cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Quyết định số 519/2002/QĐ-BKH ngày 26/08/2002 Ban hành tạm thời khung giá, định mức chi phí xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội ngành, lãnh thổ của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 519/2002/QĐ-BKH
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Cơ quan ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
  • Ngày ban hành: 26-08-2002
  • Ngày có hiệu lực: 26-08-2002
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 13-05-2007
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 1721 ngày (4 năm 8 tháng 21 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 13-05-2007
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 13-05-2007, Quyết định số 519/2002/QĐ-BKH ngày 26/08/2002 Ban hành tạm thời khung giá, định mức chi phí xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội ngành, lãnh thổ của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/03/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu (Văn bản hết hiệu lực)”. Xem thêm Lược đồ.

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 519/2002/QĐ-BKH

Hà Nội, ngày 26 tháng 8 năm 2002

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ SỐ 519/2002/QĐ-BKH NGÀY 26 THÁNG 8 NĂM 2002 VỀ VIỆC BAN HÀNH TẠM THỜI KHUNG GIÁ, ĐỊNH MỨC CHI PHÍ XÂY DỰNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NGÀNH, LÃNH THỔ

BỘ TRƯỞNG BỘ KẾ HỌACH VÀ ĐẦU TƯ

Căn cứ Nghị định số 75/CP ngày 1/11/1995 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.
Căn cứ Chỉ thị 32/1998/CT-TTg về công tác quy hoạch tổng thể và văn bản số 7689 BKH/CLPT về việc triển khai thực hiện Chỉ thị 32/1998/CT-TTg ngày 6 tháng 11 năm 1998.
Căn cứ Thông tư 05/1999/TT-BKH ngày 11/11/1999 về hướng dẫn quản lý các dự án quy hoạch của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Căn cứ Nghị định 201/CP ngày 26 tháng 5 năm 1981 của Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) về Quản lý định mức kinh tế - kỹ thuật và Quyết định số 404/CT ngày 4 tháng 12 năm 1984 của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng (nay là thủ tướng Chính phủ) về việc ủy quyền cho Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư) xét duyệt và ban hành các định mức kinh tế - kỹ thuật cấp Nhà nước.
Theo đề nghị của Thường trực Hội đồng xét duyệt định mức Nhà nước.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành tạm thời kèm theo Quyết định này khung giá, định mức chi phí xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội ngành, lãnh thổ.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành thống nhất trong cả nước kể từ ngày ban hành.

Điều 3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Điều 4. Trong quá trình thực hiện có vấn đề gì chưa phù hợp đề nghị các đơn vị gửi văn bản kiến nghị về Thường trực Hội đồng xét duyệt định mức Nhà nước để xem xét và trình điều chỉnh kịp thời.

 

 

Võ Hồng Phúc

(Đã ký)

 

KHUNG GIÁ, ĐỊNH MỨC CHI PHÍ XÂY DỰNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NGÀNH, LÃNH THỔ
(Ban hành kèm theo QĐ số 519/2002/QĐ-BKH ngày 26 tháng 8 năm 2002)

Phần 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

1. Khung giá, định mức chi phí này là cơ sở để lập kế hoạch vốn và chi phí cho việc xây dựng quy hoạch tổng thể và rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển ngành, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ sau:

1.l. Quy hoạch tổng thể phát triển ngành cấp I được qui định tại Nghị định số 75/CP ngày 27 tháng 10 năm 1993 của Chính phủ về việc ban hành hệ thống ngành kinh tế quốc dân. Những ngành này được đưa vào các lĩnh vực sau:

1.1.1. Lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật

- Mạng lưới giao thông vận tải.

- Mạng lưới bưu chính viễn thông.

- Hệ thống thuỷ lợi và sử dụng tổng hợp nước (cấp nước, thoát nước).

- Mạng lưới điện.

1.1.2. Lĩnh vực kết cấu hạ tầng xã hội

- Ngành giáo dục - đào tạo.

- Ngành y tế và chăm sóc sức khoẻ.

- Văn hoá, thông tin.

- Thể dục thể thao.

