Quyết định số 120/2002/QĐ-UB ngày 02/04/2002 Về Quy định tạm thời về quản lý đầu tư và xây dựng công trình hạ tầng thuộc Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Lào Cai (Văn bản hết hiệu lực)
- Số hiệu văn bản: 120/2002/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Cơ quan ban hành: Tỉnh Lào Cai
- Ngày ban hành: 02-04-2002
- Ngày có hiệu lực: 01-04-2002
- Ngày bị bãi bỏ, thay thế: 01-04-2004
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
- Thời gian duy trì hiệu lực: 731 ngày (2 năm 0 tháng 1 ngày)
- Ngày hết hiệu lực: 01-04-2004
- Ngôn ngữ:
- Định dạng văn bản hiện có:
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 120/2002/QĐ-UB | Lào Cai, ngày 02 tháng 4 năm 2002 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 21/6/1994;
Căn cứ Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế-xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa; Quyết định số 138/2000/QĐ-TTg ngày 29/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc hợp nhất các dự án thuộc Chương trình 135;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 666/2001/TTLT/BKH-UBDTMN-TC-XD ngày 23/8/2001 của Liên Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Dân tộc và Miền núi, Tài chính, Xây dựng; Thông tư số 867/2001/TT-UBDTMN ngày 05/11/2001 của Ủy ban Dân tộc và Miền núi hướng dẫn thực hiện xây dựng Trung tâm cụm xã thuộc Chương trình 135 và các văn bản khác của các Bộ, ngành Trung ương hướng dẫn quản lý đầu tư và xây dựng các công trình hạ tầng thuộc Chương trình 135;
Xét đề nghị của ông Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai tại Văn bản số 69/KHĐT-KTN ngày 20/02/2002;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản quy định tạm thời về quản lý đầu tư và xây dựng các công trình hạ tầng thuộc Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Điều 2. Giao cho Ban chỉ đạo Chương trình 135 tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, các xã thuộc Chương trình 135 tổ chức thực hiện. Trong quá trình thực hiện có những vướng mắc báo cáo UBND tỉnh xem xét giải quyết.
Điều 3. Các ông Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh; Thành viên Ban chỉ đạo Chương trình 135 của tỉnh; Thủ trưởng các ngành có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, các xã thuộc Chương trình 135 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| TM. UBND TỈNH LÀO CAI |
QUY ĐỊNH TẠM THỜI
VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 120/2002/QĐ-UB ngày 02/4/2002 của UBND tỉnh Lào Cai)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng:
1. Quy định này áp dụng đối với các dự án đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn, các xã biên giới, các trung tâm cụm xã, gồm các dự án sau:
- Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới;
- Dự án xây dựng trung tâm cụm xã Miền núi, vùng cao;
- Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng gắn với cồng tác định canh định cư, sắp xếp dân cư;
- Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng các xã nghèo (bổ sung mới).
2. Quy định này áp dụng để quản lý đầu tư những công trình hạ tầng có quy mô nhỏ, mức vốn đầu tư dưới 1 tỷ đồng. Những công trình có quy mô lớn, tổng mức đầu tư trên 1 tỷ đồng thực hiện theo: Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999; Nghị định số 12/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ; Quyết định số 86/2001/QĐ-UB ngày 26/3/2001 của UBND tỉnh Lào Cai và các quy định hiện hành về quản lý đầu tư - xây dựng.
Điều 2. Nguyên tác quản lý và sử dụng vốn đầu tư;
2. Nguồn vốn đầu tư:
Chương trình 135 được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn: vốn ngân sách Nhà nước (vốn Trung ương và vốn Địa phương); Vốn huy động từ nhân dân các địa phương chủ yếu là công lao động, vật tư địa phương khai thác, sản xuất được; Vốn do các cơ quan, đơn vị kinh tế, các tổ chức xã hội hỗ trợ.
Các chương trình, dự án khác được UBND tỉnh lồng ghép với Chương trình 135 trên địa bàn các xã thuộc Chương trình 135.
Các nguồn vốn đầu tư cho Chương trình 135 đều phải được kế hoạch hóa do Ban chỉ đạo Chương trình của tỉnh thống nhất trình UBND tỉnh quyết định và giao chỉ tiêu kế hoạch trên cơ sở đề nghị của UBND huyện, thị xã.
2. Đầu tư đảm bảo tính dân chủ:
- Vốn đầu tư theo chương trình cho xã phải công khai cho dân biết (theo cơ chế dân chủ ở cơ sở). Công trình xây dựng ở xã phải đúng các hạng mục do Trung ương quy định cho Chương trình 135, do nhân dân cùng bàn bạc, lựa chọn theo đúng quy chế dân chủ ở xã và được HĐND, UBND xã thông qua, song phải ưu tiên cho những công trình có tác động trực tiếp việc xóa đói giảm nghèo, giải quyết các yêu cầu bức xúc ở cơ sở. Việc thi công công trình phải ưu tiên sử dụng lao động trong xã, gắn quyền lợi, trách nhiệm, tình cảm của người dân với công trình được đầu tư, nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân địa phương quản lý khai thác có hiệu quả công trình đầu tư.
- Sau khi dự toán công trình được duyệt, Ban quản lý dự án huyện phải thông báo cho ƯBND xã biết phần lao động thủ công do xã đảm nhận thi công để xã có kế hoạch chủ động huy động nhân dân tại chỗ tham gia. UBND xã phải thông báo công khai và phải vận động nhân dân tham gia theo kế hoạch đã được xây dựng, đăng ký với Ban quản lý dự án làm căn cứ ký kết hợp đồng thi công với Ban quản lý dự án huyện và phối hợp với nhà thầu cùng tổ chức thực hiện để không gây vướng mắc trong thực thi dự án.
