cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 16/2003/QĐ-UBND ngày 06/03/2003 Về quy chế hoạt động của Ban chỉ huy Phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Phước (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 16/2003/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Bình Phước
  • Ngày ban hành: 06-03-2003
  • Ngày có hiệu lực: 06-03-2003
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 10-06-2010
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 2653 ngày (7 năm 3 tháng 8 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 10-06-2010
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 10-06-2010, Quyết định số 16/2003/QĐ-UBND ngày 06/03/2003 Về quy chế hoạt động của Ban chỉ huy Phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Phước (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 43/2010/QĐ-UBND ngày 31/05/2010 Bãi bỏ Quyết định 16/2003/QĐ-UB ban hành quy chế hoạt động của Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão và Tìm kiếm, cứu nạn tỉnh Bình Phước”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 16/2003/QĐ-UB

Bình Phước, ngày 06 tháng 03 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ HUY PHÒNG, CHỐNG LỤT, BÃO VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN TỈNH BÌNH PHƯỚC

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/06/1994;

Căn cứ Nghị định số 32/CP ngày 25/5/1996 của Chính phủ: Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh phòng, chống lụt, bão;

Căn cứ Hướng dẫn số 262/UB ngày 06/9/2001 của Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn về việc hướng dẫn thành lập tổ chức tìm kiếm, cứu nạn tại địa phương;

Căn cứ Quyết định số 65/2002/QĐ-UB ngày 22/10/2002 của UBND tỉnh V/v thành lập Ban chỉ huy Phòng, chống lụt, bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh;

Xét đề nghị của Trưởng Ban chỉ huy Phòng, chống lụt, bão & Tìm kiếm cứu nạn và Trưởng Ban tổ chức chính quyền tỉnh.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này bản “Quy chế hoạt động của Ban chỉ huy Phòng, chống lụt, bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Phước”.

Điều 2: Bản Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với nội dung bản Quy chế này đều bãi bỏ.

Điều 3: Các ông (bà) Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức chính quyền tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Trưởng Ban chỉ huy Phòng, chống lụt, bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Nguyễn Tấn Hưng

 

QUY CHẾ

HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ HUY PHÒNG, CHỐNG LỤT, BÃO VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2003/QĐ-UB ngày 06/03/2003 của UBND tỉnh)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Ban chỉ huy Phòng, chống lụt, bão và Tìm kiếm, cứu nạn tỉnh (dưới đây gọi tắt là Ban chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh) là một tổ chức liên ngành có trách nhiệm giúp UBND tỉnh chỉ đạo trong công tác phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh.

Ban chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh có con dấu riêng để hoạt động, có Văn phòng thường trực đặt tại Chi cục Quản lý nước và Phòng, chống lụt, bão tỉnh, Kinh phí hoạt động của Ban chỉ huy do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự toán trình UBND tỉnh phê duyệt để thực hiện.

Điều 2: Ban chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh có những nhiệm vụ sau:

a) Xây dựng và chỉ đạo tổ chức thực hiện các phương án phòng, chống lụt, bão và khắc phục hậu quả do lụt, bão và các thiên tai khác (cháy rừng, hạn hán, lốc, sét đánh, động đất...) xảy ra trên địa bàn tỉnh.

b) Thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình hình lũ, lụt, bão và các thiên tai khác có thể xảy ra. Chỉ đạo tổ chức việc tìm kiếm cứu nạn khi có tai họa xảy ra theo hướng dẫn của Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn.

c) Giúp UBND tỉnh chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan, đơn vị Nhà nước, các đơn vị lực lượng vũ trang, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức kinh tế và mọi công dân trên địa bàn tỉnh chủ động, tích cực thực hiện Pháp lệnh về Phòng, chống lụt, bão, giảm nhẹ thiên tai và tổ chức thực hiện việc tìm kiếm cứu nạn.

Chương II

CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

Điều 3: Cơ cấu tổ chức:

1. Thành phần Ban chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh gồm các thành viên là công chức lãnh đạo một số Sở, ban, ngành của tỉnh có liên quan làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, cụ thể như sau:

- Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng Ban chỉ huy.

- Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT làm Phó Trưởng Ban thường trực.

- Chỉ huy Trưởng hoặc Phó Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh làm Phó Trưởng Ban.