1.1.3. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh (SXKD)

- Ngành xây dựng

- Ngành công nghiệp

- Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp

- Ngành thuỷ sản

- Ngành thương mại

- Ngành tài chính - Tín dụng

- Ngành du lịch

1.1.4. Lĩnh vực khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường

- Khoa học công nghệ.

- Bảo vệ môi trường.

1.2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng bao gồm nhiều tỉnh (gọi tắt là quy hoạch vùng lớn) và các vùng kinh tế trọng điểm quốc gia

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là quy hoạch cấp tỉnh);

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi lắt là quy hoạch cấp huyện).

2. Mọi đối tượng sử dụng nguồn vốn Nhà nước để thực hiện công tác quy hoạch tổng thể phát triển ngành và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ đều phải tuân theo các quy định của văn bản này.

3. Căn cứ để xây dựng khung giá, định mức chi phí quy hoạch tổng thể phát triển ngành và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ:

Việc xây dựng khung giá, định mức quy hoạch tổng thể phát triển ngành và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ dựa trên một số căn cứ sau:

- Chỉ thị 32/1998/CT-TTg về công tác quy hoạch tổng thể và văn bản số 7689 BKH/CLPT về việc triển khai thực hiện Chỉ thị 32/1998/CT-TTg ngày 6 tháng 11 năm 1998.

- Thông tư 05/1999/TT-BKH ngày 11 tháng 11 năm 1999 về hướng dẫn quản lý các dự án quy hoạch của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu lư.

- Tài liệu hướng dẫn lập quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Các quy định hiện hành về lao động và tiền lương và các chế độ chi phí khác liên quan.

- Nghị định 15/CP ngày 2 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của các Bộ, các cơ quan ngang Bộ.

- Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng và Nghị định số l2/2000/NĐ-CP ngày 5 tháng 5 năm 2000 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.

3.1. Đối với xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển ngành phải thể hiện được các nội dung sau:

- Kiểm kê, điều tra bổ sung, đánh giá các yếu tố, điều kiện phát triển của ngành (đánh giá các điều kiện phát triển, thực trạng phát triển, điểm xuất phát của ngành, những vấn đề mâu thuẫn gay gắt cần giải quyết; dự báo thị trường và phân tích yêu cầu cạnh tranh đối với những sản phẩm chính; đánh giá, dự báo khả năng thu hút vốn và công nghệ nước ngoài).

- Dự báo định hướng phát triển

Luận chứng mục tiêu phương hướng phát triển, vai trò của ngành đối với nền kinh tế cả nước (cơ cấu ngành; cơ cấu sản phẩm hay lĩnh vực chủ lực; nhịp độ tăng trưởng...)

- Lựa chọn phương án phân bố (hay tổ chức) ngành theo lãnh thổ.

- Xác định các giải pháp thực hiện quy hoạch.

Luận chứng các chương trình và dự án ưu tiên; nhu cầu vốn, lao động...

Xác định các giải pháp về chính sách phát triển.

3.2. Đối với xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ phải thể hiện được các nội dung sau:

- Nội dung 1: Kiểm kê, phân tích, đánh giá, dự báo khả năng huy động các yếu tố và điều kiện phát triển

- Nội dung 2: Luận chứng phương hướng quy hoạch phát triển

- Nội dung 3: Các giải pháp, cơ chế chính sách thực hiện quy hoạch.

4. Khung giá, định mức này bao gồm các khoản chi phí cần thiết để thực hiện toàn bộ hoạt động phục vụ nghiên cứu để xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển ngành và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ.

Phần chi phí cho công tác đo vẽ bản đồ địa hình, khoan địa chất không có trong nội dung chi phí lập quy hoạch tổng thể phát triển ngành và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ.

5. Đối với các quy hoạch tổng thể phát triển ngành và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ không vận dụng được mức quy định trong bản khung giá, định mức này thì phải lập nhiệm vụ và dự toán trình cấp thẩm quyền phê duyệt sau khi có sự thoả thuận của:

a. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với các quy hoạch tổng thể phát triển ngành (cấp l) và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố trực thuộc Trung ương, vùng, lãnh thổ và toàn quốc.

b. Các Bộ chuyên ngành đối với quy hoạch tổng thể phát triển chuyên ngành của các ngành, tỉnh, thành phố khác.

Phần 2:

KHUNG GIÁ VÀ ĐỊNH MỨC CHI PHÍ XÂY DỰNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRLỂN NGÀNH

I. KHUNG GIÁ (MỨC VỐN) XÂY DỰNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CẢ NƯỚC

1. Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển ngành (xây dựng mới)

1.1. Đối với lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật (quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông vận tải; quy hoạch phát triển mạng lưới điện, hệ thống thuỷ lợi và sử dụng tổng hợp nước, mạng lưới bưu chính viễn thông và kết cấu hạ tầng xã hội) cả nước mức vốn cho một quy hoạch khoảng 1.200-1.500 triệu đồng.

Đối với các phân ngành trong từng ngành trên, mức vốn thực hiện quy hoạch bằng khoảng 50% mức vốn quy hoạch phát triển ngành tương ứng.

Ví dụ: quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông đường bộ cả nước có mức vốn quy hoạch là 1.200 triệu đồng x 50% = 600 triệu đồng.

1.2. Đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh

1.2.1. Ngành công nghiệp

- Khung giá bình quân cho quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp Việt Nam không quá 1.300 triệu đồng.

- Đối với các phân ngành của ngành công nghiệp thì mức vốn quy hoạch được tính bằng 50% khung giá của quy hoạch ngành công nghiệp.

Ví dụ: quy hoạch tổng thể phát triển ngành thép được tính như sau: 1.300 triệu đồng x 50% = 650 triệu đồng

1.2.2. Ngành thuỷ sản

Khung giá bình quân cho quy hoạch tổng thể phát triển thuỷ sản Việt Nam khoảng 800-900 triệu đồng.

Đối với các phân ngành của ngành thuỷ sản thì mức vốn quy hoạch được tính bằng 50% khung giá của quy hoạch ngành.

1.2.3. Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp

- Khung giá bình quân cho 1 quy hoạch khoảng 700 - 800 triệu đồng.

- Đối với các phân ngành của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp thì mức vốn quy hoạch được tính bằng 50% khung giá của quy hoạch ngành nông nghiệp, lâm nghiệp.

1.2.4. Ngành thương mại

- Khung giá bình quân cho quy hoạch tổng thể phát triển ngành thương mại Việt Nam khoảng 600-700 triệu đồng.

- Đối với các phân ngành của ngành thương mại thì mức vốn quy hoạch được tính bằng 50% khung giá của quy hoạch ngành.

1.2.5. Ngành du lịch

- Khung giá bình quân cho quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam khoảng 600-700 triệu đồng.

1.3. Đối với lĩnh vực kết cấu hạ tầng xã hội, khoa học công nghệ và môi trường (giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá thông tin, thể dục thể thao, khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường) thì khung giá quy hoạch của từng ngành trong khối ngành này khoảng 600-700 triệu đồng.

- Đối với các phân ngành trong từng ngành trên mức vốn quy hoạch được tính bằng 50% đơn giá của quy hoạch ngành đó.

Ví dụ: Khung giá quy hoạch phát triển hệ thống giáo dục tiểu học cả nước là: 600 triệu đồng x 50% = 300 triệu đồng.

2. Đối với dự án rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển ngành ở cấp cả nước

Đối với với quy hoạch ngành đã xây dựng và đã có quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền, khi tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đó thì mức vốn được tính:

- Tối đa bằng 50% mức vốn quy định đối với dự án quy hoạch mới từng ngành ở mục 1 nêu trên khi quy hoạch đã thực hiện được từ 3 năm trở lên.

Ví dụ: Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thép đã được xây dựng. Năm 2002 (thực hiện được 3 năm) theo yêu cầu phải rà soát thì mức vốn cho rà soát được tính như sau:

Khung giá rà soát quy hoạch tổng thể phát triển ngành thép = 1.300 triệu đồng x 50% = 650 triệu đồng.

- Tối đa bằng 60% mức vốn quy định đối với dự án quy hoạch mới từng ngành ở mục 1 trên khi quy hoạch đã thực hiện được trên 5 năm.

Cũng với ví dụ trên, năm 2003 mới rà soát thì:

Khung giá rà soát quy hoạch tổng thể phát triển ngành thép = (1.300 triệu đồng x 50%) x 60% = 390 triệu đồng.

Phần 3:

KHUNG GIÁ VÀ ĐỊNH MỨC CHI PHÍ XÂY DỰNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG, TỈNH VÀ THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

I. KHUNG GIÁ XÂY DỰNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI LÃNH THỔ (VÙNG, TỈNH VÀ THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG)

1. Sử dụng công thức tính giá xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội lãnh thổ

GiáQH = G x S (1)

Trong đó:

GiáQH là đơn giá cho xâydựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.

G: Giá xây dựng quy hoạch tính trên một đơn vị diện tích (km2) được xác định theo mật độ dân số của vùng quy hoạch (đơn vị tính: nghìn đồng).

S: Diện tích của lãnh thổ quy hoạch (km2).

Sử dụng số liệu diện tích và mật độ dân số theo số liệu của Tổng cục và Chi cục thống kê về lãnh thổ ở mốc năm dự tính thực hiện quy hoạch. Ví dụ năm 2002 tiến hành quy hoạch của tỉnh A thì sử dụng số liệu diện tích, mật độ dân số trong thống kê tỉnh A năm 2002 do Chi cục Thống kê tỉnh ban hành.

2. Khung giá (mức vốn) xây dựng quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội vùng lớn, vùng kinh tế trọng điểm,

2.1. Đối với xây dựng một quy hoạch mới.

2.1.1. Khung giá để xây dựng một quy hoạch một vùng lớn được tính toán theo công thức (1) và dựa vào mức đồng Việt Nam/km2 ở bảng 1 để xác định.

Ví dụ: Để tính toán xác định giá của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng Sông Hồng được tiến hành như sau:

- Năm tiến hành thực hiện quy hoạch này là năm 2001. Theo số liệu của Niên giám thống kê thì năm 2001, vùng Đồng bằng Sông Hồng có diện tích là 20.689 km2; dân số 18.035,3 nghìn người; mật độ dân số 872 người/km2.

- Tra bảng 1, ứng với số liệu trên, giá quy hoạch/1 km2 là 150.000đ.

- Sử dụng công thức (1) để tính toán ta có:

GiáQH của vùng Đồng bằng Sông Hồng = 150.000đ/km2 x 20.689 km2 = 3.103.350.000 đồng.

Bảng 1: Khung giá lập quy hoạch và rà soát quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng

Quy mô (1000 km2)

<15

15<25

25<35

35<45

45<55

55<65

65<75

>75

Giá lập quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội (1000 đ/km2)

Mật độ dân số >1000 người/km2

200

180

165

148

128

112

93

72

 

Mật độ dân số từ 800 đến 1000 người/km2

165

150

138

123

108

94

78

60

 

Mật độ dân số từ 500 đến < 800 người/km2

148

134

120

110

95

83

70

50

 

Mật độ dân số từ 300 đến < 500 người/km2

132

120

110

97

85

74

62

48

 

Mật độ dân số 100 đến < 300 người/km2

115

105

96

85

75

65

54

42

 

Mật độ dân số < 100 người/km2

98

89

81

73

63

55

46

36

 

2.1.2. Khung giá để xây dựng một quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng kinh tế trọng điểm được tính theo công thức (1) và dựa vào mức đồng Việt Nam/km2 ở bảng 1 nhân với hệ số K = 1,2 để xác định.

Ví dụ: để tính toán xác định giá của quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ được tiến hành như sau:

- Năm tiến hành thực hiện quy hoạch này là năm 2001. Theo số liệu của Niên giám thống kê thì năm 2001, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có diện tích là 10911,3 km2, dân số - 8.184,2 nghìn người; mật độ dân số 750 người/km2.

- Tra bảng 1, ứng với số liệu trên, giá quy hoạch/1 km2 là 150.000đ.

