Quyết định số 135/2002/QĐ-UB ngày 24/10/2002 Về Quy chế quản lý doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân Thành phố Hà nội ban hành (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 135/2002/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Thành phố Hà Nội
- Ngày ban hành: 24-10-2002
- Ngày có hiệu lực: 08-11-2002
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 21-09-2009
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 2509 ngày (6 năm 10 tháng 19 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 21-09-2009
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 135/2002/QĐ-UB | Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2002 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG THEO LUẬT DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp 1999;
Căn cứ Pháp lệnh Thanh tra;
Căn cứ Nghị định số 61/CP ngày 15/8/1998 của Chính phủ về công tác thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh;
Căn cứ Nghị định số 03/2000/NĐCP ngày 3/2/2000 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư và Giám đốc Sở Tư pháp thành phố Hà Nội,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp trên địa Thành phố Hà Nội.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Các đ/c Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban Thành phố, Giám dốc các sở, nghành Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định này.
| T/M. UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI |
QUY CHẾ
QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG THEO LUẬT DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 135/2002/QĐ-UB, ngày 24 tháng 10 năm 2002 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội)
Chương 1:
NHỮNG QUY DỊNH CHUNG
Điều 1: Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định quan hệ phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc quản lý doanh nghiệp hoạt động hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, sau đây gọi tắt là doanh nghiệp) trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Quy chế này cũng đuợc áp dụng cho việc quản lý hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Điều 2: Phương pháp điều chỉnh
Các cơ quan nhà nước, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, áp dụng Quy chế này và pháp luật chuyên nghành để quản lý doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Điều 3: Mục tiêu quản lý doanh nghiệp
Tổ chức quản lý doanh nghiệp nhằm đạt những mục tiêu sau:
1. Đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
2. Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 7, Điều 8 Luật Doanh nghiệp;
3. Phản ánh kịp thời và chính xác thông tin về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vào hệ thống thông tin về doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin về doanh nghiệp cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật;
4. Đảm bảo sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Điều 4: Trụ sở chính của doanh nghiệp
1. Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nơi tiến hành các hoạt động giao dịch chính thức, thường xuyên của các doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp đối với trụ sở chính.
3. Doanh nghiệp phải có biển hiệu gắn cố định tại trụ sở chính của doanh nghiệp và phải thông báo địa điểm, thời gian bắt đầu tiến hành hoạt động kinh doanh với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi doanh nghiệp có trụ sở chính.
Nghiêm cấm việc ghi tên các cơ quan nhà nước trên biển hiệu của doanh nghiệp.
Chương 2:
TỔ CHỨC QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
Mục A: HỆ THỐNG THÔNG TIN VỀ DOANH NGHIỆP
Điều 5: hệ thống thông tin về doanh nghiệp
1. Hệ thống thông tin về doanh nghiệp gồm những nội dung sau:
a) Thông tin doanh nghiệp;
b) Chế độ tiếp nhận và bổ xung, cập nhật thông tin về doanh nghiệp;
c) Chế dộ cung cấp thông tin về doanh nghiệp;
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn việc tiếp nhận và bổ xung, cập nhật thông tin về doanh nghiệp theo quy định của Pháp luật;
Điều 6: Thông tin về doanh nghiệp
Thông tin về doanh nghiệp gồm:
1. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện;
2. Điều lệ đối với công ty; danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; danh sách thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
3. Thông báo, báo cáo của doanh nghiệp;
4. Thông tin về doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, tổ chức lại, giải thể hoặc bị đình chỉ hoạt động;
5. Thông báo, báo cáo của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp và các biện pháp xử lý đã áp dụng đối với doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật;
6. Thông tin khác theo quy định của pháp luật.
Điều 7: Chế độ cung cấp thông tin về doanh nghiệp
Phòng đăng ký kinh doanh Thành phố tổ chức thực hiện chế độ cung cấp thông tin về doanh nghiệp theo quy định sau:
1. Gửi bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện tới Ủy ban nhân dân quận, huyện, xã, phường. Thị trấn và các cơ quan Thuế, cơ quan thống kê, cơ quan quản lý nghành kinh tế kỹ thuật cùng cấp trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.
2. Định kỳ hàng tháng gửi danh sách doanh nghiệp đã được cấp giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh; danh sách chi nhánh, văn phòng đại diện đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tới Công an thành phố, sở Tài chính vật giá, Báo Kinh tế Đô thị;
3. Định kỳ hàng tháng gửi danh sách doanh nghiệp có thông báo tạm ngừng hoạt động, tổ chức lại, giải thể; danh sách các doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện bị đình chỉ hoạt động tới các cơ quan quy định tại Khoản 1-2 Điều này;
4. Cung cấp thông tin về doanh nghiệp theo yêu cầu của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và của tổ chức cá nhân có nhu cầu trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu bằng văn bản.
Trình tự và thủ tục cung cấp thông tin về doanh nghiệp cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội hướng dẫn theo quy định của pháp luật.
Mục B: PHỐI HỢP QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
Điều 8: Trách nhiệm của Phòng đăng ký kinh doanh Thành phố
Phòng đăng ký kinh doanh Thành phố có trách nhiệm:
1. Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin về doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội.