- Chi cục trưởng cục Quản lý nước và Phòng chống lụt bão làm Ủy viên thường trực.

- Các ủy viêm gồm: Công an tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tưu, Sở Giao thông – Vận tải, Sở Tài chính – Vật giá, Bưu điện tỉnh, Sở Y tế, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn tỉnh, Điện lực tỉnh, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Thương mại và Du lịch, Chi cục Kiểm lâm, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Khi cần thiết UBND tỉnh sẽ quyết định bổ sung thêm một số thành viên khác để đảm bảo theo yêu cầu nhiệm vụ.

2. Ban chỉ huy PCLB và TKCN có Văn phòng thường trực, chủ yếu sử dụng bộ máy của Chi cục Quản lý nước và Phòng chống lụt, bão tỉnh làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.

Điều 4: Phân công nhiệm vụ các thành viên.

1. Trưởng Ban chỉ huy:

- Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch phòng, chống lụt, bão và các thiên tai khác (cháy rừng, hạn hán, lốc, sét, động đất...), kế hoạch tập huấn tìm kiếm, cứu nạn, sẵn sàng ứng phó và khắc phục những hậu quả do thiên tai gây ra trên địa bàn tỉnh.

- Phân công trách nhiệm cho các thành viên Ban chỉ huy, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện.

- Chủ trì các cuộc họp thường kỳ trước, trong, sau mùa mưa lũ và các cuộc họp bất thường của Ban chỉ huy.

- Điều động và chỉ đạo việc tổ chức phối hợp các lực lượng, các loại phương tiện của các ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh để thực hiện việc cứu hộ, cứu nạn, ứng cứu, chi viện trong các trường hợp khẩn cấp do lũ, lụt, bão và thiên tai khác xảy ra.

2. Phó Trưởng Ban thường trực giúp Trưởng Ban:

- Trực tiếp lập các phương án và kế hoạch phòng chống lũ, lụt, bão và các thiên tai khác.

- Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm cho các hoạt động trong công tác phòng, chống lũ, lụt, bão, các thiên tai khác, tìm kiếm, cứu nạn và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.

- Chỉ đạo việc nắm tình hình ở những nơi lũ, lụt thường xảy ra. Tổ chức kiểm tra, đôn đốc thực hiện các phương án, kế hoạch phòng, chống lũ, lụt, bão, các thiên tai, cứu hộ, cứu nạn của các ngành, các địa phương.

- Điều hòa và phối hợp hoạt động giữa các thành viên của Ban chỉ huy trong công tác phòng chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn.

- Trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh.

- Tổ chức tổng kết công tác phòng, chống lũ, lụt, bão, thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn hàng năm.

- Quản lý kinh phí hoạt động thường xuyên của Ban chỉ huy PCLB và TKCN, theo dõi, kiểm tra việc quản lý các tài sản, phương tiện phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn.

3. Phó Trưởng Ban giúp Trưởng Ban:

- Lập kế hoạch tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn tỉnh và các vùng trọng điểm thường xảy ra lũ, lụt, thiên tai.

- Tổ chức huấn luyện, diễn tập về các phương tiện và lực lượng tìm kiếm, cứu nạn theo các tình huống có thể xảy ra tại các địa phương trong tỉnh.

4. Ủy viên thường trực:

- Phụ trách Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh.

- Chuẩn bị nội dung cho các cuộc họp định kỳ và đột xuất của Ban chỉ huy.

5. Các ủy viên:

- Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị mình, chủ động đề ra chương trình, kế hoạch có liên quan đến công tác phòng, chống lũ, lụt, bão, tìm kiếm cứu nạn và thực hiện các nhiệm vụ được Trưởng Ban chủ huy PCLB và TKCN phân công.

- Thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện kế hoạch phòng, chống lụt, bão, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, sẵn sàng ứng phó với các tình huống khẩn cấp do thiên tai gây ra, quản lý các phương tiện, trang thiết bị về phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn theo chức năng quản lý Nhà nước chuyên ngành.

- Nhiệm vụ cụ thể của từng ủy viên do Trưởng Ban chỉ huy PCLB và TKCN quy định.