- Sử dụng công thức (1) và nhân với hệ số 1,2 ta có:

GiáQH của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ = 150.000đ x 10.911,3 km2 x 1,2 = 1.964.034.000 đồng.

2.2- Đối với dự án rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng lớn, vùng kinh tế trọng điểm

Các vùng lớn, vùng kinh tế trọng điểm đã xây dựng quy hoạch và đã có quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền, khi tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đó thì:

- Đối với quy hoạch đã thực hiện được 3 năm trở lên, khi cần rà soát, điều chỉnh, bổ sung thì mức giá được tính bằng 50% mức giá quy định ở điểm 2.1.1; 2.1.2

- Đối với quy hoạch đã thực hiện được trên 5 năm, khi cần rà soát, điều chỉnh, bổ sung thì mức giá được tính bằng 60% mức giá quy định ở điểm 2.1.1; 2.12

3. Khung giá (mức vốn) xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

3.1. Đối với xây dựng một quy hoạch mới:

3.1.1. Khung giá để xây dựng quy hoạch một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được tính theo công thức (1) và dựa vào mức đồng Việt Nam/km2 ở bảng 2 để xác định.

Ví dụ: Để tính toán xác định khung giá của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh được tiến hành như sau:

- Năm tiến hành thực hiện quy hoạch này là năm 2001. Theo số liệu của Niên giám thống kê thì năm 2001, Hà Tĩnh có diện tích là 6055,7 km2; dân số - 1279,1 nghìn người; một độ dân số 211 người/km2.

- Tra bảng 2, ứng với số liệu trên, giá quy hoạch/1 km2 là 100.000đ.

- Sử dụng công thức (1) để tính toán. Ta có:

GiáQH của tỉnh Hà Tĩnh = 100.000đ x 6055,7km2 = 605.570.000 đồng

Bảng 2 : Khung giá lập quy hoạch và rà soát quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Quy mô (1000 km2)

<1

1<2

2<3

3<5

5<8

8<11

11<15

>15

Giá lập quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nghìn đồng)

Mật độ dân số >1500 người/km2

900

600

320

250

200

200

120

80

 

Mật độ dân số 1200 đến < 1500 người/km2

700

500

310

250

160

150

100

85

 

Mật độ dân số 1000 đến < 1200 người/km2

600

400

300

250

140

140

95

70

 

Mật độ dân số 800 đến < 1000 người/km2

550

420

320

250

120

130

90

65

 

Mật độ dân số 500 đến < 800 người/km2

520

350

350

200

100

120

85

60

 

Mật độ dân số 300 đến < 500 người/km2

500

350

350

200

100

110

80

55

 

Mật độ dân số 100 đến < 300 người/km2

480

250

250

150

100

100

70

50

 

Mật độ dân số < 100 người/km2

450

200

200

150

90

70

70

40

 

3.1.2- Khung giá để lập một quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố trực thuộc Trung ương là đô thị loại 1 được tính theo công thức (1) và dựa vào mức đồng Việt Nam/km2 ở bảng 2 nhân với hệ số K = 1.5 để xác định

3.1.3- Khung giá để lập một quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đô thị loại 2 được tính theo công thức (1) và dựa vào mức đồng Việt Nam/km2 ở bảng 2 nhân với hệ số K = 1.2 để xác định.

3.2- Đối với rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã xây dựng quy hoạch và đã có quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền, khi tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch đó thì:

- Đối với quy hoạch đã thực hiện được 3 năm trở lên, khi cần rà soát, điều chỉnh, bổ sung thì khung giá được tính bằng 50% mức giá quy định ở điểm 3.1.1; 3.1.2; 3.1.3.

- Đối với quy hoạch đã thực hiện được trên 5 năm, khi cần rà soát, điều chỉnh, bổ sung thì khung giá được tính bằng 60% mức giá quy định ở điểm 3.1.1; 3.1.2; 3.1.3.

4. Khung giá quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã, huyện, quận thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Khung giá quy hoạch hoặc rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thị xã, huyện, quận được tính bằng 40% mức vốn của quy hoạch tỉnh mà có thị xã, huyện, quận đó; các quận, huyện thuộc thành phố trực thuộc Trung ương được tính bằng 50% mức chi phí quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố đó.