2. Thực hiện Chế độ tiếp nhận và bổ xung, cập nhật thông tin về doanh nghiệp;
3. Thực hiện Chế độ cung cấp thông tin về doanh nghiệp;
4. Phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật cho các doanh nghiệp trên địa bàn;
5. Hướng dẫn thủ tục đăng ký ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành;
6. Định kỳ báo cáo thông tin về doanh nghiệp trên địa bàn với Ủy ban nhân dân Thành phố, Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
7. Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo tình hình kinh doanh của doanh nghiệp khi xét thấy cần thiết theo quy định tại khoản 3 diều 116 Luật Doanh nghiệp; đôn đốc doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ báo cáo tài chính hàng năm theo quy định tại Khoản 2 Điều 118 Luật Doanh nghiệp;
8. Sau khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nếu phát hiện các thông tin đã kê khai trong hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp là không chính xác, không đầy đủ hoặc giả mạo, thì gửi thông báo yêu cầu doanh nghiệp hiệu đính. Sau thời hạn 15 ngày, kể từ ngày gửi thông báo mà không nhận được thông báo hiệu đính của doanh nghiệp thì tiến hành xác minh các nội dung trong hồ sơ đăng ký kinh doanh. Sau khi kiểm tra và đã xác định rõ mức độ vi phạm các quy định về đăng ký kinh doanh thì trực tiếp xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
9. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đối với doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện có hành vi vi phạm các quy định tại khoản 3 Điều 121 Luật Doanh nghiệp;
10. Giúp Giám đốc Sở kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các cấp, các nghành thực hiện quy định của Quy chế này và các quy định khác của pháp luật.
11. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 9: trách nhiệm của Phòng thực hiện nhiệm vụ đăng ký kinh doanh quận, huyện
Phòng thực hiện nhiệm vụ đăng ký kinh doanh quận, huyện có trách nhiệm:
1. Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin về hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn;
2. Thực hiện Chế độ tiếp nhận và bổ xung, cập nhật thông tin và Chế độ cung cấp thông tin về hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn theo hướng dẫn của Sở kế hoạch và Đầu tư;
3. Hướng dẫn thủ tục đăng ký ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp lệnh hiện hành;
4. Định kỳ báo cáo với Ủy ban nhân dân quận, huyện, Phòng Đăng ký kinh doanh Thành phố về tình hình hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn;
5. Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh cá thể trong các trường hợp sau đây:
a) Không tiến hành hoạt động kinh doanh trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
b) Ngừng hoạt động kinh doanh quá ba mươi ngày liên tục mà không thông báo với Phòng thực hiện nhiệm vụ đăng ký kinh doanh quận, huyện nơi đăng ký kinh doanh;
c) Chuyển địa điểm kinh doanh sang quận, huyện khác;
d) Kinh doanh nghành, nghề bị cấm.
6. Phối hợp xác minh theo yêu cầu của Phòng Đăng ký kinh doanh Thành phố về nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh đối với các doanh nghiệp có trụ sở chính trên địa bàn quận, huyện.
7. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 10: trách nhiệm của Sở tài chính – Vật giá
Sở Tài chính – Vật giá có trách nhiệm:
1. Hướng dẫn, tư vấn và giám sát việc thực hiện chính sách tài chính, chế độ kế toán, kiểm toán các doanh nghiệp trên địa bàn;
2. Kiểm tra tài chính doanh nghiệp trên địa bàn khi thấy có dấu hiệu vi phạm pháp luật về tài chính, mất khả năng thanh toán nợ theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố và thực hiện đúng quy định của Nhà nước về thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền về những biện pháp ngăn ngừa và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về tài chính;
3. Định kỳ tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh, phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp hàng năm và đề xuất các giải pháp về cơ chế tài chính, kế toán báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố và Bộ tài chính.
