Quyết định số 77/QĐ-UB ngày 07/03/2003 Về Quy định đầu tư xây dựng đường giao thông liên thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 77/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Lào Cai
- Ngày ban hành: 07-03-2003
- Ngày có hiệu lực: 07-03-2003
- Ngày bị sửa đổi, bổ sung lần 1: 22-03-2004
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 09-01-2012
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 3230 ngày (8 năm 10 tháng 10 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 09-01-2012
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 77/QĐ-UB | Lào Cai, ngày 07 tháng 03 năm 2003 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG LIÊN THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ban hành ngày 21/06/1994;
Căn cứ Nghị quyết số 20/2003/NQ-CP ngày 17/02/2003 của Chính phủ về một số chủ trương, giải pháp chủ yếu thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2003;
Căn cứ Thông báo số 15/TB.UB ngày 19/02/2003 của UBND tỉnh tại buổi họp triển khai 6 chương trình hướng về cơ sở năm 2003;
Xét đề nghị của Sở Giao thông vận tải Lào Cai tại Tờ trình số 106/TT-GTVT ngày 06 tháng 02 năm 2003;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản quy định về đầu tư xây dựng đường giao thông liên thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Điều 2. Giao cho Sở Giao thông vận tải chủ trì cùng các ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính - Vật giá, Kho bạc Nhà nước, UBND các huyện, thị xã tổ chức thực hiện.
Điều 3. Các ông Chánh văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện thị xã, UBND các xã, phường, thị trấn và thủ trưởng các ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này thay thế Quyết định số 269/QĐ.UB ngày 28/06/2002 của UBND tỉnh Lào Cai. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Được tuyên truyền trên báo, đài PTTH tỉnh.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI |
QUY ĐỊNH
VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐƯỜNG GIAO THÔNG LIÊN THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 77/2003/QĐ-UB ngày 07 tháng 03 năm 2003 của UBND tỉnh Lào Cai)
Phần 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng đầu tư:
Quy định này áp dụng để đầu tư xây dựng đường giao thông liên thôn (đường tới cụm các thôn bản, đường nối liền các thôn, đường từ xã về thôn). Công việc gồm: đào đắp đất, phá đá làm nền đường và xây dựng các công trình thoát nước tạm.
Điều 2. Quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật đường liên thôn:
1. Đường liên thôn có quy mô tiêu chuẩn kỹ thuật theo đường cấp B - GTNT, có tổng chiều rộng nền đường là 4m, rãnh dọc rộng 0,8m (tổng chiều rộng nền cộng chiều rộng rãnh dọc là 4,8m). Những vị trí có nhiều đá, vách ta luy cao hơn 5m cho áp dụng chiều rộng nền là 3,5m, rãnh dọc rộng 0,6m (tổng chiều rộng nền cộng chiều rộng rãnh dọc là 4,1m). Độ dốc dọc của đường tối đa không quá 13% để đảm bảo cho xe 4 bánh tải trọng nhẹ đi lại được.
2. Điểm đầu tuyến đường liên thôn nối với đường ôtô đã có. Điểm cuối đường liên thôn đến trung tâm các cụm thôn bản.
3. Khảo sát thiết kế đường loại B - GTNT theo hình thức đơn giản do phòng GT-CN-XD huyện phối hợp Ban Chỉ đạo xây dựng đường liên thôn của xã thực hiện và trình UBND huyện duyệt gồm các nội dung sau:
- Bình đồ, cắt dọc, cắt ngang dùng các dụng cụ đơn giản để đo đạc. Bình đồ chỉ vẽ đường sườn tuyến, không vẽ đường đồng mức. Phương án thiết kế: Hướng tuyến, bình đồ cắt dọc, các vị trí công trình thoát nước… phải đảm bảo phù hợp, là cơ sở để đầu tư giai đoạn II (nâng cấp rải mặt và xây dựng công trình thoát nước vĩnh cửu).
4. Mức khoán gọn kinh phí hỗ trợ nhân công, văn phòng phẩm. v.v là 4 triệu đồng/1km (được chuyển thẳng cho phòng GT-CN-XD huyện để thực hiện) cho các công việc sau:
- Lập hồ sơ khảo sát - thiết kế kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật thi công đường loại B - GTNT: 3,2 triệu đồng trong đó phần nhân dân phối hợp thực hiện công việc khảo sát được hưởng trong mức khoán là 1,2 triệu đồng.
- Lập hồ sơ nghiệm thu, hoàn công công trình: 800 nghìn đồng.