Chương II
KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ
Điều 3. Các công trình thuộc Chương trình đầu tư:
1. Đối với dự án xây dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới và dự án đầu tư cơ sở hạ tầng gắn với công tác định canh định cư, sắp xếp dân cư:
a) Công trình thủy lợi tưới tiêu trong phạm vi của mỗi xã.
b) Công trình cấp nước sinh hoạt.
c) Công trình cấp điện: Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng trạm hạ áp, đường trục hạ thế sau trạm biến áp để đưa điện về trung tâm cụm hộ gia đình. Đường dây từ trục hạ thế về các hộ do các hộ tự đầu tư. Những hộ ở phân tán, quá xa trạm hạ thế, muốn đầu tư có hiệu quả phải quy hoạch sắp xếp lại dân cư.
Những xã, thôn, bản chưa có điều kiện để kéo điện lưới quốc gia, nếu có khả năng sử dụng thủy điện nhỏ thị xã báo cáo huyện nghiên cứu dùng vốn Nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng các trạm thủy điện nhỏ (không đầu tư các trạm thủy điện có công suất lớn).
d) Công trình trường học :
- Nhà lớp học tại các trung tâm xã: Quy mô lớn nhất là 8 phòng học-nhà cấp III, các công trình phụ trợ không đầu tư bằng vốn Chương trình 135 mà để đầu tư bằng các nguồn vốn khác, (trừ trường hợp công trình ở trung tâm cụm xã đầu tư theo dự án quy hoạch trung tâm cụm xã được phê duyệt).
- Nhà lớp học thôn bản đầu tư nhà cấp IV, trường hợp nhu cầu đầu tư công trình có quy mô tới 6 phòng học thì làm nhà cấp III.
e) Công trình Y tế:
Trạm y tế xã đầu tư bằng nguồn vốn của chương trình quốc gia dân số KHHGĐ và chương trình mục tiêu y tế.
g) Công trình chợ nông thôn:
Nhà nước hỗ trợ vốn đầu tư san gạt, mặt bằng, đầu tư xây dựng nhà chợ chính, cửa hàng vật tư nông nghiệp, các công trình thoát nước, vệ sinh. Các ki ốt kinh doanh bán hàng ở chợ do người tham gia kinh doanh tự đầu tư xây dựng theo thiết kế chợ được phê duyệt.
h) Công trình khai hoang lấy đất làm ruộng, nương bậc thang theo quy hoạch vùng nguyên liệu, ở những nơi cần thiết.
i) Công trình đường giao thông:
Đường thôn bản, liên thôn bản (chiều rộng nền = 2m) và các công trình cầu, cống thuộc loại đường này chủ yếu sử dụng lao động địa phương, vốn Ngân sách Nhà nước chỉ hỗ trợ vật tư, nhân công kỹ thuật. Trường hợp đặc biệt khi xây dựng các loại đường có quy mô khác phải được sự đồng ý của UBND tỉnh.
k) Các công trình được lựa chọn đầu tư theo quy định tạm thời về suất đầu tư (có phụ biểu kèm theo)
2. Đối với dự án xây dựng trung tâm cụm xã:
Nhà nước hỗ trợ đầu tư các công trình của trung tâm cụm xã như: đường giao thông; trường học; phòng khám đa khoa; trạm khuyến nông, khuyến lâm; chợ; cấp nước; cấp điện, cơ sở chế biến, tổ chức các hoạt động dịch vụ... theo quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt.
Điều 4. Huy động và sử dụng các nguồn lực:
1. Nguồn lực tại chỗ:
Việc đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng thuộc Chương trình 135 trên tinh thần Nhà nước và nhân dân cùng làm.
Các công trình xây dựng tại xã đều phải huy động nhân dân, các tổ chức hội, đoàn thể trong địa phương tham gia, đóng góp: chủ yếu là công lao động của nhân dân để làm những phần việc đơn giản như đào đắp đất, vận chuyển bộ vật liệu; Tiền; Vật liệu. Vốn huy động được phải cân đối vào dự toán của công trình. UBND xã có trách nhiệm lập kế hoạch báo cáo UBND huyện để huy động sử dụng cho từng công trình.
2. Phần lao động do nhân dân và các lực lượng đoàn thể ở địa phương tham gia xây dựng công trình được hỗ trợ như sau:
a) Chi phí nhân công đào, đắp đất các công trình bằng 100% chi phí nhân công theo định mức, đơn giá hiện hành tính trong dự toán công trình. Phần này để trả cho người trực tiếp tham gia thi công công trình theo ngày công, khối lượng họ tham gia. Riêng công trình đường liên thôn do nhân dân địa phương tự làm đào đắp đất và thực hiện theo quy định riêng về làm đường liên thôn, bản.
b) Chi phí chung của phần nhân dân địa phương tham gia thi công được thanh toán tối đa là 40% của mức quy định chung. Phần chi phí này để chi trả cho: các cán bộ địa phương thực hiện công tác huy động nhân dân địa phương đóng góp, tham gia; Chi phí cho các công tác tổ chức, chỉ đạo nhân dân thi công và các công tác phục vụ thi công của phần nhân dân địa phương tham gia (việc sử dụng khoản chi phí này được lập dự toán riêng và phải được UBND cấp huyện phê duyệt trên cơ sở thực tế thực hiện).
c) Chi phí vận chuyển bộ vật liệu được hỗ trợ như Thông báo giá vật liệu hàng quý của liên ngành Xây dựng, Tài chính- Vật giá tỉnh Lào Cai.
3. Trình tự huy động nhân dân tham gia:
a) Việc xác định phần khối lượng công trình giao cho nhân dân địa phương tham gia, đóng góp, UBND xã phải tiến hành đăng ký từ khi xây dựng danh mục công trình trong kế hoạch đầu tư hàng năm, đăng ký cả số người và tổng số công lao động trong xã tham gia thi công công trình. Sau đó căn cứ vào hồ sơ thiết kế-dự toán công trình để xác định cụ thể khối lượng xây lắp có thể dùng lao động của địa phương để giao cho nhân dân thi công. Trường hợp công trình mà xã không đăng ký kế hoạch nhân lực đóng góp, tham gia của địa phương thì huyện, thị xã chưa đưa danh mục đó vào kế hoạch đầu tư.
b) Trong các quyết định phê duyệt báo cáo đầu tư, quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật-dự toán và hợp đồng thi công xây lắp phải xác định rõ khối lượng công việc, kinh phí giao cho các nhà thầu thực hiện và phần nhân dân tham gia. Trường hợp nhân dân trong xã không đảm nhận hết phần lao động phổ thông, UBND xã phải có văn bản báo cáo với Ban chỉ đạo Chương trình 135 huyện và Ban quản lý dự án huyện xem xét cụ thể lý do nhân dân xã không đảm nhận được khối lượng đã giao để giao lại cho các nhà thầu thực hiện thay. Nghiêm cấm các địa phương ép các nhà thầu thi công thay cho nhân dân. Nếu xã nào không tham gia thi công sẽ không được đầu tư.
c) Nhà thầu thực hiện thay nhân dân phần khối lượng công trình đã giao cho nhân dân địa phương được thanh toán mức kinh phí như mức giao cho nhân dân làm (100 % chi phí nhân công và 40 % chi phí chung theo định mức, đơn giá quy định hiện hành), không tính thu nhập chịu thuế tính trước và thuế GTGT cho doanh nghiệp.
d) Khi ký hợp đồng thi công, Ban quản lý dự án huyện-thị xã, nhà thầu và nhân dân tham gia thi công phải có kế hoạch phối hợp thi công công trình để đảm bảo tiến độ theo kế hoạch. Biên bản thỏa thuận phải được lưu trong các báo cáo thanh toán.
e) Chủ tịch UBND xã chịu trách nhiệm đảm bảo huy động nhân dân tham gia thi công theo kế hoạch, hợp đồng đã ký, nếu không thực hiện được như kế hoạch và tiến độ đã giao thì Ban quản lý dự án huyện-thị xã báo cáo UBND huyện-thị xã xử lý.
Điều 5. Lập kế hoạch đầu tu hàng năm:
Kế hoạch đầu tư các công trình hàng năm phải đảm bảo tính dân chủ, do nhân dân xã đề nghị đầu tư trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế xã hội-cơ sở hạ tầng của từng xã đã được UBND tỉnh phê duyệt và phải phù hợp với định hướng phát triển chung của huyện, của tỉnh.
1. Cấp xã:
Hàng năm căn cứ quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã, UBND huyện hướng dẫn cho UBND xã đề xuất các dự án cụ thể cần đầu tư trong năm kế hoạch (năm sau) thuộc chương trình 135, thông qua HĐND xã vào tháng 3 để báo cáo UBND huyện.
Đối với xã có các công trình tiếp chi, tổng mức vốn chưa được thanh toán lớn hơn 500 triệu đồng thì không xác định danh mục chuẩn bị đầu tư năm sau.
2. Cấp huyện:
Ủy ban nhân dân huyện, thị xã chỉ đạo các Phòng, Ban chức năng tiến hành tổng hợp kế hoạch đầu tư cho các xã ĐBKK, các xã biên giới, các trung tâm cụm xã của huyện gồm: Xây dựng kế hoạch chi tiết toàn huyện gồm danh mục đầu tư của từng xã, nguồn vốn huy động tại chỗ, vốn đề nghị cấp trên hỗ trợ đầu tư cho Chương trình, trình UBND tỉnh vào tháng 5 của năm trước năm kế hoạch.
3. Cấp tỉnh:
- Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp kế hoạch đầu tư của Chương trình trên địa bàn tỉnh, trình UBND tỉnh quyết định giao kế hoạch danh mục chuẩn bị đầu tư vào quý 6 của năm trước năm kế hoạch. Sau khi tất cả các công trình trong kế hoạch chuẩn bị đầu tư được thực hiện xong các bước Quyết định báo cáo đầu tư, phê duyệt thiết kế kỹ thuật- dự toán, UBND các huyện, thị xã báo cáo về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp trình UBND tỉnh giao kế hoạch cụ thể cho từng công trình vào quý IV của năm trước năm kế hoạch.
- Trường hợp những công trình thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư, thiết kế kỹ thuật-dự toán chậm so thời gian quy định và những công trình có suất đầu tư vượt mức quy định thì sẽ không được bố trí kế hoạch đầu tư.
4. Báo cáo thực hiện kế hoạch:
- Ban quản lý báo cáo chủ đầu tư để tổng hợp báo cáo bộ phận Thường trực thuộc Ban chỉ đạo Chương trình 135 của tỉnh theo chế độ báo cáo hiện hành (thực hiện theo Thông tư số 894/2001/TT-UBDTMN ngày 13/11/2001 của Ủy ban Dân tộc và Miền núi).
- Hàng tháng, các cấp: Xã, Huyện phải có báo cáo lên cấp trên đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch. Nội dung báo cáo cần phản ánh, xác định rõ kết quả đạt được và tiến độ thực hiện (bao gồm khối lượng, chất lượng, tiến độ, huy động các nguồn lực đầu tư, công trình hoàn thành), những khó khăn vướng mắc, tồn tại, đề xuất giải pháp, tháo gỡ, kiến nghị gửi về Ban chỉ đạo Chương trình 135 của tỉnh và UBND tỉnh theo quy định.
Chương III
QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG
Điều 6. Điều kiện khởi công xây dựng công trình:
1. Tất cả các công trình cơ sở hạ tầng trước khi khởi công xây dựng đều phải được ghi trong kế hoạch hàng năm, đảm bảo đầy đủ các thủ tục trình tự XDCB theo quy định hiện hành.
2. Các dự án công trình có mức vốn dưới 1 tỷ đồng phải xây dựng hoàn thành trong năm kế hoạch.
Điều 7. Quy định quản lý đầu tư và xây dựng dự án:
Nguyên tắc quản lý sử dụng vốn đầu tư đảm bảo theo đúng quy định hiện hành. Các công trình cơ sở hạ tầng xây dựng ờ các xã thuộc Chương trình 135, hầu hết là công trình có quy mô nhỏ, kỹ thuật ít phức tạp nên được thống nhất thực hiện trong tỉnh như sau:
1. Chủ đầu tư dự án:
- UBND xã nếu có đủ năng lực quản lý được làm chủ đầu tư dự án công trình mức vốn đầu tư dưới 100 triệu đồng, có quy mô nhỏ kỹ thuật đơn giản. Phải có đội ngũ cán bộ xã đủ năng lực, khả năng tự đảm nhận được công việc quản lý, điều hành thực hiện dự án mới giao làm chủ đầu tư.
- UBND huyện, thị xã làm chủ đầu tư các công trình còn lại.
2. Phân cấp phê duyệt các thủ tục dự án:
a) Dự án có mức vốn dưới 500 triệu đồng (kể cả kinh phí giải phóng mặt bằng): UBND tỉnh ủy quyền cho Chủ tịch UBND các huyện, thị xã phê duyệt các thủ tục dự án (gọi tắt là dự án cấp huyện).
UBND các huyện, thị xã có trách nhiệm phê duyệt báo cáo đầu tư, TKKT - dự toán, đấu thầu- chỉ định thầu và quyết toán vốn đầu tư công trình theo đúng quy định trình tự xây dựng cơ bản. Trong đó những dự án dưới 300 triệu đồng được phê duyệt báo cáo đầu tư và thiết kế kỹ thuật- thiết kế kỹ thuật thi công - dự toán một bước.
b) Dự án có mức vốn từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng (kể cả kinh phí giải phóng mặt bằng): do UBND tỉnh phê duyệt các thủ tục cho dự án ( gọi tắt là dự án cấp tỉnh).
UBND các huyện, thị xã lập báo cáo đầu tư gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét quyết định; Các chủ đầu tư lập hổ sơ thiết kế kỹ thuật - dự toán do các Sở xây dựng chuyên ngành thẩm định để trình UBND tỉnh phê duyệt.
c) Dự án có mức vốn lớn hơn 1 tỷ đồng thực hiện theo: Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999; Nghị định số 12/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ; Quyết định số 86/2001/QĐ-UB ngày 26/3/2001 của UBND tỉnh Lào Cai và các quy định hiện hành về quản lý đầu tư- xây dựng.
d) Thẩm định, phê duyệt dự án quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội xã và dự án quy hoạch xây dựng Trung tâm cụm xã: Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các ngành chức năng có liên quan của tỉnh thẩm định trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.
3. Về công tác tư vấn đầu tư công trình:
Tất cả các công trình đều phải do các đơn vị tư vấn có đủ tư cách pháp nhân thực hiện khảo sát, lập báo cáo đầu tư, thiết kế kỹ thuật - dự toán (trừ công trình đường liên thôn thực hiện theo quy định riêng).
Việc thẩm định báo cáo đầu tư, thiết kế kỹ thuật- dự toán, ngoài những dự án công trình cấp tỉnh, những dự án cấp huyện có thể do Tổ Thẩm định của huyện- thị xã thực hiện hoặc thuê các đơn vị tư vấn có đủ tư cách pháp nhân thẩm định đảm bảo và chịu trách nhiệm kết quả thẩm định theo quy định hiện hành. Tổ thẩm định của các huyện, thị xã phải được UBND huyện- thị xã quyết định thành lập, Tổ trưởng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp quản lý về kết quả thẩm định.
4. Quy định về nội dung, hình thức hồ sơ- văn bản trong các khâu thủ tục đầu tư của công trình:
a) Nội dung, hình thức của: hồ sơ khảo sát, báo cáo đầu tư, thiết kế kỹ thuật- dự toán, báo cáo quyết toán vốn đầu tư; Quyết định phê duyệt báo cáo đầu tư, thiết kế kỹ thuật- dự toán, chỉ định thầu, báo cáo thẩm định, hợp đồng tư vấn, xây lắp, biên bản nghiệm thu, bàn giao công trình ... phải đầy đủ đúng theo các quy định hiện hành về quản lý đầu tư XDCB.
b) Tổng mức đầu tư công trình phải tính đúng, tính đủ các khoản mục chi phí cho các phần xây dựng công trình theo Thông tư số 12/2000/TT-BXD ngày 25/10/2000 của Bộ Xây dựng và hệ thống định mức đơn giá xây dựng cơ bản hiện hành của Nhà nước, của tỉnh Lào Cai.
Riêng các chi phí cho phần khối lượng do nhân dân địa phương tham gia theo mức quy định như mục 3 - điều 4 - chương II của bản Quy định này.
c) Trong tổng dự toán công trình phải bóc tách cụ thể phần khối lượng, kinh phí hạng mục công trình dùng lao động phổ thông để bố trí cho nhân dân địa phương làm và phần giao thầu cho nhà thầu thực hiện.
5. Đấu thầu, chỉ định thầu:
Công tác đấu thầu, chỉ định thầu thực hiện theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP Nghị định số 14/2000/NĐ-CP của Chính phủ và các quy định hiện hành của UBND tỉnh về đấu thầu, chọn thầu trong xây dựng cơ bản. Các công trình thuộc Chương trình 135 có mức vốn đầu tư dưới 01 tỷ đồng được phép chỉ định thầu. Trong đó UBND tỉnh chỉ định thầu các công trình mức vốn đầu tư từ 500 triệu đồng đến 01 tỷ đồng (UBND huyện, thị xã phải trình ít nhất 02 nhà thầu để UBND tỉnh quyết định), UBND huyện, thị xã chỉ định thầu các công trình có mức vốn đầu tư dưới 500 triệu đồng. Khuyến khích các chủ đầu tư tổ chức đấu thầu các công trình có mức vốn đầu tư trên 500 triệu đồng. Các công trình đơn giản có mức vốn đầu tư dưới 100 triệu đồng các xã có điều kiện thực hiện thi công chọn gói thì thành lập Ban chỉ huy công trường thực hiện như công trình kiên cố hóa kênh mương do UBND các huyện, thị xã quyết định
Điều 8. Quản lý chất lượng công trình xây dựng:
1. Chất lượng các công trình xây dựng thuộc Chương trình 135 phải thực hiện đúng các quy định hiện hành của Nhà nước từ khâu lập báo cáo đầu tư, khảo sát- thiết kế kỹ thuật - dự toán, xây lắp đến khai thác, bảo dưỡng công trình.
2. UBND xã, Ban giám sát xã chịu trách nhiệm giám sát về chất lượng công trình thuộc địa bàn mình được đầu tư, chịu trách nhiệm về chất lượng công trình được giao làm chủ đầu tư.
3. UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm về chất lượng toàn bộ các công trình xây dựng trên địa bàn .
4. Cơ quan thẩm định hồ sơ báo cáo đầu tư, hồ sơ thiết kế kỹ thuật- dự toán công trình; Ban quản lý dự án huyện, thị xã; Ban quản lý dự án xã; Nhà thầu, tập thể nhân dân địa phương thi công công trình chịu trách nhiệm về việc thực hiện các trình tự đầu tư, chất lượng công trình theo phạm vi nhiệm vụ của mình trong quá trình thực hiện đầu tư công trình. Nếu có sai phạm thì căn cứ mức độ thiệt hại gây ra cho công trình thuộc phạm vi trách nhiệm công việc của từng cơ quan, đơn vị mà bồi thường thiệt hại đã gây ra, bị xử lý theo quy định của pháp luật
5. Đơn vị tư vấn khảo sát, lập hồ sơ dự án khả thi, báo cáo đầu tư, hồ sơ thiết kế kỹ thuật- dự toán công trình chịu trách nhiệm về tính khả thi, hiệu quả, an toàn kỹ thuật của công trình, tính chính xác về số liệu khảo sát, thiết kế-dự toán, tiến độ thực hiện công tác tư vấn.
Nếu tư vấn mắc sai phạm thì trước hết là không được thanh toán hoặc bị thu hồi nếu đã được cấp phần kinh phí cho công tác tư vấn do đơn vị đó thực hiện và căn cứ mức độ thiệt hại do đơn vị tư vấn gây ra, phải bồi thường thiệt hại và bị xử lý theo Pháp luật quy định.
6. UBND các huyện- thị xã có trách nhiệm báo cáo tình hình chất lượng công trình trên địa bàn về Ban chỉ đạo Chương trình 135 tỉnh và Sở Xây dựng theo định kỳ 6 tháng, cả năm và từng công trình hoàn thành. Nội dung báo cáo chất lượng công trình theo mẫu Phụ biểu 11 của Quyết định số 17/2000/QĐ-BXD ngày 02/8/2000 của Bộ Xây dựng. Thời gian báo cáo trước ngày 19/5 và trước ngày 19/11 hàng năm, đối với công trình hoàn thành thì báo cáo ngay sau khi công trình hoàn thành bàn giao.
7. UBND tỉnh giao cho Sở Xây dựng và các Sở có xây dựng chuyên ngành chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng các công trình thuộc lĩnh vực ngành mình quản lý; Hướng dẫn việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật vê quản lý chất lượng công trình tại địa phương; Thực hiện kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất về chất lượng công trình của Chủ đầu tư, Tư vấn thiết kế và Nhà thầu xây lắp các công trình trên địa bàn tỉnh; Kiến nghị xử lý các vi phạm về chất lượng xây dựng.
Sở Xây dựng là cơ quan đầu mối giúp UBND tỉnh lập kế hoạch kiểm tra chất lượng các công trình, tổng hợp đánh giá, báo cáo định kỳ 6 tháng và cả năm về tình hình chất lượng công trình trên địa bàn tỉnh, đề xuất các hình thức xử lý, báo cáo UBND tỉnh và Ban chỉ đạo Chương trình 135 tỉnh.
8. Đoàn Kiểm tra Chương trình 135 tỉnh có trách nhiệm: thường xuyên nắm bắt tình hình thực hiện đầu tư, quản lý, khai thác sử dụng công trình 135 trên địa bàn tỉnh; Phối hợp và đôn đốc các ngành, các cơ quan chức năng có liên quan kiểm tra việc thực hiện đầu tư các công trình; giải quyết hoặc báo cáo UBND tỉnh xử lý những tồn tại, vi phạm trong quá trình thực hiện.