Điều 11: Trách nhiệm của cơ quan thuế
1. Cục Thuế Hà Nội có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận, sao gửi thông tin về doanh nghiệp do Phòng Đăng ký kinh doanh Thành phố cung cấp quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 7 Quy chế này cho các đơn vị theo dõi, quản lý doanh nghiệp theo quy định của ngành Thuế,
b) Rà soát, đối chiếu doanh nghiệp đã đăng ký mã số thuế với danh sách doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh;
c) Thông báo cho Phòng đăng ký kinh doanh Thành phố danh sách các doanh nghiệp vi phạm Luật Doanh nghiệp không thuộc thẩm quyền xử lý của ngành thuế, danh sách các doanh nghiệp bị thu hồi mã số thuế để làm thủ tục xóa tên doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
d) Định kỳ 6 tháng, tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố và thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh Thành phố và thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh Thành phố, Công an Thành phố danh sách doanh nghiệp kinh doanh không đăng ký mã số thuế, không tiến hành hoạt động kinh doanh trong thời hạn một năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; ngừng hoạt động kinh doanh một năm liên tục hoặc đã giải thể mà vẫn không đúng nội dung đăng ký kinh doanh, không đúng địa chỉ trụ sở đã đăng ký;
đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Chi cục thuế các quận, huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Rà soát và đối chiếu các doanh nghiệp, chi nhánh đang hoạt động trên địa bàn với thông tin về doanh nghiệp do Cục Thuế chuyển đến quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Định kỳ hàng quý, báo cáo Cục Thuế danh sách các doạnh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
c) Định kỳ báo cáo Cục Thuế, Ủy ban nhân dân quận, huyện tình hình thực hiện việc đăng ký, kê khai, nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn;
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 12: Trách nhiệm của các sở, nghành Thành phố
1. Các Sở nghành Thành phố trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
a) Thực hiện quản lý doanh nghiệp theo chuyên nghành;
b) Hướng dẫn doanh ngiệp thực hiện các quy định của pháp luật chuyên nghành trong hoạt động kinh doanh; tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật và các quy định về điều kiện kinh doanh;
c) Xây dựng kế họach thanh tra, kiểm tra và gửi Thanh tra Thành phố trước ngày 25/11 hàng năm;
d) Định kỳ hàng quý, tổng hợp và thông báo danh sách doanh nghiệp bị áp dụng hình thức sử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Pháp luật cho Phòng đăng ký kinh doanh Thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện;
đ) Yêu cầu Phòng đăng ký kinh doanh Thành phố cung cấp thông tin về doanh nghiệp phục vụ công tác quản lý của nghành mình.
e) Phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận, huyện và cơ quan nhà nước khác tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển kinh doanh.
2. Hàng năm, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, nghành Thành phố, uỷ ban nhân dân các quận, huyện tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Luật doanh nghiệp trên đại bàn và báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố.
3. Báo Kinh tế và Đô thị thực hiện việc tiếp nhận, đang tải những thông tin doanh nghiệp quy định tại khoản2, khoản 3 Điều 7 Quy chế này.
Việc đăng tải thông tin của Báo Kinh tế và Đô thị không thay thế cho nghĩa vụ công bố thông tin của doanh nghiệp quy định tại Điều 21 Luật Doanh nghiệp.
Điều 13: Trách nhiệm của Thanh tra Thành phố
Thanh tra Thành phố có trách nhiệm:
1. Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra của Thành phố đối với các doanh nghiệp trên cơ sở hướng dẫn của Tổng Thanh tra Nhà nước và yêu cầu công tác quản lý của Thành phố, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt trước ngày 25/12 hàng năm.
2. Hướng dẫn các sở, nghành của Thành phố và ủy ban nhân dân các quận, huyện xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra của nghành, địa phương.
3. Rà xoát kế hoạch thanh tra, kiểm tra của các cơ quan tránh trùng lặp, gây khó khăn cho doanh nghiệp; tổng hợp chương trình, kế hoạch kiểm tra của các cơ sở, nghành Thành phố và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, trình Chủ tịch ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt trước ngày 25/12 hàng năm.
4. Định kỳ 6 tháng, tổng hợp kết quả thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố và gửi Phòng Đăng ký kinh doanh Thành phố.
Việc thanh tra, kiểm tra của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với các doanh nghiệp phải thực hiện đúng quy định tại Nghị định số 61/1998/NĐ-CP ngày 15/8/1998 của Chính phủ về công tác Thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp.
Điều 14: Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân quận, huyện
Ủy ban nhân dân quận, huyện có trách nhiệm:
1. Quản lý hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn; phối hợp với các sở, nghành Thành phố thực hiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp theo thẩm quyền;
2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật; tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn phát triển kinh doanh;
3. Định kỳ hàng quý tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố và gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư.
a) Thông tin về doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn;
b) Tình hình thực hiện Luật Doanh nghiệp trên địa bàn;
c) Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể.
4. Hướng dẫn, chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trong việc phối hợp xác minh thông tin về doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn.
Điều 15: Trách nhiệm của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm:
1. Phát hiện và báo cáo ủy ban nhân dân quận, huyện danh sách các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể vi phạm quy định về trụ sở, biển hiệu, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể có thông báo tạm ngừng hoạt động, giải thể hoặc bị đình chỉ hoạt động mà vẫn hoạt động.
2. Phối hợp xác minh thông tin về doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn theo yêu cầu của ủy ban nhân dân quận, huyện và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Chương 3:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 16: khen thưởng và sử lý vi phạm
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện các quy định của pháp luật và Quy chế này được khen thưởng theo quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm cac quy định của pháp luật và Quy chế này thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính, kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 17: Tổ chức thực hiện
1. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức xã hội, hiệp hội doanh nghiệp thuộc Thành phố Hà Nội thực hiện:
a) Vận động, hướng dẫn các doanh nghiệp trên địa bàn chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật;
b) Tham gia, đề xuất với các cơ quan nhà nước những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp;
c) Tổ chức đánh giá, bình chọn và khen thưởng doanh nghiệp tiêu biểu trên địa bàn Thành phố.
2. Các cơ quan nhà nước vận dụng quy định của Quy chế này trong quản lý hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn Hà Nội.
3. Các cơ quan nhà nước, trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố để xem xét, bổ xung, sửa đổi Quy chế này.
| T/M. UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI |