương vụ là thành viên của thương vụ do Tham tán Thương mại làm thủ trưởng trực tiếp. Mọi thành viên trong thương vụ cótrách nhiệm tuân thủ mọi sự chỉ đạo, điều hành của Tham tán thương mại,cụ thể là:

5.1. Được phân công một số công việc chuyên mônthường xuyên và đột xuất do Tham tán thương mại trực tiếp giao nhiệm vụ vàchịu trách nhiệm trước người phân công giao nhiệm vụ đó.

5.2. Có trách nhiệm chủ động đề xuất ý kiến, xây dựngchương trình kế hoạch triển khai nhiệm vụ được giao trong khi thực hiệnnhiệm vụ có vướng mắc phải báo cáo, xin ý kiến Tham tán thương mại, khinhiệm vụ hoàn thành phải báo cáo để Tham tán thương mại rõ.

5.3. Có trách nhiệm chuẩn bị trước và thông qua Tham tánthương mại mọi công việc chuyên môn như: văn bản, công văn, báo cáo, đề xuất ý kiến ... Tuỳ theo mức độ quan trọng của công việc Tham tán thương mại ký uỷ quyền cho người giải quyết công việc đó ký báo cáo Bộ hoặc Cơ quan Đại diện.

Điều 6. Đối với nhân viên phục vụ:

Nhân viên phục vụ của thương vụ là những người khôngđược giao làm nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ. Để tiết kiệm chi phí, Bộchủ trương nhân viên phục vụ kiêm nhiệm.nhiều việc; công việc cụ thể củanhân viên phục vụ do Tham tán Thương mại phân công.

Nhân viên phục vụ có trách nhiệm tuân thủ mọi sự phâncông công tác của Tham tán thương mại, không tham gia vào công việc chuyên môn nếu không được hỏi ý kiến.

Điều 7. Đối với phu nhân và Phu quân ngoại giao:

7.1. Phu nhân, Phu quân ngoại giao là vợ (hoặc chồng) củaTham tán thương mại được phép đi theo chồng (hoặc vợ), ở cùng chồng (hoặcvợ) đang công tác tại thương vụ; vợ (hoặc chồng) đi theo các cán bộ, nhânviên khác có trách nhiệm giúp đỡ chồng (hoặc vợ) mìn hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ Lãnh đạo Bộ giao, không tham gia vào công việc thuộc chức trách của Tham tán thương mại được hưởng chế độ, quyền lợi và theo quyđịnh hiện hành của Nhà nước. Các đối tượng khác phải tự túc mọi chiphí.

7.2. Phu nhân, Phu quân ngoại giao có trách nhiệm tuân thủ quy chế về Phu nhân và phu quân ngoại giao do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ban hành, được tạo điều kiện tham gia sinh hoạt tại tổ chức Đảng, Công đoàncủa Cơ quan, tham dự các cuộc sinh hoạt tập thể của cơ quan, tham gia các hoạtđộng ngoại giao trong phạm vi Phu nhân, Phu quân ngoại giao, nghe phổ biến tình hình thời sự, chế độ, chính sách, chỉ thị nghị quyết, nội quy theo quy định và được hưởng đãi ngộ và các phúc lợi của tập thể công đoàn (nếu có)theo quy định của Thương vụ.

Chương 3:

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, TÀI SẢN, PHƯƠNG TIỆN LÀM VIỆC

 

Điều 8. Tham tán thương mại chịu trách nhiệm chínhtrong việc quản lý tài chính, tài sản, phương tiện làm việc theo đúng quyđịnh của Nhà nước, của Cơ quan Đại diện và của Bộ, là Chủ tài khoản củathương vụ;

8.1. Việc quản lý, sử dụng các nguồn tài chính phảithực hiện đúng và đầy đủ theo quy định của Nhà nước và sự hướng dẫn,chỉ đạo của Bộ, thực hiện chế độ công khai tài chính trong cơ quan thươngvụ.