Điều 9. Quản lý tài chính:
1. Vốn hỗ trợ đầu tư của Nhà nước cho các công trình hạ tầng thuộc Chương trình 135 được quản lý cấp phát, thanh toán qua Kho bạc Nhà nước huyện, thị xã. Kho bạc Nhà nước các huyện, thị xã cấp phát, thanh toán cho các công trình trên địa bàn thuộc huyện, thị xã quản lý.
2. Tạm ứng vốn để thi công công trình: Trước khi triển khai thi công công trình, Chủ đầu tư phải tạm ứng vốn để thi công, đặc biệt là phần nhân dân địa phương tham gia.
a) Đối với công trình do nhân dân địa phương đảm nhận thi công trọn gói được tạm ứng mức tối đa 50 % mức vốn đầu tư của kế hoạch năm đã giao khi đã có quyết định giao cho nhân dân địa phương và hợp đồng thi công.
b) Đối với công trình do nhà thầu thi công (hoặc công trình do nhà thầu cùng nhân dân địa phương tham gia thi công) được tạm ứng vốn với tỷ lệ tối đa 30% mức vốn đầu tư kế hoạch năm đã giao cho công trình sau khi đã có quyết định trúng thầu và ký kết hợp đồng thi công.
c) Khi đã có khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành, được nghiệm thu, cấp phát thanh toán và thu hồi tạm ứng theo quy định hiện hành.
3. Đối với các công trình hoàn thành bàn giao, được cấp tối đa 90% giá trị khối lượng thực hiện được nghiệm thu hoặc giá trị dự toán được duyệt, 10 % để lại chờ quyết toán và bảo hành công trình, sẽ được thanh toán sau khi có quyết định phê duyệt quyết toán công trình theo kế hoạch và hết hạn bảo hành công trình (riêng kinh phí cho công tác khảo sát, thiết kế - dự toán để lại 20%, được thanh toán khi công trình được quyết toán).
4. Kho bạc Nhà nước tỉnh hướng dẫn việc tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư cho các Ban quản lý dự án huyện, thị xã, các nhà thầu và nhân dân tham gia thi công công trình, đồng thời tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Ban chỉ đạo Chương trình 135 của tỉnh về tình hình giải ngân, thanh toán vốn đầu tư trên phạm vi toàn tỉnh theo tháng, quý từng năm .
5. Kho bạc Nhà nước các huyện, thị xã có trách nhiệm báo cáo Kho bạc Nhà nước tỉnh, UBND, Ban chỉ đạo Chương trình 135 huyện, thị xã và các ngành quản lý tổng hợp của huyện-thị hàng tháng, quý, cả năm về tình hình giải ngân và thanh toán vốn.
6. Đối với các công trình hoàn thành: UBND các huyện, thị xã phải chỉ đạo các Ban quản lý dự án, đơn vị thi công và UBND các xã có công trình được đầu tư tổ chức bàn giao cho UBND các xã tiếp nhận đưa công trình vào quản lý sử dụng, khai thác ngay sau khi thi công xong.
7. Quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành:
a) Chậm nhất sau 3 tháng hoàn thành công trình, chủ đầu tư phải lập xong hồ sơ báo cáo quyết toán, gửi cơ quan thẩm tra hồ sơ quyết toán trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
b) Phòng Kế hoạch - Tài chính - Thương mại huyện, thị xã: Thẩm tra quyết toán vốn đầu tư và trình UBND huyện, thị xã phê duyệt các công trình cấp huyện, thời gian không quá 2 tháng kể từ khi nhận đủ hồ sơ; Báo cáo tình hình thanh quyết vốn đầu tư các công trình hoàn thành (quý, năm) về Sở Tài chính- Vật giá và Ban chỉ đạo Chương trình 135 huyện, thị xã theo biểu thống nhất quy định của Sở Tài chính- Vật giá.
c) Sở Tài chính - Vật giá: Thẩm tra quyết toán vốn đầu tư và trình UBND tỉnh phê duyệt các công trình cấp tỉnh, thời gian không quá 3 tháng kể từ khi nhận đủ hồ sơ của chủ đầu tư; Có trách nhiệm tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Ban chỉ đạo Chương trình 135 tỉnh về tình hình thực hiện công tác quyết toán công trình hoàn thành trên phạm vi toàn tỉnh.
Chương IV
TỔ CHỨC QUẢN LÝ, KHAI THÁC – SỬ DỤNG CÔNG TRÌNH
Điều 10. Nghiệm thu, bàn giao công trình hoàn thành.
1. Hồ sơ báo cáo đầu tư, thiết kế kỹ thuật-dự toán công trình phải được nghiệm thu, bàn giao giữa đơn vị tư vấn và Ban quản lý dự án huyện-thị xã theo đúng trình tự quy định.
2. Các công trình sau khi thi công xong, chủ đầu tư phải tổ chức nghiệm thu công trình hoàn thành. Thành phần nghiêm thu gồm: Ban quản lý dự án, cơ quan thiết kế, tư vấn giám sát, Phòng Giao thông- Công nghiệp huyện- thị xã, đại diện UBND xã và Ban giám sát của xã.
Các công trình đều phải có biển ghi: “Chương trình 135, ngày- tháng- năm khởi công, ngày- tháng- năm hoàn thành” ở vị trí thích hợp của công trình.
3. Sau khi hoàn thành nghiệm thu công trình, Chủ đầu tư phải bàn giao công trình kèm theo 01 bộ hồ sơ, tài liệu liên quan đến công trình cho UBND xã theo đúng các thủ tục bàn giao công trình xây dựng cơ bản đã quy định. Riêng công trình khai hoang, sau khi hoàn thành, UBND xã lập danh sách và diện tích đất, thông qua HĐND xã, trình UBND huyện- thị xã quyết định giao quyền sử dụng đất cho từng hộ gia đình.
Điều 11. Quản lý khai thác, sử dụng, bảo dưỡng công trình:
UBND xã đề nghị UBND huyện, thị xã quyết định thành lập tổ chức quản lý khai thác và bảo dưỡng công trình của xã. Việc tổ chức, thực hiện quản lý khai thác, bảo dưỡng công trình theo các văn bản: Quyết định số 40/1999/QĐ-UB ngày 09/2/1999 của UBND tỉnh Lào Cai ban hành quy định tạm thời về tổ chức, quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi tỉnh Lào Cai; Văn bản số 211/HD-CS ngày 03/5/1999 của Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện Quyết định số 40/1999/QĐ-UB ngày 09/2/1999 của UBND tỉnh; Quyết định số 146/2000/QĐ-UB ngày 21/4/2000 cua UBND tỉnh Lào Cai về ban hành quy định tạm thời về xây đựng, quản lý, khai thác và bảo dưỡng đường giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai; Văn bản số 150/HD-GTNT ngày 08/3/2001 của liên Sở Giao thông-Vận tải, Tài chính-Vật giá, Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số 146/2000/QĐ-UB ngày 21/4/2000 của UBND tỉnh Lào Cai.
Chương V
TỔ CHỨC QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH CHƯƠNG TRÌNH
Điều 12. Tổ chức chỉ đạo cấp tỉnh:
1. Đổi tên Ban chỉ đạo Chương trình 138 của tỉnh tại Quyết định số 67/QĐ-UB ngày 9/3/2001 của UBND tỉnh Lào Cai thành Ban chỉ đạo Chương trình 135 tỉnh Lào Cai.
2. Ban chỉ đạo Chương trình 135 của tỉnh hoạt động theo Quy chế quy định tại Quyết định số 36/1999/QĐ-UB ngày 06/2/1999 của UBND tỉnh Lào Cai.
3. Đổi tên Đoàn kiểm tra thực hiện Chương trình 138 của tỉnh tại Quyết định số 290/QĐ-CT ngày 9/3/2001 của Chủ tịch UBND tỉnh thành Đoàn kiểm tra thực hiện Chương trình 135 tỉnh Lào Cai.
Điều 13. Tổ chức chỉ đạo, quản lý cấp huyện:
1. Ban chỉ đạo chương trình 135 huyện do một đồng chí Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND huyện, thị xã làm Trưởng ban. Phòng Kế hoạch - Tài chính - Thương mại là cơ quan thường trực, các thành viên thuộc các phòng ban có liên quan.
2. Sử dụng Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hiện có ở cấp huyện, thị xã và bổ sung thêm cán bộ để đủ năng lực quản lý. Mỗi xã cử 2 cán bộ tham gia quản lý điều hành ở xã cùng với Ban quản lý dự án huyện.
3. UBND các huyện, thị xã thành lập tổ tư vấn thực hiện các nhiệm vụ thẩm định các dự án được phân cấp.
Điều 14. Tổ chức quản lý, giám sát cấp xã:
1. Ban giám sát xã:
a) Ban giám sát xã thực hiện chức năng giám sát việc thực hiện Chương trình 135 trên địa bàn xã do UBND huyện, thị xã quyết định thành lập.
b) Thành phần của Ban giám sát có 3 thành viên, gồm:
01 thành viên là Chủ tịch hoặc phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã làm Trưởng Ban;
02 thành viên còn lại có thể chọn từ các cán bộ làm công tác đoàn thể, cán bộ địa chính, giao thông, thủy lợi hoặc trưởng thôn bản có công trình, tùy theo điều kiện thực tế của mỗi xã.
c) Ban Giám sát xã lập kế hoạch giám sát và Trưởng Ban phân công cụ thể từng công việc cho thành viên.
2. Ban quản lý dự án xã:
a) Những xã chưa được giao làm chủ đầu tư công trình thì UBND xã đề nghị UBND huyện- thị xã quyết định cử 02 người tham gia làm thành viên của Ban quản lý dự án huyện-thị xã. Thành phần cán bộ xã làm thành viên Ban quản lý dự án huyện- thị xã gồm: 01 thành viên là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND xã, 01 thành viên là cán bộ tài chính xã. Nhiệm vụ của 2 thành viên này do Trưởng ban quản lý dự án huyện- thị xã phân công cụ thể. Kinh phí cho hoạt động của 2 thành viên này do Ban quản lý dự án huyện- thị xã chi trả theo thời gian thực tế hoạt động trong năm, nguồn kinh phí trong mục chi A của công trình được đầu tư.
b) Những xã được giao làm chủ đầu tư các công trình có quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản, mức vốn đầu tư công trình dưới 100 triệu đồng thì xã đề nghị UBND huyện- thị xã xét và thành lập Ban quản lý dự án xã. Thành phần Ban quản lý dự án xã có ít nhất 3 thành viên, gồm:
+ 01 thành viên là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND xã làm Trưởng Ban quản lý dự án xã;
+ 01 thành viên là cán bộ tài chính xã;
+ Các thành viên còn lại là cán bộ giao thông hoặc cán bộ thủy lợi của xã.
Nhiệm vụ của Ban quản lý dự án xã là giúp UBND xã quản lý điều hành thực hiện dự án công trình do UBND xã làm chủ đầu tư và là thành viên tham gia Ban quản lý dự án huyện- thị xã với các công trình khác được đầu tư trên địa bàn xã.
c) UBND huyện, thị xã chỉ đạo các ngành chức năng có liên quan của huyện, thị xã giúp đỡ, hướng dẫn các xã thực hiện các thủ tục khi thành lập và khi bắt đầu đi vào hoạt động của Ban quản lý dự án xã.