Phần 2.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Nguồn lực đầu tư:
Làm đường giao thông liên thôn để cho nhân dân đi lại. Do vậy, xây dựng đường liên thôn là trách nhiệm của nhân dân. Nhân dân tự làm là chính (bằng lao động xã hội và lao động công ích do UBND xã lập kế hoạch để huy động). Nhà nước sẽ hỗ trợ một phần. Kinh phí hỗ trợ theo hình thức khoán gọn cho từng loại đường cụ thể như sau:
1. Mức hỗ trợ (khoán gọn) để hoàn thành 1Km đường liên thôn được mở mới theo đường loại B - GTNT có tổng chiều rộng nền 4,8m là:
- Nền đường có khối lượng đá lớn hơn hoặc bằng 30%: 50 triệu đồng.
- Nền đường có khối lượng đá nhỏ hơn 30%: 40 triệu đồng.
2. Mức hỗ trợ (khoán gọn) để hoàn thành 1 Km đường nâng cấp từ đường có sẵn với chiều rộng nền trung bình là 2m thành đường loại B - GTNT có chiều rộng nền là 4,8m là:
- Nền đường có khối lượng đá lớn hơn hoặc bằng 30%: 35 triệu đồng.
- Nền đường có khối lượng đá nhỏ hơn 30%: 30 triệu đồng.
3. Đường từ đường liên thôn về thôn bản hoặc nơi địa hình đặc biệt khó khăn không làm đường cấp B - GTNT được, cho phép thi công chiều rộng nền đường là 2 m (bề rộng tính theo phần nền đào), rãnh dọc rộng 0,5m, độ dốc tối đa là 15%. Loại đường này chỉ cần xác định hướng tuyến. Kinh phí khoán gọn để hoàn thành 1Km đường là 15 triệu đồng.
4. Kinh phí hỗ trợ chủ yếu dùng vào việc:
- Thi công nổ mìn phá đá nền đường
- Tận dụng đá để làm móng đường chống trơn lầy.
- Xây dựng các công trình thoát nước tạm (dùng đá tận dụng xếp rọ đá làm ngầm và mố cầu tạm). Trường hợp suối lớn vực sâu phải làm cầu, UBND xã báo cáo UBND huyện lập dự án đầu tư theo kế hoạch hàng năm.
- Một số công việc phục vụ cho việc thi công công trình như mua sắm dụng cụ, huy động nhân dân v.v.
- Ban chỉ đạo xây dựng đường liên thôn thống nhất với nhân dân để mọi người hưởng ứng tự nguyện tham gia đóng góp trong việc giải phóng mặt bằng. Trường hợp đặc biệt những hộ gia đình có diện tích ruộng, nương, tài sản bị thiệt thòi đáng kể thì được trích từ nguồn kinh phí khoán gọn để hỗ trợ một phần. Mức hỗ trợ do nhân dân tự bàn bạc quyết định.
5. UBND xã căn cứ khối lượng phá đá nổ mìn và mức độ khó khăn của từng tuyến đường để chủ động phân bổ kinh phí từng đoạn đường, tuyến đường cho hợp lý. Những tuyến đường hoàn thành nhưng không sử dụng hết kinh phí phân bổ thì được chuyển kinh phí còn lại cho tuyến đường khác.
Điều 4. Thực hiện đầu tư xây dựng đường liên thôn:
1. UBND các huyện căn cứ vào Quyết định phê duyệt danh mục công trình và tổng mức vốn hỗ trợ của UBND tỉnh cho từng huyện, để phân bổ kinh phí hỗ trợ cho từng xã, chỉ đạo Ban chỉ huy quân sự huyện lập kế hoạch, hướng dẫn và cấp phát đầy đủ vật liệu nổ cho các xã để thi công nền đường.
2. Giao cho UBND các xã, phường, thị trấn làm chủ đầu tư xây dựng đường liên thôn. UBND xã chủ động huy động lao động công ích và lao động xã hội của nhân dân để xây dựng đường liên thôn, có quyền tự chủ trong chi tiêu để làm đường nhưng không được để thất thoát và sử dụng sai mục đích.
- UBND xã tự tổ chức phá đá nổ mìn, chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng vật liệu nổ theo sự hướng dẫn của Ban chỉ huy quân sự huyện. Mỗi xã cử tối thiểu 3 người đi học lớp tập huấn sử dụng vật liệu nổ. Trường hợp đặc biệt xã chưa tự tổ chức phá đá nổ mìn, có thể thuê các đơn vị đủ tư cách pháp nhân thực hiện.