Cơ quan Thương vụ hay Trung tâm giới thiệu sản phẩm xuấtkhẩu của Việt Nam ở nước sở tại có hai người trở lên, Tham tán Thương mạikhông được vừa là chủ tài khoản, vừa là thủ quỹ và kế toán. Việc chitiêu phải công khai hàng tháng

8.2. Các thành viên trong thương vụ không tự ý sử dụngxe nếu Tham tán thương mại chưa biết việc và không phân công.

8.3. Khi làm việc ở cơ quan hoặc khi đang sinh hoạt, làmviệc tại nơi ở, việc sử dụng điện thoại phải chuẩn bị trước nội dung đủý, ngắn gọn nhằm tiết kiệm chi phí; Gọi điện đường dài phải có sự đồngý của Tham tán Thương mại.

8.4. Chỉ các thành viên của thương vụ mới được sửdụng máy photocopy, fax, máy vi tính và các phương tiện làm việc khác củathương vụ và có trách nhiệm giữ gìn bảo quản tốt để sử dụng lâu dài.

8.5. Mua sắm, sửa chữa nhà, tài sản phải có chứng từ hợp lệ để quyết toán.

8.6. Mỗi thành viên của thương vụ phải có trách nhiệm sử dụng tiết kiệm, có ý thức bảo vệ, giữ gìn, không để mất mát, hư hỏng,không tự ý đổi hoặc cho mượn đối với những trang bị giao cho cá nhân sử dụng trong thời gian công tác ở nước ngoài.

Chương 4:

LỀ LỐI LÀM VIỆC

 

Điều 9. Khi làm việc tại thương vụ, mọi công chức,viên chức phải:

9.1. Chấp hành kỷ luật lao động, làm việc và nghỉ ngơi đúng thời gian quy định, khi ốm đau phải báo cáo Tham tán thương mại.

9.2. Để đảm bảo thời gian và tiến độ công việc theo kế hoạch, Tham tán thương mại có thể điều động công chức, viên chức làmviệc ngoài giờ hoặc ngày nghỉ và bố trí thời gian nghỉ bù thích hợp.

9.3. Mỗi thương vụ căn cứ vào đặc điểm của đại bàn phải có nội quy làm việc, trong đó quy định cụ thể nội dung điểm 9.1 và 9.2cùng các nội dung khác như: trật tư, vệ sinh cơ quan, giải trí và việcriêng, tiếp khách trong và ngoài nước... Những quy định trong nội quy khôngđược trái với quy định của cơ quan đại diện.

9.4. Hàng mẫu, các chào hàng, đơn hàng, catalogue... từmọi nguồn gửi đến thương vụ đều là tài liệu và phương tiện phục vụhoạt động nghiệp vụ của thương vụ đều phải ghi vào sổ theo dõi, Tham tánthương mại phải nắm và giao cho các thành viên thuộc quyền quản lý và sửdụng sao cho có hiệu quả nhất.

9.5. Ô tô là phương tiện phục vụ công việc không được sử dụng vào việc riêng, Tham tán Thương mại có trách nhiệm điềuđộng phục vụ cho hoạt động chuyên môn của cơ quan thương vụ.

9.6. Trang thiết bị thông tin liên lạc (Máy fax, Telex,Điện thoại, Hệ thống máy vi tính, kể cả Internet)... là tài sản của cơ quanphục vụ công việc, mọi người có quyền sử dụng, khai thác đúng mục đích,không sử dụng riêng.

9.7. Tham tán thương mại ký các loại văn bản, báo cáogiấy tờ giao dịch với Bộ, với các cơ quan ngoài thương vụ hoặc có thể uỷnhiệm cho cán bộ khác ký và chịu trách nhiệm về nội dung đối với văn bảngiấy tờ đã uỷ quyền đó; luân chuyển, xử lý công văn, điện, thư, fax, thư điện tử đi, đến.

9.8. Hàng tuần, Tham tán Thương mại tổ chức họp giao ban đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ tuần trước và chương trình công tác trong tuần, đồng thời phổ biến văn bản, chỉ thị của cấp trên chothương vụ. Mọi thành viên phải báo cáo tình hình thực hiện công việc trongtuần và dự kiến kế hoạch tuần tới.

Điều 10. Sau khi báo cáo với Trưởng Cơ quan Đạidiện, Tham tán Thương mại quyết định việc bản thân hoặc các thành viênkhác đi công tác và thực hiện như sau:

10.1. Mọi thành viên đi công tác địa phương ở nướcsở tại phải có phương án làm việc bảo đảm hiệu quả, khi trở về phải báo cáo Tham tán thương mại kết quả công việc và những kiến nghị cần thiết.

10.2. Mọi thành viên về nước công tác đều phải báocáo rõ nội dung, mục đích chuyến đi và được Lãnh đạo Bộ cho phép (thôngqua Vụ Chính sách thị trường ngoài nước hoặc Vụ Tổ chức cán bộ), khi kết thúc nhiệm vụ trở về thương vụ phải gửi báo cáo kết quả làm việc đến Tham tán thương mại.

Chương 5:

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA THƯƠNGVỤ

 

Điều 11. Tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của Tham tán thương mại:

- Mức độ tăng trưởng xuất khẩu hàng Việt Nam vào thịtrường nước sở tại.

- Các mặt hàng mới và quy mô xuất khẩu các mặt hàng đó, trong đó có vai trò tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp của thương vụ.

- Các tài liệu, báo cáo Tham tán thương mại gửi cho Bộ,các giải pháp mà Tham tán thương mại đề xuất, các thông tin kinh tế-thương mại mà Tham tán thương mại cung cấp cho Bộ và các doanh nghiệp, tính cậpnhật và chất lượng của các báo cáo và thông tin đó.

- ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần đoàn kết nội bộ,việc chấp hành các chính của Đảng và Nhà nước, pháp luật của Việt Nam vàpháp luật của nước sở tại.

- Kết quản giới thiệu nhu cầu và mục tiêu đầu tư của Việt Nam để tăng mức đầu tư của nước sở tại vào Việt Nam.

- Kết quả việc tìm các dự án đào tạo cán bộ cho Bộ,nâng cao năng lực của cán bộ ngành thương mại.

Ban cán sự Đảng và Lãnh đạo Bộ căn cứ kết quả thựchiện các tiêu chuẩn trên đây để đánh giá kết quả hoạt động của Tham tánthương mại và lấy đó làm cơ sở để bố trí phân công công tác khi kếtthúc nhiệm kỳ về nước.

Trường hợp hai năm liên tục mà kim ngạch xuất khẩu vào thị trường nước sở tại không tăng trưởng, Ban cán sự Đảng và Lãnh đạo Bộ sẽ xem xét nguyên nhân chủ quan và khách quan để quyết định việc duy trì hoặc không duy trì thương vụ thay đổi Tham tán thương mại.

Điều 12. Tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của các thành viên khác trong thương vụ:

Mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao (trong đó chỉtiêu xuất khẩu), chất lượng các ý kiến đề xuất, ý thức trách nhiệm trongviệc xây dựng chương trình, kế hoạch công tác, ý thức tổ chức kỷ luật vàviệc thực hiện mọi quy định của Bộ, của Cơ quan Đại diện và của thương vụ... được thống nhất trong các cuộc họp tổng kết công tác của thương vụ.

Điều 13. Cách thức đánh giá:

- Các thành viên của thương vụ thực hiện việc tự nhậnxét đánh giá công tác hàng năm theo quy định trong Quyết định số11/1998-QĐ-TCCP-CCVC ngày 5/12/1998 của Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (nay là BộNội vụ) và dựa vào các tiêu chuẩn cụ thể tại điều 11, 12 chương V của Quychế này.

- Bản tự nhận xét của Tham tán thương mại phải có nhậnxét, đánh giá của Trưởng Cơ quan Đại diện Việt Nam ở nước sở tại.

- Bản tự nhận xét của các thành viên khác do Tham tánthương mại ghi trên cơ sở thống nhất kết luận trong cuộc họp tổng kết côngtác đầu năm.

Điều 14. Dựa trên cơ sở tiêu chuẩn đánh giá (điều11 và 12), cách thức đánh giá (điều 13), việc xếp loại thương vụ đượcphân thành 3 loại A, B và C, trong đó:

- Loại A: là thương vụ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quyđịnh tại điều 6 và một số điều liên quan tại quy chế này, từng thành viêncủa thương vụ đã phát huy hết khả năng của mình, thương vụ đoàn kết,được Cơ quan Đại diện nhận xét tốt.

- Loại B: là thương vụ hoàn thành nhiệm vụ quy định tại điều 4 (4.1) và một số điều liên quan tại quy chế này.

- Loại C: là thương vụ ít tác dụng và có khả năng xemxét việc duy trì thương vụ quy định tại điều 11.

