cơ sở dữ liệu pháp lý

Thông tin văn bản
  • Chỉ thị số 06/2000/CT-UB ngày 07/03/2000 Về thực hiện các biện pháp cấp bách chấn chỉnh những tồn tại, yếu kém trong quản lý, sử dụng đất đai do tỉnh Lâm Đồng ban hành (Văn bản hết hiệu lực)

  • Số hiệu văn bản: 06/2000/CT-UB
  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Cơ quan ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
  • Ngày ban hành: 07-03-2000
  • Ngày có hiệu lực: 07-03-2000
  • Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 08-02-2013
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
  • Thời gian duy trì hiệu lực: 4721 ngày (12 năm 11 tháng 11 ngày)
  • Ngày hết hiệu lực: 08-02-2013
  • Ngôn ngữ:
  • Định dạng văn bản hiện có:
Caselaw Việt Nam: “Kể từ ngày 08-02-2013, Chỉ thị số 06/2000/CT-UB ngày 07/03/2000 Về thực hiện các biện pháp cấp bách chấn chỉnh những tồn tại, yếu kém trong quản lý, sử dụng đất đai do tỉnh Lâm Đồng ban hành (Văn bản hết hiệu lực) bị bãi bỏ, thay thế bởi Quyết định số 259/QĐ-UBND ngày 08/02/2013 Công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật đến hết ngày 31/12/2012 hết hiệu lực thi hành do tỉnh Lâm Đồng ban hành”. Xem thêm Lược đồ.

UBND TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/2000/CT- UB

Lâm Đồng, ngày 07 tháng 03 năm 2000

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP CẤP BÁCH CHẤN CHỈNH NHỮNG TỒN TẠI, YẾU KÉM TRONG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI

Ngày 2/3/2000, Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực HĐND và UBND tỉnh đã nghe Thanh tra tỉnh báo cáo kết quả thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đối với các tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất, cho thuêđất.

Kếtquả thanh tra cho thấy trong những năm gần đây, tình hình quản lý và sử dụngđất trong tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quan tâm thực hiện. Tỉnh đã có nhiều chủ trương, chính sách đẩy mạnh việc giao đất nông nghiệp, đất lâmnghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thường xuyên chỉ đạo công tác kê khai đăng ký, thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất nhằm hạn chế việc lấn chiếm trái phép, sử dụng đất không đúng mục đích. Các đơn vị được Nhà nước giao đất, cho thuê đất đã đưa đất vào sử dụng, trong 3 năm trồng được11.800 ha rừng, sản xuất nông lâm kết hợp, trồng cây công nghiệp xen cây rừng được1.179 ha. Đã phát hiện và xử lý nhiều trường hợp giao đất không đúng thẩm quyền, sử dụng đất không đúng mục đích, lấn chiếm đất trái phép.

Bêncạnh những kết quả đạt được, việc quản lý sử dụng đất vẫn còn nhiều tồn tại,thiếu sót mà chủ yếu là các đơn vị được giao đất, cho thuê đất không sử dụnghết diện tích được giao, để đất bị hoang hoá hoặc sử dụng không đúng mục đích.Tình trạng lấn chiếm đất trái phép vẫn còn khá nghiêm trọng nhưng chưa được xửlý nghiêm khắc, dứt điểm. Một số đơn vị, địa phương còn giao đất cho cán bộ,công nhân viên sử dụng trái thẩm quyền, chậm kê khai đăng ký.

Nhữngtồn tại, thiếu sót nêu trên có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là năng lựcquản lý và đầu tư của nhiều đơn vị được giao đất còn hạn chế, quản lý Nhà nướcvề đất đai của chính quyền các cấp và các ngành chức năng còn yếu bên cạnh đó,sức ép ngày càng lớn của dân di cư tự do và nhu cầu đất sản xuất, đất ở củanhân dân trong tỉnh chưa được giải quyết kịp thời.

