cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Chỉ thị số 07/2000/CT-UB ngày 20/03/2000 Về đẩy nhanh việc thực hiện các mục tiêu đến năm 2000 về trẻ em, tổng kết chương trình hành động vì trẻ em 1993-2000 và xây dựng chương trình hành động vì trẻ em 2001-2010 do tỉnh Lâm Đồng ban hành (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 07/2000/CT-UB
  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
  • Ngày ban hành: 20-03-2000
  • Ngày có hiệu lực: 20-03-2000
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 05-08-2011
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 4155 ngày (11 năm 4 tháng 20 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 05-08-2011
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 05-08-2011, Chỉ thị số 07/2000/CT-UB ngày 20/03/2000 Về đẩy nhanh việc thực hiện các mục tiêu đến năm 2000 về trẻ em, tổng kết chương trình hành động vì trẻ em 1993-2000 và xây dựng chương trình hành động vì trẻ em 2001-2010 do tỉnh Lâm Đồng ban hành (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 1682/QĐ-UBND ngày 05/08/2011 Công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành đến ngày 30/6/2011 hết hiệu lực thi hành”. Xem thêm Lược đồ.

UBND TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/2000/CT-UB

Ngày 20 tháng 3 năm 2000

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC ĐẨY NHANH VIỆC THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2000 VỀ TRẺ EM, TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG VÌ TRẺ EM 1993-2000 VÀ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG VÌ TRẺ EM 2001-2010

Đểthực hiện tốt chỉ thị 34/1999/CT-TTg ngày 27/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ vềđẩy nhanh việc thực hiện các mục tiêu đến năm 2000 về trẻ em, tổng kết chươngtrình hành động quốc gia vì trẻ em 1991 - 2000 và xây dựng chương trình hànhđộng quốc gia vì trẻ em 2001 - 2010, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBNDcác huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tổ chức thực hiện tốt các nội dung vàyêu cầu sau:

1.Tập trung chỉ đạo thực hiện phấn đấu hoàn thành các mục tiêu đến năm 2000 vềtrẻ em.

CácSở, ban, ngành của tỉnh gồm: Uỷ ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em tỉnh, Sở y tế, SởGiáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và xã hội, Sở Văn hóa thông tin,Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,... căn cứ chức năng nhiệm vụ chuyênngành và 7 mục tiêu đến năm 2000 về trẻ em của tỉnh, khẩn trương kiểm tra, ràsoát tình hình thực hiện, xây dựng, kế hoạch biện pháp cụ thể để đẩy nhanh việcthực hiện. Những vấn đề khó khăn, vướng mắc cần kịp thời phản ảnh, đề xuất chủtrương giải pháp khắc phục về ủy ban Nhân dân tỉnh để chỉ đạo giải quyết. Đầutháng 4/2000 các ngành báo cáo tình hình thực hiện về ủy ban Bảo vệ và Chăm sóctrẻ em tỉnh.

Uỷban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em tỉnh tổng hợp tình hình chung, phối hợp cùng SởTài chính vật giá, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các ngành liên quan xây dựng kếhoạch biện pháp, huy động mọi nguồn lực phấn đấu thực hiện đạt các mục tiêu,nhất là các mục tiêu khó đạt. Có kế hoạch tổ chức thật tốt tháng hành động vìtrẻ em năm nay.

Cáccơ quan, đơn vị trong tỉnh có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ ủy ban Bảo vệ vàChăm sóc trẻ em tỉnh và các ngành chức năng của tỉnh đẩy mạnh việc thực hiệncác chương trình, các hoạt động vì trẻ em một cách thiết thực có hiệu quả.

UBNDcác huyện, Thị xã Bảo Lộc, Thành phố Đàlạt chỉ đạo các cơ quan chức năng củahuyện, thị xã, thành phố, UBND cấp xã phường phối hợp cùng các đoàn thể quầnchúng, tổ chức xã hội thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy nhanh việc thực hiệncác mục tiêu đến năm 2000 về trẻ em trên địa bàn.

2.Tổng kết đánh giá toàn diện kết quả thực hiện chương trình hành động vì trẻ emgiai đoạn 1993 - 2000 và xây dựng chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn2001-2010. Việc tổng kết, đánh giá cần làm rõ kết quả thực hiện các mục tiêu,rút ra những kinh nghiệm tốt, nguyên nhân của những tồn tại và đề xuất các giảipháp khắc phục trong giai đoạn tới.

Uỷban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư,Cục Thống kê hướng dẫn các sở, ban ,ngành có liên quan và UBND các huyện, thịxã, thành phố tiến hành tổng kết đánh giá và xây dựng chương trình hành động;Tổ chức tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ phục vụ cho việc tổng kết đánh giá vàxây dựng chương trình; Tổng hợp kết quả báo cáo UBND tỉnh và ủy ban Bảo vệ vàChăm sóc trẻ em Việt Nam theo hướng dẫn chung của ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻem Việt Nam và kế hoạch của Ban chỉ đạo tỉnh.

Cácsở, ngành tổng kết đánh giá và xây dựng chương trình hành động vì trẻ em theochức năng chuyên ngành. Cụ thể là:

Sởy tế tổng kết đánh giá và xây dựng chương trình về chăm sóc sức khỏe trẻem; Chủ trì, phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giátổng kết và xây dựng chương trình về mục tiêu sử dụng nước sạch và vệ sinh môitrường.

SởGiáo dục và Đào tạo tổng kết đánh giá và xây dựng chương trình về giáo dụccho trẻ em.

SởLao động - Thương binh và xã hội chủ trì, phối hợp cùng Công an tỉnh tổng kếtđánh giá và xây dựng chương trình chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

SởVăn hóa thông tin chủ trì, phối hợp cùng Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh,Sở Thể dục thể thao, Đài Phát thanh-truyền hình tổng kết đánh giá và xây dựngchương trình chăm sóc đời sống tinh thần cho trẻ em.

SởTài chính vật giá bố trí kinh phí cho hoạt động nói trên cho sở, ban, ngành vàcác địa phương đảm bảo hoạt động được thuận lợi.

UBNDcác huyện, Thị xã Bảo Lộc, Thành phố Đàlạt chỉ đạo tổ chức việc tổng kết đánhgiá và xây dựng chương trình hành động của huyện, thị xã, thành phố và của xã,phường trực thuộc theo kế hoạch chung của Ban chỉ đạo của tỉnh và hướng dẫn củaủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em tỉnh.

3.UBND tỉnh đề nghị ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể quầnchúng, tổ chức xã hội trong tỉnh có kế hoạch phối hợp cùng ủy ban Bảo vệ vàChăm sóc trẻ em tỉnh, các ngành chức năng và các địa phương một cách hiệu quả,thiết thực nhằm đẩy nhanh việc thực hiện các mục tiêu đến năm 2000 và xây dựngchương trình hành động giai đoạn 2001 - 2010 về trẻ em của tỉnh.

Yêucầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị và Chủ tịch UBND cáchuyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị này./.