Trong năm 2002, mỗi huyện, thị xã chọn một số xã điểm, thành lập Ban quản lý dự án xã để đến năm 2003 chính thức giao cho các xã đó làm chủ đầu tư một số công trình như đã phân cấp.
d) Các Ban giám sát xã, Ban quản lý dự án xã, Ban quản lý khai thác sử dụng các công trình và các cơ quan được tỉnh, huyện phân công giúp đỡ xã thường xuyên phối hợp chỉ đạo, thực hiện tốt việc đầu tư các công trình từ các khâu: tuyên truyền, vận động nhân dân đóng góp, tham gia thi công, quản lý, khai thác, bảo vệ, bảo dưỡng công trình đem lại hiệu quả thiết thực.
3. Kinh phí cho hoạt động của Ban chỉ đạo Chương trình 135 cấp tỉnh do ngân sách tỉnh chi. Kinh phí cho hoạt động của Ban chỉ đạo Chương trình 135 cấp huyện do ngân sách huyện chi và kinh phí cho hoạt động của Ban giám sát xã do ngân sách xã chi. Trường hợp ngân sách các cấp chi chưa đủ thì lập dự toán bổ sung ngân sách, Sở Tài chính- Vật giá thẩm định trình UBND tỉnh cấp bổ sung.
Điều 15. Các cơ quan được phân công giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn:
Nhiệm vụ và các nội dung công việc giúp đỡ xã theo Quyết định số 78/1999/QĐ-UB ngày 30/3/1999 và Quyết định số 129/1999/QĐ-UB ngày 28/5/1999 của UBND tỉnh về việc phân công các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Lào Cai giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn vùng sâu, vùng xa.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 16. Quy định này có hiệu lực từ ngày 01/4/2002, thay thế Quyết định số 34/2001/QĐ-UB ngày 19/2/2001 và các văn bản khác cua UBND tỉnh Lào Cai quy định về thực hiện Chương trình 135 không phù hợp với Bản quy định này.
Điều 17. Những công trình khởi công mới năm 2002 đã được phê duyệt thiết kế kỹ thuật-dự toán, trước thời điểm ban hành quy định này nếu dự toán kinh phí đầu tư chưa phù hợp thì không phải phê duyệt lại. Nhưng trong quá trình thực hiện đầu tư, cấp phát, thanh quyết toán phải căn cứ quy định này.
Điều 18. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, báo cáo về Ban chỉ đạo Chương trình 135 tỉnh để xem xét giải quyết, trường hợp vượt quá thẩm quyền tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
PHỤ BIỂU
QUY ĐỊNH QUY MÔ, SUẤT ĐẦU TƯ CÁC CÔNG TRÌNH THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 TỈNH LÀO CAI.
(Kèm thèo Quyết định số: 120/ 2002/QĐ-UB ngày 12/4/2002 của UBND tỉnh Lào Cai)
TT | Tên công trình | Quy mô, năng lực | Giới hạn suất đầu tư tối đa | Ghi chú |
I | Giao thông |
|
|
|
1 | Đường giao thông liên thôn | Mở nền đường và xây dựng hệ thống thoát nước ngang, chiều rộng mặt đường 2 m |
| Nhà nước hỗ trợ kinh phí phá đá, xây dựng cống thoát nước ngang, ngầm, tràn và kiến thiết cơ bản khác |
2 | Cầu treo | Chiều rộng cầu 1,6 - 1,8 m Chiều rộng cầu 2,0 - 2,5 m | 5 triệu đồng/m chiều dài 6,5 triệu đồng/m chiều dài | Phần kết cấu mặt cầu treo, cầu bê tông thực hiện theo thiết kế định hình |
3 | Cầu bê tông | Chiều rộng cầu 2,2 - 2,5 m | 6,5 triệu đồng/m chiều dài |
|
II | Thủy lợi | Chỉ đầu tư công trình có mức vốn đầu tư dưới 1 tỉ đồng và tối thiểu 5 ha/hệ thống |
| Kênh mương thực hiện theo thiết kế định hình, phù hợp với quy mô công trình |
1 | Công trình xây dựng mới |
| 40 triệu đồng/ha |
|
2 | Công trình sửa chữa, nâng cấp |
| 30 triệu đồng/ha |
|
III | Cấp nước sinh hoạt |
|
| Các bể nước, trụ vòi, giếng thực hiện |
|
|
|
| theo thiết kế định hình phù hợp quy mô |
1 | Công trình tập trung xây mới | Chỉ đầu tư tối thiểu 15 hộ/hệ thống | 04 triệu đồng/hô |
|
2 | Công trình cải tạo, sửa chữa |
| 01 triệu đồng/hộ |
|
3 | Cấp nước hộ phân tán | Đầu tư giếng, bể nước | Theo dự án hỗ trợ chất lợp và giải quyết nước ăn |
|
IV | Trường học |
|
| Thực hiện theo thiết kế định hình |
1 | Nhà cấp IV |
| 60 triệu đồng/phòng học |
|
2 | Nhà cấp III |
| 90 triệu đồng/phòng học |
|
V | Cấp điện sinh hoạt |
|
|
|
1 | Cấp điện tập trung | Đầu tư tối thiểu 40 hộ/hệ thống | 06 triệu đổng/hộ |
|
VI | Khai hoang |
|
| Theo QĐ 186 của Thủ tướng Chính phủ |
1 | Xây dựng ruộng bậc thang |
| 05 triệu đồng/ha |
|
2 | Tạo nương cố định |
| 02 triệu động/ha |
|
* Trường hợp thật đặc biệt báo cáo TT Ban chỉ đạo CT 135 tỉnh tổng hợp trình và phải được UBND tỉnh đồng ý mới được triển khai thực hiện.