Điều 5. Lập kế hoạch xây dựng đường liên thôn bản:
1. Các xã, các thôn bản họp dân để bàn bạc lựa chọn đăng ký danh mục mở đường liên thôn theo 2 loại:
- Đường loại B - GTNT có tổng chiều rộng nền là 4,8m.
- Đường có tổng chiều rộng nền là 2,5m.
- Trong đó ưu tiên xây dựng đường loại B - GTNT trước. Các xã lập biểu tổng hợp kế hoạch danh mục và dự kiến kinh phí hỗ trợ các đường liên thôn cần được xây dựng báo cáo UBND huyện (Qua phòng GT-CN-XD huyện) gửi Sở Giao thông vận tải để trình UBND tỉnh phê duyệt danh mục công trình và giao tổng mức vốn hỗ trợ cho từng huyện, thị xã vào tháng 9 hàng năm, trước năm kế hoạch (Riêng năm 2003 thực hiện ngay sau khi quy định này có hiệu lực thi hành).
2. Cuối năm kế hoạch, căn cứ khối lượng thực hiện, UBND các xã tổng hợp đề xuất UBND huyện, thị xã điều chỉnh kinh phí đầu tư cho các công trình trong tổng mức vốn đã được giao. UBND tỉnh điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư giữa các huyện, thị xã.
Điều 6. Quản lý cấp phát vốn nhà nước hỗ trợ:
1. Vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng đường liên thôn được quản lý cấp phát thanh toán qua Kho bạc nhà nước huyện, thị xã.
2. Sau khi có kế hoạch vốn xây dựng đường liên thôn, UBND xã đến Kho bạc huyện thị để tạm ứng tiền. Mức tạm ứng đợt 1 là 30%, đợt 2 là 40% định mức khoán (bằng tiền mặt) để tổ chức thi công. 30% còn lại được thanh toán hết khi nghiệm thu công trình hoàn thành.
3. Những loại giấy tờ để tạm ứng tiền gồm:
+ Giấy đề nghị tạm ứng của UBND xã.
+ Bản hợp đồng giao khoán công việc giữa UBND xã và trưởng thôn.
- Đường loại B - GTNT: Hồ sơ thiết kế được duyệt.
- Đường có chiều rộng nền là 2m: Biên bản xác định hướng tuyến, chiều dài, chiều rộng, độ dốc dọc…(có xác nhận của trưởng thôn, chủ tịch UBND xã, phòng GT-CN-XD huyện thị).
(Theo mẫu đính kèm)
4. Khi thanh toán hết kinh phí hỗ trợ xây dựng công trình, ngoài các giấy tờ trên cần thêm biên bản nghiệm thu công trình hoàn thành, bàn giao có xác nhận của UBND huyện.
Điều 7. Nghiệm thu công trình hoàn thành:
1. Thành phần nghiệm thu bàn giao công trình hoàn thành: Đại diện phòng GT-CN-XD huyện, ban chỉ đạo xã, trưởng thôn bản nhận bàn giao quản lý khai thác và bảo dưỡng đường.
2. Nội dung nghiệm thu bao gồm:
+ Nghiệm thu tuyến đường theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật được duyệt (đối với đường loại B-GTNT).
+ Nghiệm thu hướng tuyến, chiều dài, chiều rộng độ dốc dọc đối với đường chiều rộng nền là 2m.
+ Biên bản nghiệm thu hoàn thành và bàn giao công trình.
Phần 3.
TRÁCH NHIỆM CÁC ĐƠN VỊ
Điều 8. Trách nhiệm cụ thể:
1. UBND xã: Thành lập ban chỉ đạo xây dựng đường liên thôn bản. Chủ tịch UBND xã là trưởng ban, và các thành viên khác: Tài chính xã, cán bộ tăng cường ở xã, cán bộ giao thông, trưởng các thôn bản. Trưởng ban phân công cụ thể cho từng thành viên để thực hiện từ bước lập kế hoạch, tổ chức huy động nhân dân các thôn bản tham gia mở đường và thực hiện nghiệm thu thanh toán, bàn giao công trình hoàn thành. Tuyên truyền phổ biến và vận động nhân dân tự nguyện giải phóng mặt bằng để xây dựng đường liên thôn.
- Trưởng thôn bản họp dân để cùng nhau xác định tầm quan trọng và lợi ích của con đường cũng như trách nhiệm xây dựng đường của mọi người trong thôn, thông báo kế hoạch vốn hỗ trợ của Nhà nước cho từng tuyến đường, bàn bạc với nhân dân để thống nhất thời gian, tổ chức lực lượng, giải phóng mặt bằng, chuẩn bị dụng cụ, nguyên vật liệu thi công hoàn thành con đường đảm bảo chất lượng, an toàn, phối hợp UBND xã công khai việc thanh toán chi tiết kinh phí hỗ trợ để nhân dân được biết.
2. UBND huyện:
- Trực tiếp chỉ đạo các phòng ban chức năng và ban chỉ đạo xây dựng đường liên thôn các xã thực hiện tốt phong trào phát triển GTNT trên địa bàn, đảm bảo tính hiệu quả của vốn hỗ trợ để động viên được mọi nguồn lực góp phần tham gia xây dựng đường liên thôn.
- Phòng GT-CN-XD các huyện thị xã phối hợp với ban chỉ đạo xây dựng đường liên thôn của xã để tổ chức thực hiện từ khảo sát thiết kế, đến thi công công trình, hướng dẫn kỹ thuật, đôn đốc, kiểm tra các xã thực hiện chương trình mở đường liên thôn trong năm kế hoạch. Tổ chức lớp tập huấn cho cán bộ xã, thôn bản tại hiện trường để thực hiện thi công đảm bảo chất lượng, tiến độ và an toàn lao động.
Điều 9. Khen thưởng và kỷ luật:
1. Khen thưởng:
Tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện xây dựng phát triển đường GTNT được khen thưởng theo quy định của UBND tỉnh cụ thể như sau:
- Tặng cờ thi đua xuất sắc của UBND tỉnh kèm theo 52 triệu đồng cho các xã đạt tiêu chuẩn sau đây: Bình quân 1 nhân khẩu trong xã làm được 2m đường loại 4,8m hoặc 6m đường loại rộng 2,5m trong một năm.
- Tặng bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể và cá nhân xuất sắc đạt kèm theo tiền thưởng: Tập thể là 400 nghìn đồng, cá nhân là 200 nghìn đồng.
2. Kỷ luật:
Nhiệm vụ xây dựng đường GTNT là một trong những chỉ tiêu quan trọng của huyện, xã trong việc đánh giá hoàn thành kế hoạch. Nếu huyện, xã nào không hoàn thành chỉ tiêu xây dựng và phát triển GTNT thì huyện, xã đó được đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ chính trị của mình.
+ Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các địa phương, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Giao thông - Vận tải, Sở Kế hoạch - Đầu tư để tổng hợp báo cáo trình UBND tỉnh xem xét giải quyết.
UBND HUYỆN…….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BIÊN BẢN NGHIỆM THU CÔNG TRÌNH HOÀN THÀNH
Số: ………………
Công trình: …………………………………
Hôm nay ngày … tháng … năm …… tại công trình …………. đại diện các bên tham gia nghiệm thu gồm có:
1/ UBND xã (chủ đầu tư bên A) …………………………………
+ Ông, bà: ………………………………………….
+ Ông, bà: ………………………………………….
2/ Phòng giao thông công nghiệp:
+ Ông, bà: ………………………………………….
+ Ông, bà: ………………………………………….
3/ Đại diện Trưởng thôn (đơn vị thi công bên B):
+ Ông, bà: ………………………………………….
+ Ông, bà: ………………………………………….
Chúng tôi cùng nhau xác định công trình: ………. đã hoàn thành, đảm bảo tiêu chuẩn quy định, chất lượng theo hợp đồng đã ký, đủ điều kiện đưa công trình vào khai thác sử dụng, cụ thể như sau:
- Tổng số km: ……… km
- Chiều rộng mặt đường: ………….m.
- Tổng giá trị công trình: ……………đồng.
Trong đó:
+ Phần vốn NSNN hỗ trợ: …………………đồng.
+ Phần đóng góp của nhân dân: ………….đồng.
Bao gồm:
* Đóng góp bằng công lao động công ích = Số ngày công x đơn giá (9.500 đồng/1 công).
* Đóng góp bằng ngày công lao động xã hội = Số ngày công x đơn giá (15.000 đồng/1 công).
* Đóng góp bằng vật tư = số lượng từng loại vật tư x đơn giá vật tư (theo thông giá vật tư hàng quý của liên ngành Sở TC, Sở XD).
* Đóng góp bằng tiền (nếu có).
A/ Kiến nghị của các đơn vị tham gia nghiệm thu:........................................................................
...............................................................................................................................................
B/ Kiến nghị của đơn vị thi công:................................................................................................
...............................................................................................................................................
Biên bản này làm cơ sở để các cơ quan chức năng thanh quyết toán vốn đầu tư, hạch toán sổ sách kế toán, ghi tặng tài sản theo quy định hiện hành.
Biên bản được lập thành 06 bản có giá trị pháp lý như nhau, được gửi đến các cơ quan có thẩm quyền báo cáo kết quả thực hiện đầu tư công trình./.
UBND xã………….. | P/giao thông, công nghiệp | Đại diện trưởng thôn |
UBND Huyện…….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số ………/HĐGK |
|
HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN
Về việc thi công công trình: ……………………...............
- Căn cứ vào pháp lệnh hợp đồng kinh tế của hội đồng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 18/09/1989.
- Căn cứ vào quy định tạm thời hướng dẫn quản lý đầu tư và xây dựng công trình đường giao thông liên thôn số: ……./QĐ.CT ngày … tháng … năm 2003 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai.
Hôm nay ngày … tháng … năm ………
Tại UBND xã …………….. huyện …………. tỉnh Lào Cai. Chúng tôi gồm:
1. Đại diện UBND xã (bên A)
Ông: ……………….. Chủ tịch UBND xã
Ông: ……………….. Kế toán.
2. Đại diện bên nhận khoán (bên B)
Ông: ……………….. Trưởng thôn………………..
Có chứng minh thư nhân dân số………. do công an tỉnh…………………. cấp ngày ….. tháng …. năm ……
3. Hai bên đã cùng nhau đi đến thỏa thuận thống nhất:
Bên A (Ủy ban nhân dân xã) đồng ý giao cho Ông:……………. trưởng thôn có trách nhiệm huy động nhân dân tham gia thi công công trình đường giao thông liên thôn theo tiêu chuẩn kỹ thuật như sau:
- Hướng tuyến. Điểm đầu…………………….., điểm cuối ………………….
- Chiều rộng nền đường (B nền) ………m
- Độ dốc dọc của tuyến: ……%
- Chiều rộng rãnh………chiều sâu rãnh…………
- Mái dốc ta luy…….
- Xếp đá khan công trình tạm.
Giá trị công trình: ............……………….đồng.
(Bằng chữ: …………………………………….)
Thời gian khởi công ngày … tháng … năm……
Thời gian hoàn thành ngày … tháng … năm……
- (Bên A) Ban chỉ đạo xây dựng đường liên thôn của xã, phối hợp cùng phòng GT-CN-XD xác định hướng tuyến, hướng kỹ thuật thi công nền đường, chất lượng và an toàn lao động, nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành để thanh toán cho bên B kinh phí nhà nước hỗ trợ.
- Bên B: Ông…………………… trưởng thôn có trách nhiệm tổ chức thực hiện thi công theo hướng dẫn đảm bảo chất lượng và an toàn lao động. Huy động nhân dân trong thôn hoàn thành khối lượng nền, mặt đường, thoát nước tạm công trình giao thông liên thôn theo đúng thời hạn đã ký trong hợp đồng. Đảm bảo kỹ thuật, được bên A và phòng Giao thông công nghiệp huyện đồng ý nghiệm thu.
Hai bên cam kết thực hiện đúng những điều khoản đã ghi trong hợp đồng này.
Hợp đồng được lập thành 6 bản có giá trị như nhau, gửi các cơ quan có liên quan.
ĐẠI DIỆN BÊN A | ĐẠI DIỆN BÊN B |
UBND Huyện…….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG
Kính gửi: Phòng Kế hoạch - Tài chính - TM, Kho bạc NN huyện ………………….
Căn cứ vào QĐ số: ………/QĐ.UB ngày tháng năm 200 của UBND huyện…………..V/v giao kế hoạch vốn đầu tư.
Căn cứ vào hợp đồng A - B ngày tháng năm của UBND xã …………….
UBND xã…………………. đề nghị Phòng Kế hoạch - Tài chính - TM, Kho bạc NN huyện……. tạm ứng kinh phí cho người lao động nội dung cụ thể như sau:
Đơn vị: Đồng
STT | Tên công trình | Kế hoạch vốn giao năm …… | Số tiền tạm ứng |
1 | Công trình……………… |
|
|
2 | Công trình……………… |
|
|
|
|
|
|
| Cộng |
|
|
(Bằng chữ: …………………………………….)
Rất mong sự quan tâm của quý cơ quan./.
Nơi nhận: | ………….., ngày … tháng … năm 2003 |