Điều 15. Các Vụ xuất nhập khẩu, Chính sách thịtrường ngoài nước, Cục Xúc tiến thương mại chịu trách nhiệm giúp Lãnhđạo Bộ xác định, đánh giá mức độ hoàn thành chức trách nhiệm vụ, điểmmạnh, điểm yếu của từng thành viên của thương vụ dựa vào các tiêu chuẩncụ thể tại các điều 11, 12 chương V của quy chế này.

Điều 16. Vụ TCCB chịu trách nhiệm đánh giá ýthức tổ chức kỷ luật, tinh thần và thái độ công tác, ý thức chấp hànhluật pháp, tinh thần hợp tác, khả năng tập hợp, đoàn kết và năng lực tổchức công việc của Tham tán thương mại và các thành viên thường vụ.

- Trên cơ sở đánh giá này, Vụ TCCB cùng Vụ Thị trườngngoài nước, Cục XTTM và Vụ Xuất nhập khẩu đề xuất hình thức khen thưởng,kỷ luật, trong đó có việc triệu hồi những người không hoàn thành nhiệm vụvề nước trước thời hạn.

- Tuỳ theo mức độ sai phạm của cán bộ, nhân viên bị triệu hồi trước thời hạn, Bộ xem xét quyết định mức bồi hoàn tiền.

Chương 6:

QUAN HỆ CHỈ ĐẠO CỦA BỘ THƯƠNG MẠI ĐẠI SỨ (TRƯỞNG CƠ QUAN ĐẠI DIỆN) ĐỐI VỚI THƯƠNG VỤ

 

Điều 17. Tham tán thương mại chịu trách nhiệm:

17.1. Thực hiện quản lý và chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Thương mại về chuyên môn, nghiệp vụ, định hướng phát triển thịtrường, mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào nước sở tại đồng thời chịu sự chỉ đạo về mặt chính trị đối ngoại và sự quản lý của người đứngđầu cơ quan đại diện nhà nước Việt Nam ở nước sở tại.

17.2. Tổ chức điều hành hoạt động của thương vụ thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của Đại diện thương mại được ban hành kèmtheo quyết định số 347/TM-TCCB ngày 27/3/1995 của Bộ Thương mại.

Điều 18. Đồng chí lãnh đạo Bộ được phân công thị trách thị trường có trách nhiệm định hướng hoạt động đặt ra yêu cầutăng trưởng kim ngạch xuất khẩu, giảm nhập siêu hàng năm và các công việc cụ thể (hàng năm và đột xuất) cho thương vụ, cung cấp thông tin kịp thời và giải quyết các kiến nghị của Tham tán thương mại trong khuôn khổ của cơ chế chính sách hiện hành.

Điều 19. Các Vụ liên quan có trách nhiệm:

19.1. Các Vụ Chính sách thị trường ngoài nước phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại, Vụ Xuất nhập khẩu có trách nhiệm giúp Lãnh đạo Bộ tăng cường chỉ đạo đối với mọi hoạt động của thương vụ,thường xuyên đặt ra các yêu cầu chuyên môn cụ thể, thông tin cần thiết,đôn đốc các Tham tán thương mại thực hiện chế độ công tác, chế độ báo cáo định kỳ đúng thời hạn và có chất lượng.

19.2. Văn phòng Bộ có trách nhiệm thường xuyên cung cấp cho thương vụ các thông tin thời sự, chính trị, kinh tế, xã hội trong nước,các chính sách luật pháp mới trong lĩnh vực kinh tế, thương mại đầu tư theoyêu cầu mỗi tháng một lần trong khoảng thời gian 10 ngày đầu tháng. Những thông tin và văn bản cần thiết phải cung cấp nhằm giúp thương vụ biết, cócơ sở đề xuất các biện pháp phù hợp với nhu cầu của đất nước và cungcấp cho các đối tác bên ngoài như: Tình hình xuất nhập khẩu, các văn bảnquy phạm pháp luật có liên quan đến chính sách xuất nhập khẩu, đầu tư ban hành trong tháng trước (những văn bản mật phải được sự đồng ý của Lãnh đạo Bộ mới gửi).

19.3. Các Vụ Tổ chức cán bộ, Tài chính kế toán theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm làm việc và khi cần chuẩn bịcho Lãnh đạo Bộ làm việc với Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Văn Phòng Chính Phủ và các Bộ, Ngành hữu quan xác lập cơ chế, tạo điều kiện và phương tiện vật chất, tài chính thuận lợi cho hoạt động của thương vụ (các Vụ thị trường có trách nhiệm phản ánh kịp thời các kiến nghị của Tham tán thương mại với Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Tài chính kế toán và các Thứ trưởng phụ trách).

Điều 20. Nhằm đảm bảo mục tiêu tăng kim ngạchxuất khẩu và mở rộng thị trường hàng hoá Việt Nam theo yêu cầu của BộThương mại và để thực hiện quy định này, Tham tán thương mại phải:

- Báo cáo với Thủ trưởng cơ quan đại diện nội dung chỉđạo của Lãnh đạo Bộ hoặc các Vụ trưởng được Lãnh đạo Bộ ủy quyền và kế hoạch công tác của thương vụ thực hiện yêu cầu đó.

- Xin ý kiến chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan đại diệnnhằm hoàn thiện kế hoạch công tác, đảm bảo mục tiêu Bộ Thương mại đưara.

- Báo cáo Thủ trưởng cơ quan đại diện về các nguồn lực cần thiết tranh thủ sự hỗ trợ của Cơ quan đại diện.

- Báo cáo kết quả công việc với Thủ trưởng cơ quan đại diện.

 

Chương 7:

CÁC ĐIỀU KHOẢN KHÁC VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 21. Cán bộ từ đơn vị nào được cử đi công tác tại thương vụ, khi kết thúc nhiệm vụ sẽ trở về đơn vị công tác cũ.Do yêu cầu công tác của Bộ nếu cần điều động cán bộ nhận nhiệm vụ khác,Vụ TCCB làm việc với các đơn vị hữu quan để thống nhất và báo cáo Lãnh đạo Bộ quyết định.

Khi Tham tán thương mại kết thúc nhiệm vụ về nước. Phu nhân và Phu quân ngoại giao sẽ được trả về cơ quan cũ hoặc địa phương trước lúc ra đi và tự lo liệu việc đóng phí bảo hiểm xã hội trong thời gian theo chồng (hoặc vợ) sống ở nước ngoài. Bộ Thương mại không chịu trách nhiệm bố trí công tác hoặc chi trả lương cho Phu nhân hoặc Phu quân ngoại giao khi về nước.

Điều 22. Trong trường hợp mọi thành viên của thươngvụ, kể cả phu nhân và phu quân ngoại giao không hoàn thành nhiệm vụ hoặc viphạm Pháp lệnh về Cơ quan Đại diện, các quy định của Nhà nước và quy chếnày, theo đề nghị của Vụ TCCB và các Vụ liên quan. Lãnh đạo Bộ sẽ xem xét xử lý kỷ luật; kể cả việc rút về nước trước thời hạn và căn cứ mức độphạm lỗi để quyết định bồi hoàn tiền của, vật chất đã chi trả theo quyđịnh của Nhà nước.

Điều 23. Tham tán thương mại có trách nhiệm tổ chứcthực hiện tốt mọi qui định trong quy chế này, toàn thể thành viên cácthương vụ có trách nhiệm tuân thủ quy chế. Căn cứ vào thành tích công tácvà các hoạt động ở nước ngoài, Lãnh đạo Bộ sẽ xem xét việc khen thưởnghoặc kỷ luật thích đáng đối với cá nhân và tập thể có thành tích hoặc viphạm quy định.

Điều 24. Các Thương vụ, các trung tâm giới thiệusản phẩm, xuất khẩu của Việt Nam ở các nước có trách nhiệm tuân thủ Quychế này.

Quy chế này thay thế Quy định về trách nhiệm và việc đánh giá Tham tán thương mại ban hành theo quyết định số 0627/QĐ-BTM ngày 26/5/1999 của Bộ trưởng Bộ Thương mại và có hiệu lực từ ngày ký quyết định ban hành.

Điều 25. Các ông Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng VụTCCB, Vụ trưởng các Vụ CSTTNN và thủ trưởng các đơn vị hữu quan có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra giúp Lãnh đạo Bộ trong việc chỉ đạothực hiện nhiệm vụ và đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các thương vụ