Đểkhắc phục những tồn tại, thiếu sót nêu trên, tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nướcvề đất đai, UBND tỉnh Chỉ thị:

1.Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân thực hiện tốt pháp luật vềđất đai, không lấn chiếm sử dụng đất trái phép, chấp hành kê khai, lập thủ tụcquản lý đất đai theo đúng pháp luật. Việc tuyên truyền, vận động phải làm chongười dân hiểu biết và tự giác thực hiện các quy định của Nhà nước về lãnh vựcnày.

2.Tập trung chỉ đạo, xử lý những thiếu sót, tồn tại mà Thanh tra tỉnh đã pháthiện, kiến nghị. Việc xử lý cụ thể cần theo hướng sau:

2.1.Phải gắn công tác xử lý những tồn tại về quản lý, sử dụng đất đai theo kết quảthanh tra với việc tăng cường thực hiện chỉ thị số 01/CT-TU của Ban Thường vụTỉnh uỷ và chỉ thị số 22/CT-UB của UBND tỉnh.

2.2.Quá trình xử lý cần nghiên cứu kỹ những yếu tố tồn tại mang tính lịch sử trướcđây để đảm bảo vừa quản lý đúng pháp luật vừa phát huy được tiềm lực của cácthành phần kinh kế đang sử dụng đất có hiệu quả, phù hợp với quy hoạch nhằm mụcđích ổn định nông thôn, thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế xã hội ở địaphương.

2.3.Xác định các vùng trọng điểm để tập trung giải quyết dứt điểm những tồn tại.Chủ tịch UBND cấp huyện phải chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện toàndiện ở địa phương mình theo thẩm quyền. Việc tập trung giải quyết các tồn tạivà chấn chỉnh quản lý đất đai phải được coi là một nhiệm vụ quan trọng, là chỉtiêu thi đua của từng ngành, từng địa phương.

2.4.Tiếp tục thực hiện việc phân định ranh giới đất nông nghiệp, đất lâm nghiệptrên thực địa. Trước mắt, các địa phương phải thực hiện việc cắm mốc ranh giớiđất lâm nghiệp trên những khu vực trọng yếu trong khi chưa có điều kiện cắm mốctoàn diện gắn với việc xem xét lập hồ sơ điều chỉnh cục bộ trên những địa điểmđã phân định chưa thật sự hợp lý.

2.5.Phân loại đối tượng, hình thức, thời gian vi phạm để có biện pháp xử lý thíchhợp. Đối với các trường hợp lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép để sản xuất nôngnghiệp, trồng cây công nghiệp phải xem xét xử lý theo đúng Nghị định số163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 và kết luận số 70/KL-TU ngày 18/10/1997 của BanThường vụ Tỉnh uỷ.

2.6.Đẩy mạnh và thực hiện tốt công tác kê khai, đăng ký đất đai trong các tổ chức đượcNhà nước giao đất, cho thuê đất. Thủ trưởng các đơn vị, giám đốc các doanhnghiệp có trách nhiệm thực hiện việc kê khai, đăng ký. Công tác này phải hoànthành sớm để đến cuối năm 2000 lập xong hồ sơ quản lý.

2.7.Những trường hợp giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất trước đây nhưng hồ sơ chưahoàn chỉnh, tiếp tục kiểm tra, rà xét lập lại các thủ tục theo quy định.

3.Để thực hiện tốt các biện pháp xử lý, chấn chỉnh, khắc phục tồn tại, giao nhiệmvụ cho các ngành chức năng của tỉnh như sau:

3.1.Thanh tra tỉnh hoàn thiện báo cáo kết quả thanh tra, đồng thời chủ trì, phốihợp cùng Sở Địa chính, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâmlập hồ sơ các trường hợp cần phải xử lý trên địa bàn từng huyện, thị xã BảoLộc, thành phố Đà Lạt để UBND tỉnh giao nhiệm vụ cụ thể cho UBND cấp huyện,ngành liên quan tổ chức thực hiện. Việc nầy phải hoàn thành và báo cáo UBNDtỉnh trước ngày 20/3/2000.

3.2.Đối với những trường hợp giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất cần phải xử lý,điều chỉnh thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh, giao Sở Địa chính lập thủ tục trìnhUBND tỉnh quyết định. Đồng thời, Sở Địa chính tăng cường hơn nữa công tác thanhtra, kiểm tra việc quản lý sử dụng đất đối với các tổ chức được Nhà nước giao,cho thuê đất; hoàn thành việc ký hợp đồng thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyềnsử dụng đất cho những đơn vị còn tồn đọng. Việc xử lý những tồn tại này phảihoàn thành trong quý II/2000.

3.3.Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra cácLâm trường, Ban Quản lý rừng, đề xuất xử lý nghiêm trách nhiệm của từng đơn vịtrong việc để rừng bị phá, đất lâm nghiệp bị lấn chiếm mà không phát hiện, ngănchặn kịp thời. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị này cương quyết thu hồi diện tíchbị lấn chiếm để đưa vào trồng rừng, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện phươngán của các đơn vị được giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp để phát hiện các trườnghợp không thực hiện đúng phương án, không đưa đất vào trồng rừng mà chỉ trồngcây công nghiệp nhằm chấn chỉnh và xử lý nghiêm.

3.4.Chi cục Kiểm lâm tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hànhLuật bảo vệ và phát triển rừng ở các Lâm trường, Ban Quản lý rừng, tổ chức, hộgia đình, cá nhân được giao khoán lý bảo vệ rừng rừng để phát hiện, xử lý hoặcđề xuất xử lý nghiêm các trường hợp để rừng bị xâm hại.

3.5.Cục Thuế có trách nhiệm chỉ đạo các Chi cục Thuế phối hợp chặt chẽ với cơ quanĐịa chính, chính quyền các cấp kiểm tra các trường hợp thuê đất nhằm tính đúng,tính đủ diện tích và thu đủ tiền thuê đất, truy thu tồn đọng tiền thuê đất ởcác đơn vị theo quy định.

3.6.Sở Tài chính vật giá chủ trì, phối hợp với Cục Thuế, Sở Địa chính thống nhất đềxuất UBND tỉnh xử lý những tồn tại về tài chính của các đơn vị còn nợ tiền thuêđất nhưng gặp khó khăn trong hoạt động, các Doanh nghiệp công ích và tổng Côngty Dâu Tằm tơ như đề nghị của Thanh tra tỉnh. Việc này phải hoàn thành trướctháng 6/2000.

3.7. Các Lâm trường, Ban quản lý rừng phải tổ chứcquản lý tốt diện tích rừng và đất rừng được giao, chấm dứt tình trạng để rừngbị phá, bị lấn chiếm thêm. Đơn vị nào thiếu tinh thần trách nhiệm, không pháthiện ngăn chặn kịp thời các trường hợp phá rừng, lấn chiếm rừng, đất lâm nghiệpsẽ bị xử lý nghiêm theo điểm 3, chỉ thị số 50/1998/CT-UB ngày 11/11/1998 củaUBND tỉnh.

3.8. Các Lâm trừơng ,Ban quản lý rừng ,các tổchức và cá nhân được nhà nước giao đất, cho thuê đất có trách nhiệm lập thủ tụcđể được xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong năm 2000 theo đúng Chỉthị số 18/1999/TTg ngày 1/7/1999 của Chính phủ

4. Giao Thanh tra tỉnh theo dõi, kiểm tra đônđốc việc thực hiện chỉ thị này, định kỳ vào ngày 25 hàng tháng báo cáo kết quảxử lý các tồn tại, sai phạm trong quản lý đất đai theo kết quả thanh tra vềUBND tỉnh cho đến khi xử lý xong các vấn đề mà Thanh tra tỉnh đã đề nghị.

Nhận được Chỉ thị này, yêu cầu các địa phương,ngành, đơn vị chức năng nghiêm túc tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc, báo cáoUBND tỉnh để xem xét giải quyết./.

 

 

 

UBND TỈNH LÂM ĐỒNG
CHỦ TỊCH



Phan Thiên