cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Chỉ thị số 07/2000/CT.UBT ngày 11/04/2000 Về công tác thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp do tỉnh Vĩnh Long ban hành (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 07/2000/CT.UBT
  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Vĩnh Long
  • Ngày ban hành: 11-04-2000
  • Ngày có hiệu lực: 11-04-2000
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 04-05-2010
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 3675 ngày (10 năm 25 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 04-05-2010
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 04-05-2010, Chỉ thị số 07/2000/CT.UBT ngày 11/04/2000 Về công tác thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp do tỉnh Vĩnh Long ban hành (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 926/QĐ-UBND ngày 04/05/2010 Công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành từ năm 1976 đến ngày 30/6/2007 đã hết hiệu lực thi hành”. Xem thêm Lược đồ.

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/2000/CT.UBT

TX. Vĩnh Long, ngày 11 tháng 4 năm 2000

 

CHỈ THỊ

VỀ CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP.

Trong thời gian qua các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra trên địa bàn tỉnh thực hiện thanh tra, kiểm tra hàng năm đối với các doanh nghiệp đạt được một số kết quả nhất định; từng bước chấn chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp đúng theo quy định pháp luật.

Tuy nhiên do chưa có sự thống nhất giữa các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra ở các cấp trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra của ngành, địa phương mình thành chương trình, kế hoạch chung của tỉnh trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt; từ đó vẫn còn những vấn đề chồng chéo, trùng lặp, chưa theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định trong hoạt động thanh tra, kiểm tra thuộc phạm vi địa phương mình; có trường hợp khi tiến hành thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp tuy khác nội dung nhưng do tiến hành nhiều lần. Từ đó gây khó khăn, phiền hà đối với doanh nghiệp.

Để chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các cơ sở sản xuất, kinh doanh đúng theo Pháp lệnh Thanh tra ngày 01 tháng 4 năm 1990, Nghị định số 61/1998/NĐ-CP ngày 15 tháng 8 năm 1998 của Chính phủ Về Công tác thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp; Chủ tịch UBND tỉnh chỉ thị:

1/- Chánh thanh tra tỉnh:

1.1. Chủ trì mời Thủ trưởng các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, Chủ tịch UBND huyện, thị xã họp bàn thống nhất việc xây dựng chương trình, kế hoạch hàng năm của tỉnh về công tác thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Trong trường hợp nếu còn ý kiến khác nhau giữa các sở, ngành, huyện, thị xã về chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra thì Chánh Thanh tra tỉnh tổng hợp tình hình báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

Chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra phải xác định rõ yêu cầu, nội dung, phạm vi, đối tượng, thời gian thực hiện.

1.2. Phối hợp với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh trong việc xác định chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra, kiểm sát tại doanh nghiệp để tránh chồng chéo, trùng lặp; đồng thời xử lý khi có phát sinh những vấn đề chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm sát thuộc phạm vi của tỉnh.

2/- Các cơ quan Nhà nước khi tiến hành thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp phải theo đúng chức năng, thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời gian do pháp luật quy định và phải bảo đảm tính chính xác, khách quan, công khai, dân chủ.

Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng, lạm dụng quyền thanh tra, kiểm tra để sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà đối với doanh nghiệp.

Việc thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp chỉ được thực hiện khi có quyết định của thủ trưởng cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; không được tiến hành trùng lặp, không quá một lần về cùng một nội dung trong một năm đối với một doanh nghiệp (trừ trường hợp bất thường). Trường hợp cần thanh tra, kiểm tra nhiều nội dung, phải có sự phối hợp giữa các thanh tra chuyên ngành để tiến hành một lần về nhiều nội dung trong một năm đối với một doanh nghiệp.

Khi kết thúc việc thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp phải có kết luận bằng văn bản về nội dung đã thanh tra, kiểm tra; người được giao nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận của mình.

3/- Các cơ quan: Báo, Đài phát thanh truyền hình, Tư pháp có nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến Nghị định số 61/1998/NĐ-CP ngày 15 tháng 8 năm 1998 của Chính phủ Về Công tác thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp cho các doanh nghiệp nắm vững; để các doanh nghiệp có trách nhiệm thường xuyên tự kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, tự giác thực hiện hiện quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra của các cơ quan Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Trong quá trình thực hiện chỉ thị này, các ngành, các cấp phải gởi báo cáo định kỳ, sơ kết, tổng kết về Văn phòng UBND tỉnh để tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh./-

 

 

Nơi nhận:
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh
- Sở, ban, ngành tỉnh.
- UBND huyện, thị xã.
- LĐVP. - CT, PCT.UBT.
- Các khối NC.
- Lưu 1.07.04
c:\an2000\chithi      
\XDKHTTRA,KTRACACDN

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Cao Thế Nhân