Ví dụ, để tính khung giá cho quy hoạch thị xã Hà Tĩnh (QHHT) thuộc tỉnh Hà Tĩnh được tính như sau:

(QHHT) = vốn quy hoạch tỉnh x 40% = 605.570.000đồng x 40% = 242.228.000 đồng.

5. Khung giá (mức vốn) quy hoạch tổng thể phát triển ngành thuộc một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Mức vốn quy hoạch hoặc rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển ngành thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được tính bằng 40% mức vốn của quy hoạch tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đó.

PHẦN THỨ TƯ

CƠ CẤU ĐỊNH MỨC CHI PHÍ CHO CÁC CÔNG VIỆC CỤ THỂ CỦA XÂY DỰNG MỘT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH VÀ LÃNH THỔ

1. Đối với xây dựng một quy hoạch mới

Bảng 3: Định mức chi phí các nhiệm vụ trong một quy hoạch tổng thể phát triển ngành, lãnh thổ

TT

Nội dung công việc

Tỷ lệ (%)

 

Tổng số

100

I

Chi phí lập đề cương nghiên cứu, và các công việc tổ chức thực hiện

2

II

Chi phí điều tra, thu thập tài liệu, số liệu để nghiên cứu xây dựng quy hoạch

20

1

Chi phí thu thập và xử lý các tài liệu và khảo sát bổ sung

6

2

Chi phí tính toán các số liệu, dữ liệu

3

3

Chi phí phân tích và xử lý tư liệu, số liệu nghiên cứu

6

4

Chi phí đi lại, ăn ở đến nơi khảo sát

5

III

Chi phí thiết kế quy hoạch

50

1

Chi phí kiểm kê, đánh giá các yếu tố, điều kiện phát triển

11

2

Chi phí tính toán, dự báo, luận chứng định hướng phát triển

18

3

Chi phí nghiên cứu các giải pháp

21

IV

Chi phí xây dựng báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt

10

V

Chi phí xây dựng bản đồ, biểu bảng hiện trạng và quy hoạch

8

VI

Chi phí hội thảo, thẩm định, xét duyệt và chi phí khác

10

1

Hội nghị, hội thảo

2

2

Chi phí xin ý kiến, tư vấn chuyên gia

2

3

Chi phí thẩm định, nghiệm thu

3

4

Chi phí quản lý phí

3

 

2. Đối với rà soát, điều chỉnh, bổ sung một quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội ngành, lãnh thổ

Bảng 4 : Định mức chi phí các nhiệm vụ trong rà soát một quy hoạch tổng thể phát triển ngành, lãnh thổ

TT

Nội dung công việc

Tỷ lệ (%)

 

Tổng số

100

I

Chi phí lập đề cương nghiên cứu, và các công việc tổ chức thực hiện

2

II

Chi phí điều tra, thu thập tài liệu, số liệu để nghiên cứu xây dựng quy hoạch

19

1

Chi phí thu thập và xử lý các tài liệu, khảo sát bổ sung

7

2

Chi phí tính toán các số liệu, dữ liệu

3

3

Chi phí phân tích và xử lý tư liệu, số liệu nghiên cứu

4

4

Chi phí đi lại, ăn ở đến nơi khảo sát

5

III

Chi phí thiết kế quy hoạch

55

1

Chi phí kiểm kê, đánh giá các yếu tố, điều kiện phát triển

10

2

Chi phí tính toán, dự báo, luận chứng định hướng phát triển

20

3

Chi phí nghiên cứu các giải pháp

25

IV

Chi phí xây dựng báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt

9

V

Chi phí xây dựng bản đồ, biểu bảng hiện trạng và quy hoạch

5

VI

Chi phí hội thảo, thẩm định, xét duyệt và chi phí khác

10

1

Hội nghị, hội thảo

2

2

Chi phí xin ý kiến, tư vấn chuyên gia

2

3

Chi phí thẩm định, nghiệm thu

3

4

Chi phí quản lý phí

3