Điều 5: Văn phòng thường trực giúp Ban chỉ huy PCLB và TKCN thực hiện các nhiệm vụ sau:

a) Xây dựng kế hoạch, phương án phòng, chống lũ, lụt, bão, các thiên tai khác và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh.

b) Tổ chức trực Ban chỉ huy theo quy định của pháp luật, thường xuyên nắm chắc tình hình khí tượng thủy văn, các vùng trọng điểm thường xảy ra lũ, lụt, thiên tai để đề xuất với Ban chỉ huy có hướng xử lý kịp thời nhằm làm giảm thiểu hậu quả do lũ, lụt, bãovà các thiên tai khác gây ra.

c) Chuẩn bị các nội dung báo cáo, tổ chức các cuộc họp định kỳ và đột xuất của Ban chỉ huy.

d) Đôn đốc, kiểm tra các địa phương và các ngành có liên quan trong việc thực hiện kế hoạch, phương án phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn.

e) Tổ chức việc phối hợp, huy động giữa các lực lượng phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn của tỉnh và của các huyện, thị xã khi có thiên tai xảy ra.

f) Làm đầu mối liên hệ trực tiếp với Văn phòng Ban chỉ đạo phòng, chống lụt, bão huyện, thị xã.

g) Quản lý các tài liệu, hồ sơ, con dấu liên quan đến công tác phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn theo đúng quy định của Nhà nước.

Chương III

CHẾ ĐỘ SINH HOẠT VÀ THÔNG TIN BÁO CÁO

Điều 6: Ban chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh mỗi quý một lần vào ngày 28 của tháng cuối quý (nếu trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ, thì sẽ họp vào ngày kế sau đó). Vào mùa mưa, lũ hàng năm tổ chức họp 03 lần: Trước, trong và sau mùa mưa lũ. Ngoài ra khi có lũ, lụt, bão, thiên tai xảy ra bất thường thì Ban chỉ huy sẽ tổ chức họp đột xuất để triển khai nhiệm vụ.

Điều 7: Các thành viên Ban chỉ huy trong phạm vi nhiệm vụ được Trưởng ban chỉ huy phân công có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ của mình, các kiến nghị, đề xuất liên quan đến công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn với Trưởng Ban chỉ huy (thông qua Văn phòng thường trực để tổng hợp).

1. Báo cáo hàng tháng vào ngày 02 hàng tháng.

2. Báo cáo quý vào ngày 25 của tháng cuối quý.

3. Báo cáo năm vào ngày 25/12 hàng năm.

Ngoài các báo cáo định kỳ, còn có các báo cáo đột xuất về nhận định tình hình khí tượng thủy văn, tình hình diễn biết lũ, lụt và các thiên tai khác có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh.

Trên cơ sở báo cáo của các thành viên và Ban chỉ huy Phòng, chống lụt, bão các huyện, thị xã, Văn phòng thường trực có trách nhiệm tổng hợp báo cáo thông qua Trưởng Ban chỉ huy để báo cáo về UBND tỉnh, Ban chỉ đạo Phòng, chống lụt, bão Trung ương và Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn theo quy định.

Hàng năm Ban chỉ huy PCLB và TKCN tổ chức Hội nghị để rút kinh nghiệm và triển khai phương hướng nhiệm vụ cho năm tiếp theo.

Điều 8: Mối quan hệ công tác:

1. Đối với Ban chỉ đạo Phòng, chống lụt, bão Trung ương và Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn:

Ban chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn của Ban chỉ đạo Phòng, chống lụt, bão Trung ương và Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn.

Trưởng Ban chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh có trách nhiệm báo cáo tình hình công tác chuyên môn cho Trưởng Ban chỉ đạo Phòng, chống lụt, bão Trung ương và Chủ tịch Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn.

2. Đối với UBND tỉnh:

Ban chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh chịu sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của UBND tỉnh trong công tác phòng, chống lụt, bão, cứu hộ, cứu nạn, giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

3. Đối với Sở, ban, ngành của tỉnh, UBND các huyện, thị xã:

Ban chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh xây dựng mối quan hệ phối hợp với các Sở, ban, ngành của tỉnh, UBND các huyện, thị xã để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ đã được quy định.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 9: Bản Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Việc sửa đổi, bổ sung bản Quy chế này do Trưởng Ban chỉ huy PCLB & TKCN tỉnh và Trưởng Ban Tổ chức chính quyền tỉnh trình UBND tỉnh xem xét quyết định.